Quan Niệm Của Nguyễn Khải Về Tiểu Thuyết


hèn nhát. Thanh nam châm thu hút mọi thế hệ vẫn là cái cao cả, tốt đẹp thủy chung” [16] mới là giá trị đích thực của văn học và nghệ thuật.

Nhà văn là nhà tư tưởng của thời đại suy nghĩ về đời sống của thời đại mình, vì vậy nghệ thuật luôn thể hiện tư tưởng của nhà văn. Nguyễn Khải quan niệm: “Nhà văn cũng đồng thời là nhà tư tưởng, một người hoạt động xã hội” [ 29 ]. Nhà văn phải tham gia vào đời sống xã hội như một nhà tư tưởng, người hoạt động xã hội tích cực bằng văn học. Vì thế nhà văn luôn quan tâm mọi vấn đề của đời sống chính trị, xã hội, hiểu rõ sự phức tạp của nó; “ Con người và đời sống tinh thần của con người thường làm cho nó cũng phải ngạc nhiên về sự phong phú, phức tạp và sự vận động hết sức kì lạ của nó”.

Nguyễn Khải quan niệm nhà văn là người chiến sĩ tích cực tham gia vào hoạt động xã hội, trực tiếp lí giải các hoạt động của đời sống, bày tỏ quan điểm và trách nhiệm của mình trước con người và cuộc sống. Nguyễn Khải là một cây bút sắc sảo, có ý thức trách nhiệm, ông không cho phép mình viết một cách dễ dãi mà “Viết những truyện được bạn đọc cho là được vẫn cứ có mặc cảm là ngồi không là chưa làm gì cả” [26]. Mỗi nhà văn thường đi tìm đáp án câu hỏi viết cái gì? Viết như thế nào? Với Nguyễn Khải ông quan niệm: “Viết cái lạ lùng chỉ để chiều lòng độc giả. Viết cái giống nhau để mỗi người có cơ hội ngẫm về thân phận của chính mình” [ 30 ]. Với sự nghiệp văn chương của mình Nguyễn Khải luôn hoạt động xông xáo trong các vấn dề nổi bật của cuộc sống chính trị, xã hội. Trong những năm kháng chiến ông là một “chiến sĩ” trên “mặt trận” văn hóa với Mùa lạc, Xung đột, Chiến sĩ, Đường trên mây, Ra đảo, thời Đổi mới là các tiểu thuyết, truyện ngắn đề cập trực tiếp các vấn đề tư tưởng xã hội.

Từ những quan niệm về nghệ thuật đó, ở Nguyễn Khải ta thấy hình thành cảm hứng nghiên cứu con người và cuộc sống, những con người đương thời, cuộc sống hiện tại. Ông thích thâm nhập thẳng vào dòng đời để tìm kiếm chất liệu và qua đó góp lên tiếng nói cần thiết với những con người đang sống


cùng thời mình. Ông gọi đó là “cái hôm nay”: “Tôi thích cái hôm nay, cái hôm nay ngổn ngang, bề bộn, bóng tối và ánh sáng, màu đỏ và màu đen, đầy dãy những biến động, những bất ngờ mới thật là mảnh đất phì nhiêu cho các cây bút tiểu thuyết thả sức khai vỡ” [ 43 ]. “Cái hôm nay” là hiện thực cuộc sống đang diễn ra phong phú, đa dạng và phức tạp. Nó bao gồm những mặt đối lập không ngừng vận động, biến đổi nhiều khi đến bất ngờ. Nó luôn luôn ở “thì hiện tại”, ở trạng thái “chưa hoàn kết” ( M.Bakhtin). Thế giới nghệ thuật của Nguyễn Khải là thế giới của sự khám phá những vấn đề thời sự, chính trị tác động đến đời sống, tư tưởng của từng con người từ đó ông đi tìm sự lí giải về “lòng người” trước cuộc sống. Sự thật tâm trạng, sự thật tư tưởng luôn là cái nhà văn muốn khẳng định. Nguyễn Khải luôn thấy cái đang diễn ra, đang xảy ra, đang vận động, đang tác động vào mỗi con người là sự “bất ngờ”, bí ẩn và có sức cuốn hút mãnh liệt “Nếu ngày hôm qua bao giờ cũng tốt đẹp hơn ngày hôm nay và cả ngày mai thì sẽ không có lịch sử, không thể có khoa học về lịch sử, không có sự sống, không có gì hết” [ 43 ]. Tuy nhiên cảm hứng nghiên cứu đời sống bắt rễ vào “cái hôm nay” thôi thúc Nguyễn Khải phải tự vươn lên, không ngừng học hỏi để theo kịp những yêu cầu của cuộc sống đặt ra như nhân vật của ông đã nói: “Ngày qua tháng lại, một năm qua đi, một năm mới lại tới, nhiều vấn đề mới xuất hiện buộc ông phải đọc nhiều thứ, đọc thêm nhiều thứ để sự so sánh được rộng hơn, những kết luận đã xác thực hơn và niềm tin cũ lại có thêm những căn cứ vững chắc. [ 43 ]

Sự say mê nghệ thuật khám phá những cái mới, cái người khác chưa nhìn thấy, Nguyễn Khải dần hình thành một thói quen ưa lí giải, thích khái quát triết lí, thích xới lên vấn đề mà người khác cùng nghĩ với mình. Trong Chiến sĩ giải thích lí do viết dài Nguyễn Khải cho rằng: “Tôi vốn hay nhớ những chi tiết, thích lí lẽ về những chi tiết đó nên câu chuyện hóa dài”. [ 43

]. Hứng thú tranh luận về những vấn đề cuộc sống đặt ra và cần lời giải đáp đã trở thành “cố tật” của nhà văn. Ông thú nhận: “Tôi vốn là người hay nói,


hay hỏi, gặp vấn đề lại càng muốn hỏi, muốn nói, nay ngồi nói chuyện với ông lão lưỡi phải cuốn lại, không được hỏi, không được nói, đến bình luận cũng không được nốt, cám thấy bứt dứt quá. Nhưng làm sao được mỗi người đều có cái tật của mình” [44]. “Cái tật” ấy càng thể hiện rõ trong tác phẩm của Nguyễn Khải, nhất là những sáng tác sau 1980, người đọc thường bắt gặp cái tôi lí sự của nhà văn. Nghe trong lời trần thuật của ông người đọc không chỉ cảm thấy có lời mô tả, thuật kể, mà còn rất nhiều lời phân tích, bình luận, tranh luận triết lí. Các nhân vật cũng “di truyền” những lời suy tư, tranh biện, triết lí…

Nhưng quan niệm nghệ thuật trên đây của Nguyễn Khải cho thấy nhà văn có xu hướng vươn tới một sự kết hợp giữa tư duy hình tượng và sự phân tích khoa học trong nghiên cứu về con người và phản ánh cuộc sống hiện thực. Ông muôn chiếm lĩnh cuộc sống hiện thực ở “ở cái bề sâu, ở cả cái bề xa” với khát vọng thể hiện chân thực lòng người trong những năm tháng lịch sử đầy biến động. Với quan niệm nghệ thuật đó Nguyễn Khải đã khẳng định một cảm hứng riêng, một khuynh hướng riêng, một phong cách riêng biệt độc đáo trong đời sống văn học.

2.1.2. QUAN NIỆM CỦA NGUYỄN KHẢI VỀ TIỂU THUYẾT

Khái niệm về tiểu thuyết được các nhà nghiên cứu văn học rất quan tâm. Tiểu thuyết là một thể loại không cố định luôn luôn biến đổi không ngừng trong từng giai đoạn lịch sử và trong từng vấn đề đề cập và phụ thuộc vào tư duy và quan niệm của người sáng tạo nghệ thuật. Chính vì vậy các nhà nghiên cứu luôn khao khát đưa ra những định nghĩa đúng nhất về nội diện và ngoại hàm của khái niệm tiểu thuyết. Nhưng tính phức tạp, đa chiều của tiểu thuyết không làm họ hài lòng. Có thể nói khái niệm về tiểu thuyết ở Việt Nam được nhiều người sử dụng đó là khái niệm tiểu thuyết trong cuốn “Từ điển thuật ngữ văn họccủa Lê Bá Hán- Trần Đình Sử- Nguyễn Khắc Phi (đồng chủ biên): Tiểu thuyết “là tác phẩm tự sự cỡ lớn có khả năng phản ánh hiện


thực đời sống ở mọi giới hạn không gian và thời gian. Tiểu thuyết có thể phản ánh số phận của nhiều cuộc đời, những bức tranh phong tục, đạo đức xã hội, miêu tả các điều kiện sinh hoạt giai cấp, tái hiện nhiều tính cách đa dạng” [15]. Nhưng họ cũng thừa nhận “Trong quá trình vận động và phát triển, diện mạo của tiểu thuyết không ngừng thay đổi” [15]. Sự phức tạp của tiểu thuyết khó có thể đưa ra một định nghĩa mang tính hoàn kết. M. Bakhtin cho rằng: “Tiểu thuyết là thể loại văn chương duy nhất đang biến chuyển và còn chưa được định hình” [3,245]. Vì vậy tiểu thuyết không có một quy phạm cố định mà nó luôn biến động và thay đổi. Tiểu thuyết có thể có lúc: “Bước qua ranh giới đặc trưng của văn học nghệ thuật: lúc thì nó biến thành một bảng thuyết giảng về đạo đức, lúc thì nó biến thành một kháo luận triết học, lúc thì nó biến thành một diễn văn chính trị…” [3,213]. Căn cứ vào các đặc trưng của tiểu thuyết và các thể loại khác ta có thể khẳng định: Tiểu thuyết là một thể loại văn học có khả năng tổng hợp nhiều nhất và đồng hóa các thể loại văn học khác vào mình điều đó đã tạo ra viễn cảnh “mở rộng bến bờ của tiểu thuyết” thúc đẩy nhanh quá trình tìm tòi, thử nghiệm, sáng tạo để cách tân tiểu thuyết về thể loại, đem đến cho tiểu thuyết một diện mạo luôn luôn hiện đại, tân tiến đáp ứng thị hiếu thẩm mĩ của con người.

Từ những quan niệm về tiểu thuyết trên là tiền đề, để chúng tôi suy nghĩ về tiểu thuyết Nguyễn Khải. Nguyễn Khải là nhà tiểu thuyết của hai thời kì: Thời kì kháng chiến và thời kì Đổi mới. Ông là một cây bút tiểu thuyết hiện đại hàng đầu với một kĩ thuật tiểu thuyết độc đáo và phản ánh các giá trị nhân văn cao cả. Qua khảo sát các tác phẩm của ông chúng tôi nhận thấy:

Xét về thể loại: Nguyễn Khải không phân biệt rạch ròi ranh giới của tiểu thuyết với các thể tài khác của loại hình tự sự như ghi chép, truyện hoặc truyện kể, hồi kí… Khi tiểu thuyết Xung đột in lần đầu gọi là tập “ghi chép” sau tái bản ghi là “tiểu thuyết” và khi gọi là tiểu thuyết nó được các nhà nghiên cứu tán thành. Song chính tác giả, có lẽ do khiêm tốn, lại vẫn thích gọi


là ghi chép như trong “Phụ san văn nghệ quân đội” số 7. 1998: “Nhờ cái văn chương của tạp chí và những thách thức của bạn bè cũng bật được ra những trang ghi chép hấp dẫn về một vùng nông thôn công giáo”. [32;1023]. Tác phẩm Vòng sóng đến vô cùng cũng vậy , lần đầu in là “truyện” (có thể là truyện dài), Nhưng sau đó tám năm Nguyễn Khải khẳng định “Đó là cuốn tiểu thuyết” [33;181] và đưa vào tuyển tập tiểu thuyết Nguyễn Khải. Bên cạnh đó có các tác phẩm khác của Nguyễn Khải ta cũng khó thấy rõ ranh giới cụ thể. “Tổng tập nhà văn quân đội” - kỷ yếu và tác phẩm (4 tập), các nhà biên soạn cũng xếp các cuốn Đường trong mây, Ra đảo, Chiến sĩ vào thể loại “Truyện” chứ không phải “Tiểu thuyết”. Ngay trong cuốn tiểu thuyết cuối cùng của Nguyễn Khải về thể loại có nhiều cách lí giải, nó như một “Hồi ký”, như một “Truyện dài”. Ranh giới giữa các thể tài tự sự rất mỏng manh. Trong cuộc phỏng vấn báo An ninh thế giới ngày 23.9.2002 Nguyễn Khải nói:

“ Tác phẩm mang dáng dấp của một hồi ký về cuộc đời viết văn của tôi. Tuy nhiên tôi chọn cách diễn tả hơi khác những hồi kí thông thường. Tôi trực tiếp nhớ lại những gì đã xảy ra trong quá trình sáng tác, nghĩa là không xưng tôi để rồi cái tôi đó trong hồi ức mà tạo ra một nhân vật xưng danh theo ngôi “hắn”, để anh chàng này tự vấn, tự kể, tự nhớ về cuộc đời mình. “Hắn” kỳ thực cũng là tôi, mà cũng có thể có chút gì đó khác tôi. Vì thế mà cuốn tiểu thuyết này rất phóng túng , tự do. Cách viết này dung nạp được nhiều thể văn khác nhau vào cuốn tiểu thuyết, cần thể hiện theo lối nào là dùng ngay, ký sự có, bình luận, phân tích cũng có, miêu tả những nhân vật có tính cách, có số phận trắc trở… tùy theo dòng hồi ức của nhân vật “hắn” [35].

Có thể khẳng định, Nguyễn Khải là một nhà tiểu thuyết luôn có ý thức trong việc tìm kiếm, sáng tạo cách tân nghệ thuật tiểu thuyết. Ông quan niệm tiểu thuyết không phải là dạng bất biến mà ngược lại nó luôn biến động và không ngừng biến dạng và có khả năng “dung nạp nhiều thể văn khác”, luôn là một “thể loại mở” cho các nghệ sĩ sáng tạo. Đó là quan niệm rất hiện đại


của Nguyễn khải về tiểu thuyết. Khi tìm hiểu quan niệm của Nguyễn Khải về tiểu thuyết chúng tôi rất tâm đắc với ý kiến của Đặng Anh Đào: “Ta không thể đòi hỏi những cuốn từ điển khi chỉ đúc kết trong vài dòng mà bao quát được một số nét tinh tế nhất của tiểu thuyết mọi thời đại” [8,45].

Xét về dung lượng tiểu thuyết: Nguyễn Khải quan niệm tiểu thuyết không nhất thiết phải có “dung lượng lớn” đồ sộ và phản ánh sâu rộng mọi vấn đề của xã hội thời đại. Một cái thời mà tiểu thuyết trở thành “bách khoa thư” với những tiểu thuyết đồ sộ như Chiến tranh và hòa bình của L. Tônxtôi, Tấn trò đời- BanZắc, Những người khốn khổ- V.Huygô … Nhưng ngày nay tiểu thuyết đã biến thiên rất nhiều trong dung lượng là nội dung phản ánh, đặc biệt là sự đổi mới về nghệ thuật viết. Qua khảo sát các tiểu thuyết của Nguyễn Khải chúng tôi thấy: Các tiểu thuyết của Nguyễn Khải thường có dung lượng ngắn chỉ trong vòng trên dưới 200 trang không nhỉnh hơn truyện vừa là bao nhiêu. (Xem bảng 1.1)


STT

Tác phẩm

Năm xuất bản

Số trang

Ghi chú

1

Xung đột T1

1959

185


2

Xung đột T2

1961

210


3

Đường trong mây

1969

262


4

Ra đảo

1970

198


5

Chủ tịch huyện

1971

158


6

Chiến sĩ

1973

448

Dài nhất

7

Cha và con và…

1979

217


8

Gặp gỡ cuối năm

1982

158


9

Thời gian của người

1985

189


10

Điều tra về cái chết

1986

171


11

Vòng sóng đến vô cùng

1987

165


12

Một cõi nhân gian bé tí

1989

131

Ngắn nhất

13

Thượng đề thì cười

2002

170


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 124 trang tài liệu này.

Phong cách nghệ thuật Nguyễn Khải trong tiểu thuyết sau 1980 qua ba tiểu thuyết: Thời gian của người, Một cõi nhân gian bé tí, Thượng đế thì cười - 5


Với dung lượng không lớn, Nguyễn Khải không có tham vọng dựng lên một thế giới nhân vật đồ sộ, ôm chứa một bức tranh toàn cảnh về một thời điểm lịch sử nhất định. Đòi hỏi phải có nhiều sự kiện chằng chịt, có nhiều tuyến, loại nhân vật quan hệ chằng chịt, nhiều biến cố, nhiều loại tư tưởng hay không gian, thời gian hoành tráng. Ông xác định “Tự lượng sức mình” và vì “cái tạng” của mình là thế nên các tiểu thuyết của Nguyễn Khải chỉ khiêm tốn vậy chăng? Không hẳn vậy! Dung lượng ngắn nhưng với kĩ thuật viết tiểu thuyết và phong cách chính luận và triết luận của Nguyễn Khải, tiểu thuyết của ông nhỏ về dung lượng nhưng mang tầm cỡ lớn về nội dung, tư tưởng và triết lí sâu sắc về con người, cuộc đời. Có lần trả lời phỏng vấn Vương Trí Nhàn, nói về kinh nghiệm viết văn ông cho biết: “Thứ nhất là lúc nào cũng phải cố lên một tí, chứ viết thì dễ ngại lắm. Như tôi vẫn nói, làm sao viết hết sức mình để giá kể có phải đi trở lại , mình vẫn chỉ có một con đường ấy. Thứ hai, phải luôn tỉnh táo để làm đúng những điều có thể làm, nghe người khác khen, chê để rút kinh nghiệm là cần. Nhưng hoang mang, hay thay đổi, học đòi bắt chước, ai bảo thế nào cũng làm theo, làm mất hết cốt cách và với nhà văn thế là tự sát” [57,121].

Về nội dung phản ánh của tiểu thuyết: Tiểu thuyết Nguyễn Khải không phải là một thế giới tưởng tượng hoàn toàn, mà bao giờ nó cũng xuất phát từ những nguyên mẫu, những sự kiện, những câu chuyện có thật, người thật, việc thật, vấn đề thật. Ông cho biết: “Những tiểu thuyết và truyện vừa, truyện ngắn của tôi không bao giờ bắt đầu bằng sự tưởng tượng hoàn toàn, từ sự mộng mơ hoàn toàn. Tôi chỉ có thể đặt bút viết nếu tôi được chạm vào người, vào việc và những cảnh ngộ có thật trong cuộc sống” [45]. Bởi xét đến cùng thì văn học với thiên chức phản ánh cuộc sống và cuộc sống chính là chất liệu để nhà văn xây dựng thế giới nghệ thuật và phản ánh hiện thực. Không ai dại dột làm việc vô bổ là đi tìm hiểu xem tác phẩm văn học có phản ánh đúng


hiện thực y như thật hay không. Vì họ ý thức được rằng không thâm nhập cuộc sống thì lấy chất liệu ở đâu để sáng tác. Vốn hiểu biết và sự thâm nhập vào cuộc sống cùng tài năng và tư duy nghệ thuật sẽ thai nghén để cho ra đời “đứa con tinh thần”. Ở Nguyễn Khải, ta thấy ông như con ong chăm chỉ bay hết khu vườn này sang ngọn đồi kia để tìm kiếm nhụy ngọt cho tiểu thuyết. Sự thâm nhập vào cuộc sống của đồng bào công giáo vùng Nam Định, Ninh Bình để ra đời Xung đột, gặp ông cháu Vũ Thống Khanh, một lãnh tụ của Việt Nam Quốc dân Đảng đang được quản thúc ở Vĩnh Phúc, Nguyễn Khải viết Một cõi nhân gian bé tí, cuộc gặp mặt một gia đình sau giải phóng Nguyễn Khải viết Gặp gỡ cuối năm, đến Hải Hậu quen một linh mục trẻ là sự ra đời của của tiểu thuyết Cha và con và…, đến Vĩnh Linh Nguyễn Khải viết Ra đảo, Chiến sĩ. Trong cuốn Thượng đế thì cườilà dòng hồi kí của Nguyễn Khải, ta thấy mỗi tiểu thuyết của Nguyễn Khải đều là kết quả của những chuyến đi thâm nhập thực tế, hình tượng nhân vật được xây dựng trên nguyên mẫu có thật, vấn đề phản ánh là vấn đề có thật trong cuộc sống. Nhưng Nguyễn Khải luôn quan niệm giữa hiện thực và nghệ thuật luôn là mối quan hệ biện chứng. Hiện thực được nhà văn nhào nặn khúc xạ bằng nghệ thuật “Nghệ thuật khám phá sự thật chứ không minh họa sự thật (…) sự thật nghệ thuật là sự thật quan hệ cuộc sống đã được tư duy lại một cách sáng tạo” [6 ]. Tiểu thuyết Nguyễn Khải luôn là sự khám phá cuộc sống đặc biệt là cách nhận diện vấn đề và những phát hiện mới mẻ của Nguyễn Khải, đúng như M. Kundera tuyên bố: “Cuốn tiểu thuyết nào không khám phá thêm được một mẫu sự sống trước nay chưa từng biết là cuốn tiểu thuyết vô đạo đức” [49,10]. Nguyễn Khải luôn nhạy bén trước hiện thực cuộc sống, ông háo hức trước cái hôm nay và phát hiện ra các vấn đề trong cuộc sống đó bởi sự thâm nhập và thực tế sâu sát của nhà văn. Ngô Thảo cho rằng Nguyễn Khải giống như một người quen ăn đong: “Anh đi tới đâu viết tới đó. Mọi thứ là ở phía

Xem tất cả 124 trang.

Ngày đăng: 18/09/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí