Điểm Khác Biệt Trong Hai Tiểu Thuyết: “Mặt Trời Pác Bó” Và “Giải Phóng” Khi Sử Dụng Hư Cấu Nghệ Thuật Để Xây Dựng Nguyên Mẫu Hồ Chí Minh Thành

chậm như vậy được! hay là có chuyện gì xảy ra? Đến giờ đã chậm mất hai tháng rồi. Đồng chí Lôi Minh Hạ, giờ này đồng chí đang ở đâu?”. Thông qua các câu hỏi ấy, ta thấy Hồ Chí Minh không chỉ lo cho vận mệnh của dân tộc mà còn lo cho tính mạng của các đồng chí, đồng đội thân thương.

Nỗi băn khoăn, trăn trở của Bác còn được thể hiện qua dòng suy ngẫm về cuộc khai thác của Thực dân Pháp trong Giải phóng: “Hồ Chí Minh rời bàn viết đến bên cửa sổ nhìn xuống: Đường phố vắng tanh, hình bóng của đứa trẻ xiêu vẹo, khuất dần nơi góc phố cùng tiếng rao chìm vào đêm vắng ... Tám mươi năm Thực dân Pháp đến đất nước này “bảo hộ”, “khai phá”đã để lại những gì? Chúng đã để lại một đất nước nghèo đói, một xã hội không có chút tự do, dân chủ nào, một xã hội nhà tù nhiều hơn trường học, người dân bị bần cùng trong ngu muội, ruộng đất, tài nguyên bị chúng cướp không. Chúng đặt ra hàng trăm thứ thuế vô lý, bòn rút tận xương tủy, khiến dân ta nghèo nàn, xác xơ, tiêu điều ...”[38, tr. 137-138].

Trong đêm thanh vắng, Hồ Chí Minh vẫn suy nghĩ, trăn trở về vận mệnh của dân tộc trong khoảng thời gian Thực dân Pháp đến bảo hộ, khai phá Việt Nam. Mặc dù cuộc chiến chống Thực dân Pháp đã đi qua, song bao nhiêu ký ức về một thời Pháp thuộc vẫn còn vương vấn. Nhưng có lẽ người đọc dễ dàng nhận thấy điều Bác trăn trở nhất chính là không thể đem lại cho nhân dân một cuộc sống tự do, hạnh phúc sớm hơn mà để nhân dân phải chịu đói, chịu khổ và bị hành hạ trăm đường bằng những thứ thuế vô lý, bằng những nhà tù tăm tối của thực dân phong kiến ...

Những lúc trầm tư suy nghĩ về thời cơ của cuộc cách mạng, Hồ Chí Minh còn “cảm thấy lúc này thời gian vùn vụt. Lò lửa chiến tranh đang bốc cao ngùn ngụt, quân đội phát xít Đức đang áp sát biên giới … Chiến tranh thật thảm khốc”[37, tr.202]. Tất cả những suy nghĩ về cuộc chiến tranh đều được Bác ghi rõ trong bức thư Kính cáo đồng bào với những lời khích lệ tinh thần yêu nước, khơi dậy truyền thống đánh giặc của cha ông mà đoàn kết đứng lên đánh đuổi quân xâm lược. Đứng giữa khoảng không tĩnh lặng, lòng Bác luôn trĩu nặng suy tư với niềm tin vô hạn: “Đòng bào, hãy mau đứng dậy! Việt Nam cách mạng thành công muôn năm – Thế giới cách mạng thành công muôn năm”[37, tr.203]. Người tin rằng, thời cơ đến thì cách mạng ở Việt Nam và trên thế giới ắt sẽ thành công. Đó là niềm tin của một người làm cách mạng, niềm tin của vị chỉ huy tối cao của dân tộc Việt Nam.

Không chỉ mang trong mình nỗi lo cho dân cho nước, có đôi lúc Hồ Chí Minh cũng tự kiểm điểm bản thân mình qua dòng suy ngẫm: “Giá như những giấy tờ cũ để lại cả ở Lam Sơn thì có thể sẽ không bị rầy rà … nào ngờ những giấy tờ này lại quay ra hại chủ”[37, tr.293]. Hồ Chí Minh tự trách mình tính toán không kỹ nên đã bị hai tên lính hương cảnh bắt giữ. Trong tình cảnh ấy, Người tự nhủ “mình phải nhìn cho rộng, suy cho kỹ - tấn công, phòng thủ không được sơ hở. Giành chiến thắng trở về với quê hương, đất nước, về với Cách mạng”[37, tr.310]

Những trăn trở, suy ngẫm, cảm xúc trong tâm hồn Bác đều do nhà văn sử dụng hư cấu mà tái hiện, dù đó chỉ là “sản phẩm nghệ thuật của tưởng tượng” nhưng vẫn chân thực, hợp lý và thuyết phục người đọc. Giữa lúc nguy nan, Hồ Chí Minh vẫn luôn giữ được phong thái tự tin, tự chủ. Người luôn một lòng hướng về cách mạng, về cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc đầy khó khăn và gian khổ. Người tự động viên mình phải cố gắng vượt qua hoàn cảnh, phải nhìn cho rộng thì mới mong có được ấm no, hạnh phúc. Đó chính là thành công của nhà văn Hoàng Quảng Uyên khi tái hiện đời sống nội tâm của Bác qua kiểu lời độc thoại trực tiếp.

Có thể nói: bằng nghệ thuật hư cấu, Hoàng Quảng Uyên đã tái hiện một cách trung thực tính cách vĩ đại của Chủ tịch Hồ Chí Minh, qua đó soi sáng chân dung tâm hồn Bác, một con người luôn đặt lợi ích dân tộc, lợi ích cách mạng lên trên hết qua những sáng tạo về độc thoại nội tâm của Người.

2.3.4.2. Lời nửa trực tiếp

Theo Từ điển thuật ngữ Văn học: “Lời nửa trực tiếp là biện pháp diễn đạt lời văn, khi lời của nhân vật có bề ngoài thuộc về tác giả (về mặt chấm câu, ngữ pháp) nhưng về mặt nội dung và phong cách lại thuộc về nhân vật.”[9, tr.187]

Có thể hiểu: Lời nửa trực tiếp là lời của nhân vật người trần thuật miêu tả tâm trạng, nội tâm của nhân vật. Nó có sự hòa thanh của hai giọng điệu đó là: giọng điệu người trần thuật (hoặc giọng điệu của một nhân vật khác) và giọng điệu của Bác. Lời nửa trực tiếp đều xuất hiện trong cả hai tác phẩm Mặt trời Pác Bó Giải phóng nhằm diễn tả suy nghĩ của Bác trước vận mệnh của đất nước, của dân tộc. Qua kiểu ngôn ngữ nghệ thuật này, Hoàng Quảng Uyên đã diễn tả rất thành công đời sống nội tâm của Bác - một nhân vật lịch sử luôn trăn trở, suy nghĩ về vận mệnh của dân, của nước.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 109 trang tài liệu này.

Trước hết, đời sống nội tâm của Bác được Hoàng Quảng Uyên miêu tả lần đầu khi Bác vừa đặt chân lên mảnh đất quê hương, đứng trước cột mốc 108 - cột mốc phân định biên giới Việt – Trung: “ … ông cụ cao tuổi nhất trong đoàn vượt lên trước, bước đến bên cột mốc, đặt nhẹ bàn chân lên đất mẹ rồi chợt lặng đi, thời gian như ngừng trôi. Ông cụ hơi cúi người, đưa tay sờ lên hàng chữ trên cột đá, đọc kỹ từng chữ, đôi mắt Cụ trĩu buồn. Trên cột mốc không hề có một chữ Việt! Đất Việt mà không phải của người Việt! Hai chữ Việt Nam đã không còn trên bản đồ thế giới lâu lắm rồi. Nỗi đau, nỗi nhục nào lớn hơn?” [37, tr.12].

Khi nhìn thấy cột mốc 108, cột mốc phân định ranh giới Việt – Trung, Hồ Chí Minh cảm nhận được một nỗi nhục khôn tả, một nỗi nhục chung của cả dân tộc. Trong suy nghĩ của Bác: “Đất Việt mà không phải của người Việt!” bởi Người phát hiện ra trên cột mốc 108 không hề được ghi một chữ tiếng mẹ đẻ nào. Bác coi đó là một sự sỉ nhục quá lớn đối với toàn thể dân tộc Việt Nam. Theo như suy nghĩ của Bác thì đất nước Việt Nam đã bị loại ra khỏi bản đồ thế giới. Nỗi nhục nào hơn nỗi nhục mất nước, nỗi đau nào hơn nỗi đau bị sỉ nhục với cả một dân tộc. Chính điều này đã khiến Bác càng quyết tâm hơn trên con đường đấu tranh giải phóng dân tộc để tìm một “chỗ đứng” cho dân tộc Việt Nam. Giọng điệu trong đoạn văn này vừa là giọng điệu của Bác, vừa là giọng điệu của nhân vật người trần thuật.

Tiểu thuyết lịch sử của Hoàng Quảng Uyên - 9

Bên cạnh đó, nhà văn cũng cho người đọc hiểu được tâm trạng cô đơn của vị lãnh tụ khi chia tay các đồng chí, đồng đội của mình. Với việc sử dụng nghệ thuật miêu tả khéo léo, nhà văn cho người đọc thấy được tâm trạng của Bác hiện lên theo đúng cốt cách, phẩm chất của Người: “Bước chân của ông Ké ngập ngừng nhưng ông không quay lại nhìn các đồng chí của mình, ông biết họ vẫn nhìn theo ông, ông đi chậm lại khuất sau núi rồi ngồi nghỉ trên tảng đá. Ông cảm nhận đến tận cùng nỗi trống vắng, cô đơn... ” [37, tr. 182]

Dựa vào hoàn cảnh cụ thể và có thật ấy, nhà văn Hoàng Quảng Uyên đã vẽ lên bức tranh tâm trạng của Bác thật sắc nét. Xa các đồng chí mà lòng Bác đầy lưu luyến, vấn vương với bước chân đi chậm lại và ngập ngừng. Tâm trạng ấy được thể hiện chỉ bằng hai từ “trống vắng” và “cô đơn”. Cả hai từ đều mang sắc thái miêu tả tâm trạng, nói lên sự bơ vơ của Bác giữa thiên nhiên vạn vật, giữa một hoàn cảnh còn đầy khó khăn, nguy hiểm.

Bên cạnh đó, ngòi bút của Hoàng Quảng Uyên còn cho người đọc cảm nhận được niềm vui khôn tả của Hồ Chí Minh trước thắng lợi của dân tộc: “Chủ tịch Hồ Chí Minh thật sự vui mừng vì toàn quốc khởi nghĩa diễn ra hết sức mau lẹ, giành thắng lợi hoàn toàn” [38. tr.130]. Niềm vui ấy được nói đến như chính niềm vui của tác giả. Trong hoàn cảnh đất nước có chiến tranh, dân tộc đứng lên giành được độc lập tự do là điều dáng vui mừng, song ở đây, người đọc cảm nhận được Bác không chỉ vui mừng mà còn “thực sự vui mừng”. Nhà văn đã khéo léo lựa chọn từ ngữ để tái hiện niềm vui ấy của Bác.

Niềm vui của Bác còn được Hoàng Quảng Uyên nhắc đến với “cảm giác thăng hoa và viên mãn hiện trên đôi mắt hiền từ của Người” [38, tr.142]. Bằng nghệ thuật miêu tả tâm trạng độc đáo qua kiểu lời nửa trực tiếp có sự hòa thanh giọng điệu của người trần thuật với giọng điệu nhân vật Hồ Chí Minh, Hoàng Quảng Uyên giúp người đọc nhận ra giá trị niềm vui ẩn sâu trong “đôi mắt biết nói” của Hồ Chí Minh. Chỉ qua đôi mắt mà nhà văn có thể vẽ nên bức tranh tâm trạng thật ấn tượng. Tâm trạng của Bác hiện lên rõ nét khi có được niềm vui trọn vẹn và đó cũng là niềm vui của riêng Hồ Chí Minh khi Người soạn thảo thành công bản Tuyên ngôn Độc lập.

Tuy nhiên, bên cạnh những niềm vui khôn tả ấy, “chưa đêm nào, Người ngon giấc vì những công việc Người phải giải quyết ngày càng nhiều mà không thể để tồn đọng” [38, tr.179]. Trọng trách của Người ngày càng lớn khi những cuộc họp, những cuộc đấu trí với bọn Việt Cách, Việt Quốc, những cuộc họp của Hội đồng Chính phủ, những luận bàn, thống nhất với các đồng chí liên tiếp diễn ra. Tuy không biểu hiện bằng hành động, song chỉ với ngôn ngữ miêu tả “chưa đêm nào Người được ngủ ngon giấc”, Hoàng Quảng Uyên đã giúp người đọc cảm nhận được nỗi băn khoăn, trăn trở của Bác đối với vận mệnh của đất nước, của dân tộc lớn đến nhường nào.

Chỉ với vài chi tiết tiêu biểu người đọc thấy được Hoàng Quảng Uyên đã “nhập vai” rất khéo để miêu tả tâm trạng thật của Bác khi nghĩ về dân tộc, cách mạng. Chỉ có hiểu được tính cách, hoàn cảnh của Bác và đặt mình vào hoàn cảnh giống như Bác thì nhà văn mới có thể tưởng tượng Bác đang nghĩ gì và tại sao lại hành động như vậy. Đây là một trong những yếu tố nghệ thuật đặc sắc, góp phần tạo nên thành công trong sáng tác văn học của nhà văn Hoàng Quảng Uyên về hình tượng Bác Hồ kính yêu.

2.4. Điểm khác biệt trong hai tiểu thuyết: “Mặt trời Pác Bó” và “Giải phóng” khi sử dụng hư cấu nghệ thuật để xây dựng nguyên mẫu Hồ Chí Minh thành nhân vật văn học

Hai tác phẩm Mặt trời Pác Bó Giải phóng thuộc thể loại tiểu thuyết, song độ đậm nhạt của chất tiểu thuyết trong hai tác phẩm lại có sự chênh lệch khá lớn. Trong Mặt trời Pác Bó, nhà văn thiên nhiều về “Kí” nên khi đọc tác phẩm này, người đọc dễ dàng nhận thấy chất ký đậm hơn chất tiểu thuyết, điều này khiến cho tác phẩm giống như một cuốn biên niên sử ghi chép lại toàn bộ chuỗi sự kiện có trong lịch sử bằng ngôn ngữ văn chương. Ngược lại, trong Giải phóng, chất tiểu thuyết lại đậm hơn chất kí bởi nhà văn sử dụng nghệ thuật hư cấu để tái hiện chân dung ngoại hình, chân dung tâm hồn nhân vật, nguyên mẫu đã thực sự trở thành nhân vật tiểu thuyết.

2.4.1. Chất kí trong Mặt trời Pác Bó đậm hơn Giải phóng

Trước hết có thể hiểu: Kí nghĩa là kể chuyện, trần thuật, bám sát người thật, việc thật, tôn trọng tính chính xác, tính khách quan và hư cấu có hạn chế. Còn tiểu thuyết là nhào nặn chất liệu hiện thực đời sống qua lăng kính chủ quan của người nghệ sĩ, dùng hư cấu tự do để xây dựng nên những hình tượng nghệ thuật và nhân vật điển hình. Còn khái niệm “chất kí” và “chất tiểu thuyết” được chúng tôi sử dụng có nội hàm như sau: chất kí là những đặc trưng của kí, những nguyên tắc nghệ thuật cơ bản của kí trong Mặt trời Pác Bó đậm hơn trong Giải phóng. Còn chất tiểu thuyết là những đặc trưng thể loại, nguyên tắc nghệ thuật cơ bản của tiểu thuyết trong Giải phóng lại đậm hơn trong Mặt trời Pác Bó. Bởi dường như có sự giao thoa tiếp hiến đặc trưng của hai thể loại kí và tiểu thuyết trong sáng tác của Hoàng Quảng Uyên nên chúng tôi tạm dùng khái niệm này.

Khi đọc hai tiểu thuyết này chúng ta dễ dàng nhận thấy trong tiểu thuyết Mặt trời Pác Bó nhà văn Hoàng Quảng Uyên “thiên” về kí sự. Không phải ngẫu nhiên mà chất kí trong “Mặt trời Pác Bó” lại đậm hơn, rõ nét hơn so với tiểu thuyết Giải phóng mà bởi một điều dễ hiểu là khi mới bắt đầu viết tiểu thuyết về Bác Hồ, nhà văn Hoàng Quảng Uyên còn “chưa mạnh dạn” trong cách biểu hiện, miêu tả hay hư cấu nhân vật có thật trong lịch sử thành một nhân vật điển hình, tiêu biểu trong văn học. Chính vì thế, khi đọc tác phẩm này, người đọc sẽ cảm nhận được thể loại ký được sử dụng nhiều hơn và đậm nét hơn, nghĩa là hàm lượng chất ký được sử dụng nhiều

khiến cho tiểu thuyết Mặt trời Pác Bó gần giống với cuốn sử biên niên ghi chép lại một cách chân thực những sự kiện diễn ra trong lịch sử theo mốc thời gian cố định.

Người đọc dễ dàng nhận thấy ở chương tám trong tiểu thuyết Mặt trời Pác Bó, nhà văn đã ghi chép lại sự kiện các đồng chí Trung ương khởi hành từ Vũ Lễ, Bắc Sơn đi dự Hội nghị Trung ương Đảng cộng sản Đông Dương lần thứ tám: “Tháng 11- 1940, Hội nghị Trung ương Đảng cộng sản Đông Dương lần thứ bảy họp tại Đình Bảng, Bắc Ninh ... Một ngày đầu tháng 3-1941, một đoàn 7 người, trang phục gọn ghẽ, vai đeo túi nải đựng quần áo, lương thực, vũ khí mang trong người khởi hành từ làng Phật (Đình Cả)” [37, tr.125-127]

Trong đoạn ký này, Hoàng Quảng Uyên đã ghi chép một cách chân thực diễn biến của sự kiện chuẩn bị cho Hội nghị Trung ương Đảng cộng sản Đông Dương lần thứ tám gắn với mốc thời gian cụ thể, chi tiết theo từng tháng, từng năm.

Bên cạnh đó, nhiều sự kiện diễn ra trong quãng thời gian Hồ Chí Minh bị giam ở Tịnh Tây, Trung Quốc cho đến khi bị giải đến Quế Lâm cũng được nhà văn Hoàng Quảng Uyên ghi chép lại một cách ngắn gọn như “chép” lại những việc thật, người thật đã diễn ra: “Trong lúc chờ tra xét thêm và giải lên trên lĩnh thưởng ... Không ai trả lời. Lời chất vấn đanh thép gửi vào không gian, truyền đến muôn sau” (37, tr.307 - 316).

Một đoạn văn dài 9 trang ghi chép lại chính xác toàn bộ thời gian và địa điểm Hồ Chí Minh từ khi bị bắt giam trong nhà tù Trung Quốc. Bằng ngòi bút hiện thực, nhà văn đã miêu tả chi tiết hình ảnh nhà tù “tổng hợp” giam cầm các loại tội phạm và không gian nhà tù chật hẹp, đời sống nhà tù nhếch nhác với đủ các loại chấy rận cũng như “quy định chung quái đản” của nhà tù nơi đây. Cùng với đó, hình ảnh người tù hiện lên rõ nét với tâm trạng ngổn ngang. Trong suốt quá trình bị giam giữ, tù nhân Hồ Chí Minh bị giải qua khắp mười ba huyện, bị đày đọa thân xác. Chính vì đi qua nhiều nơi nên Bác được chứng kiến nhiều cảnh sinh hoạt của người dân Trung Quốc gần giống với người Việt Nam. Chính thời gian này, Bác đã sáng tác tập thơ Nhật ký trong tù nhằm ghi chép lại một cách chân thực những điều mắt thấy tai nghe. Không dừng lại ở đó, trên những trang viết của Hoàng Quảng Uyên, “chất ký”

còn được thể hiện trong cách miêu tả mối quan hệ giữa các nhân vật gắn với nhiều sự kiện xuất hiện trong thủ pháp liệt kê: “”Gia đình ông Hồ Học Lãm từ bệnh viện Quý

Dương (tỉnh Quế Châu) chuyển về Quế Lâm tiện điều trị bệnh cho ông Hồ Học Lãm

... Phùng Ngọc Tường cùng Lý Tôn Nhân lập tức đến tổng hành dinh của Tưởng Giới Thạch ...”[37, tr. 317-330]

Hàng loạt mối quan hệ giữa các nhân vật Hồ Học Lãm, Hồ Diệc Lan, Hồ Chí Minh ... được nhà văn ghi chép lại một cách rõ ràng, rành mạch. 13 trang viết với nhiều sự kiện tiêu biểu được nhà văn thống kê cụ thể, chi tiết, giúp người đọc hình dung được diễn biến sự việc diễn ra theo tuần tự thời gian như đang đọc một tác phẩm Kí văn học.

Đến chương hai mươi, bắt đầu từ trang 335 đến trang 338, một lần nữa nhà văn lại bộc lộ “khả năng viết ký” của mình khi nói đến tình hình chiến tranh thế giới diễn biến mau lẹ với chiến thắng của phe Đồng Minh và việc Trương Phát Khuê mưu tính kế độc, thúc đẩy kế hoạch “Hoa quân nhập Việt”: “Tình hình chiến tranh thế giới diễn biến mau lẹ ...viên đại tá vừa được thăng chức sau chuyến khảo sát lực lượng bên trong Việt Nam rất có kết quả” [37]...

Đó là những đoạn văn tiêu biểu thể hiện rõ “chất kí” trong sáng tác của nhà văn Hoàng Quảng Uyên. Trong khi đó, những đoạn văn mang tính tiểu thuyết lại mờ nhạt hơn, nghĩa là chân dung tâm hồn của nhân vật chưa được soi sáng, chưa bộc lộ hết những tâm tư, tình cảm của nhân vật trong tiểu thuyết, dù như thế, trong tác phẩm này, vẫn có những thành công, nhân vật Hồ Chí Minh hiện lên tuy chưa thật sắc nét nhưng vẫn đủ làm rung động lòng người, bởi chất liệu người thật, việc thật. Có thể nói đến nghệ thuật dựng truyện của nhà văn Hoàng Quảng Uyên cũng khiến người đọc bất ngờ và ấn tượng. Điều đó được nhà văn khẳng định trong chương hai mươi mốt “Chiến trận Thu – Đông (1947)” khi miêu tả từng tốp máy bay vận tải dàn đội hình mỗi tốp 3 chiếc, ồ ạt thả 2 tiểu đoàn quân dù xuống chiếm các điểm cao, quân Pháp đã bắt được Nguyễn Văn Tố - một nhân sĩ có tiếng có chân trong Chính phủ Việt Minh, giữ chức vụ tương đương Chủ tịch Quốc hội và họ lầm tưởng ông là Chủ tịch Hồ Chí Minh vì ông có thân hình cực giống Hồ Chí Minh [38, tr. 475].

Trong đoạn văn trên, tâm trạng của nhân vật bị ẩn đi, lấp sau hàng loạt hành động của quân Pháp. Như vậy, có thể thấy trong Mặt trời Pác Bó, chân dung nhân vật chưa thực sự được soi sáng, tính cách nhân vật lịch sử Hồ Chí Minh còn khá mờ nhạt, chưa bộc lộ được hết phẩm chất của một bậc “Đại nhân, đại trí, đại dũng”.

2.4.2. Chất tiểu thuyết trong Giải phóng đậm hơn Mặt trời Pác Bó

So với Mặt trời Pác Bó, Giải phóng đã khắc họa thành công hơn hình tượng và bức tranh tâm trạng của các nhân vật lịch sử, mà điển hình là nguyên mẫu Hồ Chí Minh. Qua những đoạn văn miêu tả cuộc đối thoại giữa Hồ Chí Minh với các nhân vật khác, nhà văn đã cho người đọc thấy được một con người vĩ nhân luôn đứng trên lập trường dân tộc, luôn tự tin vào tài năng, trí tuệ của mình.

Toàn cảnh tiểu thuyết được mở rộng trong hai mươi năm chương, bắt đầu từ chương một “Đường tới Tân Trào” và chương kết “Trận chiến cuối cùng” về chiến dịch và thắng lịch sử Điện Biên Phủ. Nhà văn tuy tuân thủ theo nguyên tắc của tiểu thuyết chương hồi, “chia đều” cho tất cả các sự kiện của cuộc kháng chiến trường kì kéo dài chín năm, nhưng vẫn chú ý tới những điểm nhấn lịch sử - nghệ thuật. Trong Giải phóng, người đọc cảm nhận một cách rõ ràng “chất tiểu thuyết” cô đọng qua các biến cố, bước ngoặt của hoàn cảnh lịch sử. Nhờ những biến cố ấy mà chất tiểu thuyết trong Giải phóng trở nên đậm đà hơn, tính cách nhân vật được khắc họa rõ nét hơn và hiện thực lịch sử được tái hiện một cách chân thực, sinh động hơn.

Từng chương trong Giải phóng như một bức tranh phác họa chân dung Hồ Chí Minh trở thành một nhân vật tiểu thuyết đích thực. Trong chương bốn “Mệnh người vận nước” viết về thời điểm nước sôi, lửa bỏng của cách mạng những ngày trước Tổng khởi nghĩa, đúng lúc đó, Bác Hồ lâm bệnh nặng. Đây là chương chứa nhiều kịch tính và là một tình huống lịch sử điển hình, gây ấn tượng với độc giả: “Trước mắt ĐêPhuốcNô là một Ông Già nằm trong góc tối căn phòng dưới hình hài một bộ xương được bao bọc bởi làn da vàng khô, nhìn chằm chằm người trước mặt bằng đôi mắt đờ đẫn. Ông Già có bộ râu dài lởm chởm, lơ phơ dưới cái cằm nhọn. Hoagơlăng nhìn lướt nhanh người bệnh, kéo ĐêPhuốcNô lùi ra đằng sau một chút nói nhỏ:

- Người này chẳng sống được bao lâu nữa!” [38, tr.79]

Hồ Chí Minh đã trở thành một nhân vật tiểu thuyết đích thực, không còn thấp thoáng bóng dáng nhân vật tiểu thuyết như trong Mặt trời Pác Bó. Là nhân vật tiểu thuyết vì Hồ Chí Minh hiện lên bằng xương, bằng thịt với “một bộ xương được bao bọc bởi làn da vàng khô” và “đôi mắt đờ đẫn”. Chân dung ngoại hình được tác giả khắc họa rõ nét, tạo nên “hình ảnh thật” của Bác trong cách cảm, cách nghĩ của đồng chí, đồng bào và cả của những người bên kia chiến tuyến.

Xem tất cả 109 trang.

Ngày đăng: 20/10/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí