Phong cách nghệ thuật Nguyễn Khải trong tiểu thuyết sau 1980 qua ba tiểu thuyết: Thời gian của người, Một cõi nhân gian bé tí, Thượng đế thì cười - 7


Chảy mãi như thế này là ngày đêm không ngừng nghỉ ư?”. Thời gian được quan niệm mang tính trực quan, từ sự quan sát của con người. Đạo phật quan niệm thời gian tồn tại trong thuyết nhân duyên “cái này tồn tại, cái kia cũng tồn tại, khi cái này sinh, cái kia sinh, khi cái này không tồn tại, cái kia không tồn tại, khi cái này diệt, cái kia diệt” (Kinh Phật Tự Thuyết). Thời gian có thể sảy ra bất cứ khi nào khi nhân duyên đã hội đủ. Phật giáo đã khẳng định sự vĩnh cửu của thời gian trong thuyết “luân hồi” của nó. Thời gian trong thời kì hiện đại mang tính khoa học, thời gian được các nhà khoa học đo được, tính được, nó được quy chiếu trong hệ vũ trụ.

Thời gian đi vào nghệ thuật trở thành một khái niệm chỉ những điểm độc đáo của nghệ thuật sáng tạo của nhà văn. Thời gian nghệ thuật: “là hình thức nội tại của hình tượng nghệ thuật thể hiện tính chỉnh thể của nó” [15,332]. Trong văn học, thời gian là một hình thức nghệ thuật, nó được tác giả sáng tạo và thể hiện ý đồ sáng tạo nằm trong tư duy nghệ thuật. Thời gian trong văn học dân gian mang tính đồng hiện, mang tính ước lệ theo mô típ đưa đẩy “ngày xửa ngày xưa…” của truyện dân gian chỉ là một biện pháp đưa đẩy không chỉ rõ thời điểm cụ thể của thời gian. Trong truyện cổ tích thời gian có thể trôi đi vùn vụt nhanh chóng, thời gian mang tính chất tuyến tính. Trong Sử thi, Truyền thuyết thời gian dần dần hiện hữu nhưng vai trò xác định chính xác vẫn chưa xác định được thời gian lịch sử cụ thể.

Văn học trung đại các nhà thơ, nhà văn quan niệm thời gian trong dòng chảy mang tính tuần hoàn lặp lại. Văn học Lí – Trần thể hiện một cái nhìn về thời gian mang tính luận hồi:

Trong Truyện Kiều Nguyễn Du, là dòng chảy thời gian gắn với số phận của con người. Nguyễn Dữ với “Truyền kì mạn lục” là sự thể hiện đan xen trong thời gian hiện thực và thời gian trong hư ảo. Nhưng quan niệm về thời gian của văn học hiện đại vừa tiến bộ vừa thừa hưởng những giá trị của


Trung đại. Chính thi sĩ Xuân Diệu cũng phải thốt lên “Nói làm chi rằng xuân vẫn tuần hoàn/ Nếu tuổi trẻ chẳng hai lần thắm lại”(Vội vàng). Trong tiểu thuyết Nguyễn Khải, thời gian là một chủ đề quan trọng để nhà văn thể hiện triết lí và tư duy sáng tạo của Nguyễn Khải thời gian và con người, thời gian của con người luôn là chủ đề được quan tâm trong cả ba tiểu thuyết của Nguyễn Khải . Sáng tác càng về sau này ta sẽ thấy nhà văn càng suy nghĩ sâu sắc hơn về thời gian. Đó cũng là lúc nhà văn có cơ hội nhìn lại, chiêm nghiệm và thể hiện triết lí của mình trước những “vấn đề” về con người và xã hội. Tiểu thuyết Nguyễn Khải sau 1980, thời gian cuộc đời là một chủ đề quan trọng được nhà thể hiện trong các tiểu thuyết. Nguyễn Khải không chỉ thể hiện chủ đề thời gian như một biện pháp nghệ thuật mà nó còn là một nội dung có khi là cả chủ đề chính của tác phẩm. Nguyễn Khải thể hiện chủ đề thời gian cuộc đời không đơn thuần là thời gian vật lí, thời gian mang tính tuyến tính mà thời gian được gắn với cuộc đời con người: “Thời gian con người không phải là thời gian vật lí, tự nhiên, nhưng cũng chẳng phải là thời gian sinh vật đo chiều dài sống chết mà là “thời gian trong đó có những khoảng mãi mãi đứng nguyên đó, không trôi đi, không biến mất chốc chốc lại chói sáng lên tất cả”. Đó là lúc con người sống mãnh liệt nhất, triệt để nhất, đầy ắp cám xúc và kỉ niệm” [63].

Trước tiên là quan niệm thời gian mang tính nhân sinh, thời gian chỉ có nghĩa khi nó được gắn với cuộc đời con người. Mỗi con người trong sự tồn tại của mình trong thế giới đều có một khoảng thời gian nhất định, đó là thời gian của cuộc đời con người. Thời gian cuộc đời con người là những gì con người sống tồn tại. Nó là những kỉ niệm, là những dấu ấn cuộc đời. Nó tồn tại không bao giờ tan biến và mất đi, có khi là vĩnh cửu trong mỗi con người. Nguyễn Khải nhiều lần khẳng định điều đó: “Thời gian như một cái gì đó rất phù du , nó qua mau đến nỗi không chịu nhận biết, một nhịp thở đã là một mất đi, cái


hiện tại như một cái chớp mắt so với cái đã qua thăm thẳm và cái sẽ tới cũng thăm thẳm. Nhưng cũng có thể quan niệm quan niệm một cách khác, thời gian như một cái gì đó rất vững bền, mãi mãi còn trong hiện tại, một hiện tại vừa hoàn thành tiếp nối với một hiện tại đang được chuẩn bị” [66,8]. Bởi vì “Quá khứ là do người khác chuẩn bị cho mình, còn tương lai là phần mình chuẩn bị cho người khác”.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 124 trang tài liệu này.

Trong Thời gian của ngườichủ đề “Thời gian cuộc đời” là chủ đề lớn chi phối các chủ đề nhỏ của tiểu thuyết này. Cuộc gặp gỡ của Quân, Cha Vĩnh, Ba Huệ, ông Hai Riềng là sự tái hiện lại những khoảng thời gian trong cuộc đời của mỗi con người. Với Quân là những khoảng thời gian mà cuộc đời của một người lính tình báo hoạt động ngầm sống trong “bóng tối”, trong lòng địch. Một cuộc đời với quá nhiều khoảng thời gian biến động , biến động theo những tình hình mới. Nhưng ở anh lòng trung thành, dũng cảm, lí tưởng và tình yêu nước thì không gì lay chuyển, vàng bạc quyền lực không thể cám dỗ, lay chuyển được anh. Quân đã trải qua “bi kịch” của gia đình quyền lực họ Ngô, đứng trước những mưu mô chính trị của đế quốc Mĩ, của chế độ tay sai Ngụy quyền. Anh đã rút ra những bài học và chứng minh bi kịch của giống người là ham quyền lực, quyền thế và cả thần quyền nữa. Quân đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ của một người lính quân báo. Lòng yêu nước đã trở thành ý chí, lí tưởng cao đẹp nhất của anh. Thời gian cuộc đời thật ý nghĩa khi ta hiến dâng tất cả cho chính nghĩa, cho dân tộc. Đó là thời gian đáng quý, đáng trân trọng và nó sẽ mãi mãi không bao giờ mất đi trong mỗi con người.

Ba Huệ, một nữ chiến sĩ anh dũng, một con người gan dạ dũng cảm và nồng cháy một lòng yêu nước. Những kí ức, những khoảng thời gian quá khứ luôn là nguồn sống tươi đẹp nhất trong chị. Chị tự hào đã hiến dâng cho đất nước, cho lí tưởng. Cũng như Ba Huệ, Cha Vĩnh, ông Hai Riềng… mỗi con

Phong cách nghệ thuật Nguyễn Khải trong tiểu thuyết sau 1980 qua ba tiểu thuyết: Thời gian của người, Một cõi nhân gian bé tí, Thượng đế thì cười - 7


người, mỗi số phận đều là những thời gian ý nghĩa. Họ đều là những con người anh hùng sẵn sàng hiến dâng và hi sinh cho dân tộc. Đó là thời gian đẹp nhất, ý nghĩa nhất và quý giá nhất. Nguyễn Khải đã khẳng định giá trị thời gian khi gắn kết trong cuộc đời con người. Nó như phá vỡ mọi quan niệm về thời gian. Thời gian cuộc đời mà mỗi cuộc đời con người trải qua đều có những khoảng thời gian đứng yên chiếu sáng tất cả: “Mỗi người đều có khoảng thời gian mãi mãi đứng nguyên đó, không trôi đi, không biến mất, chốc chốc lại chớp lên chiếu sáng tất cả” [66].

Một cõi nhân gian bé tíchủ đề thời gian cuộc đời là những biến cố của cuộc đời con người. Thời gian luôn trôi chảy, con người tồn tại trong chiều dài vô tận của thời gian, thời gian trôi đi không trở lại con người phải quyết định lí tưởng cuộc đời của mình. Nếu quyết định sai, con người không thể quay lại được. Mọ Vũ tiêu biểu cho những con người lựa chọn lí tưởng lầm lạc. Mọ Vũ tham gia quốc dân đảng rồi chạy sang Tàu, bị bát, bị quản chế và khi về già được đưa về quản chế tại quê nhà. Cuộc đời của Mọ Vũ là sự lựa chọn hướng đi sai lầm, một quyết định sai lầm mà trả giá bằng cả cuộc đời, cả gia đình liên lụy. Một ông cụ già hơn 90 tuổi bị quản chế tại quê nhà , được đứa con gái 70 tuổi nuôi, hai người già nương tựa vào nhau để tồn tại. Thế nhưng những sóng gió cuộc đời vẫn đổ ập xuống họ. Mọ Vũ thì bị quản chế , bị đám con cháu trách móc vì cái lí lịch của ông trong quá khứ. Bà Được muốn nuôi cha thì bị con trai phàn nàn. Tất cả họ bị cuốn vào bi kịch đầy bế tắc.

Chính là một cán bộ tòa án, một cán bộ thuần túy sống bằng tiền lương nhà nước. Cuộc sống gia đình anh cũng chao đảo trước cuộc sống hiện thực. Lương của anh cũng không đủ chu cấp cho gia đình. Một người lính mang trong mình phẩm chất của anh bộ đội cụ Hồ, Chính đau lòng khi hỏi cung những phạm nhân trước sự thay đổi trong cuộc sống hiện đại. Quá khứ chỉ là vết thời gian đang nhòa dần. Cách sống mới, hiện thực phải đối diện trong


từng giây, từng phút mỗi ngày buộc con người vào vùng sáng của nó. Hiện thực phơi bày với bao suy nghĩ về sự đổi thay. Cuộc tranh luận của Chính và con trai là cuộc tranh luận về một lối sống. Quan điểm của Chính là “không chỉ sống vì hôm nay” đối lập với con trai “con chỉ sống cho cái hôm nay”, là cuộc tranh luận của thời gian quá khứ và thời gian hiện tại. Mỗi con người có một thời gian cuộc đời không thể sống mãi vì cái tương lai mà bỏ qua “cái hôm nay” cũng không chỉ có bỏ qua quá khứ và tương lai chỉ sống cho “cái hôm nay”. Thời gian cuộc đời là ngắn ngủi, sống phải có quá khứ , hiện tại và tương lai. Đó không chỉ là vấn đề của cuộc sống hiện tại. Trong tiểu thuyết Một cõi nhân gian bé tí ta còn thấy nhà văn đề cập đến hàng loạt các nhân vật như Định, tiến, Hải… mỗi nhân vật đều có một không gian và thời gian cuộc đời. Mỗi người lựa chọn cho mình cuộc đời riêng trong cõi nhân gian này. Cuộc đời của những con người lầm lạc trong quá khứ như Mọ Vũ đầy bi kịch và là hàng loạt những phạm tội chính trị. Mọ Vũ đã trở thành những con người của lịch sử. Những con người mới trong cuộc sống hiện tại họ đang “cựa quậy” trong cuộc sống với bao toan tính, cách kiếm tiền, đạo đức, đối xử… nhưng tất cả đều rất mong manh. Nguyễn Khải muốn khẳng định sự mong manh của cuộc sống con người trong cuộc sống hiện tại. Tất cả họ đều có nguy cơ phạm tội, nguy cơ đó luôn rình rập trong cuộc sống và con người hành động trong đó đều có khả năng phạm tội.

Thượng đế thì cườilà một tác phẩm có cốt truyện rõ ràng theo một trình tự nhất định. Chủ đề thời gian cuộc đời gắn cuộc đời nhân vật xưng “tôi”. Tác phẩm là những mảng đời tư thế sự được đan cài vào nhau. Quá khứ và hiện tại của cuộc đời đồng hiện , có khi đang từ quá khứ trở về hiện tại, có khi hiện tại trở về quá khứ. Thời gian vật lí như đảo lộn, đó là vì thời gian gắn với cuộc đời của nhân vật “tôi”. Những dấu ấn cuộc đời được tái hiện trong cảm xúc của hắn. Hắn nhớ lại tuổi thơ ấu thiếu tình thương, bị xúc phạm, bị


gán cho một “tội lỗi” mà hắn không hề mắc phải. Cái cảm giác bị người khác vu cho là ăn trộm cứ ám ảnh hắn cả cuộc đời “Những người gây nên nỗi ám ảnh dai dẳng này lại là bố hắn, mẹ già của hắn, các chị hắn và ông anh rể của hắn. Một đời người chưa lúc nào hắn quên được tòa án gia đình ngồi quây quanh cái bàn ăn trong ngôi nhà cổ ở phố hàng Nâu- Nam Định và cái giọng lạnh lùng của ông bố “Tại sao mày lại lấy tiền của chị mày…” và bố mẹ già nói nhẻ nhót trong cái nhếch mép như cười “con thiếu tiền sao không nói với mợ? Hay là đẻ con cần tiền” [46]. Đó là quá khứ đau buồn gắn chặt với cuộc đời hắn, đeo đẳng hắn. Sau giải phóng hắn gặp lại những người ngày xưa làm nhục hắn ở Sài Gòn trong tư thế bộ dạng của người chiến thắng. Hắn đâu thấy hả hê, ngược lại còn đau xót hơn sự cố chấp, dửng dưng xa cách của chính người cùng máu mủ. Bởi thế hắn luôn quý trọng nhân cách và gia đình riêng của mình.

Mỗi trang viết trong Thượng đế thì cười là những khoảng thời gian cuộc đời chân thật. Những năm tháng đẹp nhất, thời gian quý giá nhất của hắn là lí tưởng hắn đã lựa chọn và sự cống hiến cho lí tưởng cao đẹp đó. Hắn công khai bày tỏ sự biết ơn sâu nặng với cách mạng và Đảng. Không có Đảng lãnh đạo nhân dân làm nên cuộc đổi thay thì một thằng “mán tiền” , “chữ nghĩa một vốc tay, trí khôn dưới mức trung bình, lại có tính nhút nhát bẩm sinh, bị kinh rẻ, bị làm nhục từ trong gia đình” như hắn làm sao có thể trở thành nhà văn nổi tiếng. Trọn cuộc đời cầm bút, hắn phục vụ Đảng, phục vụ nhân dân. Những chuyến đi thực tế trong chiến trường đã cho ra đời những truyện ngắn hay, những tiểu thuyết độc đáo, đặc sắc như Ra đảo, Chiến sĩ, Đường trong mây, Về vùng công giáo Nam Định, Ninh Bình là kiệt tác Xung đột. Khi lên thăm đảng viện quốc dân đảng là sự ra đời của Một cõi nhân gian bé tí, thăm vùng nông thôn với bao đổi thay là sự ra đời của Chủ tịch huyện… Đó là những thời gian cống hiến của hắn cho Đảng và nhân dân, đó cũng chính là cuộc đời


hắn. Thời gian vật lí đã hòa vào cuộc đời một cách thống nhất và nhất quán không tách rời. Đời người gắn chặt với những khoảng thời gian của nó.

Chủ đề “Thời gian cuộc đời con người” trong ba tác phẩm luôn là chủ đề được nhà văn Nguyễn Khải quan tâm và thể hiện. Mỗi tác phẩm là một cách trải nghiệm của những khoảng thời gian nhất định. Mỗi thời gian đều gắn với cuộc đời mỗi con người khác nhau, số phận khác nhau, hoàn cảnh và ý nghĩa khác nhau. Nhưng nó là sự thống nhất chung của nội dung trong ba tiểu thuyết. Nó phù hợp với giọng điệu triết lí đặc trưng của Nguyễn Khải và nó góp phần tạo nên một dấu ấn riêng trong tiểu thuyết của Nguyễn Khải tạo nên một phong cách đặc trưng cho tiểu thuyết Nguyễn Khải sau 1980.

2.3.3.TÔN GIÁO VỚI CHÍNH TRỊ

Nguyễn Khải là một nhà văn viết đều tay cả trong hai giai đoạn trước 1978 và sau 1978. Cả trong hai giai đoạn chủ đề tôn giáo và chính trị luôn là chủ đề lớn được Nguyễn Khải quan tâm và thể hiện trong các sáng tác. Chủ đề tôn giáo và chính trị là hai phạm trù thuộc lĩnh vực tư tưởng của con người. Tôn giáo và chính trị là hai phạm trù tư tưởng đối lập nhau trong sự tồn tại của nó. Tôn giáo luôn mâu thuẫn với chính trị, đó là vấn đề mang tính lịch sử. Thế nhưng trong tiểu thuyết của Nguyễn Khải, người đọc được nhận ra hai phạm trù tôn giáo và chính trị được nhà văn thể hiện trong sự nhất quán, chặt chẽ. Đó là sự vượt lên trên hai phạm trù tưởng hướng đến cái cao cả cao đẹp hơn là hướng tới con người. Nguyễn Khải đưa ra cả hai phạm trù tư tưởng này đều có điểm trung là hướng tới con người trong sự toàn mĩ và hướng tới thứ tôn giáo cao đẹp, đó là tôn giáo XHCN.

Trong các sáng tác trước 1980, chủ đề tôn giáo và chính trị được Nguyễn Khải thể hiện trong hàng loạt các truyện ngắn và tiểu thuyết. Trong cuốn Xung đột đó là cuộc đấu trí, là sự tranh luận gay gắt, căng thẳng giữa hai phe phản động và XHCN, giữa tôn giáo với chính trị. Nhàn, Môn, Thụy… những cán bộ vào sinh ra tử trong kháng chiến và bây giờ lại dũng cảm trong


viện bảo vệ chính quyền nhân dân mới được thành lập ở vùng công giáo vốn dĩ quá nhiều phức tạp. Môn là điển hình cho lớp cán bộ mới, một người nhạy bén và quả quyết dám đối mặt với tất cả các thế lực thù địch. Anh là mẫu người “không thích những công việc vụn vặt, tầm thường, bao giờ cũng đảm đương những công việc khó khăn nhất, phức tạp nhất người khác không làm nổi” [36]. Cha Vĩnh (một cha đạo chống phá cách mạng), là quý một địa chủ cũ tham gia ban chấp hành nhà xứ với những thủ đoạn chống phá cách mạng, chống phá nhà nước XHCN. Đó là vấn đề giữa tôn giáo và chính trị một vấn đề “chưa đủ để có một kết luận dứt khoát”, trong Xung đột. Nguyễn Khải đã hướng ngòi bút của mình đến những giá trị cao hơn tôn giáo và chính trị đó là con người và vì con người. Chính vì vậy chủ đề tôn giáo và chính trị luôn mang đậm giá trị nhân văn trong các trang viết của ông.

Giai đoạn sáng tác sau 1980 vấn đề chính trị và tôn giáo là chủ đề lớn được các nhà văn quan tâm. Nguyễn Khải hướng các sáng tác của mình đến quá trình diễn biến tư tưởng nhằm đi tới những khái quát lớn về tôn giáo và dân tộc, tôn giáo với XHCN, tôn giáo với quá trình vận động và tồn tại của chính nó. Nguyễn Khải cho người đọc nhận thấy bản chất của tôn giáo là một hình thái ý thức thuộc kiến thức thượng tầng, bản thân tôn giáo cũng như các lĩnh vực khác luôn vận động, đổi mới để phù hợp với sự phát triển mau lẹ, phong phú của đời sống con người nếu không muôn bị gạt ra bên ngoài cuộc sống. Chẳng hạn như giáo luật có phù hợp hay đã lỗi thời? Tôn giáo có gắn với dân tộc và nhân dân hay đi ngược lại lợi ích của họ? Những vấn đề ấy chi phối tư tưởng của Cha Vĩnh trong Thời gian của người, của cha Thư trong Cha và con và…… cần tìm ra giải pháp cho những câu hỏi đó là đi với giáo hữu, tuân theo ý muôn của họ sẽ hòa hợp được tất cả vì “Chúa ở cùng, ở trong những con người trung thực chất phác, những người lao động chịu đựng mọi khó nhọc”[66].

Xem tất cả 124 trang.

Ngày đăng: 18/09/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí