cũng như quan niệm nghệ thuật về thế giới và con người). Tạo sức mạnh thúc đẩy bộ phận tiểu thuyết này phát triển mạnh mẽ theo xu hướng đổi mới của nền văn học nói chung. Không chỉ góp phần tạo nên cái chung mà tiểu thuyết của Trịnh Thanh Phong còn góp phần làm phong phú thêm cho văn học viết về nông thôn bởi những điểm khác biệt của mình (bức tranh nghệ thuật, nhân vật, giọng điệu). Nét khác biệt này tạo nên đặc trưng tiểu thuyết cũng như tên tuổi của nhà văn đồng thời thể hiện tâm huyết của nhà văn với mảnh đất mà ông đã chọn để đưa vào tác phẩm của mình. Như vậy khai thác tiểu thuyết Trịnh Thanh Phong trong cái nhìn hệ thống với các tác phẩm khác trong bộ phận tiểu thuyết Việt Nam viết về đề tài nông thôn sẽ mở ra nhiều thú vị mới mẻ.
CHƯƠNG II
BỨC TRANH HIỆN THỰC VÀ CON NGƯỜI NÔNG THÔN TRONG TIỂU THUYẾT TRỊNH THANH PHONG
2.1. Quan niệm nghệ thuật về cuộc sống và con người trong tiểu thuyết Trịnh Thanh Phong.
Quan niệm nghệ thuật về con người là cách hiểu, cách cảm nhận về con người được hóa thân vào các nguyên tắc, thủ pháp, phương tiện thể hiện con người trong tác phẩm nghệ thuật. Quan niệm nghệ thuật về con người không phải là phạm trù riêng của văn học mà thể hiện ở mọi ngành nghệ thuật. Chẳng hạn, trước đây khi vẽ truyền thần một người, hoạ sĩ một mặt phải quan sát đối tượng cụ thể để vẽ cho giống, cho “truyền thần”, mặt khác, bao giờ cũng vẽ người toàn thân có đủ cả hai tay, hai chân, hai tay thì đủ cả mười ngón. Trong quan niệm thẩm mĩ của họ không chấp nhận vẽ nửa người, bởi nguời ta có thể hiểu lầm là người có khuyết tật. Cách vẽ toàn thân đó là quan niệm nghệ thuật về con người. Còn trong văn chương, nhà văn dù sáng tác ở lĩnh vực nào cũng đều có một quan niệm nghệ thuật nhất định làm cơ sở. Sáng tác dân gian, do truyền miệng, dấu ấn tác giả bị mờ đi, song vẫn có quan niệm nghệ thuật về con người. Người mới sáng tác khi chưa tự mình tạo ra quan niệm nghệ thuật riêng của mình cũng sử dụng quan niệm nghệ thuật thịnh hành mà mình chịu ảnh hưởng. Nhà văn có tài năng tất nhiên có quan niệm nghệ thuật độc đáo. Quan niệm nghệ thuật là cái mẫu số chung để chúng ta nhìn nhận, đánh giá sáng tác nghệ thuật. Trên mẫu số chung ấy, các nhà văn có tài sẽ nổi lên với những khám phá mới, mở ra những giới hạn mới, chiều sâu mới trong sáng tạo nghệ thuật.
Tóm lại, quan niệm nghệ thuật về con người là một công cụ cần thiết để đánh giá thành công hay hạn chế của sáng tác văn học, bởi vì văn học là nhân
học; qua đó nó giúp chúng ta đánh giá chiều sâu trong việc khám phá về con người của một nhà văn. Khái niệm đó cũng cho thấy hướng phấn đấu của nhà văn là đi tìm cách hiểu mới, sâu sắc về con người, đột phá các giới hạn thông thường trong việc miêu tả con người của người đi trước, sáng tạo những tác phẩm mới xứng đáng với mong đợi của người đọc.
Văn học nước nhà từ đầu thế kỷ XX đã vận động trên tất cả các phương diện, đương nhiên trong đó có phương diện quan niệm nghệ thuật về con người. Nếu như trước 1945, quan niệm con người tha hóa, con người lãng quên, con người nghĩa hiệp … xuất hiện trong sáng tác của nhiều nhà văn như Nam Cao, Vũ Trọng Phụng, Nguyễn Tuân, các cây bút Tự lực văn đoàn thì đến giai đoạn cách mạng và kháng chiến kéo dài suốt 30 năm (1945 - 1975), mẫu người phổ biến trong cuộc sống và trong văn chương phù hợp với yêu cầu cơ bản của lịch sử là người anh hùng. Họ chủ yếu là con người hiện thực, con người hành động, con người xã hội, con người giai cấp, con người cộng đồng và con người phi thường. Sở dĩ con người trong giai đoạn này được xây dựng như vậy là bởi chiến tranh có quy luật riêng của nó. Muốn vượt qua những thử thách khắc nghiệt, con người cần sống một cách thực tế, không thể quá suy tư và đa cảm, phải giản ước mọi ham muốn, không được mơ hồ về kẻ thù, không được phép nghĩ nhiều tới lợi ích và nguyện vọng riêng tây, và nhất là cần huy động mọi phẩm chất cao đẹp tiềm ẩn trong bản thân mình. Để phục vụ cho sự nghiệp kháng chiến và kiến quốc.
Tuy nhiên, từ sau năm 1975, tình hình văn học ở cả hai quá trình sáng tác và tiếp nhận đã đổi khác rất nhiều. Giờ đây, với nhà văn, cuộc sống đã mở ra những triển vọng cao hơn cùng những đòi hỏi lớn hơn. Để đáp ứng những nhu cầu thẩm mĩ mới của công chúng, văn chương cần trở về với đặc trưng vốn có của mình, cần tuân thủ những “quy luật muôn đời” của các kiệt tác trong lịch sử văn chương dân tộc và nhân loại. Đặc biệt, bệnh đơn giản, một
Có thể bạn quan tâm!
- Đặc điểm tiểu thuyết Trịnh Thanh Long Qua hai tiểu thuyết Ma làng và Đồng làng đom đóm - 2
- Tiểu Thuyết Trịnh Thanh Phong Trong Bộ Phận Tiểu Thuyết Việt Nam Về Đề Tài Nông Thôn Sau Đổi Mới 1986
- Đặc điểm tiểu thuyết Trịnh Thanh Long Qua hai tiểu thuyết Ma làng và Đồng làng đom đóm - 4
- Bức Tranh Hiện Thực Nông Thôn Việt Nam Với Hai Gam Màu Sáng - Tối
- Đặc điểm tiểu thuyết Trịnh Thanh Long Qua hai tiểu thuyết Ma làng và Đồng làng đom đóm - 7
- Hình Tượng Người Nông Dân Việt Nam Trong Cảm Hứng Thế Sự - Đời Tư.
Xem toàn bộ 132 trang tài liệu này.
chiều trong quan niệm nghệ thuật về con người nên sớm được chấm dứt. Đã đến lúc cần lưu tâm đến tính toàn diện của bản chất người, tính đa dạng của quan hệ người. Cùng với con người hiện thực, con người hành động, con người xã hội, con người giai cấp, con người cộng đồng, nhà văn cần coi trọng thêm tới con người siêu việt, con người tâm linh, con người tự nhiên, con người nhân loại, con người cá thể và con người đời thường - những phương diện và những quan hệ mà trước đây do nhu cầu của đời sống thời chiến đã không được chú ý một cách thích đáng.
Song hành với sự đổi mới trong quan niệm nghệ thuật về con người là sự thay đổi trong phương thức biểu hiện nghệ thuật về con người. Các nhà văn đã sử dụng mọi phương tiện nghệ thuật... để đạt được mục tiêu sáng tạo của mình. Họ học hỏi từ nhiều phía, có người tiếp thu biện pháp thể hiện của các ngành khác như thủ pháp đồng biện của điện ảnh, tính tư liệu của báo chí...có tác giả lại tiếp nhận những ảnh hưởng tích cực từ các trào lưu hiện đại phương Tây …tạo nên sự đa dạng về màu sắc thẩm mĩ, sự nhiều chiều về thời gian và không gian, sự đa thanh về giọng điệu và âm hưởng.
Trong xu hướng đổi mới quan niệm nghệ thuật về con người như vậy, hai tác phẩm viết về đề tài nông thôn của Trịnh Thanh Phong, cũng thể hiện quan niệm nghệ thuật về con người thông qua hệ thống những thủ pháp miêu tả, cắt nghĩa con người xuyên suốt toàn bộ hai tác phẩm. Vì trong quá trình khai thác nội dung của luận văn, chúng tôi có đề cập đến một số những yếu tố thi pháp đóng vai trò là những phương thức nghệ thuật cơ bản của tác phẩm, nên trong phần này chúng tôi sẽ không phân tích một cách tỷ mỷ những phương thức đó mà chỉ tiến hành đánh giá một cách khái quát quan niệm nghệ thuật về con người của nhà văn thông qua hệ thống những phương thức, thủ pháp và phương tiện nghệ thuật được nhà văn sử dụng.
2.1.1. Con người cá nhân trong cảm hứng bi kịch và cảm thương.
Thực tế, quan niệm nghệ thuật về con người trong hai sáng tác Đồng làng đom đóm và Ma làngcủa Trịnh Thanh Phong được thể hiện chưa thực sự đậm nét. Người đọc nhận ra quan niệm ấy chủ yếu qua một số nhân vật tiêu biểu. Điều này cũng là dễ hiểu, bởi không phải ở bất cứ cây bút nào, việc bộc lộ quan điểm nghệ thuật về con người cũng thật sự độc đáo và rò nét. Việc nhà văn chỉ thể hiện quan niệm của mình ở một góc độ nào đó là một đặc điểm nhiều hơn là nhược điểm.
Có thể nói, cái làm nên sức hấp dẫn trong tác phẩm của Trịnh Thanh Phong chính là cái nhìn xã hội vừa nghiêm khắc, vừa hiền lành, đôn hậu của nhà văn. Đặc biệt, ông luôn trăn trở, day dứt trước số phận, những cảnh đời, mảnh đời vụn vỡ ở làng quê. Đó chính là những người nông dân suốt đời thì thụt với cái đói, cái nghèo.
Ông quan tâm, chắt lọc những yêu thương để xây dựng lên số phận của những con người cụ thể từ suy nghĩ, cử chỉ, hành động, … Để Phản ánh chân thực số phận bi kịch của họ.
Trong tác phẩm Đồng Làng Đom Đóm, cảm hứng bi kịch và cảm thương khi xây dựng con người cá nhân thể hiện ít hơn trong tác phẩm Ma Làng. Cảm hứng bi kịch thuyên giảm dần và mất hẳn khi kết thúc tác phẩm. Cảm hứng này thể hiện nhiều nhất trong những trang viết về “tuổi thơ dữ dội” của Hữu, một cậu bé đã mồ côi cha lại mồ côi thêm cả mẹ và phải sống với bố dượng - lão Bành - con quỷ thực sự.. Đây là những tháng ngày đoạ đày về cả thể xác và tâm hồn đối với Hữu. Hàng ngày, Hữu phải mò mẫm tìm con cua cái ốc cho người bố dượng, chịu đòn roi tàn ác của hắn. Những tháng ngày tuổi thơ của Hữu là những tháng ngày lặng lẽ, những đêm nằm co quắp trong cái nong bên cái trai thuỷ tinh, chịu những trận mưa roi có khi còn quyềnh quàng trong cơn mơ ngủ. Số phận bi kịch của Hữu chỉ chấm dứt sau khi chính
lão Bành nhận thức ra việc làm sai trái của bản thân mình. Cái khiến cho lão Bành thay đổi chính là tình yêu thương, sự hiếu thuận của Hữu. Như vậy, trong cái nhìn của tác giả ẩn chứa quan điểm nhân đạo. Số phận bi kịch của con người sẽ được giải quyết bằng tình thương. Tình thương có thể chữa lành vết thương trong tâm hồn con người, biến những tâm hồn “quỷ dữ “trở lại với tâm hồn con người.
Trong Ma Làng, đằng sau việc miêu tả những tranh chấp, đố kỵ giữa làng trên, xóm dưới, tộc này, họ kia chi phối người nông dân, đằng sau những mánh khoé hiểm ác, những mưu mô toan tính của những người có thế lực, có quyền thế, lợi dụng chỗ đứng của mình để thu lợi là tấm lòng của tác giả luôn hướng về người nông dân thấp cổ, bé họng như cô Mưa, anh Dỏ, chị Ló, cái Lở, bà Bẹo, anh Nghiệp, bà Lâm… Họ là người có số phận đau khổ, có người phải chết trong uất ức, có người phải sống cuộc sống không phải của con người, có những người phải sống trong sự khinh thường của làng xóm, hầu hết họ phải sống cuộc đời nghèo khổ, cơ cực. Nhưng rồi, cuối cùng họ cũng có hạnh phúc của mình,số phận của họ hết dần bi kịch. Giải pháp cho số phận bi kịch của những người nông dân chính là công ăn việc làm, và quan trọng hơn đó chính là tình thương. Tình thương của anh Tâm, một người luôn trăn trở làm thế nào để hết được những mảnh đời như Ló, như anh Dỏ đã góp phần giải quyết bi kịch của những người nông dân. Ngoài ra cứu giúp cuộc đời họ còn dựa vào sự đoàn kết, yêu thương nhau của những con người cùng khổ. Trong thế giới quan của nhà văn thì tình yêu thương giữa những con người chính là giải pháp giúp con người vượt ra khỏi những khổ đau oan trái. Trong khi miêu tả số phận bi kịch của những con người nhỏ bé tội nghiệp, nhà văn thể hiện nhiều quan điểm mang tính nhân đạo về con người. Ông cho rằng người ta không phải sinh ra đã xấu, họ chính là sản phẩm của xã hội ấu trĩ: “Những người như cô Ló, anh Dỏ, anh Nghiệp đâu phải đẻ ra là họ đã thế.
Họ là sản phẩm của một thời ấu trĩ, một thời còn mông muội. Nếu ta ngoảnh mặt đi thì làng xã còn mãi quẩn quanh, luân hồi”. [30.165] Cuộc đời bi kịch của họ chính là hậu quả của những toan tính mưu mô nham hiểm của chính đồng loại của mình. Chính những hoàn cảnh sống xấu đã tác động đến làm tha hoá con người, và tình thương yêu, sự cảm thông có thể cứu vớt họ. Đây là cái nhìn đầy trân trọng đối với con người. Và trong khi lí giải nguyên nhân dẫn đến bi kịch của con người, tác giả cũng có cái nhìn công bằng, khách quan. Đó là một cái nhìn đa chiều về con người và cuộc sống. Trong nhiều trường hợp, con người vừa là nạn nhân, lại vừa là thủ phạm của tấn bi kịch đời họ. Họ phải chịu trách nhiệm về chính số phận mà có lúc không vượt qua được cái xấu họ đã gây nên cho mình. Trường hợp cô Mưa, nếu không buông thả quá trớn thì làm gì cái đến mức bị dân làng hất ra rìa làng với đứa con hoang trong bụng. Chị Ló nếu không thoả hiệp “nhắm nghiền mắt kệ người ta muốn làm gì thì làm” [30.52] thì đã không đến nỗi rơi vào thiên tình sử vừa đam mê, hoang dã, như vậy. Như vậy, hoàn cảnh có tác động đến con người nhưng không phải có ý nghĩa quyết định. Con người vừa là nạn nhân lại cũng chính là thủ phạm của cuộc đời mình, cũng chính vì vậy con người phải có thái độ tích cực với cuộc sống hiện tại,tự chịu trách nhiệm với cuộc đời của mình.
Trong hai tác phẩm Đồng Làng đom đóm và Ma làng, những con người bé nhỏ tội nghiệp là những con người của đời tư, của những lo toan, cuộc sống đời thường. Số phận bi kịch của họ là sản phẩm của hoàn cảnh, đồng thời phần nào cũng chính là hậu quả của bản thân họ. Chỉ có tình thương, sự cảm thông chia sẻ của đồng loại mới có thể cứu giúp họ và cũng chính tình thương của những con người đau khổ đó có thể cứu giúp chính bản thân họ ra khỏi cuộc đời đầy bi kịch này. Đây cũng chính là cái nhìn đầy nhân đạo,
sự cảm thông chia sẻ, cũng là cái nhìn khách quan đối với số phận con người của nhà văn.
2.1.2. Con người lí tưởng trong cảm hứng ngợi ca
Con người lí tưởng là con người có phẩm chất cao quí luôn đặt lợi ích công đồng lên trên lợi ích cá nhân, mọi việc làm và suy nghĩ đều hướng đến hạnh phúc của người xung quanh,sẵn sàng đấu tranh với cái xấu cái ác để bảo vệ cái đẹp cái thiện.
Trong tác phẩm Đồng làng đom đóm và Ma làng, nhà văn Trịnh Thanh Phong cũng xây dựng những nhân vật lí tưởng. Trong số phận rộng lớn của nhân vật lí tưởng chứa đựng nhiều quan niệm khác nhau về thế giới và con người của nhà văn.
Trong Đồng làng đom đóm, tác giả xây dựng hai nhân vật lí tưởng đó là Hữu và Dần - một đại đội trưởng bị thương trong một trận đánh trên sông Thạch Hãn mùa hè năm 1972 và một bác sĩ giàu lòng nhân ái. Dù trong mọi hoàn cảnh từ cuộc sống nghèo túng, cay cực, thiếu thốn thời thơ ấu và gian khổ ác liệt thời quân ngũ Hữu vẫn luôn giữ một tâm hồn cao cả. Thuở nhỏ, luôn bị đòn roi của lão Bành, Hữu vẫn cứu sống lão, dùng một đồng bạc duy nhất, lặn lội đường xa để lấy thuốc chữa bệnh cho lão. Và khi quyết định làm việc tốt thì thằng Hữu thấy lòng mình mát mẻ lạ thường. Trong suốt những tháng ngày đi trọ học, Hữu luôn là người suy nghĩ cho người khác. Có lần, đôi vai Hữu toạc máu chỉ vì kiếm tiền ăn và tiền đóng học cho cả nhóm. Tình thương yêu đối với những người xung quanh của Hữu còn được khẳng định một lần nữa khi cậu bé Hữu quẳng năm hào bạc và vội cướp lấy lạng đường cho bà cụ Vuông đang ốm nặng. Sau này trong chiến trận cũng vậy, Hữu luôn hoàn thành nhiệm vụ một cách suất sắc nhất. Như vậy, với nhà văn Trịnh Thanh Phong, mọi hoàn cảnh dù khó khăn, gian khổ chỉ là điều kiện cho những con người lý tưởng làm những việc tốt và khẳng định mình. Đặc biệt,