Nghiên Cứu Về Phong Cách Nghệ Thuật Ma Văn Kháng

Ngược dòng nước lũ (1999) đã thu hút sự chú ý của Hoàng Trần Vũ , Hồ Anh Thái , Tô Đứ c Chiêu , Lã Duy Lan , Wayne Karlin, Michael Harris, Trần Tế, Lã Nguyên, Phong Lê, Đỗ Hải Ninh,... Các nhà nghiên cứu đánh giá cao thành công của nhà văn trong phân tích, miêu tả quy luật của xã hội, hướng tới đấu tranh chống tiêu cực và bảo vệ những giá trị của cuộc sống.

Các tiểu thuyếtCôi cút giữa cảnh đời (1989), Chó Bi, đời lưu lạc (1992) được xem là viết cho thiếu nhi, tuy nhiên các nhà nghiên cứu (Phong Lê, Nguyễn Ngọc Thiện, Lã Thị Bắc Lý, Nguyễn Gia Nùng) vẫn nhận thấy tính chất đa nghĩa của đề tài, từ câu chuyện giành cho thiếu nhi, nâng lên thành những bài học về cuộc sống.

Trong đề tài thành thị, có một mảng viết về những người chiến sĩ trên mặt trận chống lại cái ác, đó là hai tiểu thuyết Bóng đêm (2011) và Bến bờ (2012). Về đề tài này, cho đến thời điểm chúng tôi khảo sát hầu như chưa có những nghiên cứu chuyên sâu, chủ yếu là lời giới thiệu trên các báo, hoặc lồng ghép trong những hướng nghiên cứu khác. Chúng tôi cho rằng, đề tài an ninh thể hiện rất rõ tư tưởng, quan điểm nghệ thuật của Ma Văn Kháng, vì thế, hy vọng sẽ có những nghiên cứu bổ sung vào nội dung này.

Qua khảo sát các nghiên cứu tiểu thuyết thế sự đời tư của Ma Văn Kháng chúng tôi nhận thấy: các nghiên cứu thống nhất khẳng định Ma Văn Kháng thực sự trở thành một cây bút sắc sảo trong việc phản ánh những vấn đề cuộc sống đang trở thành băn khoăn nhức nhối: gia đình, đạo đức xã hội, các mối quan hệ cha con, chồng vợ, anh em, đồng nghiệp, thầy trò, đánh giá cao năng lực phân tích, dự báo của nhà văn trước những vấn đề đời sống đang diễn ra đầy phức tạp, ảnh hưởng, chi phối sâu sắc đến từng cá nhân và toàn xã hội. Ma Văn Kháng là nhà văn có ý thức trong việc đổi mới đề tài và bút pháp, đóng góp quan trọng cho văn học Việt Nam ở thể loại tiểu thuyết thế sự đời tư. Từ những đổi mới về đề tài, khẳng định Ma Văn Kháng đã góp phần nhận diện con người Việt Nam ở từng giai đoạn cụ thể qua những phạm vi nhất định. Những nội dung nghiên cứu không được phân định rõ ràng, chỉ có

ở những nghiên cứu chuyên sâu mới mang tính chất khu biệt, còn lại, hầu hết các nhà nghiên cứu đều lấy đề tài làm điểm xuất phát và từ đó bao quát các nội dung khác do vậy đôi lúc chưa làm rõ được trọng tâm nghiên cứu.

Những nghiên cứu về tiểu thuyết Ma Văn Kháng ở phương diện đề tài chiếm một số lượng lớn và rất có ý nghĩa trong việc nhận diện vị trí của nhà văn trong tiến trình phát triển của văn học đương đại. Nói nghiên cứu về đề tài ở đây không có nghĩa là các nghiên cứu trên chỉ quan tâm đến phương diện này mà bỏ qua các yếu tố khác trong tiểu thuyết Ma Văn Kháng. Sở dĩ chúng tôi có những đánh giá trên bởi căn cứ vào điểm xuất phát của các nhà nghiên cứu khi xem xét tác phẩm Ma Văn Kháng. Một vấn đề nữa đáng chú ý đó là: các nghiên cứu hầu hết mới chỉ dừng lại ở từng tác phẩm, chưa có những nghiên cứu mang tính tổng thể, xuyên suốt, bao quát các tiểu thuyết Ma Văn Kháng trong các giai đoạn sáng tác. Chính điều này đã dẫn đến việc xác định vị trí và đóng góp của nhà văn ở phương diện thể loại chưa thật xác đáng. Và nếu chỉ dừng lại ở đề tài, tiểu thuyết của Ma Văn Kháng còn rất nhiều nội dung chưa được khám phá, khai thác.

Từ những năm 90 thế kỷ trước địa vị của Ma Văn Kháng trong văn học Việt Nam hiện đại đã được khẳng định một cách vững chắc. Những nghiên cứu về tiểu thuyết Ma Văn Kháng cũng chuyển động mạnh mẽ, có nhiều nghiên cứu chuyên sâu vượt qua góc nhìn đề tài, mổ xẻ tiểu thuyết của Ma Văn Kháng ở nhiều phương diện: sự vận động trong tư duy nghệ thuật, nghệ thuật tự sự, nhân vật, ngôn từ, giọng điệu. Tiểu thuyết của Ma Văn Kháng đã trở thành đối tượng của rất nhiều chuyên luận bên cạnh các tiểu luận và bài báo, trả lời phỏng vấn… Đây cũng là một điều khẳng định vị thế của nhà văn - trở thành đối tượng nghiên cứu mang tính học thuật của phê bình văn học đương đại.

Nghiên cứu về nghệ thuật tự sự là một góc tiếp cận được Nguyễn Ngọc Thiện, Trần Tế, Lã Nguyên, Phong Lê, Đỗ Hải Ninh, Đoàn Trọng Huy, Phạm Duy Nghĩa, Lê Hiền, Hoàng Thị Huế… thực sự quan tâm. Nguyễn Ngọc Thiện khi đặt ba tiểu thuyết Đồng bạc trắng hoa xòe, Gặp gỡ ở La Pan Tẩn Bóng đêm trong độ dài của thời gian đã nhận thấy ngòi bút của Ma

Văn Kháng đã có bước tiến dài trong kỹ thuật tự sự. Theo tác giả, bước tổng hợp đó là nghệ thuật miêu tả nhân vật, là sự thay đổi điểm nhìn trần thuật, là tài năng "dụng ngữ", đặc biệt nhà nghiên cứu nhận thấy, khi miêu tả nhân vật, Ma Văn Kháng thiên về khai thác cái thuộc về bản năng, đời sống tâm sinh lí, tình dục của họ cùng những suy nghĩ, đối thoại, độc thoại - tức phần hồn con người với tất cả sự đa đoan phồn tạp khó lường hết mọi điều của nó.

Nghệ thuật tự sự trong sáng tác Ma Văn Kháng của Đỗ Phương Thảo là công trình chuyên sâu đầu tiên về Ma Văn Kháng ở cả truyện ngắn và tiểu thuyết. Khảo sát công phu nghệ thuật tự sự của Ma Văn Kháng trong tác phẩm mang tính sử thi và tác phẩm thế sự đời tư, tác giả đưa ra những kiến giải sâu sắc về quan niệm về cuộc đời và con người của nhà văn ở cả hai khu vực đề tài. Nghệ thuật trần thuật được lý giải khá cặn kẽ ở các phương diện. Tuy nhiên, vì phạm vi của chuyên luận bao gồm cả truyện ngắn và tiểu thuyết cho nên có những vấn đề thuộc về thể loại tiểu thuyết vẫn còn bỏ ngỏ.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 173 trang tài liệu này.

Đoàn Trọng Huy có những nghiên cứu thể hiện sự quan tâm sâu sắc tới nghệ thuật tiểu thuyết Ma Văn Kháng trong một cái nhìn tổng hợp: Ma Văn Kháng, ngọn cờ đổi mới có sức vẫy gọi; Ma Văn Kháng, Vạm vỡ kiên cường một sức văn, Cảm nhận tài nghệ ngôn từ Ma Văn Kháng. Tác giả khẳng định "đặc biệt, nghệ thuật trần thuật của Ma Văn Kháng có những đổi mới... đạt được những hiệu quả nghệ thuật rõ rệt, mang lại hiệu quả thẩm mỹ mới" [58].

Hà Linh trong Ma Văn Kháng, sống là để mang thương tích khẳng định với Bóng đêm, Ma Văn Kháng đã "xóa nhòa ranh giới của đề tài trong văn chương, hay nói cách khác, với những nhà văn lớn, thì đề tài chỉ là cái cớ để họ thể hiện tư tưởng của mình" [115, tr. 10]. Hoàng Thị Huế và Nguyễn Thị Khánh Thu khẳng định thành công trong xây dựng hình tượng người kể chuyện trong tiểu thuyết Một mình một ngựa của Ma Văn Kháng: "Điểm đặc sắc là kiểu tự thuật "đánh tráo" chủ thể trần thuật... không phải ở ngôi thứ nhất mà là ngôi thứ ba, ở dạng này, tác giả vẫn giữ khoảng cách giữa nhân vật và người kể chuyện... cái tôi tự thuật của tác giả ẩn dưới một lớp vỏ bọc khác" [52, tr. 26].

Phong cách tiểu thuyết Ma Văn Kháng - 4

Có thể nói, tiếp cận Ma Văn Kháng từ nghệ thuật trần thuật là một trong những hướng nghiên cứu mang tính chuyên sâu sâu về tác giả này.

Nghiên cứu nhân vật trong tiểu thuyết Ma Văn Kháng đã được Hoàng Tiến, Trần Ðăng Suyền, Nghiêm Ða Văn, Lê Thành Nghị, Nguyễn Ngọc Thiện, Ðoàn Trọng Huy, Nguyễn Thị Huệ... và sau này là Ðỗ Hải Ninh, Phạm Duy Nghĩa, Ðỗ Phương Thảo... quan tâm. Tuy nhiên, các nghiên cứu ban đầu, nhân vật chỉ được nhắc đến bằng những dòng ít ỏi, về sau nhân vật trong tiểu thuyết của Ma Văn Kháng đã trở thành đối tượng nghiên cứu mang tính chuyên sâu. Đánh giá về nhân vật trong tiểu thuyết của Ma Văn Kháng, các nghiên cứu đều khẳng định thành công của nhà văn trong việc xây dựng các kiểu nhân vật mang những nét đặc sắc riêng, có bút pháp miêu tả nhân vật độc đáo. Ở những tác phẩm ở giai đoạn đầu các nhà nghiên cứu nhìn thấy khả năng bao quát hiện thực thì ở những tác phẩm sau này, họ lại chú ý tới bút lực khám phá nội tâm nhân vật ở các phương diện đời sống khi đối diện với những xung đột và mâu thuẫn xã hội cũng như cá nhân con người với con người (Trần Đăng Suyền, Lã Duy Lan, Đỗ Phương Thảo). Các nghiên cứu thống nhất ở điểm nhà văn đã xây dựng được những kiểu nhân vật tiểu thuyết mang mầu sắc riêng. Đó là kiểu nhân vật lý tưởng mang vẻ đẹp bi hùng, nhân vật trí thức, nhân vật nạn nhân, nhân vật thị dân (Nguyễn Ngọc Thiện, Đoàn Trọng Huy). Rất nhiều ý kiến cho rằng, nhân vật nữ là thành công đặc biệt trong các tiểu thuyết Ma Văn Kháng (Trần Đăng Suyền, Trần Bảo Hưng, Nguyễn Thị Huệ, Nguyễn Ngọc Thiện, Đoàn Trọng Huy, Đỗ Hải Ninh...). Từ những phụ nữ Mông nhan sắc có kiếp sống như ngựa thồ, thân phận như chõ đồ máo của trong các tiểu thuyết miền núi đến nhân vật nữ ở thành thị trong tiểu thuyết Ma Văn Kháng có những nét không thể trộn lẫn, vô cùng hấp dẫn, quyến rũ cả ở hình thức lẫn nội tâm. Có thể nói, các nhà nghiên cứu đều nhìn thấy ở nhà văn tấm lòng ưu ái dành cho những người phụ nữ qua sáng tác tiểu thuyết. Về kiểu nhân vật trí thức của tiểu thuyết Ma Văn Kháng, Đỗ Hải Ninh nhận thấy: "nhân vật trí thức của Ma Văn Kháng mang màu sắc tự truyện...

Nhân vật trí thức của Ma Văn Kháng là nhân vật cô đơn, đúng như trạng thái ý thức của con người trong xã hội hiện đại" [143, tr. 294]. Đoàn Trọng Huy cho rằng nhân vật hiệp sĩ an ninh mang vẻ đẹp bi tráng lại là sự khẳng định một mỹ cảm độc đáo gắn với nhân vật loại hình mới.

Bên cạnh thành công, các nhà nghiên cứu cũng nhìn thấy những hạn chế của Ma Văn Kháng khi khắc họa các nhân vật chính diện thiên về ca ngợi không có sự phê phán cần thiết, lý tưởng hóa nhân vật đến mức gần như thánh thiện. Các nhân vật phản diện thì ngược lại, cường điệu, tô đậm thái quá những nét nghịch dị về tướng mạo và tính cách.

Qua những nghiên cứu về tiểu thuyết Ma Văn Kháng chúng tôi nhận thấy các ý kiến thống nhất ở điểm khẳng định thành công của Ma Văn Kháng ở cả hai mảng đề tài miền núi và thành thị, nghệ thuật tự sự của Ma Văn Kháng có những điểm độc đáo, thế giới nhân vật của Ma Văn Kháng đa dạng, phong phú, hấp dẫn, ngôn từ và giọng điệu đã được đề cập đến trong một số nghiên cứu nhưng chưa chuyên sâu. Các vấn đề về sự vận động trong tư duy và quan niệm nghệ thuật, kiểu nhân vật và nghệ thuật xây dựng nhân vật, ngôn từ và giọng điệu rất cần được tìm hiểu có hệ thống và đầy đủ hơn.

1.2.2. Nghiên cứu về phong cách nghệ thuật Ma Văn Kháng

Điểm lược lại các công trình nghiên cứu về sáng tác tiểu thuyết của Ma Văn Kháng từ trước tới nay qua từng giai đoạn, chúng tôi nhận thấy dù xuất phát từ những góc độ khác nhau, trong những thời gian khác nhau, ở từng tác phẩm cụ thể, các ý kiến đều thống nhất đánh giá Ma Văn Kháng là một trong số những nhà tiểu thuyết tiêu biểu của văn học Việt Nam đương đại, là một ngọn cờ tiên

phong trong công cuộc đổi mới văn học. Tiểu thuyết của Ma Văn Kháng ở từng giai đoạn đã góp phần không nhỏ cho sự phát triển của văn học đương đại, phản ánh được bức tranh hiện thực và đời sống tinh thần thời đại. Nhà văn đã tạo dựng được những nhân vật đặc sắc và hấp dẫn. Ngôn từ sáng tạo, phong phú. Về phong cách nghệ thuật, có rất nhiều nhà nghiên cứu đã hướng tới nghiên cứu để nhằm định danh Ma Văn Kháng trong dòng chảy văn học đương đại.

Nghiên cứu đầu tiên hướng tới định danh phong cách tiểu thuyết Ma Văn Kháng là Văn xuôi khơi nguồn đổi mới của Nguyễn Thị Huệ. Tác giả đặt Ma Văn Kháng trong mối tương quan với Nguyễn Minh Châu, Nguyễn Khải, Nguyễn Mạnh Tuấn, từ quan sát giọng điệu và ngôn ngữ đã đưa ra nhận định Ma Văn Kháng có "phong cách trữ tình trầm lắng,... duyên dáng, trong sáng, tình ý đằm sâu trong từng câu chữ...giàu hình ảnh, giàu sức biểu cảm" [51, tr. 192]. Tuy nhiên, với mục đích nghiên cứu sự vận động của văn xuôi Việt Nam trước thềm đổi mới qua bốn tác giả tiểu thuyết tiêu biểu cho nên những ý kiến về phong cách mới chỉ dừng lại ở phương diện ngôn ngữ và có ý nghĩa như một định danh, chưa có sự lý giải mang tính chất chuyên sâu và diện khảo sát chỉ dừng lại ở hai tiểu thuyết Mưa mùa hạ, Mùa lá rụng trong vườn.

Phong cách văn xuôi miền núi của Ma Văn Kháng của Phạm Duy Nghĩa là công trình đầu tiên nghiên cứu về phong cách nghệ thuật Ma Văn Kháng ở phạm vi đề tài miền núi. Từ một quan sát mang tính chất khái quát nhất ở những sáng tác thuộc đề tài dân tộc miền núi, Phạm Duy Nghĩa cho rằng: "Ma Văn Kháng là nhà văn có phong cách rõ nét, ổn định, không lẫn với cây bút khác" [135, tr. 38]. Tiếp đó, tác giả đi tới định danh phong cách của nhà văn khi viết về miền núi "là cảm hứng trước vẻ đẹp phồn thực, cường tráng, bản tính hồn nhiên cùng sự phân cực sâu sắc của con người và cuộc đời trần thế", một phong cách nghệ thuật mang "cảm quan dương tính ..." [135, tr. 38]. Với nghiên cứu này, vấn đề phong cách nghệ thuật của Ma Văn Kháng đã được đặt ra và giải quyết ở phạm vi đề tài miền núi, bao gồm cả truyện ngắn và tiểu thuyết. Như vậy, nhà nghiên cứu chưa hướng tới sự phân định về phong cách thể loại và phạm vi của nghiên cứu mới chỉ dừng lại ở sáng tác miền núi, những sáng tác về thành thị, phần rực rỡ nhất của Ma Văn Kháng chưa được đặt ra trong nghiên cứu này.

Nhấn mạnh cảm quan hiện thực và cái nhìn nhân đạo đối với con người, Nguyễn Ngọc Thiện cho rằng, đặc điểm phong cách nghệ thuật tiểu thuyết Ma Văn Kháng là "phong cách hiện thực - cảm thương, từng trải, tinh tế mà gan ruột,

đằm thắm" [166, tr. 460]. Đoàn Trọng Huy trong Ngọn cờ đổi mới có sức vẫy gọi đánh giá Ma Văn Kháng là một "phong cách hào sảng... đa dạng mà nhất quán" [57, tr. 107]. Từ nghiên cứu về nhân vật trí thức trong tiểu thuyết Ma

Văn Kháng, Đỗ Hải Ninh nhận ra ở Ma Văn Kháng môt

phong cách "đủng

đỉnh... nhìn trước ngó sau xuyên sâu từng ngõ ngách và lí giải " [143, tr. 294]. Một số nhà nghiên cứu như Trần Tế, Trần Cương, Trần Thế Phiệt, Lã Nguyên cũng đề cập đến vấn đề phong cách nghệ thuật Ma Văn Kháng. Chúng tôi cho rằng, những nhận định này có giá trị gợi dẫn luận án khi nghiên cứu một tài năng văn chương giàu sức sáng tạo, có gia tài nghệ thuật phong phú, dày dặn.

Tuy nhiên, như trên đã nói, các nghiên cứu về phong cách nghê ̣thuâṭ nhà văn

ở thể loại tiểu thuyết mới dừ ng laị ở nhân điṇ h trên net́ ́n , chưa có công

trình đi sâu nghiên cứu phong cách nghệ thuật của Ma Văn Kháng , thể loai

tiểu thuyết môt

cách hê ̣thống để chỉ ra những nét đôc

đáo của nhà văn ở thể

loại này . Để xác định được đặc điểm phong cách của Ma Văn Kháng trong thể loại tiểu thuyết với ý nghĩa như một cấu trúc chỉnh thể chúng tôi thấy có một số vấn đề.

Thứ nhất, Ma Văn Kháng là một nhà tiểu thuyết nhưng đồng thời cũng là một cây bút truyện ngắn tài hoa, gần đây với Phút giây huyền diệu lại trở thành một cây bút lí luận phê bình khá sắc sảo. Ở thể loại tiểu thuyết, trong một tác phẩm có thể thấy một Ma Văn Kháng với nhiều giọng điệu, bút pháp khác nhau. Có nên xem đó là một hiện tượng đa phong cách hay không, hay đó là những phương diện khác nhau trong một phong cách thống nhất. Muốn vậy phải có sự phân tích rõ ràng về từng thể loại trong hệ thống các sáng tác của nhà văn theo từng giai đoạn cụ thể.

Thứ hai, có thể coi sự chuyển đổi không gian sống và làm việc là bước ngoặt trong cuộc đời sáng tác của nhà văn hay không? (Giả thiết ngược lại nếu không có bước chuyển đổi đó thì có một Ma Văn Kháng của ngày hôm nay không?) Giữa hai giai đoạn ấy, đâu là bước chuyển tiếp? Giữa hai giai đoạn ấy, đâu là những đặc điểm mang tính bền vững nhất quán, đâu là sự vận

động biến đổi trong tư duy nghệ thuật. Cái gì ẩn kín đằng sau những gì đã phát lộ trong những trang viết.

Thứ ba, nhìn trong dòng chảy chung của văn học Việt Nam hiện đại từ sau 1975, Ma Văn Kháng là một trong số những người đi tiên phong đổi mới văn học, nhưng dường như ông vẫn kiên trì một lối đi riêng, "một mình một ngựa". Không giống Nguyễn Minh Châu viết "để tìm lại chính mình" (Sắm vai), hay như Nguyễn Khải "tự thú" (Nghề văn cũng lắm công phu), hoặc như Nguyễn Huy Thiệp "giải thiêng" (Kiếm sắc, Vàng lửa) để hướng tới phần bản năng nhất của con người. Cũng không giống Bảo Ninh (Thân phận tình yêu) lấy chiến tranh làm nền để con người bộc lộ nhân tính. Ma Văn Kháng kiên nhẫn viết để bảo vệ "cái đẹp thuộc về con người", nghiêng về những giá trị cổ truyền, cách ứng xử của Ma Văn Kháng qua tiểu thuyết luôn khám phá tiềm năng của con người trong dòng đời cuộn chảy từ ô cửa gia đình nhìn ra xã hội,có lúc ông đã tự nhận mình như là Don Kihote, phải chăng chính những điều này đã làm nên hiện tượng phong cách Ma Văn Kháng?

TIỂU KẾT

Khảo sát phong cách nghệ thuật và các nghiên cứu về tác giả Ma Văn Kháng ở thể loại tiểu thuyết, chúng tôi cho rằng, giải quyết được những nội dung còn vướng mắc chính là con đường tìm đến phong cách tác giả. Trên cơ sở tiếp thu đóng góp của người đi trước, chúng tôi có tham vọng đặt một cái nhìn toàn diện hơn về phong cách thể loại tiểu thuyết của nhà văn giàu sức sáng tạo này. Luận án hy vọng sẽ là công trình đầu tiên nghiên cứu, tìm hiểu phong cách nghệ thuật tiểu thuyết của Ma Văn Kháng từ tác phẩm đầu tiên đến tác phẩm gần đây nhất trong độ dài hơn nửa thế kỉ cầm bút của nhà văn. Trọng tâm của luận án là phân tích, lí giải những cống hiến của nhà văn đối với sự phát triển của văn học Việt Nam hiện đại ở phương diện thể loại tiểu thuyết, lí giải cơ sở xã hội của cống hiến ấy, chứng minh bằng lí luận và thực tiễn sáng tác của nhà văn ở các phương diện: quan niệm nghệ thuật, bút pháp xây dựng nhân vật, ngôn từ và giọng điệu.

Xem tất cả 173 trang.

Ngày đăng: 18/12/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí