Sáng Tác Nguyễn Khải Trước 1975: “Sản Phẩm Của Một Thời Lãng Mạn”


“Phong cách luôn gắn với tài năng, với sức mạnh, chiều sâu sự suy nghĩ cảm nhận của người nghệ sĩ để thể hiện dược vào tác phẩm cái gì là đặc sắc,sâu xa nhất của mình. Phong cách thể hiện cá tính, tính cách, đặc điểm tài năng,tâm hồn, cách nghĩ, cách cảm của người nghệ sĩ.” [16,64]

Giáo sư Nguyễn Đăng Mạnh cũng thừa nhận tính độc đáo trong sự kết hợp các yếu tố hình thành phong cách nhà văn. Ông cho rằng: “nói đến phong cách nghệ thuật, trước hết phải nói tính thống nhất của nó. Điều khó khăn trong việc xác định phong các của một nhà văn, tác phẩm văn học, không phải là xem nhà văn ấy có những đặc sắc gì về tư tưởng và hình thức nghệ thuật ,mà là phát hiện ra tính độc đáo của sự kết hợp nét đặc sắc ấy” [56]

Quan điểm thừa nhận phong cách là sự kết hợp giữa hai yếu tố hình thức và nội dung nghệ thuật, được nhiều nhà văn nhà nghiên cứu ở Việt Nam tâm đắc. Nhà văn Sơn Tùng cho rằng: “Những tác phẩm của nhà văn thường có những đặc điểm về tư tưởng và nghệ thuật khác nhau. Những đặc điểm này biểu hiện sự lựa chọn và đánh giá những sự việc và nhân vật miêu tả ở bản thân sự miêu tả, ở cách kết cấu tình tiết, khắc họa tính cách , vận dụng ngôn ngữ thể tài tất cả những đặc điểm ấy tổng hợp lại thành phong cách của nhà văn”. Ông khẳng định thêm: “phong cách của mỗi nhà văn là hiện tượng cố định nó luôn phát triển và cải tiến, trở nên phong phú hơn với sự trưởng thành về vốn sống tư tưởng nghệ thuật của nhà văn” [75].

Tôn Thảo Miên trong “Về khái niệm phong cách cá nhân của nhà văn” thừa nhận: “phong cách là một hệ thống mà tất cả các yếu tố nằm lẫn nhau trong sự thống nhất. Sự thống nhất của nội dung và hình thức là đặc trưng cơ bản của phong cách”.

Như vậy, phong cách luôn là vấn đề thời sự trong phê bình và được các nhà văn, nhà nghiên cứu văn học rất mực quan tâm đến. Phong cách có thể được hiểu theo nhiều cách tùy theo đặc điểm và hướng nghiên cứu của mỗi


nhà nghiên cứu. Nó có thể được hiểu theo sự quan hệ với phương pháp sáng tác và thế giới quan của nhà văn, có thể được hiểu thêm về yếu tố hình thức cấu tạo nên tác phẩm văn học, hoặc là sự kết hợp, thống nhất hai yếu tố nội dung và hình thức nghệ thuật. Quan điểm phong cách là sự kết hợp hai yếu tố nội dung và hình thức nghệ thuật có sức thuyết phục và được nhiều nhà nghiên cứu trong và ngoài nước tán đồng hơn cả. Bởi vì nói đến phong cách là nói đến khả năng chinh phục bạn đọc của nhà văn. Trong khi để tạo nên một tác phẩm văn học có giá trị thực tế thì cần đến sự kết hợp, thống nhất của nhiều yếu tố chứ đâu chỉ cực đoan một vài yếu tố riêng lẻ, vụn vặt. Chính vì vậy các nhà nghiên cứu đều thống nhất phong cách là quy luật thống nhất các yếu tố của chỉnh thể nghệ thuật, là một biểu hiện của tính nghệ thuật.Trong luận văn này cúng tôi xem xét văn học theo quan điểm lí thuyết này. Bên cạnh đó phải thừa nhận rằng không phải nhà văn nào cũng có phong cách mặc dù nhà văn nào cũng có nét riêng. Chỉ những nhà văn lớn có sự độc đáo trong cá tính sáng tạo nghệ thuật mới có phong cách. Mặt khác, nói đến phong cách của nhà văn, vai trò thế giới quan, phương pháp sáng tác riêng, tư tưởng nghệ thuật có ảnh hưởng lớn tới phong cách nhà văn. Những vấn đề như tâm lí, khí chất, cá tính, tính dân tộc, tính thời đại, đều là những nhân tố quyết định đến sự hình thành phong cách nhà văn.

1.2. SÁNG TÁC NGUYỄN KHẢI TRƯỚC 1975: “SẢN PHẨM CỦA MỘT THỜI LÃNG MẠN”

Nguyễn Khải đến với cách mạng, được cách mạng cho làm người, làm nghề. Trong bài “Nhìn lại những trang viết của mình”, ông đã thừa nhận “Đã nhiều lần tôi tự hỏi nếu không có Cách mạng tháng Tám thì đời mình sẽ ra sao nhỉ? Chắc chắn tôi vẫn là người lao động lương thiện nhưng tầm thường, xoàng xĩnh hơn bây giờ nhiều”. Nguyễn Khải cũng công khai thừa nhận rằng mình là người gặp thời, nhờ thời “Tôi là người có chí nhưng kém tài, may mà

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 124 trang tài liệu này.


được gặp thời, rồi được gặp thầy, gặp bạn mà nên sự nghiệp” [25]. Như vậy, Nguyễn Khải đến với nhà văn, đến với cách mạng dường như không có sự phiền phức nào. Với những yêu cầu của Đảng, của nhà nước, của cách mạng được ông tiếp nhận một cách tự nguyện. Các sang tác trước 1980 Nguyễn khải tập trung vào các chủ đề mang tính thời sự phục vụ dường lối cách mạng của Đảng và dân tộc. Trong bài “Con đường dẫn tôi đến nhà văn” ông viết: “Đối với mỗi con người viết về nghề viết hiện nay, thì người đỡ đầu quan trọng nhất, có tác dụng quyết định nhất là cuộc sống (…) và Đảng cộng sản thân yêu, nơi nương tựa vững chắc, tin cậy về đời sống tinh thần, phương hướng của mọi suy nghĩ và hành động, là lẽ sống, là cội nguồn của những đức tính tốt đẹp nhất của mỗi chúng ta”.

Phong cách nghệ thuật Nguyễn Khải trong tiểu thuyết sau 1980 qua ba tiểu thuyết: Thời gian của người, Một cõi nhân gian bé tí, Thượng đế thì cười - 3

Tiểu thuyếtXung đột được viết từ tháng 3 năm 1957 đến tháng 4 năm 1961, đó là thời điểm đời sống xã hội có những xáo trộn phức tạp. Xung đột đã đưa ra được nhiều vấn đề có ý nghĩa. Đó là vấn đề mê tín dị đoan và niềm tin tôn giáo trong người nông dân bị lợi dụng. Mối quan hệ giữa tôn giáo và chính trị, con đường mà tôn giáo chân chính và chủ nghĩa xã hội phải đi qua. Một vấn đề được đặt ra là lực lượng nào sẽ đứng lên chi phối xã hội? Nông thôn sẽ đi về đâu? Tiếp tục đi theo con đường đã đi trong kháng chiến hay trở lại con đường u tối do thực dân và các thế lực tôn giáo phản động khống chế? Đó là tất cả những vấn đề được Nguyễn Khải đặt ra trong tác phẩm này.

Năm 1958 - 1960, đề tài xây dựng quê hương mới và hàn gắn vết thương chiến tranh, với lời kêu gọi của Đảng “xây dựng Tây Bắc thành một hòn ngọc giàu đẹp của tổ quốc”. Nguyễn Khải cũng đã có mặt ở nông trường Điện Biên vào những ngày ấy, và chính nơi từng là bãi chiến trường đẫm máu, ngòi bút nhạy cảm của Nguyễn Khải đã cho ra đời những tác phẩm: Mùa lạc, Đứa con nuôi, Người tổ trưởng máy kéo… Trong những truyện này, Nguyễn Khải phản ánh cuộc sống của những con người ở nông trường Điện Biên. Đó là


những hình ảnh mới nhất, điển hình nhất của miền Bắc nước ta thời kì ấy. Tại đây, những con người đã vượt lên trên mọi gian khổ khó khăn, hi sinh, nay lại chung sức xây dựng cuộc sống mới xã hội chủ nghĩa. Những người chiến sĩ cách mạng năm xưa cùng hàng ngàn hàng vạn thanh niên miền xuôi đang ra sức xây dựng một xã hội mới bình đẳng, thân thiện. Những mối quan hệ tốt đẹp giữa người với người đang từng ngày nảy nở hồi sinh.

Tầm nhìn xa lại là một vấn đề khác nữa trong phong trào Cách mạng xã hội chủ nghĩa được Nguyễn khải thể hiện kịp thời. Cốt truyện giản dị xoay quanh công việc của đội ngũ lãnh đạo xã Đồng Tiến trong khoảng thời gian thật ngắn ngủi từ khi công trường xây dựng hoàn thành. Thông qua nhận thức và quan điểm chỉ đạo làm ăn của hợp tác xã mà thực ra là chủ nhiệm Biền và ông phó chủ nhiệm phụ trách ngành nghề của hợp tác xã Tuy Kiền. Nguyễn Khải đã đưa người đọc thấy con đường đi lên xây dựng hợp tác xã không chỉ là công việc khó khăn của nông thôn miền Bắc đi vào làm ăn tập thể mà còn thấy cả một quá trình đấu tranh với những cái lạc hậu, cái xấu xa cố hữu trong mỗi con người. Đó là chủ nghĩa cá nhân, là thói hám lợi trước mắt, thấy lợi và giành lấy cái lợi về cá nhân, gia đình, hợp tác xã mình, còn cái lợi tập thể, cái lợi của nhà nước thì không phải ai cũng nhìn thấy và hi sinh vì nó. Truyện tuy không nhiều những chi tiết nhưng đã có giá trị nhận thức lớn, nó là bài học cho một giai đoạn cách mạng miền Bắc, giai đoạn xây dựng lối sống tập thể đi lên chủ nghĩa xã hội. Tầm nhìn xa không còn là tên của một truyện ngắn, của một tập truyện mà trở thành nhận thức tư tưởng của một thời đại.

Tiếp theo là một thời kỳ mới của lịch sử, cũng là một đề tài mới rất thời sự của ngòi bút Nguyễn Khải. Các tác phẩm Họ sống và chiến đấu, Đường trong mây (1970), Ra đảo (1971), Chiến sĩ (1973)… là những tác phẩm tiếp theo của Nguyễn Khải viết về đề tài người chiến sĩ trên mặt trận chống đế quốc Mĩ giải phóng Miền nam và công cuộc hợp tác hóa nông nghiệp ở miền Bắc.


Có thể nói hơn hai mươi năm từ khi trở thành người cầm bút chuyên nghiệp, Nguyễn Khải đã miệt mài phấn đấu và trở thành nhà văn chiến sĩ theo đúng nghĩa mà cách mạng đòi hỏi. Có mặt ở những điểm nóng của cuộc sống thể hiện những vấn đề thời sự nhất. Đó là vùng công giáo ở Nam Định những năm 1957 -1961, nơi diễn ra nhưng vụ lộn xộn sau cải cách ruộng đất. Đó là mảnh đất Điện Biên, nơi nông trường số một của miền Bắc đang bắt đầu trong cuộc chuyển mình từ vùng đất chiến tranh chết chóc đang từng ngày từng giờ hồi sinh cho vùng đất mới và hồi sinh cho những kiếp người đã đánh mất xưa kia. Đó là phong trào hợp tác hóa nông nghiệp ở nông thôn miền Bắc điển hình là Đồng Tiến tỉnh Phú Thọ. Đó là mặt trận Cồn Cỏ năm 1965, nơi rát lửa chiến tranh. Nói chung Nguyễn Khải đã tới tất cả những điểm nóng nhất của đất nước để tìm hiểu thực tế và để viết. Những trang viết của ông đã đáp ứng yêu cầu của đời sống và hình như ở mỗi nơi ông đến đều để lại những trang sách có giá trị. Có thể nói chặng đường sáng tác trước 1975 của ông đã cơ bản đáp ứng được yêu cầu của thời đại một nền văn học phục vụ chính trị, cổ vũ chiến đấu, một nền văn học hướng về đại chúng, một nền văn học mang tính dân tộc, tính nhân dân sâu sắc và tràn đầy cảm hứng lạc quan.

1.3. SÁNG TÁC NGUYỄN KHẢI SAU 1975: “CẢM HỨNG THẾ SỰ

- ĐỜI TƯ”

Sau 1975, chiến tranh kết thúc, hòa bình, độc lập, được thực hiện trên cả nước . Nhưng cuộc sống vốn không thuận chiều. Cả một dân tộc vốn quen sống trong bao cấp nay đứng trước một nền kinh tế mở với quy luật thị trường khắc nghiệt nên không tránh được những khó khăn thách thức. Đã có lúc sự khó khăn về kinh tế, sự mở của hội nhập vội vàng đã làm cho đời sống đất nước có những thay đổi. Đã có lúc kinh tế và đồng tiền đã làm mất đi những chân lí của một thời, những chuẩn mực đạo đức trong gia đình bị đảo lộn, thuần phong mĩ tục bị phá vỡ… Cùng với những thay đổi lớn lao của đời sống


chính trị, kinh tế và xã hội của đất nước, lịch sử văn học bước sang một giai đoạn mới. Khi nghiên cứu tiến trình vận động của văn học Việt Nam từ sau 1975, nhà nghiên cứu văn học La Khắc Hòa trong bài “Nhìn lại các bước đi, lắng nghe những tiếng nói” cho rằng: “Có thể tạm chia các cuộc vận động đổi mới của văn học Việt Nam sau 1975 thành ba chặng: 1975-1985, 1986-1991 và 1992 đến nay”. Và ở mỗi chặng đường, văn học lại có những đặc điểm riêng mang đậm dấu ấn lịch sử.

Như trên đã trình bày, sáng tác của Nguyễn Khải giai đoạn trước 1980 là những sáng tác theo sát bước đi của lịch sử dân tộc, tập trung ca ngợi thành tựu, sức mạnh và vẻ đẹp của xã hội mới. Mẫu người lí tưởng của thời kì ấy là con người cống hiến, con người của tập thể, con người của cộng đồng. Con người chỉ đẹp khi đứng trong cộng đồng mình, con người cá nhân riêng tư bị coi nhẹ. Sau 1980 sáng tác của Nguyễn Khải cũng có những thay đổi cùng với sự thay đổi của đất nước và yêu cầu của cuộc sống. Trong một lần trả lời phỏng vấn ông nói: “Từ 1955 đến 1977, tôi sáng tác theo một cách, từ 1978 đến nay tôi sáng tác theo một cách khác”(Báo văn nghệ ngày 16-12-1999).

Năm 1986, sau Đại hội Đảng lần thứ VI, Nguyễn Khải có những thay đổi hết sức quan trọng trong nhận thức nghệ thuật. Hóa ra, văn chương không chỉ nhằm mục đích ngợi ca, văn chương vẫn còn là mảnh đất để trình bày tư tưởng, quan niệm của một cá nhân. Và cuộc đời đâu có “lãng mạn” xuôi chiều, nó là cả một vũ trụ thẳm sâu nhất, chính là con người. Thế mà có thời, cứ ngỡ là mình khôn ngoan, lọc lõi lắm. Nay, Nguyễn Khải chợt nhận ra: “Vẫn là đất nước mình mà thêm mỗi bước đi là một bước lạ. Vẫn là con người Việt Nam mình mà gặp thêm mỗi người mà lại tưởng như buộc mình lại phải hiểu lại chút ít về con người” [25;152]. Hóa ra, xưa kia cũng đi vào thực tế nhưng đi để khẳng định nhận thức tư tưởng của thời mình qua cái nhìn của


mình. Hồi ấy, Nguyễn Khải thường đặt nhân vật của ông vào một thử thách nào đấy của cuộc đời rồi cho họ tự chọn lấy con đường đi, thái độ sống, lối sông của mình. Nhưng xem ra cũng là sự bày đặt, sắp xếp cả thôi, vì sự lựa chọn của họ rút cục vẫn là do ông vẽ đường, mách nước cả. Giờ đây đi vào thực tế mới thực sự là để tìm người, hiểu người, gắng nói tiếng nói của người… Các sáng tác Nguyễn Khải từ năm 1980 đến những năm 1990, thế giới nhân vật của Nguyễn Khải mới thật sự là bản thân chúng. Và cũng từ giọng độc thoại đầy tự tin như muốn “đi guốc vào bụng thiên hạ” sang giọng đối thoại nhũn nhặn, khiêm nhường, một cách nói lấp lửng dè dặt và hạ giọng trước cuộc đời. Thế giới nhân vật của Nguyễn Khải thời kì này thật phong phú đa dạng: từ già đến trẻ, từ thông minh tháo vất đến vụng về, lạc thời bế tắc… ở đó những con người trẻ tuổi đầy nhiệt tình với lí tưởng mà mình tin yêu như Bình Gặp gỡ cuối năm, như Giang, Duy Vòng sóng đến vô cùng; những con người giỏi tính toán cho việc làm ăn của mình như Định (Cái thời lãng mạn, Lộc Chúng tôi và bọn hắn, Hải, Châu Một cõi nhân gian bé tí), những người có tuổi như Hợp Người kể chuyện thuê, ông Ba Hai ông già ở Đồng Tháp Mười… và còn có những con người những số phận bất trắc trớ trêu, những người phụ nữ “suốt đời chỉ làm thôi, làm không biết mệt nhọc, đến ốm đau, đến nguy hiểm” như chị Vách Đời khổ, Như hai ông cháu Ông cháu, như chị Phúc Chúng tôi và bọn hắn… Đến thời kì này nhân vật trong các sáng tác của ông là những người bình thường xung quanh mình, những người trong gia đình, bạn bè đồng nghiệp. Một bà cô suốt đời chăm lo giữ gìn gia phong cho một dòng họ Nếp nhà, Bà cụ tầm thường mà cách ứng xử lại danh giá người của ngày xưa

Cách mạng mùa xuân 1975, đất nước thống nhất, sau thiên kí sự mang tên Tháng ba ở Tây Nguyên, tác phẩm như sự tổng kết cho đề tài về cuộc kháng chiến giải phóng dân tộc, Nguyễn Khải lại có mặt ở “Những phòng


khách sang trọng ở thành phố Hồ Chí Minh”, đến với một hiện thực hoàn toàn mới mẻ, đó là cuộc sống của miền Nam sau ngày giải phóng. Thắng lợi của cuộc đấu tranh ba mươi năm của dân tộc giờ đây không chỉ là chuyện Bắc Nam xum họp, non sông thu về một mối, mà là đem lại sự đổi thay về mọi phương diện đời sống chính trị, kinh tế, văn hóa và cả những thói quen trong đời sống sinh hoạt hàng ngày. Sau những ngày hội non sông, sau cờ hoa của ngày chiến thắng, cách mạng cũng đặt ra một nhiệm vụ cấp bách trong việc xây dựng một chế độ xã hội mới ở miền Nam. Đối với các tầng lớp nhân dân và các giai cấp ở xã hội miền Nam đây sẽ là cuộc thay đổi lớn trong suy nghĩ và tình cảm của mỗi người. Đặc biệt là tầng lớp trí thức, quý tộc thượng lưu, những tầng lớp, những gia đình, những con người đã gắn bó quá lâu, quá quen thuộc với chế độ cũ sẽ là một cuộc đấu tranh tư tưởng gay gắt và quyết liệt. Với kinh nghiệm của những năm tháng xây dựng chủ nghĩa xã hội và đấu tranh trong cuộc kháng chiến giải phóng miền Nam, Nguyễn Khải đã phát hiện ra một khía cạnh mới của hiện thực: Ý nghĩa của cuộc đấu tranh tư tưởng và thắng lợi trong nhận thức của những con người gắn bó sâu sắc với chế độ cũ. Các tác phẩm Cách mạng (1977), Gặp gỡ cuối năm (1981, Thời gian của người(1983) đã ra đời trong hoàn cảnh đó.

Kịch Cách mạng ra đời từ năm 1977, hai năm sau ngày giải phóng với chủ đề: “Thái độ đối với cách mạng của những con người vốn có sự gắn bó với cuộc sống của chế độ cũ”. Cách mạng như một thực tại mới thuộc về tất yếu của lịch sử đòi hỏi họ phải có thái độ chấp nhận hay không đối với việc xây dựng một chế độ mới ở miền Nam sau ngày giải phóng. Quá lâu, quá quen và hưởng ân huệ của chế độ cũ nay cố giữ không hợp tác với cách mạng, với chế độ mới hay vận động chấp nhận cái mới, cái tất yếu của lịch sử là một câu hỏi lớn, là vấn đè trăn trở của giai cấp này. Chiến tranh kết thúc, cuộc

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 18/09/2023