Cần đầu tư kinh phí thỏa đáng cho công tác đào tạo, tập huấn, bồi dưỡng cán bộ công đoàn. Hiện nay kinh phí dành cho công tác đào tạo, bồi dưỡng của các cấp công đoàn còn ít, điều đó ảnh hưởng đến chất lượng và số lượng trong công tác đào tạo, tập huấn cán bộ công đoàn.
3.2.5. Tăng cường kiểm tra đánh giá công tác phối hợp giữa công đoàn và chính quyền trong quản lý hoạt động chuyên môn
3.2.5.1. Mục tiêu của biện pháp
Trên cơ sở đánh giá kết quả phối hợp giữa công đoàn với chính quyền để phát huy những ưu điểm, chỉ ra những hạn chế, tồn tại để đề xuất giải pháp khắc phục, cải thiện nhằm nâng cao tính hiệu quả của công tác phối hợp.
3.2.5.2. Nội dung của biện pháp
Kiểm tra, đánh giá việc xây dựng kế hoạch, cơ chế phối hợp giữa công đoàn với chính quyền trong quản lý hoạt động chuyên môn (hoạt động giảng dạy, hoạt động nghiên cứu khoa học, hoạt động tư vấn, hỗ trợ CBNGNLĐ, ....).
Kiểm tra, đánh giá việc thực hiện các quy định theo Điều lệ Công đoàn Việt Nam về công tác tổ chức bồi dưỡng, hướng dẫn nghiệp vụ cho cán bộ CĐ, kiểm tra việc quản lý, sử dụng tài chính, tài sản của công đoàn cấp mình và cấp dưới (CĐ bộ phận, tổ công đoàn) nhằm phát hiện những sai phạm, dấu hiệu vi phạm Điều lệ, Nghị quyết, quy định của Công đoàn, ...
Phối hợp với chính quyền kiểm tra việc thực hiện kế hoạch giảng dạy, nghiên cứu khoa học, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ của giảng viên, ...
3.2.5.3. Cách thức thực hiện
Để tiến hành kiêm tra đánh giá cần phải xây dựng kế hoạch kiểm tra, đánh giá; thông báo kế hoạch kiểm tra, đánh giá; chuẩn bị các điều kiện cần phục vụ cho công tác kiểm tra và tiến hành việc kiểm tra theo kế hoạch.
Sau khi tiến hành hoạt động kiểm tra đánh giá cần công khai kết quả kiểm tra, đánh giá; Tổng kết để rút kinh nghiệm, đánh giá ưu điểm, hạn chế, tìm ra nguyên nhân và đề xuất các biện pháp phù hợp.
3.2.5.4. Điều kiện thực hiện
Căn cứu vào các văn bản pháp luật quy định quyền kiểm tra, đánh giá để xây dựng được các tiêu chí, các nội dung trước khi tiến hành kiểm tra sát thực và phù hợp với quy định của pháp luật và tình hình thực tế của nhà trường.
Chuẩn bị lực lượng tham gia kiểm tra (ai là trưởng đoàn, ai là thành viên, chức vụ, trình độ chuyên môn như thế nào, ...).
Việc kiểm tra phải được tiến hành vào thời gian, địa điểm thích hợp và có sự chuẩn bị về cơ sở vật chất, tài chính, tài liệu liên quan đến công tác kiểm tra, ...
Sự quan tâm của các cấp ủy đảng, chính quyền trong việc tạo điểu kiện cho đoàn kiểm tra là việc nhanh chóng hiệu quả (cả về người tham gia, cơ sở vật chất, tài chính, phương tiện đi lại, …).
3.2.6. Mối quan hệ giữa các biện pháp đề xuất
Các biện pháp trên có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, ảnh hưởng tác động qua lại với nhau, là cơ sở, tiền đề cho nhau và thống nhất với nhau, mỗi biện pháp là một mắt xích quan trọng tạo nên sự thành công và hiệu quả trong công tác phối hợp quản lý hoạt động chuyên môn. Mỗi biện pháp đề xuất đều có thế mạnh riêng nhưng tuỳ thuộc vào từng điều kiện hoàn cảnh của từng trường mà việc triển khai biện pháp nào trong các biện pháp trên là thích hợp nhất, được ưu tiên trước nhất và theo đó cũng xác định biện pháp nào sẽ được triển khai tiếp theo hoặc đồng bộ cùng lúc. Tuy nhiên muốn đạt được hiệu quả cao trong quản lý hoạt động chuyên môn thì không được coi nhẹ biện pháp nào, các biện pháp cần được thực hiện một cách đồng bộ, đan xen và tác động lẫn nhau, quan hệ ràng buộc, chi phối lẫn nhau, tạo điều kiện hỗ trợ và bổ sung cho nhau trong quá trình phối hợp giữa công đoàn với chính quyền trong quản lý hoạt động chuyên môn của nhà trường.
3.3. Khảo nghiệm tính cần thiết và khả thi của các biện pháp
3.3.1. Mục đích khảo nghiệm
- Đánh giá về tính cần thiết của các biện pháp đề xuất.
- Xác định tính khả thi của các biện pháp được đề xuất.
3.3.2. Đối tượng khảo nghiệm: 50 CBQL, CBCĐ.
Điều tra bằng phiếu hỏi (phụ lục 3), thu thập, xử lý số liệu bằng phương pháp thống kê toán học.
3.3.4. Nội dung khảo nghiệm
* Đánh giá về mức độ cần thiết của 5 biện pháp đề ra với 3 mức độ:
+ Rất cần thiết.
+ Cần thiết.
+ Không cần thiết.
* Đánh giá về mức độ khả thi của 5 biện pháp đề ra với 3 mức độ:
+ Rất khả thi.
+ Khả thi.
+ Không khả thi.
3.3.5. Kết quả khảo nghiệm
Trên cơ sở lý luận và phân tích, đánh giá về sự phối hợp giữa công đoàn với chính quyền trong quản lý hoạt động chuyên môn ở một số trường đại học thuộc ĐHTN, chúng tôi đưa ra 5 biện pháp nhằm góp phần nâng cao hiệu quả phối hợp giữa tổ chức công đoàn với chính quyền trong công tác quản lý hoạt động chuyên môn ở một số trường đại học thuộc Đại học Thái Nguyên.
3.3.6. Kết quả khảo nghiệm tính cần thiết và khả thi của các biện pháp nâng cao hiệu quả phối hợp giữa công đoàn với chính quyền trong quản lý hoạt động chuyên môn ở một số trường đại học thuộc Đại học Thái Nguyên
3.3.6.1. Kết quả khảo nghiệm tính cần thiết của các biện pháp
Để khảo nghiệm tính cần thiết của các biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả phối hợp giữa công đoàn với chính quyền trong quản lý hoạt động chuyên môn, chúng tôi khảo sát trên 50 CBQL, CBCĐ bằng việc đưa ra câu hỏi 1 (phụ lục 3). Kết quả qua xử lý số liệu được thể hiện ở bảng 3.1 như sau:
Bảng 3.1. Kết quả khảo nghiệm tính cần thiết của các biện pháp (Khảo sát trên CBQL, CBCĐ)
Các biện pháp | Tính cần thiết (N = 50) | ||||||
Rất cần thiết | Cần thiết | Không cần thiết | |||||
SL | % | SL | % | SL | % | ||
1 | Nâng cao nhận thức của cán bộ quản lý, cán bộ công đoàn về công tác phối hợp giữa công đoàn với chính quyền trong quản lý hoạt động chuyên môn | 39 | 78,0 | 9 | 18,0 | 2 | 4,0 |
2 | Xây dựng kế hoạch quản lý hoạt động chuyên môn cấp Khoa, Bộ môn trực thuộc cần có nội dung phối hợp thực hiện với CĐBP, Tổ công đoàn | 34 | 68,0 | 15 | 30,0 | 1 | 2,0 |
3 | Xây dựng cơ chế phối hợp chặt chẽ giữa công đoàn và chính quyền, trong đó quy định rõ trách nhiệm của mỗi bên trong phối hợp để quản lý hoạt động chuyên môn | 42 | 84,0 | 8 | 16,0 | 0 | 0 |
4 | Bồi dưỡng năng lực đội ngũ cán bộ công đoàn, đặc biệt là đội ngũ cán bộ công đoàn chủ chốt và cán bộ văn phòng công đoàn cơ sở | 35 | 70,0 | 15 | 30,0 | 0 | 0 |
5 | Tăng cường kiểm tra đánh giá công tác phối hợp giữa công đoàn và chính quyền trong quản lý hoạt động chuyên môn | 30 | 60,0 | 18 | 36,0 | 2 | 4,0 |
Có thể bạn quan tâm!
- Thực Trạng Nội Dung Phối Hợp Giữa Công Đoàn Và Chính Quyền Trong Quản Lý Hoạt Động Nghiên Cứu Khoa Học
- Nguyên Tắc Đề Xuất Biện Pháp Phối Hợp Giữa Công Đoàn Với Chính Quyền Trong Quản Lý Hoạt Động Chuyên Môn Ở Một Số Trường Đại Học Thuộc Đại
- Xây Dựng Cơ Chế Phối Hợp Chặt Chẽ Giữa Công Đoàn Và Chính Quyền, Trong Đó Quy Định Rõ Trách Nhiệm Của Mỗi Bên Trong Phối Hợp Để Quản Lý Hoạt
- Đối Với Công Đoàn Giáo Dục Việt Nam Và Công Đoàn Đại Học Thái Nguyên
- Phối hợp giữa công đoàn với chính quyền trong quản lý hoạt động chuyên môn ở các trường đại học thuộc đại học Thái Nguyên - 13
- Phối hợp giữa công đoàn với chính quyền trong quản lý hoạt động chuyên môn ở các trường đại học thuộc đại học Thái Nguyên - 14
Xem toàn bộ 113 trang tài liệu này.
74
Từ bảng số liệu trên, ta có biểu đồ sau:
100
Rất cần thiết
90
84
80
78
Cần thiết
70
70
68
Không cần thiết
60
60
50
40
36
30 30
30
20
18
16
10
4
2
4
0
0
0
Biện pháp 1 Biện pháp 2 Biện pháp 3 Biện pháp 4 Biện pháp 5
Biểu đồ 3.1. Đánh giá về mức độ cần thiết của các biện pháp
Trên biểu đồ cho thấy, cả 5 biện pháp đưa ra đều nhận được sự đồng thuận rất cao của các đối tượng khảo sát, từ 60% - 84% ý kiến cho rằng các biện pháp là “rất cần thiết”, trong đó biện pháp 3 “Xây dựng cơ chế phối hợp chặt chẽ giữa công đoàn và chính quyền, trong đó quy định rõ trách nhiệm của mỗi bên trong phối hợp để quản lý hoạt động chuyên môn” được đánh giá ở mức cao nhất; 16% - 36% ý kiến cho rằng các biện pháp là “cần thiết” và chỉ có một số ít ý kiến cho là “không cần thiết” với tỷ lệ từ 0 - 4%. Điều này cho thấy, các biện pháp đưa ra được các đối tượng thừa nhận là cần thiết và rất cần thiết.
3.3.6.2. Kết quả khảo nghiệm tính khả thi của các biện pháp
Để khảo nghiệm tính khả thi của các biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả phối hợp giữa công đoàn với chính quyền trong quản lý hoạt động chuyên môn, chúng tôi khảo sát trên 50 CBQL, CBCĐ bằng việc đưa ra câu hỏi 1 (phụ lục 3), Kết quả qua xử lý số liệu thể hiện trong bảng 3.2 như sau:
75
Bảng 3.2. Kết quả khảo nghiệm tính khả thi của các biện pháp (Khảo sát trên CBQL, CBCĐ)
Các biện pháp | Tính khả thi (N = 50) | ||||||
Rất khả thi | Khả thi | Không khả thi | |||||
SL | % | SL | % | SL | % | ||
1 | Nâng cao nhận thức của cán bộ quản lý, cán bộ công đoàn về công tác phối hợp giữa công đoàn với chính quyền trong quản lý hoạt động chuyên môn | 31 | 62,0 | 16 | 32,0 | 3 | 6,0 |
2 | Xây dựng kế hoạch quản lý hoạt động chuyên môn cấp Khoa, Bộ môn trực thuộc cần có nội dung phối hợp thực hiện với CĐBP, Tổ công đoàn | 33 | 66,0 | 15 | 30,0 | 2 | 4,0 |
3 | Xây dựng cơ chế phối hợp chặt chẽ giữa công đoàn và chính quyền, trong đó quy định rõ trách nhiệm của mỗi bên trong phối hợp để quản lý hoạt động chuyên môn | 35 | 70,0 | 15 | 30,0 | 0 | 0 |
4 | Bồi dưỡng năng lực đội ngũ cán bộ công đoàn, đặc biệt là đội ngũ cán bộ công đoàn chủ chốt và cán bộ văn phòng công đoàn cơ sở | 37 | 74,0 | 13 | 27,0 | 0 | 0 |
5 | Tăng cường kiểm tra đánh giá công tác phối hợp giữa công đoàn và chính quyền trong quản lý hoạt động chuyên môn | 29 | 58,0 | 20 | 40,0 | 1 | 2,0 |
76
100
90
80
74
Rất khả thi
Khả thi
Không khả thi
70
60
50
62
66
70
58
40
40
30
20
10
32
30
30
27
6
4
0
0
2
0
Biện pháp 1 Biện pháp 2 Biện pháp 3 Biện pháp 4 Biện pháp 5
Biểu đồ 3.2. Đánh giá về mức độ khả thi của các biện pháp
Từ bảng và biểu đồ, có thể thấy các ý kiến đánh giá ở mức rất khả thi là cao nhất với tỷ lệ từ 58% - 74%, mức khả thi từ 27% - 40% và mức không khả thi rất thấp từ 0
- 6%. Trong đó có biện pháp 4 “Nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ công đoàn, đặc biệt là đội ngũ cán bộ công đoàn chủ chốt và cán bộ văn phòng công đoàn cơ sở” và biện pháp 3 “Xây dựng cơ chế phối hợp chặt chẽ giữa công đoàn và chính quyền, trong đó quy định rõ trách nhiệm của mỗi bên trong phối hợp để quản lý hoạt động chuyên môn” được đánh giá là khả thi nhất vì không có ý kiến nào đánh giá là không khả thi đối với hai biện pháp này. Như vậy, hầu hết các ý kiến được hỏi đều đồng thuận cho rằng các biện pháp đưa ra là khả thi và rất khả thi.
Kết luận: Mặc dù còn có những ý kiến băn khoăn về tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp đưa ra song phần lớn các đối tượng được khảo nghiệm đều đồng thuận với tỷ lệ cao, chứng tỏ các biện pháp có thể áp dụng vào thực tiễn hoạt động tại các trường đại học thuộc Đại học Thái Nguyên. Khi tiến hành phỏng vấn sâu một số cán bộ quản lý, giảng viên có kinh nghiệm và công tác nhiều năm trong trường, chúng tôi được biết, các biện pháp đưa ra là cần thiết và khả thi nhưng trên thực tế việc áp dụng các biện pháp này làm sao để đạt hiệu quả thì còn phụ thuộc vào việc phối hợp giữa các bộ phận, các khâu trong quá trình quản lý. Các biện pháp này có thể đạt được hiệu quả nhưng đòi hỏi cần có sự vào cuộc của các cấp chính quyền, công đoàn trong nhà trường, phải có kế hoạch và thực hiện một cách bài bản, tránh nóng vội.
Kết luận chương 3
Quản lý nhà trường có nhiều nội dung, song quản lý hoạt động chuyên môn là nhiệm vụ trung tâm và luôn được đặt lên vị trí hàng đầu, bởi vì hoạt động chuyên môn tác động trực tiếp tới chất lượng giảng dạy của giảng viên và chất lượng học tập của sinh viên, góp phần quan trọng trong việc thực hiện các nhiệm vụ giáo dục và nâng cao chất lượng giáo dục, đào tạo của nhà trường. Do vậy, quản lý hoạt động chuyên môn là nội dung quản lý hết sức ý nghĩa và cần thiết, là nội dung quan trọng trong quản lý trường học trong giai đoạn hiện nay. Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và khảo sát thực trạng phối hợp giữa công đoàn với chính quyền trong quản lý hoạt động chuyên môn ở một số trường đại học thuộc ĐHTN, chúng tôi đề xuất 5 biện pháp quản lý:
Biện pháp 1: Nâng cao nhận thức của cán bộ quản lý, cán bộ công đoàn về công tác phối hợp giữa công đoàn với chính quyền trong quản lý hoạt động chuyên môn.
Biện pháp 2: Xây dựng kế hoạch quản lý hoạt động chuyên môn cấp Khoa, Bộ môn trực thuộc cần có nội dung phối hợp thực hiện với CĐBP, Tổ CĐ.
Biện pháp 3: Xây dựng cơ chế phối hợp chặt chẽ giữa công đoàn và chính quyền, trong đó quy định rõ trách nhiệm của mỗi bên trong phối hợp để quản lý hoạt động chuyên môn.
Biện pháp 4: Bồi dưỡng năng lực đội ngũ cán bộ công đoàn, đặc biệt là đội ngũ cán bộ công đoàn chủ chốt và cán bộ văn phòng công đoàn cơ sở.
Biện pháp 5: Tăng cường kiểm tra đánh giá công tác phối hợp giữa công đoàn và chính quyền trong quản lý hoạt động chuyên môn.
Các biện pháp có mối quan hệ mật thiết với nhau, tác động qua lại, hỗ trợ cho nhau trong quá trình quản lý. Vì vậy, khi áp dụng các biện pháp này, các trường đại học thuộc ĐHTN vừa phải chú ý đến tính khả thi của từng biện pháp nhưng đồng thời cũng phải chú trọng đến tính đồng bộ, hệ thống của tất cả các biện pháp nếu muốn nâng cao chất lượng, hiệu quả phối hợp giữa công đoàn với chính quyền trong giai đoạn hiện nay.