Xây Dựng Cơ Chế Phối Hợp Chặt Chẽ Giữa Công Đoàn Và Chính Quyền, Trong Đó Quy Định Rõ Trách Nhiệm Của Mỗi Bên Trong Phối Hợp Để Quản Lý Hoạt

rõ việc tổ chức thực hiện, quy định rõ nhiệm vụ của từng đơn vị, cá nhân, trong đó thể hiện rõ nhiệm vụ của khoa, bộ môn; nhiệm vụ của công đoàn bộ phận Khoa, tổ công đoàn.

Công đoàn bộ phận, tổ công đoàn là mắt xích cuối cùng trong hệ thống tổ chức công đoàn cơ sở, là nơi trực tiếp triển khai mọi hoạt động của tổ chức công đoàn, tiếp xúc trực tiếp với người lao động. Thông qua các tổ công đoàn việc thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của tổ chức công đoàn thuận lợi và có hiệu quả hơn; đội ngũ CBNGNLĐ nhà trường được tập hợp, đoàn kết, giáo dục, rèn luyện và trưởng thành. Như vậy, các tổ công đoàn là bộ phận vô cùng quan trọng trong tổ chức Công đoàn trường. Thông qua các tổ công đoàn, quy chế dân chủ được thực hiện một cách có tổ chức và hiệu quả như lấy ý kiến của đoàn viên chuẩn bị cho Hội nghị cán bộ viên chức, Đại hội Công đoàn, xây dựng quy chế chi tiêu tài chính công, thực hiện chế độ chính sách về chế độ làm việc, về điều kiện làm việc, giảng dạy,… Những tâm tư nguyện vọng của các đoàn viên đã được các tổ công đoàn phản ánh đến Công đoàn trường và Ban giám hiệu để nhà trường phối hợp, đề ra những biện pháp tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, góp phần đáp ứng được nguyện vọng của CBNGNLĐ trong nhà trường.

Do đó, khi xây dựng kế hoạch quản lý hoạt động chuyên môn của Khoa, Bộ môn trực thuộc cần có sự tham gia của công đoàn. Đó là cơ sở tạo nên sự đoàn kết, thống nhất về ý chí và hành động trong các hoạt động Công đoàn cũng như tạo điều kiện cho sự phối kết hợp chặt chẽ giữa Công đoàn với tổ chức Đảng, với Chính quyền trong thực hiện các nhiệm vụ chính trị của mỗi đơn vị và của nhà trường.

3.2.2.3. Cách thức thực hiện

Đại diện Ban chấp hành Công đoàn bộ phận, tổ công đoàn được tham gia các cuộc họp chuyên môn của Khoa/ bộ môn; được tham gia đóng góp ý kiến cho các dự thảo văn bản về kế hoạch giảng dạy, nghiên cứu khoa học, ...

Khi xây dựng kế hoạch của Khoa, bộ môn phân công nhiệm vụ cho các thành viên phải có nội dung phối hợp thực hiện của công đoàn, quy định rõ trách nhiệm, vai trò của công đoàn đối với các nội dung cụ thể.

3.2.2.4. Điều kiện thực hiện

Lãnh đạo nhà trường và các khoa, bộ môn cần có sự quan tâm và chỉ đạo, phân công nhiệm vụ cụ thể; xây dựng cơ chế phối hợp giữa công đoàn bộ phận với Khoa, giữa tổ công đoàn với bộ môn quy định việc tham gia quản lý hoạt động chuyên môn

của công đoàn, đó cơ sở là hành lang pháp lý để cán bộ công đoàn bộ phận, tổ trưởng công đoàn tham gia hiệu quả.

3.2.3. Xây dựng cơ chế phối hợp chặt chẽ giữa công đoàn và chính quyền, trong đó quy định rõ trách nhiệm của mỗi bên trong phối hợp để quản lý hoạt động chuyên môn

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 113 trang tài liệu này.

3.2.3.1. Mục tiêu của biện pháp

Dựa vào các văn bản pháp quy hiện hành để các cấp công đoàn và chính quyền trong nhà trường xây dựng cơ chế đảm bảo cơ sở pháp lý tổ chức chỉ đạo, triển khai phối hợp chặt chẽ giữa công đoàn và chính quyền, trong đó đặc biệt coi trọng cơ chế phối hợp để thực hiện quản lý chuyên môn nhằm tạo hành lang pháp lý, một căn cứ để công đoàn và chính quyền chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra, đánh giá hiệu quả và chất lượng của hoạt động phối hợp giữa công đoàn với chính quyền trong quản lý hoạt động chuyên môn; hỗ trợ nhau để cùng thực hiện mục tiêu chung của nhà trường là nâng cao chất lượng giáo dục, đào tạo, giúp cho nhà trường vận hành theo đường lối, quan điểm giáo dục của Đảng, thực hiện được mục tiêu, tính chất của nhà trường, đó là hình thành và phát triển nhân cách người học theo yêu cầu xã hội.

Phối hợp giữa công đoàn với chính quyền trong quản lý hoạt động chuyên môn ở các trường đại học thuộc đại học Thái Nguyên - 10

3.2.3.2. Nội dung của biện pháp

Công đoàn và chính quyền phối hợp đảm bảo nguyên tắc tôn trọng sự lãnh đạo của Đảng ủy nhà trường, theo nguyên tắc tập trung dân chủ, thực hiện tốt chức năng, trách nhiệm, nhiệm vụ của mỗi bên. Ban giám hiệu thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà trường quy định tại Điều lệ trường đại học. BCH Công đoàn thực hiện nhiệm vụ chỉ đạo Công đoàn hoạt động đúng theo Luật Công đoàn nhằm thực hiện tốt 3 chức năng của Công đoàn: Bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của CBNGNLĐ; Tham gia quản lý nhà nước trong nhà trường; Tuyên truyền, vận động đoàn viên học tập nâng cao trình độ, kỹ năng nghề nghiệp và thực hiện tốt mọi chủ trương, đường lối của Đảng và chính sách, pháp luật của Nhà nước.

Ban hành quy chế phối hợp giữa công đoàn với chính quyền, trong đó đặc biệt coi trọng cơ chế phối hợp để thực hiện quản lý chuyên môn. Quy định rõ trách nhiệm của mỗi bên trong hoạt động phối hợp giữa công đoàn với chính quyền, nhất là các hoạt động tham gia quản lý hoạt động chuyên môn.

* Trách nhiệm của nhà trường là: Tổ chức bộ máy nhà trường; phối hợp xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện nhiệm vụ năm học; Quản lý giáo viên nhân viên,

học sinh, quản lý chuyên môn, phân công công tác, kiểm tra đánh giá việc thực hiện nhiệm vụ của CBNGNLĐ; Quản lý và tổ chức giáo dục học sinh; Quản lý hành chính, tài chính, tài sản; Thực hiện đầy đủ các chế độ chính sách của nhà nước đối với giáo viên, nhân viên, học sinh; tổ chức thực hiện quy chế dân chủ trong hoạt động của nhà trường; Tạo điều kiện thuận lợi, đảm bảo điều kiện và phương tiện cần thiết để tổ chức Công đoàn hoạt động thực hiện các chức năng, quyền và trách nhiệm của công đoàn; Chỉ đạo các khoa, phòng, bộ môn trong các trường xây dựng cơ chế phối hợp giữa khoa, phòng, bộ môn với công đoàn bộ phận khoa, tổ công đoàn bộ môn để phận định rõ trách nhiệm của mỗi bên khi phối hợp thực hiện, trong đó quan tâm cơ chế phối hợp để thực hiện quản lý hoạt động chuyên môn,…; Phối hợp với công đoàn định kỳ tổ chức tổng kết, sơ kết, kiểm tra đánh giá việc thực hiện Quy chế phối hợp giữa Chính quyền và Công đoàn, đồng thời kiểm tra việc thực hiện tại các Khoa, phòng, bộ môn.

* Trách nhiệm của công đoàn là: Tổ chức tuyên truyền phổ biến đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước và nhiệm vụ của mỗi CBNGNLĐ. Tuyên truyền, vận động CBNGNLĐ nâng cao trình độ chính trị, văn hoá, pháp luật, chuyên môn, nghiệp vụ; thực hiện pháp lệnh dân số KHHGĐ, luật cán bộ công chức viên chức,...; Đại diện và bảo vệ quyền lợi, lợi ích hợp pháp, chính đáng của CBNGNLĐ; có trách nhiệm tham gia với Ban giám hiệu nhà trường trong việc cải thiện đời sống vật chất và tinh thần của các bộ giáo viên, nhân viên nhà trường; Đại diện và tổ chức cán bộ giáo viên, nhân viên tham gia quản lý nhà trường trong phạm vi chức năng của mình, thực hiện quyền kiểm tra, giám sát hoạt động của nhà trường theo quy định của pháp luật; Có trách nhiệm tổ chức, giáo dục, động viên cán bộ giáo viên, nhân viên hoàn thành tốt nhiệm vụ; Phối hợp tốt với BGH nhà trường xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện nhiệm vụ năm học; Tổ chức thực hiện tốt các cuộc vận động, thực hiện tốt Quy chế dân chủ trong nhà trường; Chủ động xây dựng kế hoạch và phối hợp với Chính quyền tổ chức tổng kết, sơ kết, kiểm tra đánh giá việc phối hợp công tác của cấp mình và cấp dưới, để tìm ra những hạn chế, nguyên nhân và có biện pháp khắc phục, nhất là trong phối hợp quản lý hoạt động chuyên môn.

Thông thường khi nói đến tổ chức Công đoàn thì trong suy nghĩ, nhận thức của mọi người đều coi đó là tổ chức với chức năng chủ yếu là chăm lo chế độ, chính sách,

bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động. Điều đó đúng, nhưng chưa đủ. Công đoàn bên cạnh việc chăm lo cho CBNGNLĐ, đoàn viên công đoàn, mọi hoạt động cũng như phong trào thi đua đều hướng tới và tập trung cho nhiệm vụ quan trọng nhất đó là nâng cao chất lượng giáo dục đào tạo, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ chính trị của nhà trường. Để thực hiện được mục tiêu đó, BCH Công đoàn đã tạo ra cơ chế hoạt động thông qua Quy chế phối hợp giữa Công đoàn với chính quyền. Quy chế này luôn được sửa đổi, bổ sung để phù hợp với từng giai đoạn.

3.2.3.3. Cách thức thực hiện

Căn cứ vào các văn bản pháp lý về sự tham gia quản lý của công đoàn cơ sở liên quan đến sự phối hợp giữa tổ chức công đoàn với chính quyền ngành giáo dục hiện nay, coi đây cơ sở pháp lý cho việc xây dựng cơ chế phối hợp giữa công đoàn với chính quyền được thuận lợi như: Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam [24]; Luật công đoàn năm 2012 [23]; Bộ luật Lao động 2012 [22]; Nghị định 133/HĐBT ngày 20/4/1991 của Hội đồng Bộ trưởng hướng dẫn thi hành Luật Công đoàn [10]; Điều lệ và hướng dẫn thi hành Điều lệ Công đoàn Việt Nam [16] [17]; Thông tư liên tịch số 12/TT- LT ngày 08/5/1992 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT và Chủ tịch Công đoàn Giáo Việt Nam quy định về mối quan hệ phối hợp hợp tác giữa cấp chính quyền và công đoàn trong ngành Giáo dục và Đào tạo [1]; Quyết định số 3406/QĐ-BGDĐT ngày 30/08/2013 Ban hành Quy chế phối hợp công tác giữa Bộ Giáo dục & Đào tạo và Công đoàn Giáo dục Việt Nam [2]; Quy định liên tịch số 111/QĐLT-CQ-CĐ của Giám đốc ĐHTN và Công đoàn ĐHTN ngày 24/12/2012 về mối liên hệ công tác giữa Chính quyền và Công đoàn ĐHTN giai đoạn 2012 - 2017 [8],...

Để có được thế chủ động trong hoạt động, Công đoàn phải xây dựng nội dung, chương trình, kế hoạch rõ ràng; các hoạt động có chủ định, chủ điểm, hướng đến quyền, lợi ích chính đáng của CBNGNLĐ, tạo không khí thi đua sôi nổi trong mỗi CBNGNLĐ để hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.

BCH Công đoàn phải thật sự gần gũi, lắng nghe và tôn trọng ý kiến đoàn viên, CBNGNLĐ; có năng lực dự cảm, phân tích, thuyết phục CBNGNLĐ, đoàn viên; Tuyên truyền, triển khai thực hiện quy chế phối hợp giữa công đoàn với chính quyền tới các công đoàn bộ phận, tổ công đoàn, các Khoa, phòng, bộ môn và từng đơn vị trong nhà trường.

Lãnh đạo nhà trường phải có sự chỉ đạo, hướng dẫn các đơn vị trong trường xây dựng cơ chế phối hợp trong quản lý hoạt động chuyên môn giữa công đoàn bộ phận với Khoa chuyên môn, phòng chức năng, giữa tổ công đoàn với bộ môn, ... và phổ biến tới từng CBNGNLĐ biết để thực hiện; định kỳ kiểm tra, đánh giá việc thực hiện quy chế phối hợp giữa các cấp công đoàn với khoa, phòng, bộ môn trong nhà trường.

3.2.3.4. Điều kiện thực hiện

Đảng ủy nhà trường có sự quan tâm đúng mức và chỉ đạo sát sao của đối với hoạt động phối hợp giữa công đoàn với chính quyền.

Công đoàn và chính quyền cần có sự thống nhất đồng thuận cao giữa tổ chức công đoàn trong quản lý hoạt động chuyên môn; Tuyên truyền, vận động CBNGNLĐ thực hiện tốt quy chế phối hợp giữa công đoàn với chính quyền trong quản lý hoạt động chuyên môn và nhiệm vụ chuyên môn của từng đơn vị.

Cán bộ quản lý, cán bộ công đoàn phải gương mẫu, nhiệt tình, có trách nhiệm trong mọi hoạt động.

3.2.4. Bồi dưỡng năng lực đội ngũ cán bộ công đoàn, đặc biệt là đội ngũ cán bộ công đoàn chủ chốt và cán bộ văn phòng công đoàn cơ sở

3.2.4.1. Mục tiêu của biện pháp

Mục tiêu chính là nâng cao chất lượng hiệu quả hoạt động của tổ chức công đoàn và nâng cao vai trò vị thế của tổ chức trong việc bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của CBNGNLĐ, tham gia quản lý góp phần vào sự phát triển của nhà trường; xây dựng đội ngũ cán bộ công đoàn có đủ trình độ, năng lực hoạt động thực tiễn đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ của nhà trường, của ngành trong giai đoạn hiện nay.

3.2.4.2. Nội dung của biện pháp

Cán bộ công đoàn trong các nhà trường (cán bộ công đoàn cơ sở) là nền tảng của tổ chức công đoàn, tổ chức CĐ có mạnh hay yếu đều bắt nguồn từ cơ sở. Cán bộ công đoàn cơ sở là người truyền tải những thông tin từ cấp trên đến đoàn viên, CBNGNLĐ và ngược lại. Cán bộ CĐ là nhân tố quyết định hiệu quả thực hiện chức năng, nhiệm vụ của tổ chức công đoàn.Cán bộ CĐCS là người phản ánh những tâm tư nguyện vọng, tiếng nói của CBNGNLĐ cũng như phản ánh thực trạng đời sống, tinh thần của CBNGNLĐ lên công đoàn cấp trên, từ đó, công đoàn cấp trên có cơ sở để đưa ra những định hướng, chính sách phù hợp.

Do đó, năng lực của cán bộ công đoàn ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng hoạt động của tổ chức công đoàn, cũng như ảnh hoạt đến hoạt động phối hợp giữa công đoàn với chính quyền. Để đáp ứng được yêu cầu của tình hình mới đang đặt ra với tổ chức công đoàn đồi hỏi mỗi cán bộ công đoàn, đặc biệt là cán bộ công đoàn chủ chốt, cán bộ văn phòng công đoàn tại các nhà trường phải thường xuyên bồi dưỡng, đào tạo nhằm nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, năng lực hoạt động, coi đây là chiến lược quan trọng để nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ công đoàn.

Để nâng cao năng lực cần bồi dưỡng cho đội ngũ cán bộ công đoàn những nội dung sau:

Kiến thức chuyên sâu về chuyên môn nghiệp vụ công đoàn: Ngoài việc học tập nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ và lý luận chính trị cần phải nâng cao kiến thức về các chuyên đề, các lĩnh vực công tác của công đoàn (như công tác kiểm tra công đoàn, công tác tham gia quản lý của công đoàn, tổ chức các phong trào thi đua, hoạt động văn hóa, công tác vận động nữ CBNGNLĐ, công tác Bảo hộ lao động,...), từ đó giúp cho công tác lãnh đạo, hoạch định các chương trình, nội dung công tác công đoàn ngày càng sâu sát, đáp ứng với yêu cầu của phong trào và tâm tư nguyện vọng của đoàn viên và CBNGNLĐ.

Kỹ năng thuyết phục, vận động: Thuyết phục là phương pháp hoạt động quan trọng của tổ chức công đoàn. Muốn thuyết phục, vận động được đoàn viên - CBNGNLĐ ngoài năng lực, kiến thức, sự hiểu biết về pháp luật, chế độ chính sách, thì cần phải có tác phong, phong cách làm việc, phong cách ứng xử. Vì vậy, mỗi cán bộ công đoàn phải luôn rèn luyện tác phong, phong cách của người làm công tác quần chúng, công tác phong trào. Người cán bộ công đoàn phải thật sự là người tận tụy, gương mẫu ngoài việc tự rèn luyện của bản thân. Cán bộ công đoàn là người trực tiếp làm công tác thuyết phục phải có phương pháp thuyết phục, có khả năng giao tiếp, ứng xử, biết phân tích sự việc khách quan, xử lý các tình huống nhanh, chính xác, có tình, có lý, phải gương mẫu trong mọi mặt, nói đi đôi với làm, để quần chúng tin yêu [21].

Kỹ năng tổ chức hoạt động: Tổ chức cho CBNGNLĐ hoạt động là lựa chọn những nội dung, hình thức hoạt động nhằm thu hút đông đảo đội ngũ CBNGNLĐ trong nhà trường cùng tham gia hoạt động của chính quyền và công đoàn nhằm góp phần

thực hiện nhiệm vụ chính trị của nhà trường và xây dựng tổ chức công đoàn ngày càng vững mạnh. Thông qua các hoạt động sẽ góp phần tăng cường sự giao lưu học hỏi, đoàn kết, gắn bó của CBNGNLĐ trong nhà trường đồng thời góp phần giáo dục đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, nâng cao vai trò, vị trí, chức năng và nhiệm vụ của tổ chức công đoàn. Tổ chức các hoạt động có thể là các hoạt động phong trào như thể thao, văn nghệ, sinh hoạt câu lạc bộ, tổ chức các cuộc thi (hái hoa dân chủ, thi nấu ăn, cắm hoa),... nhưng cũng có thể là các hoạt động hỗ trợ chuyên môn, giúp chuyên môn thực hiện tốt nhiệm vụ như tổ chức thi những giờ giảng hay, thi giáo viên dạy giỏi, thi kiến thức pháp luật, thi tìm hiểu về lĩnh vực chuyên môn, về chính sách mới của ngành, của Nhà nước; Hay phối hợp với chính quyền tổ chức hội thảo, tọa đàm, hội nghị chuyên đề, tham quan, hội nghị cán bộ viên chức, người lao động,... [21].

Để tổ chức cho CBNGNLĐ hoạt động thực sự có hiệu quả, có tầm ảnh hưởng và thu hút đông đảo đội ngũ CBNGNLĐ tham gia, hình thức tổ chức phải đa dạng, phong phú, nội dung thiết thực, phù hợp với điều kiện thực tế của mỗi nhà trường.

3.2.4.3. Cách thức thực hiện

Xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ công đoàn và coi đây là yếu tố quan trọng trong sự nghiệp xây dựng tổ chức công đoàn nên muốn có kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng phù hợp trước hết khi xây dựng cần xuất phát từ chức năng, nhiệm vụ và thực tiễn hoạt động công đoàn. Do đó, phải xây dựng kế hoạch tập huấn, bồi dưỡng lý luận nghiệp vụ công tác công đoàn hằng năm, khi xây dựng kế hoạch cần tìm hiểu, lắng nghe để biết được đoàn viên, người lao động trong nhà trường cần gì để từ đó xây dựng kế hoạch phù hợp. Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ công đoàn chính là trang bị cho cán bộ công đoàn những kiến thức cơ bản về nghiệp vụ, các hình thức hoạt động, phương pháp hoạt động và kỹ năng hoạt động công đoàn để cán bộ công đoàn nắm vững chức năng, nhiệm vụ của tổ chức công đoàn, chế độ chính sách, hiểu biết pháp luật và đặc biệt am hiểu tình hình thực tế cũng như mọi hoạt động của nhà trường. Cần trang bị kiến thức về lý luận chính trị, chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh. Nếu không có nhận thức cơ bản về lý luận chính trị thì việc tiếp thu các chủ trương, đường lối, chính sách, nghị quyết của Đảng sẽ gặp nhiều hạn chế. Điều đó sẽ ảnh hưởng đến công tác tuyên truyền, vận động tập hợp quần chúng cũng như việc tổ chức thực

hiện các chức năng của công đoàn. Vì vậy, cần có kế hoạch đào tạo về lý luận chính trị cho cán công đoàn.

Đa dạng hóa các hình thức bồi dưỡng nghiệp vụ: Việc đào tạo, bồi dưỡng cán bộ công đoàn bằng các hình thức khác nhau: đào tạo chính quy, tại chỗ, ngắn hạn, dài hạn, bồi dưỡng, tập huấn, đào tạo lại, hội thảo, hội nghị, hội nghị chuyên đề, tọa đàm

... Phương pháp tập huấn cần phải đổi mới và linh hoạt, chú trọng phương pháp tập huấn tích cực, trong đó đối tượng được tập huấn là chủ thể. Thông tin, phổ biến các chủ trương, nghị quyết của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, nhất là pháp luật lao động cho cán bộ công đoàn thông qua tập huấn, truyền thông, các phương tiện thông tin đại chúng, Website của nhà trường, ...

Đổi mới nội dung tập huấn, bồi dưỡng cán bộ công đoàn: Chương trình, nội dung tập huấn phải phù hợp với từng đối tượng và tình hình thực tế trong từng giai đoạn; Thường xuyên đổi mới nội dung bồi dưỡng cán bộ công đoàn; Nội dung, chủ đề phải mang tính khả thi để sau khi được bồi dưỡng cán bộ công đoàn có thể vận dụng vào thực tế của nhà trường, do đó khi đổi mới nội dung bồi dưỡng cần phải thiết thực, sát với thực tế, phù hợp với từng đối tượng được bồi dưỡng. Phân công cán bộ nghiên cứu các nội dung tập huấn, bồi dưỡng và phân công cụ thể công việc, rõ người, rõ việc cho cán bộ công đoàn. Nội dung bồi dưỡng phải mang tính khái quát cao về mặt lý luận nhưng không được xa rời thực tiễn của nhà trường. Nội dung cần phải phong phú, dễ hiểu, dễ áp dụng, tránh rườm rà, hình thức, ...

3.2.4.4. Điều kiện thực hiện

Hàng năm và trong nhiệm kỳ hoạt động phải xây dựng kế hoạch đào tạo về lý luận và nghiệp vụ công tác công đoàn dưới nhiều hình thức; Có kế hoạch và tạo điều kiện để cán bộ công đoàn được đi học tập kinh nghiệm ở một số công đoàn trong ĐHTN, trong ngành Giáo dục, trong khu vực, … (theo đúng nghĩa là học tập kinh nghiệm, chứ không phải là “thăm quan học tập kinh nghiệm”). Cần có cơ chế và đãi ngộ để đảm bảo cho cán bộ văn phòng công đoàn gắn bó với vị trí công tác cũng như cơ chế hạn chế việc điều chuyển công tác như hiện nay. VÌ hiện nay, các công đoàn cơ sở trong ngành giáo dục hầu như chỉ có CBCĐ kiêm nhiệm nên cán bộ văn phòng công đoàn tại các nhà trường do chính quyền phân công đảm nhiệm; Phát huy vai trò của cán bộ công đoàn cấp trên cơ sở trong việc hỗ trợ cho công đoàn cơ sở hoạt động.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 19/05/2022