Quá trình khảo nghiệm về sự cần thiết và tính khả thi của một số biện pháp phối hợp giữa công đoàn với chính quyền trong quản lý hoạt động chuyên môn mà chúng tôi đề xuất là quá trình nghiên cứu trên cơ sở lý luận và thực trạng phối hợp giữa công đoàn với chính quyền trong quản lý hoạt động chuyên môn ở một số trường đại học thuộc ĐHTN để tìm ra biện pháp quản lý phù hợp, khả thi, góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả trong phối hợp quản lý hoạt động hoạt động chuyên môn của các trường đại học. Kết quả nghiên cứu cho thấy các biện pháp chúng tôi xây dựng đều nhận được sự đồng tình, đánh giá cao của các chủ thể khảo nghiệm.
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ
1. Kết luận
Trên cơ sở nghiên cứu công trình khoa học của các nhà nghiên cứu chúng tôi đã đi sâu phân tích làm sáng tỏ một số vấn đề lý luận về phối hợp giữa công đoàn với chính quyền trong quản lý hoạt động chuyên môn từ đó xây dựng cơ sở lý luận phối hợp giữa công đoàn với chính quyền trong quản lý hoạt động chuyên môn ở các trường đại học thuộc ĐHTN. Nội dung phối hợp giữa công đoàn với chính quyền trong quản lý hoạt động chuyên môn gồm: Quản lý hoạt động giảng dạy, quản lý hoạt động nghiên cứu khoa học và các yếu tố ảnh hướng đến hoạt động phối hợp giữa công đoàn với chính quyền trong quản lý hoạt động chuyên môn ở trường các đại học thuộc ĐHTN.
Qua khảo sát thực trạng việc phối hợp giữa công đoàn với chính quyền trong quản lý hoạt động chuyên môn ở các trường đại học thuộc ĐHTN, chúng tôi nhận thấy bên cạnh một số kết quả đạt thì việc phối hợp giữa công đoàn với chính quyền trong quản lý hoạt động chuyên môn ở các trường đại học thuộc ĐHTN còn nhiều hạn chế ở khâu xây dựng kế hoạch, cơ chế phối hợp, kiểm tra, đánh giá; bên cạnh đó, việc nhận thức cũng như năng lực của CBQL, CBCĐ và giảng viên trong thời gian qua còn nhiều hạn chế chưa đáp ứng được yêu cầu đòi hỏi trong tình hình hiện nay.
Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và khảo sát thực trạng phối hợp giữa công đoàn với chính quyền trong quản lý hoạt động chuyên môn ở các trường đại học thuộc ĐHTN, chúng tôi đề xuất hệ thống 5 biện pháp nhằm đáp ứng yêu cầu của tình hình mới, phù hợp với điệu kiện của các trường đại học và có tỉnh khả thi nhằm nâng cao hiệu quả phối hợp giữa công đoàn với chính quyền trong quản lý hoạt động chuyên môn ở các trường đại học thuộc ĐHTN. Các biện pháp có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, bổ sung cho nhau tạo thành một hệ thống quản lý giúp cho công đoàn và chính quyền nhà trường thực hiện tốt việc phối hợp quản lý hoạt động chuyên môn nhằm nâng cao chất lượng giáo dục - đào tạo của nhà trường.
2. Khuyến nghị
2.1. Đối với Công đoàn Giáo dục Việt Nam và Công đoàn Đại học Thái Nguyên
CĐGD Việt Nam thống nhất ban hành các văn bản, biên soạn bộ tài liệu hướng dẫn cụ thể về hoạt động tham gia quản lý của công đoàn các cấp trong ngành Giáo dục, trong đó có nội dung tham gia quản lý hoạt động chuyên môn làm cơ sở cho các trường đại học, lựa chọn những nội dung phù hợp để vận dụng vào tình hình thực tế của các trường; là cơ sở pháp lý để công đoàn các cấp (CĐ cấp trên cơ sở, CĐCS, CĐBP, Tổ CĐ) xây dựng cơ chế phối hợp giữa công đoàn với chính quyền tạo điều kiện thuận lợi trong quá trình hoạt động công đoàn; đồng thời sử dụng tài liệu được để tập huấn, bồi dưỡng cho cán bộ công đoàn, thậm chí là cán bộ quản lý để việc phối hợp giữa công đoàn với chính quyền trong hoạt động quản lý nói chung, quản lý chuyên môn nói riêng cụ thể, rõ ràng; là tài liệu để CBCĐ, CBQL và giảng viên tham khảo áp dụng vào thực tế của nhà trường. Trên cơ sở các văn bản của công đoàn cấp trên, Công đoàn ĐHTN xây dựng kế hoạch triển khai các văn bản và hướng dẫn các công đoàn cơ sở triển khai thực hiện phù hợp với tình hình thực tế tại các nhà trường.
CĐGD Việt Nam thành lập Ban chuyên môn là một ban chức năng trong hệ thống tổ chức công đoàn và chỉ đạo việc thành lập các Ban chuyên môn đến các công đoàn cơ sở tại các trường đại học. Đó là cơ sở để Công đoàn ĐHTN thành lập và chỉ đạo các công đoàn cơ sở thành lập Ban chuyên môn và xây dựng các quy định để ban chuyên môn hoạt động, phối hợp với chính quyền triển khai hiệu quả các hoạt động chuyên môn của nhà trường.
Công đoàn ĐHTN tăng cường công tác tập huấn, bồi dưỡng nâng cao năng lực, trình độ, chuyên môn nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ công đoàn trong toàn Đại học, nhất là cán bộ công đoàn chủ chốt và cán bộ văn phòng công đoàn cơ sở tại các trường đại học.
2.2. Đối với Đại học Thái Nguyên và các cơ sở giáo dục đại học thành viên thuộc Đại học Thái Nguyên
Khi xây dựng các văn bản pháp quy, ĐHTN và các cơ sở giáo dục đại học thành viên cần quy định rõ về vai trò tham gia của công đoàn đối với những hoạt động cụ thể nhằm tăng cường tính hiệu lực trong cơ chế phối hợp quản lý hoạt động chuyên môn của công đoàn; có cơ chế đãi ngộ, khuyến khích, tạo điều kiện về vật chất, tinh thần,
môi trường, điều kiện làm việc để phát huy hơn nữa vai trò của đội ngũ cán bộ công đoàn.
Các cơ sở giáo dục đại học thành viên cần đánh giá sự phối hợp giữa chính quyền và công đoàn trong công tác phối hợp quản lý các hoạt động của nhà trường và việc thực hiện Quy chế phối hợp giữa công đoàn với chính quyền, trong đó có hoạt động chuyên môn. Từ đó, tìm hiểu những nguyên nhân, hạn chế và đề xuất các biện pháp nâng cao hiệu quả của hoạt động phối hợp hoạt động phối hợp quản lý giữa công đoàn với chính quyền. Hàng năm, khi tổ chức tập huấn, bồi dưỡng nâng cao năng lực, trình độ chuyên môn cho cán bộ quản lý, các cơ sở giáo dục đại học thành viên cần mở rộng đối tượng đến cán bộ công đoàn và cán bộ văn phòng công đoàn; Khen thưởng, vinh danh những tập thể, cá nhân trong nhà trường có thành tích xuất sắc trong quản lý hoạt động chuyên môn và phối hợp quản lý hoạt động chuyên môn; đồng thời có cơ chế xử lý đối với những đơn vị, cá nhân làm chưa tốt.
2.3. Đối với Khoa, Bộ môn trực thuộc cơ sở giáo dục đại học thành viên của Đại học Thái Nguyên
Các Khoa và bộ môn cần xây dựng cơ chế phối hợp cụ thể giữa công đoàn bộ phận với Lãnh đạo Khoa, tổ công đoàn với Bộ môn nhằm tạo cơ sở pháp lý và quy định trách nhiệm của mỗi bên trong triển khai các hoạt động chuyên môn, các nhiệm vụ chính trị của Khoa, bộ môn và của Nhà trường, trên cơ sở văn bản của nhà trường quy chế về mối quan hệ phối hợp công tác giữa Công đoàn và Ban Giám hiệu nhà trường. Bởi Khoa, bộ môn là nơi trực tiếp diễn ra các hoạt động chuyên môn của nhà trường, đóng vai trò quan trọng trong phối hợp giữa công đoàn và chính quyền quản lý hoạt động chuyên môn của nhà trường..
Khoa và bộ môn tạo điều kiện để CBNGNLĐ (cũng là các đoàn viên công đoàn) tham gia các hoạt động văn hóa văn nghệ, thể dục thể thao, các cuộc thi, các hoạt động chuyên môn, dự các hội nghị, hội thảo, … do công đoàn và chính quyền nhà trường phát động và triển khai các hoạt động của công đoàn cấp trên; tạo điều kiện để cán bộ có thể tham gia tập huấn, bồi dưỡng nhằm nâng cao năng lực, trình độ chuyên môn nghiệp vụ khi công đoàn nhà trường và công đoàn cấp trên tổ chức.
Phát hiện những điển hình tiên tiến, động viên, khích lệ những tập thể, cá nhân triển khai thực hiện tốt hoạt động chuyên môn, hoạt động công đoàn đề nghị các cấp công đoàn và chính quyền khen thưởng.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
Bộ Giáo dục & Đào tạo - Công đoàn Giáo Việt Nam (1992), Thông tư liên tịch số 12/TT-LT ngày 08/5/1992 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT và Chủ tịch Công đoàn Giáo Việt Nam quy định về mối quan hệ phối hợp hợp tác giữa cấp chính quyền và công đoàn trong ngành Giáo dục và Đào tạo, Hà Nội. | |
2. | Bộ Giáo dục & Đào tạo - Công đoàn Giáo dục Việt Nam (2013), Quyết định số 3406/QĐ-BGDĐT ngày 30/08/2013 ban hành Quy chế phối hợp công tác giữa Bộ GD&ĐT và CĐGD Việt Nam, Hà Nội. |
3. | Phùng Văn Cao (2016), Phối hợp quản lý giữa Ban giám hiệu với tổ chức Công đoàn trong chăm lo đời sống cho giáo viên ở các trường THPT huyện Hưng Hà, tỉnh Thái Bình, Trường Đại học Sư phạm - ĐHTN, Thái Nguyên. |
4. | Công đoàn Đại học Thái Nguyên (2018), “Báo cáo chính trị của Ban chấp hành Công đoàn ĐHTN khóa IV tại Đại hội V, nhiệm kỳ 2018 - 2023”, Tài liệu Đại hội Công đoàn Đại học Thái Nguyên lần thứ V, nhiệm kỳ 2018 - 2023, Thái Nguyên. |
5. | Vũ Dũng (2006), Giáo trình Tâm lý học Quản lý, Nhà xuất bản Đại học Sư phạm, Hà Nội. |
6. | Đại học Thái Nguyên (2016), Kế hoạch chiến lược phát triển Đại học Thái Nguyên giai đoạn 2016 - 2020 và tầm nhìn 2030, Thái Nguyên. |
7. | Đại học Thái Nguyên (2017), Đề án công tác của các Ban chức năng và tương đương thuộc Đại học Thái Nguyên nhiệm kỳ 2016 - 2021, Thái Nguyên. |
8. | Đại học Thái Nguyên - Công đoàn ĐHTN (2012), Quy định về mối liên hệ công tác giữa Chính quyền và Công đoàn ĐHTN giai đoạn 2012 - 2017, số 111/QĐLT-CQ-CĐ ban hành ngày 24/12/2012, Thái Nguyên. |
9. | Lương Thị Việt Hà (2012), Biện pháp tăng cường phối hợp giữa Công đoàn với Nhà trường trong xã hội hóa giáo dục ở các trường Trung học phổ thông, Tạp chí giáo dục số 288 (kỳ 2 - 6/2012), Hà Nội. |
10. | Hội đồng Bộ trưởng (1991), Nghị định 133/HĐBT ngày 20/4/1991 hướng dẫn thi hành Luật Công đoàn, Hà Nội. |
11. | Vũ Thị Thanh Tâm (2014), Phối hợp giữa Công đoàn với Chính quyền trong quản lý hoạt động chuyên môn tại Trường Đại học Sư phạm - Đại học Thái Nguyên, Trường Đại học Sư phạm - ĐHTN, Thái Nguyên. |
Có thể bạn quan tâm!
- Nguyên Tắc Đề Xuất Biện Pháp Phối Hợp Giữa Công Đoàn Với Chính Quyền Trong Quản Lý Hoạt Động Chuyên Môn Ở Một Số Trường Đại Học Thuộc Đại
- Xây Dựng Cơ Chế Phối Hợp Chặt Chẽ Giữa Công Đoàn Và Chính Quyền, Trong Đó Quy Định Rõ Trách Nhiệm Của Mỗi Bên Trong Phối Hợp Để Quản Lý Hoạt
- Tăng Cường Kiểm Tra Đánh Giá Công Tác Phối Hợp Giữa Công Đoàn Và Chính Quyền Trong Quản Lý Hoạt Động Chuyên Môn
- Phối hợp giữa công đoàn với chính quyền trong quản lý hoạt động chuyên môn ở các trường đại học thuộc đại học Thái Nguyên - 13
- Phối hợp giữa công đoàn với chính quyền trong quản lý hoạt động chuyên môn ở các trường đại học thuộc đại học Thái Nguyên - 14
Xem toàn bộ 113 trang tài liệu này.
13. | Thủ tướng Chính phủ (2014), Điều lệ trường đại học ban hành kèm theo Quyết định số 70/2014/QĐ-TTg ngày 10/12/2014, Hà Nội. |
14. | Nguyễn Thị Tính (2014), Giáo trình Lý luận chung về Quản lý và Quản lý giáo dục, Nhà xuất bản Đại học Thái Nguyên, Thái Nguyên.. |
15. | Nguyễn Thị Tính (2015), Giáo trình Quản lý hành chính Nhà nước và Quản lý ngành Giáo dục - Đào tạo, Nhà xuất bản Đại học Thái Nguyên, Thái Nguyên. |
16. | Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam (2014), Điều lệ Công đoàn Việt Nam, Nhà xuất bản Lao động, Hà Nội. |
17. | Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam (2014), Hướng dẫn thi hành Điều lệ Công đoàn Việt Nam, Nhà xuất bản Lao động, Hà Nội. |
18. | Trường Đại học Công đoàn (2004), Pháp luật về Lao động và Công đoàn, Nhà xuất bản Lao động, Hà Nội. |
19. | Trường Đại học Công đoàn (2013), Vai trò đại diện người lao động của Công đoàn Việt Nam trong hội nhập quốc tế, Nhà xuất bản Lao động, Hà Nội. |
20. | Trường Đại học Công đoàn (2015), Giáo trình Lý luận và nghiệp vụ Công đoàn (Tập 1), Nhà xuất bản Lao động, Hà Nội. |
21. | Trường Đại học Công đoàn (2015), Giáo trình Lý luận và nghiệp vụ Công đoàn (Tập 2), Nhà xuất bản Lao động, Hà Nội. |
22. | Quốc hội (2012), Bộ luật Lao động năm 2012, Nhà xuất bản Lao động, Hà Nội. |
23. | Quốc hội (2012), Luật Công đoàn, Nhà xuất bản Hồng Đức, Hà Nội |
24. | Quốc hội (2013), Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, Hà Nội. |
25. | Vụ Pháp chế (2012), Giới thiệu Luật Giáo dục Đại học, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Hà Nội. |
26. | Nguyễn Viết Vượng (2003), “Tính chất, vị trí, vai trò, chức năng của Công đoàn Việt Nam”, 3/4 Thế kỷ - Công đoàn Việt Nam xây dựng và phát triển, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, Hà Nội, tr. 79 - 88. |
12.
* Trang web
http://dhsptn.edu.vn/index.php?language=vi&nv=gioi-thieu-chi-tiet | |
28. | http://dhsptn.edu.vn/index.php?language=vi&nv=gioi-thieu-chi-tiet&op=Su- mang-va-tam-nhin |
29. | http://dhsptn.edu.vn/uploads/news/2017_10/bacongkhai-bieu23.pdf |
30. | http://ictu.edu.vn/ba-cong-khai/dieu-kien-dam-bao-clgd/doi-ngu-can-bo-giao- vien/3235-cong-khai-thong-tin-ve-doi-ngu-nha-giao-can-bo-quan-ly-va-nhan- vien-cua-csgd-dai-hoc-nam-hoc-2017-2018.html |
31. | http://ictu.edu.vn/gioithieu/su-mang-va-muc-tieu.html |
32. | http://ictu.edu.vn/gioithieu/tong-quan/thungo.html |
33. | http://moj.gov.vn/qt/tintuc/Pages/nghien-cuu-trao-doi.aspx?ItemID=1592 |
34. | http://truongchinhtrina.gov.vn/ArticleDetail.aspx?_Article_ID=119 |
35. | https://vi.wikipedia.org/wiki/C%C3%B4ng_%C4%91o%C3%A0n |
36. | https://www.huongnghiepviet.com/v3/huong-nghiep/khoa-hoc-huong- nghiep/24-khai-niem-chung-ve-nghe |