Vai Trò, Nội Dung Của Thực Hiện Thể Chế Về Trách Nhiệm Của Người Đứng Đầu Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Cấp Bộ Trong Cải Cách Thủ Tục Hành Chính


1.2.3. Vai trò, nội dung của thực hiện thể chế về trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan hành chính nhà nước cấp Bộ trong cải cách thủ tục hành chính

1.2.2.1. Vai trò của thực hiện thể chế về trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan hành chính nhà nước cấp Bộ trong cải cách thủ tục hành chính

Một là, góp phần đưa đường lối, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước về trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan HCNN cấp Bộ về cải cách TTHC đi vào cuộc sống.

Chủ trương, đường lối của Đảng và pháp luật của Nhà nước về trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan HCNN cấp Bộ muốn đi vào cuộc sống thực tế bằng nhiều công cụ, phương tiện khác nhau, nhưng một trong những công cụ quan trọng nhất có tính bắt buộc chung đối với toàn xã hội là phải thông qua Nhà nước. Nhà nước - bằng công cụ riêng có của mình là pháp luật thể chế hóa những chủ trương đó thành hệ thống quy phạm pháp luật. Hệ thống quy phạm này điều chỉnh, hiện thực hóa các chủ trương của Đảng về trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan HCNN cấp Bộ trong cải cách TTHC; đảm bảo và buộc mọi chủ thể có liên quan phải chấp hành nghiêm chỉnh. Đồng thời hệ thống quy phạm đó cũng là phương tiện, công cụ hữu hiệu để xử lý những hành vi vi phạm pháp luật trong cải cách TTHC.

Hai là, góp phần nâng cao ý thức trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan HCNN cấp Bộ và các cơ quan thực hiện TTHC.

Nhà nước quản lý xã hội bằng pháp luật là yêu cầu khách quan trong quá trình xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN ở nước ta. Bởi vậy, thực hiện thể chế về trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan HCNN cấp bộ trong cải cách TTHC nhằm hiện thực hóa các quy phạm pháp luật về trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan cơ quan HCNN cấp bộ trong cải cách TTHC và đòi hỏi các cơ quan hành chính cấp Bộ, cơ quan thực hiện TTHC và các tổ chức, cá nhân liên


quan phải có trách nhiệm thực hiện nghiêm chỉnh các quy định về trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan cơ quan HCNN cấp bộ trong cải cách TTHC, góp phần nâng cao ý thức chấp hành pháp luật trong đời sống xã hội.

Hoạt động cải cách TTHC không chỉ đòi hỏi vai trò chủ động của các cơ quan HCNN cấp Bộ mà còn đòi hỏi trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan trong việc đảm bảo sự minh bạch của các TTHC trong đời sống xã hội, góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế- xã hội. Do đó, việc thực hiện có hiệu quả các quy định pháp luật về trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan HCNN cấp bộ trong cải cách TTHC sẽ là kênh thông tin quan trọng để các cá nhân, tổ chức liên quan nhận thức đầy đủ hơn ý nghĩa của cải cách TTHC, góp phần nâng cao ý thức pháp luật về trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan cơ quan HCNN cấp bộ trong cải cách TTHC.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 105 trang tài liệu này.

Ba là, góp phần bảo đảm nguyên tắc pháp quyền XHCN.

Thượng tôn pháp luật là yêu cầu quan trọng nhất của nhà nước pháp quyền. Trong lĩnh vực cải cách TTHC, đó là sự tuân thủ nghiêm chỉnh, chính xác và tự giác các quy định pháp luật về trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan HCNN cấp Bộ trong cải cách TTHC. Theo đó, người đứng đầu cơ quan HCNN cấp Bộ phải gương mẫu trong tổ chức thực hiện pháp luật, các hành vi vi phạm pháp luật về trách nhiệm của người đứng đầu phải được phát hiện kịp thời, xử lý nghiêm minh; đồng thời là cơ sở pháp lý cho các cơ quan có thẩm quyền kiểm tra, thanh tra, giám sát người đứng đầu cơ quan HCNN cấp Bộ trong việc thực hiện nghiêm các nhiệm vụ, quyền hạn trong cải cách TTHC được pháp luật quy định.

Thực hiện thể chế về trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan hành chính nhà nước cấp Bộ trong cải cách thủ tục hành chính - 5

1.2.2.2. Nội dung thực hiện thể chế về trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan hành chính nhà nước cấp Bộ trong cải cách thủ tục hành chính

Thực hiện thể chế về về trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan HCNN cấp Bộ trong cải cách TTHC là hoạt động có mục đích nhằm đưa các quy phạm pháp luật về vấn đề này đi vào thực tiễn cuộc sống, chuyển hóa thành


những hành vi xử sự thực tế để phát huy tính tích cực, chủ động trong thực hiện thể chế về trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan HCNN cấp Bộ trong cải cách TTHC, tạo được cơ chế hữu hiệu trong cải cách TTHC.

Trên cơ sở các quy định pháp luật, thực hiện thể chế về về trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan HCNN cấp Bộ trong cải cách TTHC gồm ba nội dung cơ bản sau:

Một là, thực hiện trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan HCNN cấp Bộ trong tham mưu xây dựng VBQPPL và ban hành VBQPPL theo thẩm quyền về cải cách TTHC.

Tham mưu và ban hành các VBQPPL có liên quan đến cải cách TTHC là một trong những nội dung đầu tiên, hết sức quan trọng trong thực hiện thể chế về trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan HCNN cấp bộ trong cải cách TTHC. Vì vậy, khi ban hành văn bản đòi hỏi người đứng đầu cơ quan HCNN cấp bộ cần tuân thủ theo trình tự, thủ tục khi ban hành văn bản; đảm bảo các yêu cầu về nội dung, thể thức, kỹ thuật trình bày văn bản. Ngoài ra, còn phải phù hợp với đặc thù của bộ, ngành. Có như vậy văn bản QPPL đó mới có khả năng được thực hiện trên thực tế.

Hai là, thực hiện quy định pháp luật về trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan HCNN cấp Bộ trong cải cách TTHC, kiểm soát TTHC.

Nội dung hoạt động cải cách TTHC của người đứng đầu cơ quan HCNN cấp bộ được quy định cụ thể tại Nghị định số 20/2008/NĐ-CP ngày 14/02/2008 của Chính phủ về tiếp nhận, xử lý phản ánh, kiến nghị của cá nhân, tổ chức về quy định hành chính; Nghị định số 63/2010/NĐ-CP ngày 08/6/2010 của Chính phủ về kiểm soát TTHC; Nghị định số 48/2013/NĐ-CP ngày 14/5/2013 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định liên quan đến kiểm soát TTHC, bao gồm các quy định về nhiệm vụ, quyền hạn của người đứng đầu các bộ, cơ quan ngang bộ trong ban hành,


kiểm soát TTHC; tham gia ý kiến về nội dung quy định TTHC tại dự án, dự thảoVBQPPL; quy định TTHC trong VBQPPL thuộc thẩm quyền… Ngoài ra, việc thực hiện các quy định pháp luật về trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan HCNN cấp Bộ đối với hoạt động cải cách TTHC trong ngành, lĩnh vực còn căn cứ vào các văn bản quy phạm pháp luật khác có liên quan như: Luật Tổ chức Chính phủ; Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật…

Thực hiện thể chế về trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan hành HCNN Bộ trong cải cách TTHC là việc thực hiện các quy định về tổ chức, quản lý các cơ quan thực hiện kiểm soát TTHC. Theo quy định pháp luật hiện hành, Cục Kiểm soát thủ tục hành chính thuộc Văn phòng Chính phủ là cơ quan chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện thống nhất QLNN về kiểm soát TTHC; các Bộ, cơ quan ngang Bộ trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với Cục Kiểm soát TTHC trong việc ban hành, hướng dẫn, kiểm tra, tổ chức thực hiện TTHC và kiểm soát TTHC trong phạm vi quản lý ngành, lĩnh vực.

Như vậy, mặc dù Cục Kiểm soát thủ tục hành chính được giao chịu trách nhiệm giúp Chính phủ thống nhất QLNN về công tác kiểm soát TTHC nhưng việc quản lý, tổ chức kiểm soát TTHC trong từng ngành, lĩnh vực lại được giao cho các cơ quan, tổ chức có thẩm quyền trong từng Bộ, cơ quan ngang Bộ. Theo đó, Cục Kiểm soát thủ tục hành chính có chức năng tham mưu, giúp Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ thực hiện chức năng kiểm soát TTHC, cải cách TTHC trong phạm vi cả nước; tham mưu tổng hợp, điều phối giúp Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ trong chỉ đạo, điều hành về cải cách hành chính, cải thiện môi trường kinh doanh và nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia (Quyết định số 1215/QĐ-VPCP ngày 15/12/2016). Tổ chức pháp chế thuộc Bộ, cơ quan ngang Bộ có chức năng tham mưu, giúp Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ thực


hiện QLNN về công tác kiểm soát TTHC trong phạm vi ngành, lĩnh vực quản lý. Phòng Kiểm soát thủ tục hành chính thuộc Tổ chức pháp chế ở Bộ, cơ quan ngang Bộ có chức năng tham mưu, giúp người đứng đầu Tổ chức pháp chế thực hiện công tác kiểm soát TTHC.

1.2.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến thực hiện thể chế về trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan hành chính nhà nước cấp Bộ trong cải cách thủ tục hành chính

1.2.3.1. Các quy định pháp luật về trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan hành chính nhà nước cấp Bộ trong cải cách thủ tục hành chính

Các quy định pháp luật là cơ sở pháp lý cho việc thực thi trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan HCNN cấp bộ trong cải cách TTHC. Thực tế cho thấy, một hệ thống VBQPPL về trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan HCNN cấp Bộ trong cải cách TTHC đầy đủ, rõ ràng, thống nhất tương thích sẽ đảm bảo tính khả thi trong việc thực hiện trách nhiệm của những người này.

Đối với người đứng đầu cơ quan HCNN cấp Bộ, pháp luật quy định quyền hạn và nghĩa vụ trên nhiều lĩnh vực, trong đó có lĩnh vực cải cách TTHC, nên họ có trách nhiệm phục vụ nhà nước, phục vụ nhân dân một cách đầy đủ nhất. Thông qua các quy định, cá nhân mỗi người đứng đầu cơ quan HCNN cấp Bộ sẽ biết được mình phải làm gì, được làm gì, không được làm gì và phải chịu trách nhiệm như thế nào nếu thực hiện không đúng, không tốt các nghĩa vụ, quyền quy định trong pháp luật liên quan đến cải cách TTHC. Do đó, nếu quy định pháp luật không thống nhất, minh bạch, thiếu khả thi sẽ tác động trực tiếp đến hiệu quả thực hiện trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan HCNN cấp Bộ trong cải cách TTHC.

1.2.3.2. Năng lực của người đứng đầu cơ quan hành chính nhà nước cấp bộ trong cải cách thủ tục hành chính

Năng lực thường được nhìn nhận với bốn yếu tố cấu thành là: Kiến thức - Kỹ năng - Thái độ - Tầm nhìn. Do đó, năng lực của người đứng đầu cơ quan HCNN cấp Bộ trong cải cách TTHC có thể nhìn nhận qua các góc độ sau:


- Về kiến thức: Người đứng đầu cơ quan HCNN cấp bộ trong cải cách TTHC cần có phông kiến thức đúng tầm của một “người đứng đầu”. Họ cần phải có tri thức toàn diện và phong phú, phông văn hóa rộng lớn, có đầy đủ kiến thức về lãnh đạo và quản lý đồng thời am hiểu chuyên môn. Bên cạnh đó, họ cần có kiến thức về khoa học quản lý nhà nước, nghiệp vụ hành chính, đồng thời thạo chính trị, tinh thông về chính sách và pháp luật..., đặc biệt là những hiểu biết liên quan đến lĩnh vực cải cách TTHC.

- Về kỹ năng: Người đứng đầu cơ quan HCNN cấp Bộ trong cải cách TTHC cần có kỹ năng quản lý và lãnh đạo. Tức là cần biết và vận dụng thành thục nhiều kỹ năng như: ra quyết định, ủy quyền, lập kế hoạch, kiểm tra…, trong đó đặc biệt là các kỹ năng liên quan đến cải cách TTHC.

- Về thái độ: Người đứng đầu cơ quan HCNN cấp Bộ trong cải cách TTHC cần luôn thể hiện tinh thần của người “đứng mũi chịu sào”, luôn thể hiện thái độ của một người dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm; thể hiện đúng vai trò là người đứng đầu, dẫn đầu, luôn sẵn sàng đương đầu với những khó khăn, đối đầu với những thách thức để thực hiện trách nhiệm được giao với hiệu quả cao nhất, mang lại những thành công trong cải cách TTHC.

- Về tầm nhìn: Để thực hiện trách nhiệm của những người đứng đầu cơ quan HCNN cấp Bộ trong cải cách TTHC đòi hỏi người đứng đầu phải có tầm nhìn rộng rãi, đúng đắn, thể hiện qua các chính sách phù hợp có tính chất mở đường cho sự phát triển, bởi chính sách là nơi hiện thực hóa tầm nhìn xa kết hợp với đầu óc thực tế và tư duy sáng tạo của người đứng đầu trong cải cách TTHC.

1.2.3.3. Đạo đức công vụ của người đứng đầu cơ quan hành chính nhà nước cấp bộ trong cải cách thủ tục hành chính

Đạo đức công vụ của người đứng đầu cơ quan HCNN cấp Bộ trong cải cách TTHC là một bộ phận đạo đức của người đứng đầu cơ quan HCNN. Đó chính là những giá trị cốt lõi, chuẩn mực giá trị đạo đức và hành vi ứng xử thể hiện đúng đắn vai trò của người đứng đầu cơ quan HCNN cấp Bộ trong cải cách TTHC trong quan hệ với tổ chức, cá nhân liên quan đến việc thực hiện TTHC.


Đạo đức công vụ của người đứng đầu cơ quan HCNN cấp Bộ trong cải cách TTHC thể hiện qua nhiều tiêu chí, nhưng quan trọng nhất là thông qua cách người đứng đầu xử sự và đóng góp để thực thi công vụ đạt được hiệu quả cao nhất nhằm thực hiện tốt chức năng QLNN và cung cấp dịch vụ công, bảo đảm đời sống của nhân dân ngày càng được cải thiện hơn.

Đạo đức công vụ của người đứng đầu cơ quan HCNN cấp Bộ trong cải cách TTHC chi phối việc thực thi trách nhiệm, khiến hành động của người đứng đầu có thể vượt qua những gì quy định trong pháp luật. Bởi thực hiện những trách nhiệm pháp luật quy định mới chỉ là trách nhiệm “tối thiểu”, còn khi người đứng đầu thực hiện trách nhiệm bởi sự thúc đẩy của các giá trị đạo đức - đó là trách nhiệm đang tiệm cận đến mức “tối đa”. Đạo đức công vụ cao sẽ tạo ra sự thôi thúc từ bên trong hình thành lực đẩy khiến người đứng đầu có thể hoàn thành trách nhiệm với hiệu quả cao ngay cả trong những tình huống khó khăn, trở ngại. Ngược lại, sự thiếu vắng đạo đức trong thực thi công vụ sẽ khiến người đứng đầu cơ quan HCNN cấp Bộ trong cải cách TTHC thực hiện công vụ nhưng thiếu tinh thần trách nhiệm, gây ra nhiều hệ quả cho nền công vụ, ảnh hưởng đến mục tiêu cải cách TTHC.

1.2.3.4. Các yếu tố về điều kiện kinh tế, văn hóa, xã hội

Kinh tế, văn hóa, xã hội là những yếu tố hết sức rộng lớn, ảnh hưởng đến việc thực hiện trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan HCNN cấp Bộ trong cải cách TTHC ở nhiều khía cạnh, mức độ với tính chất khác nhau. Sự ảnh hưởng này có thể là tích cực hay tiêu cực, trực tiếp hay gián tiếp, đơn giản hay phức tạp tùy thuộc vào bối cảnh, thời điểm cũng như nhiều vấn đề khác có liên quan đến việc thực hiện trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan HCNN cấp Bộ trong cải cách TTHC. Nhìn chung, khi điều kiện kinh tế, văn hóa, xã hội ổn định, thuận lợi sẽ tạo điều kiện cho việc thực hiện trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan HCNN cấp bộ trong cải cách TTHC dễ dàng đạt hiệu lực, hiệu quả như mong muốn và ngược lại.


Trong các yếu tố kinh tế, văn hóa, xã hội, thì yếu tố văn hóa (đặc biệt là văn hóa quản lý, văn hóa trách nhiệm) có ảnh hưởng rất lớn đến việc thực hiện trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan HCNN cấp Bộ trong cải cách TTHC. Trong môi trường mà văn hóa quản lý hướng nhiều đến tính hiệu quả, nhấn mạnh tính trách nhiệm trong thực thi công vụ và đề cao việc chịu trách nhiệm cá nhân sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho việc thực hiện tốt trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan HCNN cấp Bộ trong cải cách TTHC, ngay cả khi các yếu tố khác có thể là chưa hoàn thiện.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 23/09/2023