Xây Dựng Qui Trình, Các Bước Lập Đề Án Và Các Tiêu Chí Phát Triển Trường Tiểu Học Dạy Học 2 Buổi/ngày Vùng Khó Khăn Phù Hợp Với Nhiệm Vụ Phát

Sở GD&ĐT, Phòng GD&ĐT, UBND huyện cần theo dõi chặt chẽ số lượng các trường tham gia dạy học 2 buổi/ngày, nắm chắc công tác quản lí đảm bảo chất lượng tại các nhà trường và có phương án thay thế, bổ sung đối với các trường triển khai nhưng hiệu quả và chất lượng chưa tốt, các trường đến thời gian thực hiện nhưng chưa đảm bảo các điều kiện.‌

Việc xây dựng quy hoạch trường lớp dạy học 2 buổi/ngày phải xuất phát từ kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của địa phương đó, kế hoạch phát triển GD giai đoạn 2015 - 2020 của UBND cấp huyện.

3.2.3. Xây dựng qui trình, các bước lập đề án và các tiêu chí phát triển trường tiểu học dạy học 2 buổi/ngày vùng khó khăn phù hợp với nhiệm vụ phát triển sự nghiệp GD của tỉnh Hòa Bình.

3.2.3.1. Mục tiêu của biện pháp

Xây dựng được qui trình, các bước hướng dẫn phòng GD&ĐT, trường tiểu học xây dựng đề án, kế hoạch phát triển trường tiểu học dạy học 2 buổi/ngày theo từng giai đoạn.

3.2.3.2. Nội dung biện pháp

Qui trình, các bước và tiêu chí xây dựng đề án là cơ sở quan trọng nhất để đánh giá, lựa chọn, quy hoạch hệ thống trường lớp dạy học 2 buổi/ngày, đồng thời cũng là mục tiêu để mỗi phòng GD&ĐT, trường Tiểu học hướng tới việc tổ chức dạy học 2 buổi/ngày. Sở GD&ĐT hướng dẫn qui trình, các bước, tiêu chí lập đề án dựa trên nguyên tắc phù hợp với tình hình thực tế, mục tiêu, yêu cầu phát triển của ngành thống nhất từ tỉnh đến các nhà trường. Từ đó các cấp quản lí lựa chọn trường đảm bảo các yêu cầu, tiêu chí tham gia triển khai dạy học 2 buổi/ngày theo từng năm.

a) Xây dựng đề án phải đảm bảo chỉ rõ sự cần thiết xây dựng đề án các căn cứ xây dựng đề án và đảm bảo cấu trúc, nội dung:

Phần thứ nhất. Thực trạng phát triển trường tiểu học dạy học 2 buổi/ngày Phần thứ hai. Các yếu tố tác động, bối cảnh và dự báo nhu cầu phát triển

trường tiểu học dạy học 2 buổi/ngày

Phần thứ Ba. Quan điểm, mục tiêu, biện pháp và lộ trình phát triển trường tiểu học dạy học 2 buổi/ngày

Phần thứ tư. Tổ chức thực hiện

b) Khi lập kế hoạch dạy học 2 buổi/ngày, các trường cần thực hiện theo quy trình gồm các bước sau:

Bước

Mô tả hoạt động

1

Tổ chức cuộc họp trong cộng đồng để giới thiệu về dạy học 2 buổi/ngày

2

Thành lập nhóm lập kế hoạch dạy học 2 buổi/ngày

3

Thu thập và xử lý thông tin, số liệu cần thiết về nhà trường

4

Xác định mục tiêu, chọn phương án và đề xuất cho việc chuyển sang dạy học 2 buổi/ngày

5

Xác định các nhu cầu về nguồn lực và tập huấn

6

Xác định các hoạt động ưu tiên và kế hoạch thời gian thực hiện và giám sát

7

Lập dự toán chi phí cho các hoạt động

8

Lãnh đạo nhà trường hoàn thành đề xuất kế hoạch dạy học 2 buổi/ngày

9

Thống nhất kế hoạch và tổ chức thực hiện

10

Kết hợp kế hoạch dạy học 2 buổi/ngày vào kế hoạch phát triển nhà trường

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 141 trang tài liệu này.

Phát triển trường tiểu học dạy học hai buổi ngày vùng khó khăn tỉnh Hòa Bình đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục hiện nay - 12

c) Nguyên tắc tổ chức dạy học 2 buổi/ngày

+ HS có nhu cầu, cha mẹ tự nguyện; tiến tới học cả ngày là bắt buộc thực hiên với chương trình tiểu học sau năm 2018;

+ Nhà trường đảm bảo CSVC, trang thiết bị dạy học tối thiểu;

+ Đảm bảo đội ngũ GV (đủ theo biên chế);

+ Công khai, minh bạch thu chi (phục vụ bữa ăn, phát triển năng khiếu, điều kiện CSVC như quạt, nước uống, phương tiện, tổ chức câu lạc bộ…)

+ Đảm bảo cho sự phát triển hài hòa phẩm chất, năng lực HS.

d) Các tiêu chí đảm bảo chuyển đổi từ dạy học nửa ngày sang dạy học 2 buổi/ngày.

- Đội ngũ: Hiệu trưởng, Phó hiệu trưởng được đào tạo, bồi dưỡng đáp ứng nhiệm vụ tổ chức, thực hiện chương trình GD hiện tại ở trường tiểu học; GV có Trình độ đào tạo chuẩn; Đạt Chuẩn nghề nghiệp GV tiểu học; có đủ số lượng GV theo quy định tại Thông tư số 35/2006/TTLT-BGDĐT-BNV (đảm bảo 1,50 người/lớp).

- CSVC: Mỗi lớp có một phòng học riêng theo đúng quy cách đảm bảo tỉ lệ 1 phòng/ lớp; Phòng phục vụ học tập: GD thể chất, GD nghệ thuật, thư viện, thiết bị dạy học, phòng truyền thống, phòng hỗ trợ HS khuyết tật; Sân chơi, sân tập đảm bảo qui định; Khu vệ sinh giáo viên, học sinh, đặc biệt cần quan tâm các điểm trường lẻ.

3.2.3.3. Cách thức thực hiện

Giao cho cán bộ, chuyên viên Phòng GD tiểu học của Sở GD&ĐT căn cứ các qui định của ngành để xây dựng qui trình xây dựng đề án phát triển trưởng tiểu học dạy học 2 buổi/ ngày.‌‌

- Tham mưu và trình lãnh đạo Sở phê duyệt văn bản gửi các Phòng GD&ĐT hướng dẫn các trường tiểu học vùng khó khăn của tỉnh lập đề án theo qui trình đó

- Yêu cầu các phòng GD&ĐT tập hợp các đề án, tổ chức khảo sát thực trạng các trường để có căn cứ xác đáng cho phê duyệt đề án đối với các trường tiểu học có đủ điều kiện theo qui định; tham mưu UBND huyện phê duyệt đề án phát triển trường tiểu học dạy học 2 buổi/ngày trên địa bàn, báo cáo, đăng kí với Sở GD&ĐT.

- Sở GD&ĐT tổng hợp báo cáo UBND tỉnh chỉ đạo, triển khai thực hiện. Tham mưu UBND tỉnh phê duyệt Kế hoạch thực hiện dạy học 2 buổi/ngày và tổ chức bán trú cấp tiểu học trên địa bàn tỉnh

3.2.3.4. Điều kiện thực hiện

Sở GD&ĐT phải có văn bản chỉ đạo, hướng dẫn đầy đủ các qui trình, các bước, qui định rõ các tiểu chuẩn, tiêu chí đối với trường dạy học 2 buổi/ngày.

Đội ngũ tham gia xây dựng đề án phải được tập huấn kỹ thuật triển khai các tiêu chuẩn, tiêu chí và viết đề án.

Phòng GD&ĐT chủ động tham mưu với UBND các huyện về việc lập đề án trên địa bàn tập trung chỉ đạo có trọng điểm 1 đến 2 trường nhân rộng toàn huyện.

CBQL các trường nắm vững qui trình, tiêu chí chủ động triển khai thực hiện, rà soát đánh giá đúng, chính xác thực trạng để xây dựng lộ trình phù hợp.

3.2.4. Đảm bảo số lượng, chất lượng đội ngũ GV tiểu học trong triển khai dạy học 2 buổi/ ngày ở các trường vùng khó khăn

3.2.4.1.Mục tiêu của biện pháp

Đảm bảo số lượng, cơ cấu, chất lượng và ổn định đội ngũ GV tiểu học dạy học 2 buổi/ngày .

3.2.4.2.Nội dung biện pháp

Nâng cao nhận thức về vai trò quyết định chất lượng GD&ĐT của đội ngũ nhà giáo và CBQL GD.

Xây dựng và thực hiện kế hoạch đào tạo đội ngũ GV đủ về số lượng, chất lượng đồng bộ ở các môn học. Xây dựng đội ngũ GV bằng nhiều hình thức như:

tuyển công chức hàng năm, chuyển GV từ nơi thừa đến nơi thiếu, thực hiện các chế độ chính sách rõ ràng, cụ thể, kịp thời nhằm động viên, GV hòan thành nhiệm vụ, có cơ chế riêng để khuyến khích gắn bó lâu dài với vùng khó khăn.

Xây dựng kế hoạch và thực hiện bồi dưỡng thường xuyên về chuyên môn, phương pháp dạy học cho GV. Kế hoạch bồi dưỡng thường xuyên cho GV tập trung vào các nội dung như: nâng cao nhận thức, tư tưởng, nội dung liên quan đến môn học và nghiệp vụ sư phạm về phương pháp giảng dạy, các nội dung tăng cường kỹ năng học tập cho người học; Chú trọng đến việc cập nhật kiến thức, phương pháp dạy học tích cực. Thiết kế tổ chức hoạt động phát triển năng lực người học, sử dụng quĩ thời gian tăng thêm so với trường học 1 buổi/ngày.

Đổi mới công tác tập huấn, bồi dưỡng CBQL, GV. Thúc đẩy tinh thần tự học, tự bồi dưỡng đối với CBQL, GV. Đây là khâu then chốt, bởi chỉ có GV tích cực, chủ động mới thực hiện giờ học hiệu quả, chất lượng.

Tăng cường công tác kiểm tra của Sở, phòng, trường thông qua dự giờ thăm lớp và nghiêm túc rút kinh nghiệm, đánh giá việc áp dụng các nội dung trong thực tế dạy học và quản lí.

3.2.4.3.Cách thức thực hiện

Tuyên truyền để thay đổi và nâng cao nhận thức về vai trò quyết định chất lượng GD&ĐT của đội ngũ nhà giáo và CBQL GD.

Ngành GD có quy hoạch phát triển GD&ĐT của tỉnh các giai đoạn. Sở GD&ĐT tham mưu với Ủy ban nhân dân tỉnh những chính sách ưu đãi, thu hút nhân tài trên bình diện vĩ mô, đó là các chính sách ưu đãi về tiền lương, nhà ở và phương tiện làm việc cho GV, hỗ trợ gạo, chi phí học tập cho HS. Tham mưu UBND các cấp thực hiện chi trả chế độ, chính sách đối với CBQL, GV kịp thời, đặc biệt GV đi làm công tác nghĩa vụ tăng cường vùng khó khăn.

Tham mưu UBND cấp huyê ên bố trí đủ định mức GV theo Thông tư liên tịch số 35/2006/TTLT-BGDĐT-BNV ngày 23/8/2006 về hướng dẫn định mức biên chế viên chức ở các cơ sở GD phổ thông công lập. Thực hiện điều động luân chuyển giáo kịp thời, trước khi bước vào năm học (trước tháng 8) để đảm bảo ổn định đội ngũ phân công nhiệm vụ, không làm xáo trộn các hoạt động của các trường.

Tập huấn công tác lập kế hoạch phát triển đội ngũ GV. Triển khai xây dựng kế hoạch phát triển đội ngũ GV từ cấp cơ sở.

Tổ chức tốt phong trào đổi mới phương pháp giảng dạy, nâng cao hiệu quả các buổi sinh hoạt chuyên môn theo hướng nghiên cứu bài học xem đây là một biện pháp hữu hiệu nhất, thiết thực nhất để phát triển chuyên môn tại chỗ cho GV.

Triển khai đầy đủ, kịp thời chương trình bồi dưỡng thường xuyên cho GV. Trong thời gian thực hiện bồi dưỡng thường xuyên, GV cần lập kế hoạch cá nhân, báo cáo với hiệu trưởng và hiệu trưởng có số theo dõi học tập bồi dưỡng thường xuyên của từng GV để thường xuyên nhắc nhở, động viện GV tự học tập nâng cao trình độ chuyên môn.

Tổ chức tôn vinh CBQL, GV nhiều đóng góp GD vùng khó khăn, tạo điều kiện và cơ hội cho GV vùng khó tham gia các Hội thi GVDG, các lớp tập huấn, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ.

Đổi mới công tác tập huấn bồi dưỡng GV đảm bảo theo qui trình:

- Xác định nhu cầu bồi dưỡng đội ngũ CBQL, GV: Trước khi xây dựng kế hoạch bồi dưỡng GV cần tập hợp nhu cầu hoặc lấy ý kiến về nhu cầu từ các đơn vị; Sắp xếp các nhu cầu theo thứ tự ưu tiên (nhu cầu nào nhiều GV cần tập trung bồi dưỡng giải quyết trước). Chia nhóm, phân tích các nhu cầu (nhóm cần bồi dưỡng phương pháp, nhóm cần bồi dưỡng kỹ năng, nhóm cần bổ sung hỗ trợ các kỹ thuật dạy học, tổ chức hoạt động…); xác định rõ nội dung bồi dưỡng nào GV có thể tự học tự nghiên cứu có hướng dẫn, nội dung nào nhà trường bồi dưỡng, nội dung nào phòng GD&ĐT bồi dưỡng và nội dung Sở Bồi dưỡng. Lấy ý kiến các đơn vị trước khi triển khai kế hoạch bồi dưỡng chính thức trong năm học; lập kế hoạch thực hiện công tác bồi dưỡng theo năm học. Trong kế hoạch gắn các nội dung bồi dưỡng với nhiệm vụ và trách nhiệm của các cấp quản lí (Sở làm gì? phòng làm gì? trường làm gì? trách nhiệm như thế nào). Xác định mục tiêu cụ thể cho từng nội dung bồi dưỡng, mục tiêu phải được mô tả bằng hành động và việc làm, không định hướng chung chung.

- Đổi mới hình thức, phương pháp bồi dưỡng: Trước khi đến các lớp bồi dưỡng cần dành thời gian cho GV tự nghiên cứu lí thuyết. Cung cấp tài liệu, hệ thống các câu hỏi, yêu cầu, mục tiêu nghiên cứu tài liệu cho GV xác định rõ nhiệm vụ nghiên cứu. Cách làm này rèn cho GV kỹ năng nghiên cứu, đọc và ghi chép

nhiều tài liệu tham khảo; có thói quen ham đọc các sách báo, tạp chí khác để thu thập các thông tin hữu ích.

+ Không trình bầy lí thuyết tại lớp tập huấn tập trung mà tổ chức học viên thăm quan các mô hình theo hình thức quan sát, trải nghiệm, so sánh đối chiếu, nêu thắc mắc. Trên cơ sở các lý thuyết mà GV tự nghiên cứu tổ chức cho GV dự giờ tại chỗ (trên nền HS) tại một lớp cụ thể, đối tượng cụ thể để GV đối chiếu các vần đề nghiên cứu lý thuyết với ứng dụng trong thực tế, từ đó đưa ra các câu hỏi, thắc mắc nảy sinh cần giải quyết.

+ Tổ chức giải đáp thắc mắc, trao đổi, đáp ứng mọi nhu cầu từ phía học viên về tất cả những vấn đề nảy sinh trong quá trình quan sát mô hình và trong thực tiễn. Trên cơ sở những trải nghiệm của học viên tổ chức cho học viên tập trung trao đổi, chia sẻ những khó khăn, vướng mắc trong quá trình nghiên cứu tài liệu, trải nghiệm tại các nhà trường.

+ Chia nhóm thảo luâ ên để các học viên tự trao đổi, tháo gỡ, giải quyết những câu hỏi mà chính GV đã đưa ra. Cách làm này giảm thời lượng cung cấp lý thuyết, phát huy kinh nghiệm đã có ở mỗi cá nhân để tự giải quyết những vấn đề nảy sinh đồng thời tạo điều kiện để học viên được trao đổi, chia sẻ, thực hành trong lớp tập huấn. Áp dụng triển để các kĩ thuật dạy học tích cực trong các lớp tập huấn.

+ Cuối mỗi đợt tập huấn học viên tham gia vào xây dựng nội dung, kế hoạch tổ chức tập huấn ở địa phương (kế hoạch hành động sau tập huấn). Việc làm này gắn với thực tế, giúp từng người tham gia hình dung cụ thể công việc phải thực hiện khi về tập huấn lại cho địa phương; đồng thời, dự kiến những khó khăn cùng các giảng viên tháo gỡ.

- Đổi mới hình thức đánh giá kết quả các lớp bồi dưỡng: Đổi mới cách đánh giá bồi dưỡng thường xuyên theo hướng giúp cho người học biết tự đánh giá, tự rút kinh nghiệm học tập. Hiệu trưởng đánh giá thành tích học tập bồi dưỡng thường xuyên của GV thông qua việc vận dụng kết quả bồi dưỡng vào giảng dạy.

+ Kết thúc mỗi nội dung hoặc đợt bồi dưỡng, thay bằng việc bắt học viên viết thu hoạch cần lắng nghe các ý kiến đánh giá, nhận xét của GV về nội dung, hình thức, phương pháp tổ chức các lớp tập huấn bồi dưỡng, những điều học viên

cảm thấy hứng thú, bổ ích nhất trong đợt tập huấn đồng thời học viên đề xuất các nội dung tập huấn lần sau.

+ Những nội dung đã triển khai thì có thể tổ chức hội thảo rút kinh nghiệm và tổ chức thực hành mang tính chuyên sâu hơn.

+ Sau mỗi chuyên đề hoặc nội dung tập huấn cần để GV có thời gian trải nghiệm, tự đăng kí áp dụng với Ban giám hiệu. Điều này tránh tạo áp lực cho GV, tạo tính chủ động và trách nhiệm trong việc thực hành áp dụng các nội dung tập huấn và thực tế.

+ Gắn việc đánh giá kết quả bồi dưỡng với việc thực hiện nhiệm vụ dạy học, với sản phẩm và kết quả học tập của HS.

3.2.4.4.Điều kiện thực hiện

CBQL các cấp được tập huấn và có kiến thức về xây dựng kế hoạch phát triển đội ngũ GV. Xây dựng quy hoạch đội ngũ GV tại địa phương để có kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng đáp ứng yêu cầu mở rộng quy mô và nâng cao chất lượng GD phổ cập.

Sở GD&ĐT phải có công văn hướng dẫn, triển khai công tác bồi dưỡng thường xuyên đối với CBQL, GV theo từng năm đảm bảo các yêu cầu theo Chương trình bồi dưỡng thường xuyên GV, CBQL tiểu học của Bộ GD&ĐT;

Nhà trường có kế hoạch bồi dưỡng thường xuyên cho đội ngũ GV để nâng cao trình độ chuyên môn và nghiệp vụ sư phạm cho họ. Chủ động trong việc thực hiện đổi mới phương pháp giảng dạy, tổ chức tốt các buổi sinh hoạt chuyên môn.

Chi trả chế độ chính sách hỗ trợ GV kịp thời.

3.2.5.Tăng cường đầu tư, cơ sở vật chất, trang thiết bị cho các trường tiểu học dạy học 2 buổi/ngày ở vùng khó khăn.

3.2.5.1.Mục tiêu của biện pháp

Tăng cường đầu tư, CSVC, trang thiết bị cho các trường tiểu học đảm bảo các điều kiện dạy học 2 buổi/ngày và nâng cao chất lượng.

3.2.5.2.Nội dung biện pháp

Tăng cường đầu tư phát triển GD, đặc biệt đầu tư nâng cấp CSVC, trang thiết bị dạy học cụ thể như: đầu tư xây dựng thêm các phòng học, phòng chức năng, công

trình vệ sinh, bếp bán trú …đồng thời tổ chức quản lý, sử dụng hợp lý, có hiệu quả các nguồn lực đầu tư.

Một là: đảm bảo đủ tỷ lệ 1 phòng học/lớp. Lớp học 2 buổi/ngày cần phải có 1 phòng học riêng để bố trí đồ dùng học tập, sách giáo khoa, trang thiết bị học tập, bố trí các công cụ lớp học và tổ chức các hoạt động của lớp.

Hai là: Đảm bảo đủ nhà vệ sinh cho HS, đặc biệt những điểm trường lẻ. Đây là điều kiện tối thiểu vì HS và GV ở trường cả ngày.

Ba là: Thư viện tại nhà trường và thư viện tại lớp học. Đây là một vấn đề nổi cộm mà hầu hết các trường được khảo sát đều đề cập đến. Thư viện cần được trang bị nguồn sách và tài liệu phong phú, đa dạng, phù hợp với HS thuộc khối lớp khác nhau và được sử dụng như một công cụ cần thiết cho việc phát triển kĩ năng đọc, viết, mở rộng hiểu biết của HS…

Bốn là: Bàn ghế HS phải phù hợp. Cần phải hoàn thiện chuẩn quốc gia về kích cỡ và chất lượng các đồ dùng và bàn ghế trong lớp học để đảm bảo HS ở các khối lớp khác nhau được trang bị các bàn ghế có kích thước phù hợp với các em, phù hợp cho các phương pháp dạy học lấy HS làm trung tâm hay các hoạt động nhóm...Đồng thời có thể tận dụng bàn ghế HS tại các lớp để sử dụng làm chỗ ngủ cho HS đối với trường có tổ chức bán trú.

Năm là: thiết bị dạy học và tổ chức hoạt động ngoài giờ lên lớp cần được trang bị thêm, đầy đủ, phong phú hơn để các trường học có thể tổ chức tốt hơn các hoạt động dạy học và hoạt động ngoài giờ (giờ nghỉ buổi trưa, HS không chỉ ngủ, mà nhà trường nên tổ chức cho các em xem phim, đọc sách báo, tìm hiểu thêm các thông tin bổ ích mà các em yêu thích).

Sáu là: Bếp ăn (đối với các trường tổ chức bán trú). Các trường tổ chức dạy học 2 buổi/ ngày cần được xây dựng nhà bếp và phòng ăn theo đúng qui chuẩn, đảm bảo các điều kiện vệ sinh và an toàn thực phẩm...

3.2.5.3. Cách thức thực hiện

Hàng năm, Sở GD&ĐT giao phòng GD Tiểu học phối hợp phòng Kế hoạch tài chính hướng dẫn các phòng GD&ĐT, các trường căn cứ vào điều kiện CSVC nhà trường, nguồn kinh phí, Hiệu trưởng lập kế hoạch nhu cầu mua sắm, bổ sung

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 17/05/2022