Tác động của toàn cầu hóa kinh tế đối với dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam - 1


LỜI CAM ĐOAN


Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu nêu và trích dẫn trong luận án là trung thực. Những kết quả nghiên cứu của luận án chưa từng được ai công bố trong bất cứ công trình nào khác.

TÁC GIẢ LUẬN ÁN


Đỗ Hoàng Long


MỤC LỤC

DANH MỤC BẢNG BIỂU 4

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 248 trang tài liệu này.

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT 6

LỜI MỞ ĐẦU 7

Tác động của toàn cầu hóa kinh tế đối với dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam - 1

CHƯƠNG 1: TÁC ĐỘNG CỦA TOÀN CẦU HÓAKINH TẾ ĐỐI VỚI DÒNG FDI TRÊN THẾ GIỚI 18

1.1. Một số quan niệm về toàn cầu hoá - cơ sở lý thuyết và thực tiễn của toàn cầu hoá kinh tế 18

1.2. Tác động của toàn cầu hoá kinh tế đối với dòng FDI 40

1.3. Sự vận động của dòng FDI toàn cầu 67

CHƯƠNG 2 :TÁC ĐỘNG CỦA TOÀN CẦU HÓA KINH TẾ ĐỐI VỚI DÒNG FDI VÀO VIỆT NAM 79

2.1. Chủ trương đổi mới, mở cửa nền kinh tế - tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế và cơ hội huy động nguồn lực từ bên ngoài 79

2.2. Tác động của toàn cầu hoá kinh tế đối với sự vận động của dòng FDI vào Việt Nam 90

2.3. Một số bất cập trong việc thu hút FDI ở Việt Nam 130

CHƯƠNG 3 : XU HƯỚNG VẬN ĐỘNG CỦA DÒNG FDI TOÀN CẦU -MỘT SỐ GIẢI PHÁP ĐỐI VỚI VIỆC THU HÚT FDI CỦA VIỆT NAM143

3.1. Xu hướng phát triển của dòng FDI toàn cầu 143

3.2. Một số thuận lợi và thách thức đối với việt nam trong thu hút FDI ...155 3.3. Một số nhóm giải pháp 160

KẾT LUẬN 183

TÀI LIỆU THAM KHẢO 185

PHỤ LỤC 194


DANH MỤC BẢNG BIỂU


Bảng 1.1. Những thay đổi trong qui định điều tiết cấp quốc gia, 46

Bảng 1.2. Các vụ sáp nhập và thôn tính với giá trị trên 1 tỷ USD 51

Bảng 1.3. Tổng quan giá trị FDI toàn cầu thu hút được 56

Bảng 1.4. Giá trị kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hoá tính theo khu vực và các nhóm kinh tế 1990-2003 (tỷ lệ % thay đổi theo hàng năm) 58

Bảng 1.5. Ước tính giá trị đầu tư ra nước ngoài 1990 -2002 64

Bảng 1.6. Tỷ trọng giá trị đầu tư vào R&D/GDP từ 2000 - 2003 65

Bảng 1.7. Tác động của toàn cầu hóa đối với FDI 77

Bảng 2.1. Số doanh nghiệp đang hoạt động tính theo loại hình 96

Bảng 2.2. Đầu tư trực tiếp nước ngoài theo ngành 1988-2006 (tính tới 101

Bảng 2.3. Đầu tư trực tiếp nước ngoài theo hình thức đầu tư (1988-2005) ..103 Bảng 2.4. Đầu tư của các TNC vào Việt Nam phân theo ngành 105

Bảng 2.5. Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu theo năm (triệu USD) 114

Bảng 2.6. Kim ngạch xuất khẩu theo ngành kinh tế (triệu USD) 116

Bảng 2.7. Cơ cấu giá trị thương mại theo khu vực kinh tế 116

Bảng 2.8. Thống kê tình hình nhập khẩu hàng hóa Việt Nam 117

Bảng 2.9. Xu hướng gia tăng FDI của các quốc gia thành viên 120

Bảng 2.10. Phân bổ nguồn nhân lực phân theo ngành kinh tế (nghìn người).

.................................................................................................................125

Bảng 2.11. Giá trị và cơ cấu FDI phân theo ngành 126

Bảng 2.12. Đầu tư trực tiếp của nước ngoài được cấp giấy phép 133

Bảng 2.13. Đóng góp của FDI trong GDP (%) 136

Bảng 2.14. Vốn đầu tư phát triển phân theo thành phần kinh tế 136

Bảng 2.15. Tác động của toàn cầu hóa đối với dòng FDI vào Việt Nam 141

Bảng 3.1. Đầu tư trực tiếp nước ngoài trên đầu người (USD) 157


DANH MỤC HÌNH

Hình 1.1. Các kênh tác động của toàn cầu hoá đối với FDI 41

Hình 1.2. Cơ chế tác động của toàn cầu hóa đối với dòng FDI 43

Hình 1.3. Số lượng các BITs và DTTs, 1990 - 2005 46

Hình 1.4. Tổng BITs theo nhóm quốc gia, tính đến 2004 47

Hình 1.5. Số lượng Hiệp định đầu tư quốc tế ngoài BITs 48

Hình 1.6. Tỷ lệ thương mại thế giới/ GDP và tỷ lệ FDI 59

Hình 1.7. Giá trị FDI vào các nước tính theo nhóm 68

Hình 1.8. Giá trị FDI xuất phát từ các nền kinh tế đang phát triển, 71

Hình 1.9. Tỷ lệ tăng trưởng kim ngạch thương mại hàng năm, 73

Hình 2.1. Tổng giá trị vốn FDI vào Việt Nam từ 1988 đến tháng 6/2006 102

Hình 2.2. Tác động của BTA và việc gia nhập WTO đối với FDI 119

Hình 2.3. Giả thuyết tác dụng tiêu cực và tác dụng tích cực đến FDI 124

Hình 2.4. Tăng trưởng GDP - chỉ số ICOR 132

Hình 3.1. Phối hợp sử dụng biện pháp xúc tiến đầu tư 181

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT


AFTA Khu vực thương mại tự do

ASEAN

APEC Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á

- Thái Bình Dương ASEAN Hiệp hội các quốc gia Đông

Nam Á


Asean Free Trade Area


Asia - Pacific Economic Cooperation

Association of Southeast Asian Nations

BIT Hiệp định đầu tư song phương Bilateral Investment Treaty

CEFT Thuế quan ưu đãi có hiệu lực

chung

COCOM Uỷ ban phối hợp kiểm soát xuất khẩu đa phương

DTT Hiệp định chống đánh thuế hai lần

Common Effective Preferential Tariff

Coordinating Committee for Multilateral Export Controls Double Taxation Treaty

EU Liên minh châu Âu European Union

FDI Đầu tư trực tiếp nước ngoài Foreign Direct Investment

GATT Hiệp định chung về thuế quan và thương mại

General Agreement on Tariffs and Trade

IMF Quỹ tiền tệ quốc tế International Monetary Fund

JETRO Tổ chức Xúc tiến Ngoại thương

Nhật Bản

OLI Sở hữu - Nội địa hoá - Quốc tế hoá

JETRO


Ownership - Localization - Internationalization

R&D Nghiên cứu và triển khai Research and Development WTO Tổ chức thương mại thế giới World Trade Organization WB Ngân hàng thế giới World Bank

UNCTAD Hội nghị của Liên hợp quốc về

Thương mại và Phát triển

United Nation Conference on Trade and Development


LỜI MỞ ĐẦU


1. Tính cấp thiết của đề tài

Trong gần hai thập niên qua, nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đã đóng góp đáng kể vào thành tựu kinh tế xã hội của Việt Nam. Theo thống kê của Bộ Kế hoạch và Đầu tư: “Tính đến cuối tháng 10 năm 2006, cả nước có 6.761 dự án còn hiệu lực với tổng vốn đầu tư đăng ký 57,3 tỷ USD, vốn thực hiện (của các dự án còn hoạt động) đạt trên 28,5 tỷ USD. (Nếu tính cả các dự án đã hết hiệu lực thì tổng vốn thực hiện đạt hơn 36 tỷ USD”. Tới hết tháng 12, tổng vốn đăng kí đạt hơn 10 tỷ USD [4]. FDI góp phần từng bước chuyển dịch cơ cấu nền kinh tế theo hướng giảm tỷ trọng GDP của nông nghiệp và tăng tỷ trọng GDP của công nghiệp, chế biến, dịch vụ và công nghệ cao. Riêng trong lĩnh vực công nghiệp, FDI tạo ra khoảng 40% sản lượng. FDI cũng tạo điều kiện để một số công nghệ tiên tiến được chuyển giao và ứng dụng tại Việt Nam, tạo công ăn việc làm trực tiếp và gián tiếp cho hàng triệu lao động có kĩ năng giản đơn và bước đầu góp phần hình thành một lực lượng lao động có kĩ năng cao, đồng thời cũng đem lại cơ hội để các nhà quản lí của Việt Nam tiếp cận với trình độ quản lí sản xuất của thế giới. Không kém phần quan trọng, FDI góp phần đáng kể vào việc gia tăng giá trị xuất khẩu, do vậy tác động trực tiếp tới cán cân thương mại của nền kinh tế theo hướng ngày càng lành mạnh hơn.

Tuy nhiên, tiến trình toàn cầu hóa kinh tế (sau đây gọi tắt là toàn cầu hóa) đang diễn ra nhanh chóng trên nhiều ngành và lĩnh vực kinh tế đã tác động rõ rệt và nhiều chiều tới việc thu hút và sử dụng nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài của Việt Nam. Một mặt, toàn cầu hóa mang lại cơ hội để nền kinh tế có thể tiếp cận với một thị trường vốn rộng rãi và hoạt động một cách tương đối tự do; mang lại lợi thế so sánh cho một số yếu tố thu hút đầu tư vốn có như nguồn nhân lực rẻ và nguồn tài nguyên phong phú, đồng thời tạo ra


một số yếu tố thu hút đầu tư mới. Mặt khác, tiến trình toàn cầu hóa cũng tạo ra một môi trường cạnh tranh khốc liệt hơn trong việc thu hút FDI, trong khi sức cạnh tranh thu hút đầu tư của Việt Nam đã có những giai đoạn có biểu hiện giảm sút. Lợi thế so sánh của nguồn nhân lực và tài nguyên bị suy giảm tương đối trong tương quan với các yếu tố vốn và công nghệ khi nền kinh tế toàn cầu đang từng bước chuyển sang nền kinh tế tri thức. Trong khi đó, nguồn nhân lực của Việt Nam lại chưa đủ năng lực để thu hút, hấp thụ một cách tối ưu những nguồn vốn và công nghệ trên thị trường quốc tế. Môi trường thu hút đầu tư của Việt Nam vẫn còn nhiều bất cập, chưa đáp ứng được những diễn biến nhanh chóng của tiến trình toàn cầu hoá mặc dù ngày càng được hoàn thiện và điều chỉnh theo hướng cởi mở hơn, nhất là khi bộ Luật Đầu tư bắt đầu có hiệu lực vào ngày 01/7/2006. Ngoài ra, xu hướng tự do hoá thương mại, hội nhập kinh tế quốc tế, mở rộng thị trường làm cho các doanh nghiệp của Việt Nam, nhất là những doanh nghiệp có vốn FDI sản xuất các sản phẩm hướng tới thị trường ngoài nước, phải đối mặt với một thị trường cạnh tranh ngày càng khốc liệt hơn. Do vậy, trên thực tế, mặc dù đã đạt được một số thành tựu ban đầu trong việc thu hút FDI, song dòng FDI vào Việt Nam cũng không tránh khỏi những biến động, thậm chí trong một số thời điểm giá trị FDI thu hút bị thoái lui do tác động của môi trường quốc tế. Hiện tượng này được biểu hiện rõ nhất trong giai đoạn sau cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ khu vực năm 1997.

Vấn đề đặt ra là: Tiến trình toàn cầu hóa kinh tế đã tác động lên dòng FDI qua những kênh nào? Dòng FDI của thế giới nói chung và của Việt Nam nói riêng đã vận động thế nào dưới dưới tác động đó? Và quan trọng hơn cả là các nhà hoạch định chính sách có thể làm gì để kiểm soát hoặc điều chỉnh những tác động này nhằm tạo ra một dòng FDI tối ưu vào Việt Nam?

Những vấn đề trên đòi hỏi phải được phân tích một cách tổng quan và kịp thời để có thể hỗ trợ các nhà hoạch địch chính sách trong việc lựa chọn


một phương án tối ưu nhằm tiếp tục tận dụng một cách hữu hiệu nguồn vốn FDI trong thời gian tới, khi tiến trình toàn cầu hoá ngày càng diễn ra nhanh và rộng hơn, khi Việt Nam đã là thành viên của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) và sẽ ngày càng mở cửa và hội nhập đầy đủ hơn với nền kinh tế thế giới. Trong bối cảnh đó, tác giả lựa chọn vấn đề “Tác động của toàn cầu hóa kinh tế đối với dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam” làm đề tài luận án.

2. Tình hình nghiên cứu đề tài

Đ có nhiều nghiên cứu trong và ngoài nước về toàn cầu hoá núi chung và toàn cầu húa kinh tế núi riờng. Trong số đó phải kể đến các tác giả như Đỗ Lộc Diệp (Chủ nghĩa Tư bản đầu Thế kỉ XXI), Nguyễn Duy Quý (Thế giới Trong Hai Thập niên đầu Thế kỉ XXI), Trần Văn Tùng (Tính Hai mặt của Toàn cầu hoá), Dương Phú Hiệp và Vũ Văn Hà (Toàn cầu hóa Kinh tế), Fred

W. Riggs, Tehranian, Modelski, Chase-Dunn, Jeffry Hart (Khái niệm Cơ bản về Toàn cầu hoá), David Held và McGrew (Sự Chuyển mình Toàn cầu), Michel Beaud (Lịch sử Chủ nghĩa Tư bản từ 1500 đến 2000), Harry Shutt (Chủ nghĩa Tư bản: Những Bất ổn Tiềm tàng), Tôn Ngũ Viên (Toàn cầu hoá: Nghịch lý của Thế giới Tư bản Chủ nghĩa), Nguyễn Trần Quế (Những Vấn đề Toàn cầu Ngày nay)... Mặc dù có phương pháp tiếp cận, cách lập luận hoặc dùng những thuật ngữ khác nhau, song phần lớn các tác giả đều đi tìm lời giải cho vấn đề “Toàn cầu hóa là gì?”. Để trả lời câu hỏi này, hầu hết các tác giả

đều căn cứ vào những khía cạnh sau của toàn cầu hoá: (1) Thời gian và không gian của toàn cầu hoá; (2) Các lĩnh vực của toàn cầu hoá; (3) Hình thức biểu hiện của toàn cầu hóa; và (4) Tác động của toàn cầu hóa.

Xét về thời điểm xuất hiện và không gian của toàn cầu hoá, một số học giả cho rằng quá trình toàn cầu hoá đ xảy ra từ nhiều năm trước đây; song quy mô và và mức độ của toàn cầu hoá trong những năm gần đây được đẩy nhanh lên gấp nhiều lần. Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến toàn cầu hóa kinh tế là những tiến bộ vượt bậc về khoa học và công nghệ trong những thập kỉ cuối

Xem tất cả 248 trang.

Ngày đăng: 08/01/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí