Sơ Đồ Phát Triển Dlnn Làng Bưởi Tân Triều Theo Hướng Bền Vững


- DLNN kết hợp tham quan di tích lịch sử, danh thắng: Trên địa bàn làng bưởi Tân Triều, du khách vừa khám phá vườn bưởi của nông dân và viếng thăm di tích lịch sử Đình Cẩm Vinh, văn miếu Trấn Biên, điểm thành lập Chi bộ cộng sản Bình Phước, khu danh thắng Bửu Long. Góp phần hình thành tình yêu quê hương, đất nước và tự hào dân tộc.

- DLNN vườn, tín ngưỡng: Đối với các du khách có tôn giáo là Thiên Chúa thì nhà thờ Tân Triều mang ý nghĩa về mặt tinh thần với bề dày lịch sử phát triển hơn 100 năm. Tham gia sự kiện tôn giáo tại đây và đồng thời du khách có thể tận dụng thời gian tham quan, mua nông sản bưởi tươi hoặc đã qua chế biến.

- DLNN vườn gắn với DL cộng đồng: Hầu hết người dân Tân Triều là thuần nông nên tính cách rất hiếu khách và đôn hậu. Dựa trên cơ sở này, mô hình mang đến không khí hài hòa, thân thiện giữa du khách và chủ vườn. Du khách có cơ hội trao đổi, tìm hiểu thêm về cuộc sống của dân cư địa phương. Bên cạnh kết hợp tham quan một số điểm đến cộng đồng phục vụ DL hiện nay là nhà dài của người Chơro.

- DLNN vườn, giải trí trên hồ và tham quan rừng: Mô hình này khá hấp dẫn khi cung cấp cho du khách cơ hội ngắm nhìn vườn bưởi kết hợp chuyến trải nghiệm vui chơi giải trí trên hồ thủy điện Trị An và tham quan rừng Mã Đà. Một loạt các dịch vụ như nghe đờn ca tài tử, dùng bữa trên nhà hàng nổi, câu cá, thả lưới cùng ngư phủ, chèo thuyền,.... Nếu dịch vụ ở làng bưởi khá đơn giản thì các đảo nhỏ ở hồ có thể tạo đến nhiều bất ngờ cho khách đi DL khó tính, đặc biệt hoạt động hái rau rừng, tìm hiểu các loại thuốc quý trong tự nhiên.

- DLNN - Farmstay, tham quan làng nghề truyền thống: Mô hình này khá phổ biến tại các địa phương ở nước ta bởi nó hướng đến đáp ứng nhu cầu du khách tận hưởng không gian DL xanh. Ngoài ra, thông điệp phát triển hướng đến bảo tồn các giá trị văn hóa truyền thống và có thể khai thác lâu dài. Du khách ngắm cảnh sinh thái nông nghiệp vườn, tự do di chuyển đến các làng nghề truyền thống trên địa bàn hoặc khu vực lân cận để tiếp cận sinh hoạt đời thường của người dân.

Ngoài ra, luôn cân bằng sự tăng trưởng kinh tế đồng thời phải đảm bảo công bằng xã hội và xét đến vấn để bảo vệ môi trường. Từ đó, em đưa ra gợi ý xây dựng


Sản phẩm NN

Đại lý lữ hành

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 141 trang tài liệu này.

Dịch vụ bổ trợ

Chủ thể điểm

Phát triển du lịch nông nghiệp ở huyện Vĩnh Cửu, tỉnh Đồng Nai theo hướng bền vững - Trường hợp làng bưởi Tân Triều - 14

đến DLNN

Cộng đồng ở

địa phương

Chính quyền

sở tại

Thành phần xã hội

Thành phần kinh tế

sơ đồ mô hình phát triển DLNN tại Làng bưởi Tân Triều, huyện Vĩnh Cửu phù hợp. (Xem hình 3.1)


K I N H

T

Nội địa

D O A N H T H

U

X Ã H H Ộ

I

Quốc tế

M Ô I T R Ư Ờ N G


Sản phẩm du lịch nông nghiệp

Du khách


Giá trị vật chất

Giá trị

tinh thần

Thành phần văn hóa

Hình 3.1. Sơ đồ phát triển DLNN làng bưởi Tân Triều theo hướng bền vững

Nguồn: Tác giả tự tổng hợp

- Thành phần kinh tế gồm: Sản phẩm nông nghiệp có giá trị cao ở địa phương; đại lý lữ hành địa phương và các khu vực lân cận; và các dịch vụ bổ trợ liên quan phục vụ hoạt động DL.

- Thành phần xã hội bao gồm: Chủ sở hữu các nông trại, vườn cây trở thành điểm đến DLNN; Cộng đồng ở điểm đến DLNN; và Chính quyền quy hoạch, quản lý DL ở địa phương.

- Thành phần văn hóa gồm có: Giá trị vật chất ở địa phương và tinh thần của cộng đồng bản địa.


Sự kết hợp các yếu tố trên để tiến hành xây dựng SPDLNN làng bưởi Tân Triều theo hướng cân bằng 3 trụ cột cơ bản trong PTDLBV. Đề cao tính hài hòa giữa phát triển DLNN với các hoạt động DL khác đang khai thác, cùng một số ngành kinh tế. Đặc biệt, quan tâm vấn đề bảo vệ môi trường cũng như cảnh quan thiên nhiên, sinh thái nông nghiệp và văn hóa cộng đồng dân cư sinh sống ở địa phương.

Hơn nữa phải bảo đảm mối liên hệ giữa ngành, nghề khác nhau không tác động quá mức đến các hệ sinh thái, làm suy giảm tài nguyên tự nhiên. Cần phát triển kinh tế cũng như liên kết chặt chẽ với thành phần xã hội tham gia hoạt động DL, xử lý rác thải DL vào môi trường.

3.3. Giải pháp phát triển DLNN làng bưởi Tân Triều theo hướng bền vững

3.3.1. Đa dạng hóa, nâng cao chất lượng SPDL

Khôi phục và phát triển ngành nghề nông thôn, tái sản xuất một số hàng thủ công ở làng nghề trở thành quà lưu niệm độc đáo bán cho khách DL.

Các doanh nghiệp kinh doanh DL hỗ trợ, liên kết để thống nhất phương thức cung ứng SPDL với các điểm, tuyến tạo sức hấp dẫn và tránh sao chép, tương tự nhau gây cảm giác nhàm chán.

Nhằm tạo hiệu quả cao trong khai thác cần đầu tư, nâng cấp cơ sở vật chất, hạ tầng kỹ thuật như nơi vui chơi, nhà hàng, cơ sở luu trú, các thiết bị tiện nghi dịch vụ,..

Tổ chức đào tạo, phổ cập kiến thức đảm bảo chất lượng phục vụ dịch vụ trong ngành nói chung, phát động phong trào, hội thi nâng cao chất lượng đội ngũ lao động nói riêng.

Xây dựng chương trình kết hợp nhiều điểm DL khác nhau trên địa bàn, bên cạnh lựa chọn định hướng phát triển SPDL và thị trường phù hợp. Kiểm tra, quản lý các cơ sở kinh doanh DL, theo dõi xử ký kịp thời thắc mắc, khiếu nại khi xảy ra sự cố luôn đảm bảo đầy đủ quyền lợi của du khách.

Ghi nhận sự đóng góp ý kiến từ du khách trong quá trình khai thác DL. Thiết lập mối quan hệ tương hỗ cùng nhau phát triển kinh tế với các địa phương, vùng phụ cận xây dựng chương trình DL đa dạng, phong phú.


Áp dụng thành tựu khoa học kỹ thuật vào sản xuất nông nghiệp, phát triển theo tiêu chuẩn VietGAP để nâng cao chất lượng nông sản bán cho du khách.

Thông qua chỉ dẫn địa lý sản phẩm nông nghiệp địa phương để xây dựng niềm tin cung ứng điểm đến DLNN tin cậy.

Xác định SPDL đặc thù của làng bưởi Tân Triều.

Phát triển SPDL gắn với thị trường khách mục tiêu.

Nâng cao chất lượng SPDL.

3.3.2. Cơ sở hạ tầng, vật chất kỹ thuật

Đầu tư nâng cấp và xây dựng cơ sở hạ tầng, vật chất kỹ thuật phục vụ hoạt động kinh doanh DL địa phương. Huy động vốn xã hội hóa, nguồn nội lực kinh tế của các ban ngành tiếp tục đầu tư mới cơ sở hạ tầng trên địa bàn.

Tập trung có trọng điểm về hệ thống chiếu sáng công cộng, đường giao thông, cung cấp điện, cống cấp – thoát nước, nhà máy xử lý rác,..Ngoài ra, quy hoạch cụ thể và khuyến khích dân cư kinh doanh điểm đến vui chơi giải trí phục vụ du khách.

- Hệ thống giao thông: Là nhân tố quan trọng hàng đầu gắn liền với hoạt động DL. Thông qua phát triển mạng lưới và đa dạng phương tiện giao thông vận tải, ngành DLNN sẽ trở nên phổ biến hơn do sự thuận tiện trong di chuyển đến điểm DL. Nâng cấp bến xe, bến tàu, mở rộng đường bộ đến điểm DLNN đảm bảo yêu cầu chất lượng phục vụ tốt hơn. Đối với vận chuyển đường thủy cần trang bị áo phao, đào tạo công tác sơ cứu, có giấy phép hành nghề và tuyên truyền an toàn đường sông đến cá nhân, tổ chức quản lý, kinh doanh.

- Hệ thống thông tin liên lạc: Trang bị thêm các thiết bị viễn thông, mạng cố định, điểm truy cập internet, đường truyền tốc độ nhanh,..để phòng tai nạn, trường hợp khẩn cấp khi du khách tham quan, trải nghiệm.

- Hệ thống điện, nước, cơ sở y tế: Làng bưởi Tân Triều đã hoàn thiện và đáp ứng nhu cầu cơ bản này để phát triển hoạt động phục vụ DL. Cần đầu tư máy phát điện công suất lớn dự phòng trường hợp thiếu, mất điện. Xây dựng hệ thống xử lý nước thải, nhà vệ sinh công cộng và thùng rác phân loại rác thải trong cộng đồng dân cư.


- Hệ thống cơ sở lưu trú: Tăng cường phát triển hệ thống theo hướng sửa sang, nâng cấp và xây dựng mới theo tiêu chuẩn phục vụ DL trong và ngoài nước. Các công trình, kiến trúc và trang thiết bị phải khoa học, hài hòa và phù hợp với loại hình DLNN sẽ khai thác. Tránh xây dựng phá vỡ thẩm mĩ, cảnh quan thiên nhiên.

- Các cơ sở kinh doanh, phục vụ ăn uống: Hệ thống các cơ sở ăn uống đang hoạt động theo quy mô nhỏ, lẻ chỉ đáp ứng một phần nhu cầu của du khách. Đầu tư xây dựng điểm thưởng thức ẩm thực, phục vụ ăn uống cần gần gũi với thiên nhiên, theo hướng truyền thống. Khâu an toàn thực phẩm được chú trọng, quan tâm sức khỏe của du khách. Vấn đề thỏa mãn và làm hài lòng du khách hiện nay chưa được đánh giá. Tuy nhiên, nhân viên tại điểm đến DL hiện nay chưa có năng lực ứng xử DL cùng trình độ nghiệp vụ thấp. Thay đổi cách thức sản xuất nông sản, cung ứng rau quả sạch tại chỗ là điều cần thiết.

- Hệ thống khu vui chơi, giải trí, mua sắm: Một số khu vui chơi giải trí phục vụ cho du khách trải nghiệm như khu trò chơi dân gian, tham quan nơi sản xuất rượu bưởi, khu trưng bày nông sản địa phương,,..

3.3.3. Vốn đầu tư

Thu hút vốn đầu tư có ý nghĩa quan trọng, hết sức cần thiết nhằm quy hoạch, triển khai xây dựng các mô hình DLNN. Công tác sửa chữa, nâng cấp hoặc xây dựng mới hệ thống phòng khách sạn, nhà nghỉ, cơ sở lưu trú cần đạt tiêu chuẩn sao phù hợp với tiêu chuẩn phục vụ DL. Các công trình tổ hợp thể thao, khu hội chợ, tổ chức hội nghị, hội thảo trang bị thêm dịch vụ ăn uống, mua sắm và vui chơi giải trí. Nguồn vốn đầu tư hiện nay được xem xét trên khía cạnh Nhà nước và tổ chức, cá nhân cho vay và các doanh nghiệp DL tự xây dựng.

Vốn xã hội hóa: Tập trung kêu gọi đóng góp vốn theo hướng cổ phẩn từ dân cư trong và ngoài nước, các doanh nghiệp sở hữu tiềm năng kinh tế lớn, nguồn vốn này luôn chiếm tỷ trọng cao trong tổng vốn đầu tư quy hoạch dự án, công trình ở nước ta. Đặc biệt, tái đầu tư kinh doanh DL từ những cá nhân, hộ gia đình đã hoạt động phục vụ DL.


Vốn vay ngân hàng: Thủ tục vay đơn giản, tín dụng ưu đãi từ ngân hàng đã mang lại cơ hội cho các chủ doanh nghiệp, đầu tư hạ tầng, tạo ra các sản phẩm DL có chất lượng cao đáp ứng nhu cầu khác nhau của khách đi DL.

Vốn ngân sách Nhà nước: Nguồn vốn này tập trung đầu tư cho các lĩnh vực cơ bản của ngành DL, cụ thể là đầu tư cho nâng cấp hệ thống cơ sở hạ tầng, công trình công cộng, khu DL trọng điểm ở địa phương nhằm thu hút đầu tư và nâng sức cạnh tranh của sản phẩm DL.

Xây dựng cơ chế cùng chính sách thuế hợp lý phù hợp với nỗ lực đẩy nhanh sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế của huyện Vĩnh Cửu. Tôn tạo, bảo vệ các di tích lịch sử, văn hóa giàu giá trị truyền thống như di tích cách mạng, làng nghề. Tuyên truyền quảng bá, xúc tiến DL trên các phương tiện đại chúng.

Tiềm năng DLNN chỉ được phát huy hiệu quả nhất khi có nguồn vốn đầu tư hợp lý. Do đó đa dạng hóa hay địa phương hóa giữa các xã hợp tác phát triển DL đều ảnh hưởng đến định hướng phát triển. Tận dụng, tranh thủ nguồn lực bên trong lẫn bên ngoài gồm kinh nghiệm phát triển DLNN đều vô cùng quý giá.

3.3.4. Quản lí chất lượng tổ chức

Đẩy mạnh công tác quy hoạch, tổng hợp nguồn lực phát triển DLNN theo hướng bền vững.

Phát huy vai trò lãnh đạo của Đảng và Nhà nước thông qua công tác quản lý trong việc phát triển DLNN trên địa bàn huyện Vĩnh Cửu. Ưu tiên hoàn thiện bộ phận quản lý nhà nước về DL của địa phương.

Tăng cường công tác quản lý thuế, giấy phép kinh doanh tạo môi trường kinh doanh công bằng cho tất cả các doanh nghiệp. Ban hành các văn bản, quy định chung về điểm đến an toàn, quy tắc cư xử của cộng đồng và du khách tại điểm DL.

Xây dựng tổ chức điều phối phát triển hoạt động DL với công tác tư vấn giúp UBND huyện quy hoạch đầu tư các dự án DLNN trọng điểm ở địa phương.

Thành lập các hội, nghiệp đoàn,.. quản lý điểm DLNN, hỗ trợ công tác tiếp thị điểm đến bằng cách mời các doanh nghiệp tham gia các hoạt động chung của điểm đến DL.


Phổ biến kế hoạch khai thác DL, các dự án và đề án trên địa bàn năm 2020 và định hướng phát triển DL đến năm 2030 cho cấp xã, thị trấn và các ban ngành liên quan, cộng đồng dân cư nâng cao hiểu biết, tầm quan trọng của hoạt động DL theo hướng bền vững trong phát triển KT-XH địa phương.

Phòng Văn hóa – Thông tin trở thành bộ phận thúc đẩy đầu tư mới gắn liền công tác quảng bá xúc tiến phục vụ DL.

Phòng Tài nguyên – Môi trường cùng các ban ngành liên quan hỗ trợ công tác quy hoạch, quản lý tài nguyên ở khu vực trong dự án, đề án khai thác mô hình DLNN.

Triển khai công tác quy hoạch lãnh thổ, cấm xây dựng mới, cải tạo công trình trên phạm vi lãnh thổ được xác định phát triển DL.

3.3.5. Đào tạo nguồn nhân lực

Nguồn lao động cung ứng cho ngành DL quyết định sự lựa chọn của du khách có quay lại dùng SPDL lần tiếp theo. Trình độ chuyên môn, nghiệp vụ DL trở thành vấn đề then chốt hình thành thái độ, phong cách phục vụ du khách, đặc biệt là nhóm hướng dẫn viên, lễ tân, nhân viên quản lý,.. tại điểm đến. Các giải pháp cụ thể như sau:

Điều tra, phân loại trình độ đào tạo và nghiệp vụ chuyên môn của lao động đang phục vụ DL cũng như làm việc trong các cơ sở kinh doanh, lưu trú.

Tiến hành tổ chức các lớp bồi dưỡng, cấp chứng chỉ đào tạo nhằm bồi dưỡng, nâng cao về trình độ, nghiệp vụ DL và phương pháp quản lý.

Thường xuyên trao đổi, quan tâm nguyện vọng của nguồn lao động, cải thiện vấn đề thu nhập với mức khen thưởng, thu nhập xứng đáng.

Xúc tiến chương trình trao đổi, học tập lẫn nhau trong giao tiếp, ứng xử đối với khách DL cho dân cư, nhân viên ngành DL. Đặc biệt, chú trọng công tác gắn kết học hỏi các vùng, khu vực phụ cận.

Tổ chức bồi dưỡng ngoại ngữ, nâng cao khả năng giao tiếp với du khách nước ngoài. Lựa chọn cá nhân có năng lực tham gia học tập tại các trường dạy nghề DL, các khóa học online, bồi dưỡng ngắn hạn.


Nâng cao nhận thức phục vụ du khách với thái độ văn minh, lịch sự, thân thiện. Luôn nhiệt tình, yêu nghề và gìn giữ tôn trọng những giá trị văn hóa truyền thống dân tộc và cộng đồng, bảo vệ môi trường.

Trẻ hóa đội ngũ lao động phục vụ DL, có chính sách tuyển dụng, chế độ đãi ngộ phù hợp, đặc biệt những nghệ nhân tại địa phương.

Kêu gọi người dân địa phương tham gia vào đội ngũ hướng dẫn viên để quảng bá văn hóa, giá trị sản xuất nông nghiệp tại điểm đến.

Khuyến thích các trường học, cơ quan xí nghiệp trên địa bàn để học sinh, công nhân có cơ hội trải nghiệm loại hình DLNN ở địa phương. Tạo sức hấp dẫn trong cộng đồng phát triển nguồn lao động tương lai.

3.3.6. Khuyến khích sự tham gia của cộng đồng địa phương

Tổ chức khôi phục các lễ hội cộng đồng, làng nghề truyền thống của địa phương với mục tiêu thu hút lượng du khách nhất định gồm trong và ngoài nước.

Phát triển DLNN góp phần tăng thêm nguồn thu nhập cho cá nhân, hộ kinh doanh. Hướng dẫn nông dân làm DL với các tiêu chí đảm bảo an toàn, vệ sinh và chất lượng nguồn nguyên liệu trong vườn nhà.

Đẩy nhanh tốc độ phát triển kinh tế địa phương cũng chính là tạo công ăn việc làm giải quyết vấn đề thất nghiệp nhóm lao động tại chỗ và ngăn làn sóng rời bỏ nông thôn của lao động trẻ.

Khuyến khích, hỗ trợ đầu tư vốn để hộ gia đình sản xuất nông nghiệp theo hướng hàng hóa phục vụ hoạt động DL.

Tập huấn kỹ năng phục vụ DL đến cộng đồng địa phương nhưng không mất đi tính cách bình dị, thân thiện và nhiệt tình trong giao tiếp của người dân nông thôn.

Đội ngũ hướng dẫn viên am hiểu lịch sử, văn hóa địa phương, tôn trọng lựa chọn điểm đến, nhu cầu dịch vụ DL của du khách.

Phát triển mạng lưới hợp tác xã DL giữa các hộ nông dân địa phương là điểm đến DLNN.

Xem tất cả 141 trang.

Ngày đăng: 31/01/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí