Thực Trạng Sử Dụng Các Giao Dịch Ngoại Hối Phái Sinh Tại Các Nhtm Việt Nam


TTLNH không phải là nơi đã thực hiện đúng sự tương tác giữa các lực lượng thị trường để từ đó hình thành nên tỷ giá của thị trường[50]

Nguyên nhân của tình trạng này xuất phát từ lý do lượng ngoại tệ để đáp ứng nhu cầu giao dịch của các chủ thể còn khiêm tốn, vai trò của NHNN còn mờ nhạt và số lượng thành viên tham gia còn hạn chế.

2.3.2.3. Thực trạng sử dụng các giao dịch ngoại hối phái sinh tại các NHTM Việt Nam

Hoạt động kinh doanh ngoại hối tại các ngân hàng ngoài giao dịch giao ngay còn sử dụng giao dịch ngoài hối phái sinh như kỳ hạn, hoán đổi và quyền chọn.

Đối với giao dịch kỳ hạn: Khi khách hàng có nhu cầu mua bán kỳ hạn hoán đổi, giao dịch viên sẽ căn cứ vào tỷ giá giao ngay, lãi suất (VND theo lãi suất cơ bản do NHNN công bố, USD theo lãi suất FED công bố) để tính toán giá chào mua, chào bán cho khách hàng, tỷ giá được tính không được vượt quá tỷ giá trần qui định. Sau đó các khách hàng sẽ thực hiện ký quỹ, có thể bằng VND hay bằng ngoại tệ, mức ký quỹ tùy theo từng thời kỳ phụ thuộc vào chiến lược kinh doanh của từng ngân hàng, phổ biến ở mức 3% đối với VND/USD và 7-10% đối với VND và ngoại tệ khác.

Đối với giao dịch hoán đổi ngoại tệ (Forex swap) chủ yếu chỉ thực hiện giữa các ngân hàng và giữa NHTM với NHNN nhằm giải quyết vần đề về thiếu vốn tạm thời. Tuy nhiên, việc xác định tỷ giá kỳ hạn trong giao dịch kỳ hạn giao dịch hoán đổi là như nhau, nghĩa là không có sự phân biệt giữa một giao dịch kỳ hạn riêng lẽ mà trong thuật ngữ kinh doanh ngoại hối gọi là Forward Ouright với giao dịch kỳ hạn hoán đổi Forward swap. Theo lý thuyết, trong giao dịch hoán đổi ngoại hối Forex swap là kết hợp 2 giao dịch đồng thời mua và bán một lượng ngoại tệ, và phổ biến là loại swap kết hợp 2 giao dịch giao ngay và giao dịch kỳ hạn. Trong vế kỳ hạn khi xác định tỷ giá kỳ hạn sẽ lấy tỷ giá giao ngay đã thực hiện trong vế giao ngay để tính tỷ giá kỳ hạn vì thế giao dịch này khi thực hiện sẽ có lợi hơn là thực hiện 2 giao dịch giao ngay và kỳ hạn riêng lẻ.


Đối với các loại giao dịch hoán đổi lãi suất(Interest rate swap/currency swap) đa số được thực hiện bởi các ngân hàng nước ngoài, còn các ngân hàng Việt Nam chỉ có Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) và Ngân hàng Ngoại thương (VCB). Trong đó có BIDV là ngân hàng quốc doanh tiên phong đưa ra các sản phẩm hoán đổi lãi suất, bao gồm: hoán đổi tiền tệ chéo(cross currency swap) - phòng ngừa rủi ro tỷ giá lẫn lãi suất; Trên TTLNH, BIDV cũng là ngân hàng Việt Nam đầu tiên thực hiện giao dịch hoán đổi tiền tệ chéo liên ngân hàng trong giao dịch với Ngân hàng Standard Chartered Bank tại Luân Đôn. [19]

Đối với giao dịch quyền chọn: Khi khách hàng có nhu cầu giao dịch, giao dịch viên sẽ thu thập các dữ liệu về số lượng ngoại tệ, loại tiền, ngày ký hợp đồng, tỷ giá thực hiện, loại quyền chọn, kiểu quyền chọn, thời hạn hiệu lực. Căn cứ trên các yếu tố đó, giao dịch viên sẽ liên lạc với các ngân hàng nước ngoài để tham khảo mức phí. Nếu đồng ý về mức phí này, khách hàng sẽ tiến hành ký hợp đồng quyền chọn với ngân hàng. Trong thời gian hiệu lực, nếu khách hàng muốn thực hiện hợp đồng thì gửi giấy đề nghị thực hiện hợp đồng cho ngân hàng, khách hàng phải chuyển tiền cho ngân hàng hoặc cho phép ngân hàng ghi nợ vào tài khoản tiền gửi của doanh nghiệp, sau đó ngân hàng sẽ ghi có số tiền đối ứng vào tài khoản của doanh nghiệp. Đồng thời ngân hàng sẽ gửi yêu cầu thực hiện hợp đồng cho đối tác là ngân hàng nước ngoài. Như vậy vai trò của NHTM giống như trung gian cho khách hàng trong nước và ngân hàng nước ngoài, thực hiện thu phí khách hàng và trả phí cho ngân hàng nước ngoài.

điểm nghiệp vụ quyền chọn ngoại tệ với ngoại tệ. Tuy nhiên, sau 6 tháng thí

điểm chỉ được khoảng hơn 10 doanh nghiệp tham gia với 50 hợp đồng thực hiện

quyền chọn, tổng giá trị hơn 5 triệu USD. Sau đó, NHNN cũng lần lượt cho phép

6 ngân hàng khác là Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV), Ngân

hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam (Agribank), Citibank,

Vietcombank, Ngân hàng Công thương Việt Nam (ICB) và Ngân hàng

NHNN ngày 12/2/2003 lần đầu tiên cho phép Eximbank được thực hiện thí



Từ năm 2004 sau quyết định 1452/2004/QĐ-NHNN, mặc dù không còn giới hạn về số lượng NHTM tham gia giao dịch quyền chọn ngoại tệ với ngoại tệ nhưng thực tế cho thấy các hoạt động mua bán này chưa thật sự sôi động chỉ có chi nhánh ngân hàng nước ngoài như HSBC, Citibank và một số ít NHTM Việt Nam như Eximbank, Techcombank, ACB… còn lại hầu như không có phát sinh giao dịch nào.

Tháng 4/2005 NHNN đã bắt đầu cho triển khai thực hiện thí điểm giao dịch quyền chọn giữa ngoại tệ với VND. ACB là ngân hàng đầu tiên được thí điểm nghiệp vụ này, với mức tối đa giá trị hợp đồng là 10 triệu USD và mức tối thiểu là 10.000 USD (quy đổi ngoại tệ khác tương đương mức này cho quyền chọn giao dịch giữa các ngoại tệ khác và VND). ACB chia nhỏ giá trị hợp đồng nhằm tạo điều kiện cho khách hàng dễ sử dụng. Tiếp theo ACB là ngân hàng Techcombank, hợp đồng chỉ được thực hiện với quyền chọn Châu Âu và BIDV được phép thí điểm từ ngày 22/8/2005 tính đến tháng 5/2008, đã có 7 ngân hàng được phép thực hiện giao dịch quyền chọn giữa ngoại tệ và VND.

Cũng giống với giao dịch giữa quyền chọn ngoại tệ với ngoại tệ, quyền chọn ngoại tệ với VND yêu cầu các NHTM muốn thực hiện nghiệp vụ này phải có đề án chi tiết quy trình nghiệp vụ, phương án phòng ngừa rủi ro, và được NHNN chấp nhận bằng văn bản. Quy định về tỉ giá thực hiện như sau:

-Đối với hợp đồng quyền chọn VND/USD: tỷ giá này không vượt quá tỷ giá kỳ hạn VND/USD cùng thời hạn.

-Đối với hợp đồng quyền chọn giữa ngoại tệ khác với VND: tỷ giá do ngân hàng và khách hàng tự thỏa thuận.


Hầu hết các giao dịch đều được tiến hành theo quyền chọn kiểu Mỹ vì điều kiện thanh toán linh hoạt hơn. Các ngân hàng như ACB, Techcombank, BIDV, VIB dù là những ngân hàng tham gia các nghiệp vụ này từ rất sớm nhưng họ chỉ mới thực hiện được một số hợp đồng với doanh số không đáng kể. Từ 2007 đến thời điểm hiện nay, số lượng giao dịch quyền chọn ngoại tệ và ngoại tệ của các ngân hàng có tăng lên tuy nhiên tỷ trọng vẫn còn rất nhỏ.

Trên các website của các ngân hàng có hoạt động kinh doanh ngoại hối đều quảng cáo có cung cấp tất cả giao dịch ngoại hối phái sinh được cho phép tại Việt Nam bao gồm: Giao dịch quyền chọn ngoại tệ-ngoại tệ (Forex option), giao dịch hoán đổi lãi suất (Interest rate swap), giao dịch hoán đổi ngoại tệ (Forex swap), giao dịch kỳ hạn ngoại tệ (forex forward).

Tuy nhiên, giao dịch chiếm tỷ lệ cao nhất đó là giao dich giao ngay (khoảng trên 90%) còn những giao dịch phái sinh chiếm tỷ lệ rất khiêm tốn, ngoại trừ giao dịch kỳ hạn, các giao dịch phái sinh khác thậm chí không có doanh số phát sinh.

Theo điều tra của Ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam(BIDV)[9], những ngân hàng thực hiện các giao dịch phái sinh trên thị trường trong thời gian vừa qua gồm có:

Giao dịch hoán đổi tiền tệ (Currency swap) có các ngân hàng Citibank, Standard Chartered Bank, BIDV.

Giao dịch hoán đổi lãi suất (Interest rate swap) (kèm một số chi tiết điều chỉnh) có các ngân hàng Vietcombank, HSBC, Calyon, Citibank, ABN AMRO.

Giao dịch Quyền chọn ngoại tệ ((Forex option) có các ngân hàng NHTMCP Quốc tế, Vietcombank, ACB, BIDV, Techcombank, NHTMCP Quân đội, Eximbank.

Giao dịch kỳ hạn ngoại tệ (Forex forward) hầu hết các ngân hàng có hoạt

động ngoại tệ đều thực hiện.

Thực trạng sử dụng các giao dịch phái sinh của các NHTM Việt Nam trong thời gian qua được thể hiện qua bảng 2.14 :


Bảng 2.14: Tỷ lệ mua, bán giao dịch kỳ hạn và hoán đổi trong tổng giao dịch thị trường ngoại hối Việt Nam

Đơn vị tính: %


Năm

Tỷ lệ mua bán kỳ hạn & hoán đổi

Tỷ lệ mua bán kỳ hạn, hoán đổi

Mua

Bán

2000

5.5

24

76

2001

5.6

19

81

2002

5.6

14

86

2003

4.9

17

83

2004

5.2

16

84

2005

5.5

25

75

2006

5.6

23

77

2007

7.1

26

74

2008

7.4

30

70

2009

8.2

34

66

2010

7.5

38

62

Trung bình

5.8

31

69

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 204 trang tài liệu này.

Phát triển thị trường ngoại hối trong tiến trình hội nhập quốc tế và khu vực - 14

Nguồn: Tổng hợp từ các báo cáo của NHNN và tính toán của tác giả [21]

Qua thực trạng sử dụng giao dich ngoại hối phái sinh những năm vừa qua có thể rút ra những nhận định sau:

Thứ nhất, doanh số giao dịch kỳ hạn và giao dịch hoán đổi chỉ chiếm khoảng gần 8% trên tổng doanh số giao dịch của các NHTM và trong doanh số giao dịch kỳ hạn và hoán đổi có sự bất cân xứng giữa doanh số mua và bán, doanh số bán kỳ hạn của ngân hàng chiếm tỷ lệ gần 70% so với doanh số mua vào kỳ hạn, như vậy trong giao dịch kỳ hạn NHTM thường ở trạng thái đoản về ngoại tệ.

Số liệu bất cân xứng về mua và bán ngoại tệ kỳ hạn cho thấy người mua ngoại tệ nhiều hơn người bán ngoại tệ và điều này có phản ánh nhu cầu bảo hiểm


rủi ro ngoại tệ tăng giá hay không thì cũng chưa thể khẳng định được vì có thể người ký hợp đồng mua ngoại tệ kỳ hạn cần mua ngoại tệ và không thể mua ngoại tệ dễ dàng trên thị trường giao ngay. Ít người bán ngoại tệ không hẳn là không có ngoại tệ bán cho ngân hàng mà do họ thấy tỷ giá thường xuyên tăng nên không cần phải bán kỳ hạn và bán cho ngân hàng khi cần sẽ khó khăn để mua lại. Bên cạnh đó còn có nguyên nhân là do các NHTM không tích cực tạo giá giao dịch kỳ hạn cho cả khách hàng và TTLNH, họ chỉ tạo giá khi có yêu cầu[49].

Thứ hai là, trong giao dịch kỳ hạn yêu cầu khách hàng ký quỹ và cách tính tỷ giá kỳ hạn như quyết định 648/2004/QĐ-NHNN sử dụng lãi suất cơ bản do NHNN công bố đối với VND và lãi suất USD của FED là chưa phù hợp với thông lệ quốc tế (Lãi suất của hai đồng tiền là lãi suất tiền gửi và tiền vay trên thị trường tại thời điểm ký kết hợp đồng). Với cách tính này đã làm cho tỷ giá kỳ hạn cao hơn so với tỷ giá giao ngay vào ngày đáo hạn của hợp đồng kỳ hạn, như vậy tỷ giá kỳ hạn không phản ánh đúng sự kỳ vọng về tỷ giá giao ngay của thị trường trong tương lai.

Cách tính tỷ giá kỳ hạn trong giao dịch hoán đổi cũng không thực hiện đúng với đặc điểm của loại giao dịch này và vì thế đã không khai thác được những ưu thế của giao dịch và không hấp dẫn khách hàng sử dụng giao dịch hoán đổi.

Thứ ba là, giao dịch quyền chọn hiện nay ít được khách hàng sử dụng do những nguyên nhân sau: (1) Quyền chọn giữa ngoại tệ với VND đã không được phép thực hiện theo văn bản số 1820/NHNN-QLNH ngày 18/3/2009 NHNN và chỉ còn loại quyền chọn ngoại tệ với ngoại tệ; (2) Do cách tính phí quyền chọn, hiện tại do giao dịch quyền chọn trên TTNH Việt Nam quá ít giao dịch vì vậy đa số các ngân hàng sau khi bán quyền chọn cho khách hàng sẽ thực hiện mua lại quyền chọn trên TTNH quốc tế, khi phí tính cho khách hàng Việt Nam sẽ gồm hai phần: phần phí quyền chọn của ngân hàng nước ngoài và phần phí dịch vụ của NHTM Việt Nam, bên cạnh đó NHTM Việt Nam lại tính luôn phần thuế VAT vào nữa, nếu không thì NHTM sẽ chiụ lỗ phần phí này, do đó phí quyền chọn sẽ


cao. Đây là điều làm nản lòng các doanh nghiệp xuất nhập khẩu Việt Nam khi muốn sử dụng giao dịch quyền chọn; (3) Do sợ trách nhiệm của các doanh nghiệp nhất là doanh nghiệp nhà nước vì khi bảo hiểm bằng quyền chọn phải trả phí nhưng nếu đến thời điểm thực hiện người mua quyền chọn bỏ không thực hiện hợp đồng do tỷ giá trên thị trường biến động thuận lợi hơn tỷ giá thực hiện, và như vậy doanh nghiệp mất đi khoản phí sẽ bị đánh giá là sử dụng phương án bảo hiểm không hiệu quả.

Qua đó có thể thấy rằng tình hình sử dụng các công cụ phái sinh để bảo hiểm rủi ro tỷ giá và lãi suất đang có nguy cơ thu hẹp và thị trường phái sinh ngoại tệ của Việt Nam vừa mới được hình thành đã trở nên èo uột không phát triển.

Trong hoạt động kinh doanh ngoại hối của thị trường Việt Nam còn có những qui định và những nét đặc thù riêng tạo nên một bức tranh không được sáng sủa cho sự chuẩn bị một thị trường tài chính của nền kinh tế toàn cầu hóa.

2.3.2.4. Thực trạng yết giá kinh doanh và mua bán ngoại tệ


Theo kỹ thuật kinh doanh ngoại hối, để có thể đảm bảo trạng thái ngoại hối theo qui định các NHTM sẽ sử dụng các kỹ thuật yết giá để thực hiện trạng thái ngoại tệ mục tiêu mình mong muốn. Nếu muốn mua nhiều hơn bán, các ngân hàng sẽ yết tỷ giá mua vào cao hơn giá trên thị trường và khi muốn bán nhiều hơn mua các NHTM sẽ yết giá bán thấp hơn giá trên thị trường, và nguyên tắc kinh doanh là yết tỷ giá mua nhỏ hơn tỷ giá bán để có lời, thông qua tỷ giá được yết có thể xác định được chiến lược kinh doanh của các ngân hàng.

Tuy nhiên, trên TTNH Việt Nam bảng yết giá của các NHTM không hoàn toàn có ý nghĩa như vậy, thậm chí có những lúc các NHTM yết tỷ giá mua bằng tỷ giá bán (VND/USD) và tùy từng thời điểm điều này có mục đích khác nhau:

Khi tỷ giá mua bằng tỷ giá bán bằng tỷ giá sàn:

Sb = Sa = TGLNH - % (biên độ qui định) là NHTM chỉ muốn bán chứ không muốn mua và ngược lại




Ngọai tệ

Tỷ giá ngày 7-09-2004 của VCB HCM.

TGLNH:15,715VND/USD. Biên độ:+/-0.25%.

Giá mua


Giá bán

Tiền mặt

Chuyển khoản

USD

15747

15754

15754


Khi tỷ giá bán bằng tỷ giá mua bằng tỷ giá trần:

Sa = Sb = TGLNH + % (biên độ qui định) là các NHTM chỉ muốn mua chứ không muốn bán và tình trạng này phổ biến hơn.



Ngọai tệ

Tỷ giá ngày 13-02-2008 của VCB HCM.

TGLNH 16,079VND/USD. Biên độ: +/- 0.75%

Giá mua


Giá bán

Tiền mặt

Chuyển khoản

USD

15858

15958

15958

Trường hợp yết gía mua = giá bán và bằng giá trần là phổ biến trong thời gian qua của các NHTM Việt Nam. Tuy nhiên vào năm 2008, tình hình lại diễn biến theo một chiều hướng khác: giá mua = giá bán = giá sàn đây là trường hợp hiếm có chỉ xảy ra vào giai đoạn đầu của năm 2008 vì đó cũng là giai đoạn nguồn cung USD tăng vọt do lượng tiền kiều hối về nhiều và thị trường chứng khoán của Việt Nam thu hút mạnh luồng vốn gián tiếp.

Hiện tượng yết giá như trên là do bị khống chế bởi qui định tỷ giá VND/USD phải được mua bán theo qui định của NHNN căn cứ vào TGLNH và biên độ qui định, TGLNH thường có khoảng cách xa so với tỷ giá thị trường nên cho dù sử dụng hết biên độ vẫn không tương ứng với giá thị trường.

Tuy nhiên, tỷ giá thì yết như vậy nhưng trong thực tế các NHTM Việt Nam hầu như không thực hiện mua bán theo tỷ giá niêm yết mà có nhiều biện pháp để lách qui định trần tỷ giá, như sau:

Mua bán thông qua ngoại tệ thứ 3, vì NHNN chỉ qui định trần tỷ giá của VND/USD còn các ngoại tệ khác là tự do thỏa thuận. Đây là hình thức mua bán

Xem tất cả 204 trang.

Ngày đăng: 14/11/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí