Nguồn Cầu Ngoại Tệ Trên Thị Trường Ngoại Tệ Không Chính Thức


chính thức mà bán bên ngoài ngân hàng với tỷ giá chênh lệch cao hơn tỷ giá chính thức. Nguồn cung này chỉ chiếm tỷ lệ nhỏ trong doanh số trên TTKCT.

2.3.4.3. Nguồn cầu ngoại tệ trên thị trường ngoại tệ không chính thức

Những người cư trú có nhu cầu về ngoại tệ: là du học sinh, những người ra nước ngoài du lịch, thăm thân nhân, khám chữa bệnh ..vvv. Đời sống kinh tế ngày càng phát triển, người dân càng có khuynh hướng nâng cao chất lượng cuộc sống, từ ăn, mặc, đi lại nhu cầu vật chất lẫn tinh thần và do vậy nhu cầu ngoại tệ đi học,đi du lịch, chữa bệnh…ở nước ngoài đều tăng lên.

Nhu cầu ngoại tệ của du học sinh: Việt Nam là một trong những quốc gia có số lượng du học sinh mỗi năm đều gia tăng, theo số liệu thống kê của Cơ quan Quốc tế giáo dục Úc thuộc Tổng lãnh sự quán Úc tại TPHCM, có hơn 21.000 học sinh - sinh viên Việt Nam đang học tập tại các trường phổ thông và đại học ở Úc chỉ tính riêng 8 tháng đầu năm 2009, tăng 58% so với cùng kỳ năm 2008. Trong khi đó, theo thống kê của Viện Giáo dục quốc tế thuộc Viện Giáo dục quốc tế Mỹ thì số lượng du học sinh Việt Nam học tập tại Mỹ trong năm học 2008-2009 là 12.830, tăng 46% so với năm học trước, xếp thứ 9 trong tổng sắp số du học sinh quốc tế đang du học tại Mỹ, tăng 11 bậc so với hai năm trước đây[69]. Như vậy chỉ tính riêng 2 nước có số du học sinh lớn nhất là Mỹ và Úc vào năm 2009 hơn 33000 du học sinh và với tỷ lệ tăng trung bình là 50% thì ước tính năm 2010 số lượng du học sinh của Việt Nam ra nước ngoài học tập 100000 người và cứ tính chi phí cho mỗi du học sinh trung bình khoảng 20000USD/ năm thì lượng ngoại tệ cần thiết vào khoảng 2 tỷ USD/năm, số lượng ngoại tệ này hầu như không được ngân hàng đáp ứng đủ mà nhu cầu ra nước ngoài học tập thì tăng lên không ngừng hàng năm.

Nhu cầu ngoại tệ của những người ra nước ngoài công tác, du lịch, chữa bệnh…: Nhu cầu ngoại tệ của nhóm này cũng tăng lên hàng năm và họ thường mua được ngoại tệ theo tỷ giá chính thức của ngân hàng vì thế đa số họ đều tìm đến TTKCT với cách mua bán nhanh chóng không đòi hỏi chứng từ mà hầu như đáp ứng đủ nhu cầu của họ.


Nhu cầu ngoại tệ của các công ty nhập khẩu, các doanh nghiệp nhập khẩu tư nhân hay nhà nước, họ thường xuyên gặp phải tình huống khi cần mua ngoại tệ để thanh toán tiền hàng nhập khẩu, thì ngân hàng không có đủ ngoại tệ để đáp ứng kịp thời việc này làm ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động sản xuất kinh doanh và có nguy cơ phải bồi thường hợp đồng, hay họ phải chịu thêm những chi phí phát sinh khi hàng đã đến cảng như phí lưu kho, lưu bãi , …. mà không có ngoại tệ thanh toán để nhận hàng, vì thế bằng mọi cách họ phải mua được ngoại tệ và họ tìm đến TTKCT.

Và cuối cùng là nhu cầu ngoại tệ của giới buôn lậu, hoạt động buôn lậu chắc chắn không thể thực hiện được nếu không có ngoại tệ do TTKCT cung cấp. Những hàng hóa nhập lậu như vàng, ngoại tệ mặt, hàng xa xỉ phẩm, rượu, xe máy vv..có nhu cầu ngoại tệ rất lớn và tỷ giá trên thị trường không chính thức bị ảnh hưởng nhiều nhất từ nguồn cầu ngoại tệ này. Vào những đợt thị trường vàng trong nước có biến động giá vàng trong nước cao hơn ở nước ngoài giới buôn lậu sẽ thu gom ngoại tệ để đi nhập hàng ở nước ngoài về bán kiếm lời chênh lệch, hoạt động này đã làm cho giá ngoại tệ bị tác động rõ rệt bởi vì lượng ngoại tệ cho mỗi đợt nhập vàng cần đến hàng triệu USD. Trong bài viết trên website của Chính phủ, Thống đốc NHNN Nguyễn văn Bình đã nhận định:”Hoạt động buôn lậu vàng qua biên giới diễn ra rất phổ biến và với qui mô ngày càng lớn, riêng nhập khẩu vàng lậu trung bình một năm cũng từ 20 đến 40 tấn. “ [77]

Như vậy, những yếu tố cung cầu để cho một thị trường ngoại tệ tồn tại là có thực và thực tế thì TTKCT ở Việt Nam đã phát triển mạnh mẽ từ lâu ước tính chiếm khoảng 20% thị phần [14] và thị trường này ngày càng cạnh tranh mạnh mẽ với thị trường chính thức.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 204 trang tài liệu này.

Tóm lại, TTKCT còn tồn tại là do những nguyên nhân sau: (1) Sự chênh lệch tỷ giá trên thị trường ngoại tệ chính thức và tỷ giá trên TTKCT, trong một nước nếu có các tỷ giá khác nhau thì sẽ có thị trường mua bán ngoại tệ tồn tại song song với thị trường chính thức. (2) Trong điều kiện khi nền kinh tế vĩ mô không ổn định, tâm lý người dân chưa an tâm khi nắm giữ VND họ muốn cất trữ


Phát triển thị trường ngoại hối trong tiến trình hội nhập quốc tế và khu vực - 16

Sự tồn tại của thị trường ngoại tệ không chính thức khiến một khối lượng lớn đôla trôi nổi trong dân cư không được kiểm soát và làm gia tăng tình trạng đôla hoá trong nền kinh tế. Đây cũng là mảnh đất màu mỡ nuôi dưỡng các hoạt động kinh tế ngầm và các hoạt động kinh doanh bất hợp pháp khác. Điều đó cho thấy sự tồn tại của thị trường ngoại tệ không chính thức không chỉ gây bất ổn cho TTNH, gây khó khăn cho điều hành chính sách tiền tệ, tỷ giá của NHNN, mà còn góp phần gây trở ngại cho các cơ quan chức năng trong việc kiểm soát các hoạt động kinh tế ngầm, ngăn ngừa các hoạt động kinh doanh bất hợp pháp khác.

2.4 Vai trò của NHNN đối với TTNH Việt Nam trong giai đoạn vừa qua

2.4.1 Thực hiện vai trò can thiệp TTNH và điều hành chính sách tỷ giá

Quá trình hội nhập quốc tế càng sâu rộng thì TTNH càng bị tác động, có những tác động tích cực và tiêu cực ảnh hưởng đến thị trường, NHNN với vai trò thực thi chính sách tiền tệ thông qua hoạt động can thiệp trên TTNH và sử dụng cơ chế điều hành tỷ giá qua đó thực thi vai trò cứu cánh cuối cùng cùa NHNN trên TTNH, để tận dụng những tác động thuận lợi và khắc phục những tác động xấu đến thị trường đảm bảo cho thị trường hoạt động và phát triển ổn định.

Khi bắt đầu mở cửa nền kinh tế, Việt Nam đối đầu với cuộc khủng hoảng tài chính đầu tiên là khủng hoảng tài chính-tiền tệ diễn ra ở khu vực Đông Nam Á vào năm 1997, điểm xuất phát từ Thái Lan, sau đó lan nhanh khắp khu vực và


có phạm vi ảnh hưởng toàn thế giới, Việt Nam cũng không thoát khỏi ảnh hưởng đó. Đây là những năm khó khăn và nhiều thử thách đối với nền kinh tế Việt Nam, do ảnh hưởng của thiên tai và khủng hoảng tài chính tiền tệ của các nước trong khu vực. Với bối cảnh nền kinh tế như vậy, NHNN đã có điều chỉnh cơ chế tỷ giá tương đối linh động hơn so với giai đoạn trước. Cụ thể:

Trong năm 1997, thực hiện mở rộng biên độ giao dịch lên +/- 5% rồi tăng lên +/- 10% và tăng tỷ giá chính thức 1 lần vào cuối năm. Năm 1998, có hai đợt điều chỉnh tỷ giá chính thức quan trọng: Đợt 1 tăng tỷ giá 5.59%; đợt 2: tăng 10% và nới lỏng biên độ dao động từ +/- 5% đến +/-10% và sau đó giảm xuống

+/-7%.

Biện pháp giảm giá mạnh VND vào năm 1998 được xem là hợp lý vì USD tăng giá mạnh và các đồng tiền trong khu vực Đông Nam Á đều mất giá do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ và là những quốc gia có những mặt hàng xuất khẩu tương tự như Việt Nam, vì vậy việc tăng tỷ giá sẽ làm tăng khả năng cạnh tranh hàng xuất khẩu cho Việt Nam và được xem là nguyên nhân giúp cho TTNH Việt Nam không có những biến động mạnh như TTNH của các nước Đông Nam Á.

Vào ngày 25/2/1999 NHNN đã ban hành quyết định 64/1999/QĐ_NHNN7 về việc công bố tỷ giá của đồng Việt Nam, theo đó:” Hàng ngày, NHNN công bố tỷ giá giao dịch bình quân trên TTNTLNH của đồng Việt Nam với đồng đô la Mỹ, thay cho việc công bố tỷ giá chính thức và tỷ giá bình quân liên ngân hàng mua vào bán ra trên TTNTLNH.” Quyết định này cho thấy sự thay đổi trong điều hành tỷ giá của NHNN trước quá trình hội nhập kinh tế việc công bố rộng rãi tỷ giá BQLNH trên các phương tiện thông tin đại chúng tạo điều kiện cho những chủ thể có giao dịch ngoại tệ có thể dễ dàng tiếp cận thông tin chính thức về tỷ giá để lập chiến lược kinh doanh và thực hiện bảo hiểm rủi ro tỷ giá.

Kể từ thời điểm gia nhập WTO đến nay, việc điều hành tỷ giá có những thay đổi đáng kể, tỷ giá BQLNH được thay đổi nhiều hơn chứ không cố định quá lâu (như trước đây năm 2005 chỉ có 2 lần điều chỉnh tỷ giá đợt 1vào tháng


1/2005, đợt 2 vào tháng 12/2005). Đầu năm 2007 NHNN điều chỉnh biên độ từ 0.25% lên 0.5% và với đà tăng tỷ giá 1.38% từ cuối năm 2006 tỷ giá được kỳ vọng sẽ tiếp tục tăng, tuy nhiên vào năm 2007 khi luồng vốn FDI, FII và kiều hối chảy vào tăng rất mạnh gây áp lực tăng giá VND, NHNN đã đưa ra lưu thông 200,000ngàn tỷ đồng để mua ngoại tệ, tăng dự trữ ngoại hối lên 20 tỷ USD và khuyến khích các NHTM mua USD vào nhưng các NHTM không thể mua vào nhiều vì bị khống chế bởi hạn mức trạng thái ngoại tệ và ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh. Đây là giai đoạn yêu cầu sự can thiệp của NHNN là mua vào ngoại tệ nhưng mua bao nhiêu cho phù hợp với chính sách tiền tệ và mức tỷ giá xác định, NHNN chưa can thiệp hợp lý với yêu cầu của thị trường và kết quả là tỷ giá trên thị trường chính thức cao hơn thị trường tự do.

Số liệu thống kê cho thấy, từ tháng 6/2008 đến tháng 2/2011, NHNN đã 6 lần điều chỉnh tỷ giá BQLNH: Trong năm 2008 có 2 lần điều chỉnh với tỷ lệ tăng là 1,99% và 3% , với 2 lần thay biên độ từ +/- 1% lên +/-2%. Trên cơ sở dự báo tình hình kinh tế thế giới năm 2009, NHNN đã nâng tỷ giá bình quân trên TTNTLNH tăng 3%. Đây là bước thay đổi bất ngờ trong điều hành tỷ giá so với những lần trước chỉ vào khoảng dưới 1% và những năm sau điều chỉnh tỷ giá tăng cao hơn trước, năm 2009 tăng 1 lần hơn 5% , năm 2010 tăng 2 lần hơn 3% và hơn 2% và đầu năm 2011 NHNN sau một thời gian kiềm giữ đã giảm giá mạnh VND xuống 9,3% so với USD[71]. Với động thái này cho thấy rằng NHNN nhận định tỷ giá trên TTNTLNH chưa phản ảnh đúng giá thị trường, cho nên dù biên độ có thay đổi dãn ra bao nhiêu phần trăm vẫn không giảm bớt chênh lệch giữa tỷ giá của 2 thị trường. Vì thế, vấn đề là xem lại tỷ giá BQLNH được xác định trên TTNTLNH nơi có doanh số chỉ chiếm tỷ lệ nhỏ so với doanh số ngoại tệ của toàn bộ nền kinh tế có phản ánh giá trị thực của VND hay không?.

Kết hợp đồng bộ các biện pháp để tác động vào cung cầu ngoại tệ vào những giai đoạn tình hình cung ngoại tệ khan hiếm mà một trong những nguyên nhân là do các doanh nghiệp có nguồn thu ngoại tệ vẫn tiếp tục găm giữ ngoại tệ không bán cho ngân hàng. NHNN đã triển khai các biện pháp như:(1) nâng biên


độ tỷ giá từ +/-3% lên +/-5%, áp dụng từ ngày 24/03/2009 nhằm giảm bớt sự chênh lệch tỷ giá giữa 2 thị trường; (2) kiểm soát chặt chẽ hoạt động kinh doanh ngoại hối của các tổ chức tín dụng nhằm bảo đảm các tổ chức tín dụng thực hiện nghiêm túc các quy định quản lý ngoại hối về thực hiện niêm yết và giao dịch;

(3) đồng thời tăng cường công tác tuyên truyền ổn định tâm lý người dân và triển khai các biện pháp tạo sự đồng thuận giữa các NHTM, thống nhất tăng lãi suất huy động USD và giảm lãi suất cho vay ngoại tệ nhằm khắc phục tình trạng mất cân đối cung - cầu ngoại tệ. Những biện pháp trên của NHNN đã giúp thị trường ngoại hối trong quý 3/2009 diễn biến tương đối ổn định.

Căn cứ vào những nguyên nhân gây căng thẳng cầu ngoại tệ NHNN đã có những biện pháp phù hợp như vào cuối năm 2009, tình hình mất cân đối cung - cầu ngoại tệ lại xuất hiện trở lại mà nguyên nhân của hiện tượng này là do ảnh hưởng của thông tin về mức thâm hụt cán cân thương mại ngày càng tăng và dự trữ ngoại hối suy giảm, mà đặc biệt là dưới tác động của cơn sốt giá vàng, giá vàng trong nước tăng cao đã khiến cầu ngoại tệ tăng đột biến do giới đầu cơ đẩy mạnh hoạt động thu mua USD để mua vàng, trước tình hình đó NHNN đã lập tức công bố cho nhập khẩu vàng nhằm giảm sức ép lên giá vàng và tăng tỷ giá BQLNH lên 5,44%; thu hẹp biên độ từ mức ±5% xuống mức ±3% và tăng lãi suất cơ bản tiền đồng lên 8%. Với các biện pháp nêu trên, TTNH Việt Nam đã tạm thời ổn định trở lại, hiện tượng găm giữ và tích trữ ngoại tệ đã dần được khắc phục.

Vào năm 2010, NHNN đã đồng thời thực hiện các biện pháp nhằm tác

động đến nguồn cung ngoại tệ đang căng thẳng, đó là (1)điều chỉnh tăng tỷ giá

(2) giảm mạnh tỷ lệ dự trữ bắt buộc bằng ngoại tệ đối với các tổ chức tín dụng [34]. Việc giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc bằng ngoại tệ từ 7% xuống 4% đối với kỳ hạn dưới 12 tháng, từ 3% xuống 2% đối với kỳ hạn trên 12 tháng đã tạo điều kiện cho các NHTM tăng thêm ngoại tệ cho vay trên thị trường. (3) quy định mức trần lãi suất tiền gửi tối đa bằng USD của tổ chức kinh tế tại tổ chức tín dụng là


1%/năm [34] nhằm giảm tình trạng găm giữ ngoại tệ trên tài khoản chuyển sang bán ngoại tệ tăng thêm nguồn cung USD.

Tóm lại, từ sau khi gia nhập WTO trước những biến động của thị trường do những nguyên nhân từ kinh tế thế giới và tình hình trong nước, NHNN đã điều hành chính sách tỷ giá có thay đổi tần suất tác động và điều chỉnh biên độ, kết hợp đồng bộ với những biện pháp khác để hạn chế tình trạng căng thẳng về cung cầu ngoại tệ như qui định trần lãi suất tiền gửi ngoại tệ, gỉam tỷ lệ dự trữ bắt buộc USD, bên cạnh đó còn thực hiện những biện pháp tác động đến yếu tố tâm lý là nguyên nhân gây căng thẳng ngoại tệ của nước ta bằng cách sử dụng phương tiện truyền thông để công bố chính thức về định hướng can thiệp tỷ giá để hạn chế tin đồn gây hoang mang dư luận.

2.4.2. Những biện pháp góp phần hạn chế hoạt động của thị trường ngoại tệ không chính thức.

Ban hành pháp lệnh ngoại hối [39] làm cơ sở pháp lý để qui định những hoạt động liên quan đến ngoại hối là bước tiến trong quá trình xây dựng một khung thể chế để điều hành TTNH, nhưng kể từ khi ban hành việc theo dõi giám sát và sử dụng chế tài đối những hành vi vi phạm pháp lệnh ngoại hối hầu như không được chú trọng mà chỉ thực hiện thanh tra, kiểm tra, phạt khi thị trường ngoại hối gặp khó khăn về cung cầu ngoại tệ, tỷ giá căng thẳng…

Trong năm 2008, sau một loạt những hành động của Nhà nước nhằm vào TTKCT mà đỉnh điểm là khoảng giữa năm 2008, thì TTKCT thức trầm lắng một thời gian, có lúc gần như đóng băng, nhưng rồi sau đó thị trường hoạt động sôi nổi trở lại cùng với sự lơ là trong kiểm tra của Nhà nước.

NHNN ban hành các chỉ thị kiểm tra và xử lý những vi phạm trong mua bán và niêm yết giá bằng ngoại tệ [17] nhằm hạn chế TTKCT và tình trạng đô la hóa. Tuy nhiên, vào năm 2010 hoạt động mua bán ngoại tệ trên TTKCT vẫn nhộn nhịp vì lúc này sự chênh lệch tỷ giá giữa hai thị trường rất cao có lúc lên đến 2000VND, hầu như các NHTM không mua được ngoại tệ dẫn đến tình trạng căng thẳng ngoại tệ trong khi đó nhu cầu thanh toán hàng nhập khẩu càng tăng,


NHNN kết hợp với các cơ quan chức năng đã thi hành nhiều biện pháp mạnh nhằm hạn chế cơ sở tồn tại TTKCT như: cấm triệt để việc mua bán ngoại tệ ngoài ngân hàng và đi kèm theo đó là những chế tài như tịch thu ngoại tệ, đồng thời đưa ra những kiến nghị sẽ hạn chế kinh doanh vàng miếng ngoài thị trường chính thức, trong thời gian này TTKCT đã co cụm không còn hoạt động rầm rộ như trước và ngoại tệ cũng đã chảy vào ngân hàng nhiều hơn. Tuy nhiên, lại xuất hiện vấn đề bức xúc là nhu cầu ngoại tệ chính đáng của người dân không được ngân hàng đáp ứng, họ phải lén lút mua trên TTKCT với giá cao hơn nhiều.

2.5. Đánh giá quá trình phát triển TTNH của Việt Nam trong thời gian qua và nguyên nhân của những tồn tại

2.5.1. Những mặt đạt được

Thứ nhất, đã xây dựng nền móng cơ sở pháp lý cho hoạt động của TTNH

TTNH hoạt động theo qui chế được ban hành [29] về căn bản phù hợp với Luật NHNN và Luật các Tổ chức tín dụng đảm bảo cho hoạt động của thị trường phù hợp với luật pháp, đồng thời cơ sở pháp lý của hoạt động kinh doanh ngoại hối đang dần hoàn thiện, NHNN đã xây dựng hệ thống các văn bản pháp qui về hoạt động quản lý ngoại hối với mức độ luật hoá càng cao không còn ở dưới dạng các nghị định mà là pháp lệnh (Pháp lệnh ngoại hối ban hành năm 2005) tạo môi trường cho việc điều hành, thực hiện chính sách tỷ giá, quản lý ngoại hối và kinh doanh ngoại hối theo khuôn khổ của pháp luật.

Những qui định quản lý ngoại hối đáp ứng yêu cầu của điều VIII của Hiệp Định GATT 1994 các biện pháp kiểm soát giao dịch vãng lai đã được tự do hóa, các biện pháp quản lý ngoại hối chỉ áp dụng trong những trường hợp ngoại lệ để duy trì sự ổn định tài chính và tiền tệ quốc gia.

NHNN đã từng thành lập trung tâm giao dịch ngoại hối tạo cơ sở cho hoạt

động của một sàn giao dịch ngoại tệ, tuy nhiên cơ chế thanh toán và giao dịch

Xem tất cả 204 trang.

Ngày đăng: 14/11/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí