Phát triển thị trường mặt hàng thực phẩm thiết yếu của công ty trách nhiệm hữu hạn thương mại Tân Đức - 6

nhận nhập kho những thực phẩm đã qua kiểm định an toàn thực phẩm, có chứng nhận của Bộ Y tế, không nhận các loại thực phẩm bao gói đã quá hạn sử dụng, có hiện tượng mốc, phồng hoặc biến dạng bao bì.

Việc bảo quản và lưu trữ cũng của công ty cũng được thực hiện theo quy định, giúp cho việc quản lý hàng tồn kho hiệu quả, tránh được việc thực đã quá hạn mà chưa được phân phối ra thị trường, thực phẩm bị hỏng trong quá trình vận chuyển và lưu trữ.

2.3. Các kết luận về thực trạng phát triển thị trường mặt hàng thực phẩm thiết yếu của công ty TNHH TM Tân Đức

2.3.1. Những thành tựu trong hoạt động phát triển thị trường của công ty TNHH TM Tân Đức

Với bề dày gần 18 năm hoạt động, Công ty TNHH TM Tân Đức đã tạo được uy tín vững chắc trên thương trường. Công ty đã và đang không ngừng cải thiện, nỗ lực để mang lại giá trị cho cộng đồng, đưa được nhiều mặt hàng thiết yếu đến những nơi vùng cao, biên giới với chất lượng và giá cả phù hợp với người dân địa phương. Công ty cũng đã mở rộng được mạng lưới kinh doanh và gia tăng lợi nhuận qua các năm.

Từ khi thành lập đến nay, kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp qua các năm đều không ngừng tăng lên, những khoản nộp ngân sách nhà nước và đời sống nhân viên không ngừng tăng lên. Sản lượng tiêu thụ trong thị trường trong nước đã chứng tỏ năng lực, uy tín và vị thế của doanh nghiệp trong thị trường thực phẩm thiết yếu hiện nay. Có được kết quả trên là sự cố gắng và phấn đấu không ngừng của toàn thể nhân viên trong doanh nghiệp.

Về quy mô: Công ty không ngừng bổ sung vốn kinh doanh, đào tạo cán bộ quản lý và công nhân viên giàu kinh nghiệm cũng như kỹ năng kiểm soát công việc. Việc phân phối thực phẩm thiết yếu của công ty luôn đạt được kết quả khả quan qua các năm, đảm bảo tốc độ phát triển ổn định về quy mô cũng như tốc độ tăng trưởng. Doanh thu từ hoạt động phân phối thực phẩm thiết yếu của công ty nhìn chung là tăng so với các năm trước. Từ năm 2018-2019 doanh thu của công ty tăng nhẹ, chỉ 1.1% (khoảng 20 triệu đồng), tuy nhiên đến giai đoạn 2019-2020 doanh thu của công ty đã gia 4.12% (khoảng 80 triệu đồng), gia tăng doanh thu khoảng hơn gần 4 lần so với giai đoạn 2018-2019. Hệ thống phân phối theo “chuỗi ” bắt đầu được hình thành và có xu


34

hướng phát triển như một tất yếu khách quan của lý thuyết “quy mô kinh tế” trong lĩnh vực phân phối. Công ty đã thực hiện phát triển đội ngũ quan hệ khách hàng nhằm mục đích mở rộng mạng lưới phân phối, gia tăng sản lượng tiêu thụ và phát triển thị trường của mặt hàng thực phẩm thiết yếu của công ty.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 58 trang tài liệu này.

Về chất lượng: Công ty đặc biệt quan tâm đến chính sách phát triển nguồn hàng như đa dạng hóa sản phẩm, chính sách tăng cường liên kết với các nhà cung ứng, phân phối sản phẩm góp phần giảm chi phí kinh doanh và hạ giá thành sản phẩm. Các mặt hàng thực phẩm thiết yếu không chỉ đa dạng hóa về chủng loại mà còn đa dạng về kiểu dáng, mẫu mã tăng thêm sự lựa chọn cho khách hàng. Ngoài ra công ty rất chú trọng nâng cao dịch vụ vận chuyển để tạo dựng niềm tin, uy tín với khách hàng tiêu dùng sản phẩm của công ty.

Về hiệu quả thương mại: Trong những năm gần đây công ty hoạt động có hiệu quả góp nhiều vào ngân sách nhà nước, thu hút lượng lớn lao động góp phần giải quyết việc làm cho xã hội. Việc phát triển thực phẩm thiết yếu giúp cho nhu cầu về những thực phẩm có chất lượng cao tăng lên hạn chế việc tiêu dùng thực phẩm kém chất lượng, thiếu thốn lương thực và đời sống nhân dân được cải thiện. Ngoài ra công ty rất quan tâm đến vấn đề bảo hiểm lao động cho nhân viên toàn công ty, đáp ứng các yêu cầu về luật lao động cho nhân viên

Phát triển thị trường mặt hàng thực phẩm thiết yếu của công ty trách nhiệm hữu hạn thương mại Tân Đức - 6

2.3.2. Những hạn chế trong hoạt động phát triển thị trường của công ty TNHH TM Tân Đức

Hạn chế:

Thứ nhất, do các mặt hàng thực phẩm thiết yếu chủ yếu được nhập kho từ các nhà sản xuất khác nhau từ các tỉnh khác dẫn đến chi phí vận chuyển hàng hóa cao. Giá cả của sản phẩm này phụ thuộc vào tình hình biến động giá của các hàng hóa khác, dịch vụ khác như xăng dầu, nhân công vận chuyển hàng hóa…. Thêm vào đó, lạm phát và các chính sách thuế của nhà nước cũng ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động kinh doanh của công ty.

Thứ hai, hoạt động mở rộng thị trường của công ty còn kém, khách hàng mới, khu vực thị trường mới gia tăng hàng năm là chưa cao, khách hàng quen thuộc vẫn chiếm tỷ trọng lớn. - Hệ thống phân phối hàng hóa của công ty còn chưa được tốt. Công ty đã sử dụng được kênh phân phối trực tiếp và gián tiếp nhưng chưa hiệu quả.

Do bán hàng qua trung gian vẫn chiếm tỷ lệ nhiều nên lợi nhuận chưa cao.

Thứ ba, công ty đã có bộ phận chuyên trách về các hoạt động cung ứng sản phẩm cho khách hàng là bộ phận quan hệ khách hàng. Tuy nhiên, do là một bộ phận mới phát triển của công ty, kinh nghiệm tích lũy cho có nhiều dẫn đến việc mở rộng mạng lưới khách hàng vẫn chưa thực sự hiệu quả.

Thứ tư, trên thị trường xuất hiện nhiều các công ty mới, sở hữu nguồn vốn lớn hơn, hàng hóa phân phối đa dạng hơn cũng là một trong những yếu tố làm ảnh hưởng đến việc mở rộng và phát triển của công ty.

Nguyên nhân:

Thứ nhất, công ty chưa chú trọng việc phát triển bộ phận quan hệ khách hàng, chưa có những ýnhiều đến maketing, quảng bá sản phẩm.

Thứ hai, công tác nghiên cứu, phân tích dự báo tình hình biến động của thị trường hàng hóa dịch vụ để có biện pháp đối phó, thích ứng còn yếu và chưa được quan tâm.

Thứ ba, vốn kinh doanh của công ty còn thấp nên để đầu tư cho việc mở rộng và phát triển thị trường còn hạn chế. Việc đầu tư vào vốn chưa thực sự được chú trọng nên hiệu quả thương mại chưa cao, chất lượng nguồn nhân lực chưa cao, kết quả sử dụng các yếu tố nguồn lực chưa hiệu quả.

Thứ tư, việc đầu tư vào trang thiết bị, xe chuyên trở, kho bãi phục vụ quá trình vận chuyển và phân phối hàng hóa hàng năm của công ty còn chưa được quan tâm. Số lượng đội ngũ công nhân vận chuyển vẫn còn hạn chế, vì vậy công ty thường phải trả chi phí cao cho việc lưu trữ, bảo quản và vận chuyển thực phẩm.

CHƯƠNG III: CÁC ĐỀ XUẤT VÈ KIẾN NGHỊ NHẰM PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG MẶT HÀNG THỰC PHẨM THIẾT YẾU CỦA CÔNG TY TNHH TM TÂN ĐỨC

3.1. Quan điểm và định hướng phát triển thị trường mặt hàng thực phẩm thiết yếu của công ty TNHH TM Tân Đức

3.1.1. Quan điểm phát triển thị trường mặt hàng thực phẩm thiết yếu của công ty giai đoạn 2018-2020

Khi dịch bệnh bùng phát, nhất là trong giai đoạn cách ly xã hội, nhiều ngành kinh tế bị tê liệt, người lao động phải nghỉ làm, thu nhập bị giảm sút, thống kê cho thấy có 85,3% người tiêu dùng phải tiết kiệm chi tiêu trong thời gian giãn cách xã hội vì covid

– 19. Người tiêu dùng có xu hướng cắt giảm chi tiêu các sản phẩm không thiết yếu và tăng tiêu thụ các sản phẩm bảo vệ sức khỏe, chống dịch, đặc biệt là các sản phẩm thực phẩm có nguồn gốc hữu cơ (organic). Khảo sát người tiêu dùng cho thấy trên 50% khách hàng đã chi tiêu nhiều hơn cho các loại thực phẩm tăng cường sức đề kháng và hệ miễn dịch, các thực phẩm có nguồn gốc tự nhiên, hữu cơ, thực phẩm sạch và lành mạnh v.v…Trong đó, 63,7% người tiêu dùng trong khảo sát đã cắt giảm chi tiêu cho các loại sản phẩm như rượu, bia.

Trong bối cảnh mọi người phải hạn chế đi lại, tụ tập đến nơi đông người để phòng chống dịch bệnh, người tiêu dùng đã chuyển đổi kênh mua sắm trên cả hai nhóm sản phẩm nhu cầu thiết yếu và nhóm hàng không thiết yếu. Trước khi có đại dịch, ba kênh mua sắm chính của người tiêu dùng là chợ truyền thống (73,5% người lựa chọn), trung tâm thương mại, siêu thị (71,6%), cửa hàng tiện lợi (50,9%); khi có dịch bệnh, ba kênh được người tiêu dùng lựa chọn là cửa hàng online (59,8%), cửa hàng tiện lợi (54,9%), trung tâm thương mại, siêu thị (50,9%). Người tiêu dùng cho biết đến trực tiếp cửa hàng mua sắm giảm đáng kể (76,24%).

Bên cạnh đó, đặc biệt, với sự phát triển của công nghệ, người tiêu dùng đang “tự trao quyền” cho chính mình trong việc lựa chọn sản phẩm khi có đến 55% người dân tại thành thị và 59% người dân tại nông thôn dành thời gian tìm hiểu thông tin về sản phẩm trước khi mua sắm. Nói cách khác, chính người tiêu dùng hiện nay đang dẫn dắt thị trường, chứ không phải doanh nghiệp. Vì vậy, trong giai đoạn 2018 – 2020, công ty có những quan điểm về việc phát triển thị trường mặt hàng thực phẩm thiết yếu như sau:

Thứ nhất, phát triển, mở rộng thị trường mặt hàng thực phẩm thiết yếu bằng cách đa dạng hóa các mặt hàng kinh doanh

Công ty cần tìm kiếm những nguồn cung mới cho các thực phẩm bảo vệ sức khỏe, (sữa, thực phẩm dinh dưỡng, thực phẩm bổ sung…) đa dạng hóa sản phẩm cung ứng cho thị trường.

Tăng cường mở rộng thị trường bằng việc thúc đẩy marketing về các mặt hàng mới, tuyên truyền các lợi ích về sức khỏe từ sản phẩm; xây dựng các chính sách khuyến mại, ưu đãi đặc biệt cho đối tác ký hợp đồng dài hạn nhằm duy trì lượng khách hàng trung thành và mở rộng mạng lưới phân phối hàng hóa.

Thứ hai, ứng dụng công nghệ số trong doanh nghiệp kinh doanh thực phẩm

Ứng dụng công nghệ số cho doanh nghiệp, thực hiện tạo lập các tranh web đặt hàng online, dịch vụ vận chuyển hàng hóa tại nhà, mở rộng kênh bán lẻ để tiếp cận nhiều hơn với khách hàng.

Sử dụng các loại mã vạch, kiểm tra chất lượng hàng hóa, ngày nhập, xuất kho, truy xuất nguồn gốc xuất xứ, hạn xử dụng trên trang web hoặc thông qua ứng dụng điện thoại nhằm gia tăng uy tín doanh nghiệp trên thị trường

Tiếp thị sản phẩm trên các trang mạng xã hội, thực hiện khuyến mại trực tiếp thông qua các trang mạng, giúp gia tăng doanh số và tốc độ bán hàng.

Thứ ba, phát triển các mô hình các chuỗi siêu thị mini

Tìm kiếm và lựa chọn những vị trí địa lý thuận lợi, đông dân cư, tạo các chi nhánh cửa hàng bán lẻ, phân phối hàng hóa trực tiếp đến tay người tiêu dùng, gia tăng lợi nhuận, mở rộng mạng lưới phân phối hàng hóa của công ty.

3.1.2. Định hướng phát triển thị trường mặt hàng thực phẩm thiết yếu của công ty trách nhiệm hữu hạn thương mại Tân Đức giai đoạn 2018 – 2020.

Cơ cấu lại nghành nghề kinh doanh cho phù hợp với chiến lược phát triển về dài hạn. Đa dạng hóa sản phẩm kinh doanh tận dụng và khai thác triệt để thế mạnh, quy mô, mạng lưới và thương hiệu. Trên cơ sở hoạt động đề ra tiếp tục tái cấu trúc lại toàn bộ hoạt động, tái cấu trúc lại công ty và khai thác nguồn vốn vay để đảm bảo hoạt động sản xuất kinh doanh. Duy trì ổn định và phát triển sản xuất kinh doanh, phấn đấu đưa doanh nghiệp đạt mục tiêu tiêu lợi nhuận tối ưu.

Đảm bảo hoàn thành nhiệm vụ là doanh nghiệp uy tín chất lượng, có dịch vụ

khách hàng tốt nhất để đáp ứng nhu cầu thị trường tiêu dùng trong nước. Phấn đấu đem lại nhiều hơn cho khách hàng những những giá trị gia tăng sau bán hàng. Nền kinh tế Việt Nam đang phát triển sôi động trong tất cả nghành nghề và lĩnh vực. Trong xu thế phát triển đó công ty trách nhiệm hữu hạn thương mại Tân Đức cũng không nằm ngoài, tiếp tục phát triển những thành công đạt được.

Mở rộng thị trường tiêu thụ và đa dạng hóa mặt hàng kinh doanh. Tiếp tục khẳng định vị trí của mình trên thị trường, phấn đấu trở thành công ty phát triển thương mại mạnh. Phấn đấu làm ăn có lãi, tăng tích lũy, bảo toàn và sử dụng hiệu quả vốn vay, sử dụng tốt lực lượng lao động. Đầu tư cải tiến trang thiết bị làm việc, thiết bị văn phòng nhằm tạo ra môi trường làm việc tốt nhất cho nhân viên.

Tổ chức tốt thị trường trên từng địa bàn và xây dựng phương thức kinh doanh phù hợp trên cơ sở khai thác tiềm năng và thế mạnh sẵc có của mình. Cập nhập thông tin phản hồi của khách hàng và giải quyết nhanh chóng những phàn nàn của khách hàng. Duy trì hệ thống quản trị chất lượng ISO 9001 – 22000 nhằm phát triển những sản phẩm có chất lượng cao, vị thế của công ty trên thị trường.

3.2. Các giải pháp nhằm phát triển thị trường mặt hàng thực phẩm thiết yếu của công ty TNHH TM Tân Đức

Thứ nhất, Tăng cường đầu tư cho công tác thị trường và phát triển sản phẩm

Nghiên cứu thị trường là khâu đầu tiên trong hoạt động tiêu thụ sản phẩm mà bất kỳ doanh nghiệp nào cũng phải tiến hành bởi đơn giản kinh doanh luôn gắn liền với thị trường và thị trường càng lớn thì khả năng tiêu thụ càng được mở rộng. Mục tiêu mà công ty hướng tới là phủ đầy, phủ dầy thị trường trong nước. Ngoài những thị trường truyền thống, trọng điểm thì công ty cần tập trung khai thác những thị trường mới. Nghiên cứu thị trường của doanh nghiệp có thể dự báo được khả năng sản xuất và khả năng tiêu thụ một loại mặt hàng hoặc một nhóm hàng nào đó trên thị trường nhất định. Công tác nghiên cứu và dự báo cầu của sản phẩm sàn gỗ công nghiệp tuy đã được công ty quan tâm nhưng chưa tiến hành thường xuyên và chưa có hệ thống, số lượng và trình độ của cán bộ thị trường chưa cao nên kết quả tiêu thị sản phẩm tại thị trường trong nước là chưa cao, phát triển thương mại sản phẩm này còn gặp những khó khăn. Nghiên cứu khách hàng và đối thủ cạnh tranh giúp doanh nghiệp xác định được xu hướng tiêu dùng đối với từng mặt hàng, yêu cầu chất lượng mẫu mã sản phẩm giá cả

trong tương lai. Từ đó xây dựng chiến lược sản xuất kinh doanh dài hạn. Mỗi đối tượng khách hàng có nhu cầu, thị hiếu và sở thích rất khác nhau. Vậy nên doanh nghiệp cần phân loại thị trường theo thu nhập để có chính sách cung ứng sản phẩm một các hợp lý, phù hợp với từng đối tượng.

Thứ hai, xây dựng và quản lý hiệu quả kênh phân phối

Kênh phân phối tại công ty hiện tại đang phân làm hai hệ chính là hệ thống bán buôn và hệ thống bán lẻ. Hai hệ thống này tại công ty đang hoạt động rất tốt, tuy nhiên công ty vẫn chưa chú trọng đến một phương thức tiêu thụ hàng hoá mà hiện tại đang khá phát triển đối với thị trường tiêu thụ thực phẩm thiết yếu hiện nay là thực hiện các dự án. Mạng lưới phân phối trên thị trường này tuy rộng nhưng chưa sâu và phân bố không đồng đều. Hệ thống giới thiệu và bán sản phẩm chủ yếu tập trung tại các quận huyện truyền thống. Sản phẩm tới tay tiêu dùng chủ yếu qua trung gian nên giá sản phẩm sàn gỗ thương cao hơn ảnh hưởng đến người tiêu dùng. Vì vậy, công ty cần mở rộng kênh phân phối các cấp đại lý mà thông qua các đại lý là chủ yếu để công ty có thể kiểm soát được giá cả hàng cung cấp cho khách hàng một cách phù hợp.

Thứ ba, nâng cao năng lực tài chính của doanh nghiệp

Bất kỳ một doanh nghiệp nào muốn duy trì và phát triển hoạt động sản xuất kinh doanh, cần không ngừng nâng cao năng lực tài chính. Đó chính là nguồn lực tài chính, nguồn nhân lực, cơ sở vật chất kỹ thuật. Đối với công ty hoạt động kinh doanh sàn gỗ công nghiệp cũng vậy, muốn nâng cao kết quả, hiệu quả thương mại, doanh nghiệp cần chú trọng việc đầu tư vào vốn, trình độ lao động và cơ sở vật chất cho doanh nghiệp của mình. Công ty đầu tư vốn chủ yếu vào việc mua máy móc thiết bị, nguyên liệu phục vụ cho việc quảng bá hình ảnh thương hiệu của công ty. Để nâng cao năng lực tài chính công ty cần:

• Mở rộng nguồn vốn bằng cách mở rộng đa dạng hóa các kênh, các hình thức huy động vốn trong công ty. Các kênh thu hút vốn có thể là doanh nghiệp và đặc biệt từ các ngân hàng thương mại.

• Minh bạch hóa các báo cáo tài chính, đảm bảo tính chân thực, chính xác các báo cáo tài chính để tạo niềm tin với các nhà đầu tư.

• Xúc tiến các biện pháp thu hồi công nợ nhằm tăng vòng quay của vốn. Tập trung nguồn lực để thực hiện các dự án trọng điểm.

Thứ tư, chú trọng hướng tới các dịch vụ vận chuyển hàng hóa, các chính sách đổi trả sau bán

Mặt hàng thực phẩm thiết yếu có đặc thù riêng biệt so với các sản phẩm khác, đó là khi phân phối hàng hóa, công ty cung cấp kèm theo dịch vụ vận chuyển và một số chính sách hậu mãi. Muốn thu hút được nhiều khách hàng thì công ty không những phải cung cấp những mặt hàng thực phẩm thiết yếu có chất lượng tốt mà còn cần chủ động tạo ra những dịch vụ tốt nhất cho khách hàng của mình. Dịch vụ sau bán hàng có vai trò quan trọng trong việc duy trì mối quan hệ với khách hàng của công ty.

Thứ năm, nâng cao chất lượng nguồn lao động

Nguồn nhân lực là nguồn lực quan trọng nhất đối với bất kỳ công ty nào. Chất lượng nguồn nhân sự làm công tác nghiên cứu dự đoán nhu cầu thị trường và nhân viên kinh doanh tiếp xúc trực tiếp thị trường của công ty hiện nay vẫn chưa đáp ứng tốt nhu cầu.

Chính vì vậy mà công ty cần lập nên kế hoạch tuyển dụng và đào tạo nhân sự thật trình tự để mang lại hiệu quả cao nhất. Đặc biệt là đối với công tác quản lý và hoạt động kinh doanh của nhân viên tại một số cửa hàng, công ty cần lựa chọn đội ngũ nhà quản lý có năng lực tốt, có kinh nghiệm trong công tác quản lý và chịu được thách thức trước khó khăn.

Việc xác định nhu cầu tuyển chọn cán bộ công nhân viên dựa trên cơ sở kế hoạch nguồn nhân lực để thực hiện mục tiêu chiến lược của công ty. Việc xác định nhu cầu tuyển chọn nhân sự do kế hoạch mà ban giám đốc đề ra và việc tuyển chọn nhân sự được thông qua kiểm tra về trình độ, năng lực và khả năng đáp ứng nhu cầu công việc dưới hình thức thử việc. Đặc biết đối với nhân viên trong phòng kinh doanh, đây là lực lượng quan trọng góp phần đẩy mạnh công tác tiêu thụ sản phẩm song để giải quyết tình hình thực tại công ty cần thực hiện:

Có những chính sách đãi ngộ như khen thưởng, tuyên dương đối với những lao động có thành tích, khiển trách xử phạt đối với những người lao động có hành vi xấu làm ảnh hưởng lợi ích của công ty.

Không chỉ quan tâm phát triển tri thức, khả năng, công ty cần quan tâm đến đời sống tinh thần của công nhân viên bằng cách tạo môi trường làm việc bình đẳng, tổ chức các hoạt động du lịch, thể thao, văn nghệ cho lao động nhằm thúc đẩy tinh thần

Xem tất cả 58 trang.

Ngày đăng: 19/11/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí