Phân Tích Thực Trạng Phát Triển Thị Trường Tiêu Thụ Sản Phẩm May Mặc Của Công Ty Cổ Phần May Sông Hồng

sản phẩm và tiến độ sản xuất nên năm nay Công ty cổ phần may Sông Hồng đã được BộThương Mại phân bổ một chỉ tiêu lớn hơn, làm tăng khả năng tiêu thụ sản phẩm củacông ty trên thị trường.

Hiện nay trên thị trường Việt Nam có rất nhiều các công ty, các doanh nghiệp nhànước và tư nhân cùng hoạt động trên lĩnh vực may mặc, đấy là chưa kể đến rất nhiềucác hãng may mặc nước ngoài thâm nhập vào thị trường nước ta. Chính vì thế mà mứcđộ cạnh tranh trên thị trường này là rất gay gắt. Để giữ vững thị phần của mình trên thịtrường và phát triển ổn định không phải là một điều đơn giản. Tuy nhiên, với sự năngđộng và sáng tạo, công ty vẫn luôn nghiên cứu và tạo ra những sản phẩm phù hợp vớithị hiếu người tiêu dùng, khẳng định được vị thế của mình trên thị trường nội địa.

- Đối thủ cạnh tranh

Cạnh tranh là động lực của sự phát triển và cũng thúc đẩy doanh nghiệp phát triển. Đối thủ cạnh tranh là người chiếm giữ một phần thị trường tiêu thụ sản phẩm may mặc của doanh nghiệp đang kinh doanh và có ý định mở rộng thị trường. Họ bao gồm các doanh nghiệp có mặt trong ngành hay các sản phẩm tương tự và các đối thủ tiềm ẩn có khả năng tham gia vào ngành trong tương lai. Đối thủ cạnh tranh có tiềm lực và dịch vụ tốt hơn sẽ chiếm lĩnh thị trường của doanh nghiệp. Doanh nghiệp sẽ phải thường xuyên thay đổi để có chiến lược kinh doanh phù hợp với đối thủ. Doanh nghiệp phải nghiên cứu các chính sách thị trường cuả đối thủ cạnh tranh. Để từ đó đưa ra các biện pháp cạnh tranh phù hợp.

1.3.2. Nhân tố chủ quan

- Thương hiệu và uy tín Doanh nghiệp

Thương hiệu và uy tín Doanh nghiệp tạo nên sức mạnh của doanh nghiệp. Một thương hiệu mạnh có nghĩa là thương hiệu đó có sức mạnh trên thi trường. Nó tác động tới sự lựa chọn và mua hàng của khách hàng. Khách hàng thường mua hàng những nơi có uy tín và thương hiệu trên thị trường. Các doanh nghiệp có thương hiệu trên thị trường sẽ thúc đẩy được tiêu thụ sản phẩm. Doanh nghiệp có thương hiệu sản phẩm mạnh thì sẽ mở rông thị trường tiêu thụ sản phẩm của mình nhanh hơn.

Giá cả và chất lượng sản phẩm may mặc. Muốn phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm may mặc thì doanh nghiệp cần phải nghiên cứu kỹ thị trường, giá cả của mặt hàng tủ điện trên thị trường cần mở rộng. Từ đó, doanh nghiệp đưa ra giá cả cạnh tranh được trên thị trường. Giá cả thì chưa đủ, để tạo uy tín và có được khách hàng lâu dài thì doanh nghiệp cũng cần quan tâm đến chất lượng mặt hàng tủ điện hiện có.

- Nguồn lực của doanh nghiệp

Tài chính của doanh nghiệp: Tài chính của doanh nghiệp là yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến chính sách của doanh nghiệp. Doanh nghiệp có tiềm lực tài chính mạnh và một chính sách thị trường hợp lý thì mới mở rộng được nhiều thị trường tiêu thụ. Sử dụng nguồn tài chính vào việc phát triển thị trường sản phẩm, doanh nghiệp có nhiều cơ hội tiếp xúc với khách hàng, mở nhiều chiến dịch quảng cáo để sản phẩm của doanh nghiệp được biết đến rộng rãi hơn. Thị trường tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp ngày càng mở rộng thì doanh thu và lợi nhuận sẽ có thể tăng lên một cách nhanh chóng, từ đó có thể ngược lại bổ sung vào nguồn tài chính của doanh nghiệp.

Nhân lực của doanh nghiệp: nguồn nhân lực là yếu tố quyết định đến mọi hoạt động của doanh nghiệp sản xuất thép. Nhân lực trong doanh nghiệp là người trực tiếp vạch ra, tổ chức, thực hiện phát triển thụ tiêu thụ sản phẩm. Doanh nghiệp sản xuất thép muốn phát triển, mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm thép thì cần phải có đội ngũ nhân sự đủ năng lực, kinh nghiệm, chuyên môn, linh hoạt, năng động, sáng tạo về nghiên cứu, phát triển thị trường, cũng như phát triển các sản phẩm mới, cải tiến chất lượng sản phẩm. Bên cạnh đó, nguồn nhân lực trong doanh nghiệp cũng đóng vai trò hết sức quan trọng trong việc sản xuất, kiểm tra, thẩm định sản phẩm. Doanh nghiệp cần có những chính sách đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực để có thể theo kịp sự biến động của thị trường, theo kịp sự phát triển của kiến thức, của khoa học công nghệ. Không những vậy, doanh nghiệp cũng cần có chính sách đãi ngộ hợp lý để động viên, tạo động lực cho nhân viên, góp phần làm tăng năng suất lao động và khả năng sáng tạo.

CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG TIÊU THỤ SẢN PHẨM MAY MẶC CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN MAY SÔNG HỒNG

2.1. Tổng quan tình hình và các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển thị trường tiêu thụ của Công ty Cổ phần May Sông Hồng

2.1.1. Giới thiệu về Công ty Cổ phần May Sông Hồng

Công ty CP May Sông Hồng tiền thân là Xí nghiệp May 1/7 được thành lập năm 1988 và đến năm 1993, công ty được đổi tên thành Công ty May Sông Hồng. Sau 11 năm tiếp tục phát triển, công ty chuyển đổi hình thức sở hữu từ doanh nghiệp nhà nước sang hình thức công ty cổ phần, lấy tên là Công ty CP May Sông Hồng vào năm 2004. Đến năm 2007, Công ty thành lập Công ty TNHH May mặc Sông Hồng, có chi nhánh đại diện đặt tại Hồng Kông. Công ty triển khai dự án xây dựng khu vực Sông Hồng VII tại huyện Hải Hậu, tỉnh Nam Định với quy mô 4 xưởng may vào năm 2010. Năm 2016, khu vực sản xuất Nghĩa Hưng đi vào hoạt động sau một năm xây dựng. Công ty niêm yết cổ phiếu trên sàn chứng khoán HOSE vào ngày 28/11/2018 với mã cổ phiếu MSH.

Công ty CP May Sông Hồng hiện đang được đánh giá là một trong các doanh nghiệp dẫn đầu ngành sản xuất kinh doanh sản phẩm chăn ga gối đệm ở thị trường Việt Nam. Sản phẩm may mặc của Công ty Cổ phần May Sông Hồng bao gồm hàng gia công và hàng xuất khẩu (FOB) trong đó hàng FOB hiện đang chiếm tỷ trọng chủ yếu trong cơ cấu doanh thu, lợi nhuận của công ty. Rất nhiều thương hiệu may mặc nổi tiếng thế giới được sản xuất với số lượng lớn tại Sông Hồng như: GAP, Old Navy, Timberlands, JCPenny, Diesel, Spyder, Champion. Tính đến ngày 31/12/2020, toàn công ty có 9.935 lao động với hơn 20 xưởng sản xuất được xây dựng và quản lý tập trung trong phạm vi tỉnh Nam Định và hệ thống đại lí phân phối khắp Việt Nam.

Mục tiêu của công ty là trở thành một nhà cung cấp sản phẩm dệt may thời trang lớn và có uy tín trong chuỗi cung ứng hàng dệt may trên toàn cầu. May Sông Hồng không ngừng tìm tòi định hướng phát triển chiến lược để phù hợp với xu thế cung ứng hàng dệt may thời trang trên thế giới và đầu tư thích ứng để bắt kịp và trở thành doanh nghiệp dẫn đầu trong ngành.

Chức năng và nhiệm vụ của công ty

- Chức năng: Chức năng của công ty là gia công may mặc các loại áo Jacket, quần short và sản xuất chăn, ga, gối, đệm cao cấp, siêu cao cấp đáp ứng theo nhu cầu đơn đặt hàng trong và ngoài nước.

- Nhiệm vụ:

+ Xây dựng các phương án sản xuất kinh doanh xuất nhập khẩu, gia công may mặc, sản xuất chăn ga gối đệm theo đăng ký kinh doanh và thành lập theo mục đích của công ty.

+ Xây dựng các phương án sản xuất kinh doanh; phát triển kế hoạch và mục tiêu chiến lược của công ty.

+ Tổ chức, nghiên cứu, nâng cao chất lượng sản phẩm phù hợp với thị hiếu và nhu cầu khách hàng.

+ Bảo toàn và phát triển vốn góp

+ Thực hiện và chăm lo không ngừng cải tiến điều kiện làm việc, đời sống vật chất, tinh thần, bồi dưỡng và nâng cao trình độ văn hóa, khoa học kỹ thuật, chuyên môn hóa cho cán bộ nhân viên trong công ty.

+ Bảo vệ doanh nghiệp, bảo vệ môi trường, giữ gìn an ninh, trật tự an toàn xã hội, làm tròn nghĩa vụ quốc phòng.

ĐẠI HỘI ĐỒNG

CỔ ĐÔNG


HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ

TIỂU BAN KIỂM SOÁT

BAN TỔNG GIÁM ĐỐC

Phó TGĐ Kinh Doanh

Bộ Phận Chức Năng

Phó TGĐ Sản Xuất

Quản Lý Kinh

Doanh

Phòng Nhân

Sự

Quản Lý Sản

Xuất

Xưởng CGG

Phòng Sales


Phòng QA

Các Xưởng Sản Xuất

Phòng Tài Chính Kế

Các Phòng Khác

Sơ đồ cơ cấu tổ chức bộ máy


Sơ đồ 2.1: Sơ đồ cơ cấu tổ chức của Công ty cổ phần May Sông Hồng

(Nguồn: Phòng Nhân Sự)

Chức năng mỗi bộ phận của công ty:

+ Đại hội đồng cổ đông: Đại hội đồng cổ đông là cơ quan quyết định cao nhất của Công ty gồm tất cả các Cổ đông có quyền biểu quyết, họp ít nhất mỗi năm một lần. Đại hội đồng cổ đông quyết định những vấn đề được luật pháp và Điều lệ Công ty quy định. Đại hội đồng cổ đông thông qua các số liệu BCTC hàng năm của Công ty và kế hoạch kinh doanh cho năm tiếp theo. Ngoài ra, Đại hội đồng cổ đông có chức năng là bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm thành viên HĐQT của Công ty.

+ Hội đồng Quản trị: Hội đồng Quản trị do Đại hội đồng cổ đông bầu, là cơ quan quản lý Công ty, có toàn quyền nhân danh Công ty để quyết định mọi vấn đề liên quan đến mục đích, quyền lợi của Công ty, trừ những vấn đề thuộc thẩm quyền quyết định của Đại hội đồng cổ đông. Hội đồng quản trị có từ 3 tới 11 thành viên với nhiệm kỳ của từng thành viên không quá năm (05) năm và có thể được bầu lại với số nhiệm kỳ không hạn chế.

+ Tiểu ban kiểm toán nội bộ: Tiểu ban Kiểm toán nội bộ là cơ quan trực thuộc Hội Đồng Quản trị như được quy định tại Điểm b, Khoản 1, Điều 134 của Luật Doanh Nghiệp. Phần lớn thành viên của Tiểu ban Kiểm toán là thành viên Hội đồng quản trị độc lập và thành viên Hội đồng quản trị không điều hành. HĐQT sẽ quyết định có ít nhất một thành viên trong Tiểu ban Kiểm toán có chuyên môn về tài chính, kế toán hoặc kiểm toán và không làm việc cho bộ phận kế toán hoặc tài chính của Công ty. Các thành viên của Tiểu ban Kiểm toán sẽ có chuyên môn và kinh nghiệm đa dạng về quản lý rủi ro, hoạt động, tuân thủ.

+ Ban Tổng Giám Đốc Ban: Tổng Giám đốc của Công ty gồm có 01 Tổng Giám đốc, 02 Phó Tổng Giám đốc và 01 Giám đốc tài chính. Tổng Giám đốc do HĐQT bổ nhiệm, là người chịu trách nhiệm trước ĐHĐCĐ và HĐQT về việc thực hiện nhiệm vụ và quyền hạn được giao và phải báo cáo các cơ quan này khi được yêu cầu. Các Phó Tổng Giám đốc và Giám đốc tài chính do HĐQT bổ nhiệm theo đề xuất của Tổng Giám đốc.

2.1.2. Kết quả kinh doanh sản phẩm may mặc của công ty cổ phần may Sông Hồng

Tình hình kinh doanh của Công ty Cổ phần may Sông Hồng được thể hiện qua bảng sau:

Bảng 2.1: Kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty Cổ phần May Sông Hồng

(Đơn vị: Tỷ đồng)


Năm

Chỉ tiêu


2016


2017


2018


2019


2020

Giá vốn hàng bán

2.496,1

2.717,9

3.157,3

3.482,8

3.062,3

Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ

495,9

563,9

793,5

928,4

751,0

Doanh thu hoạt động tài chính

55,2

57,4

58,7

61,4

62,7

Chi phí tài chính

32,4

49,0

45,8

28,7

18,2

Chi phí bán hàng

132,1

151,0

147,6

180,3

136,9

Chi phí quản lý doanh nghiệp

169,1

187,8

208,4

235,4

375,9

Lợi nhuận thuần từ HĐKD

217,4

233,5

450,4

545,5

282,7

Lợi nhuận khác

- 3,0

- 2,2

- 0,4

1,0

0,6

Lợi nhuận trước thuế

214,3

231,2

449,9

546,5

283,8

Lợi nhuận sau thuế

184,9

200,3

369,8

449,8

231,8

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 74 trang tài liệu này.

Phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm may mặc của Công ty cổ phần may Sông Hồng - 4

(Nguồn: Báo cáo tài chính kiểm toán – Công ty cổ phần May Sông Hồng)


5000

4500

4000

3500

3000

2500

2000

1500

1000

500

0

Năm 2016

Năm 2017

Năm 2018

Năm 2019

Năm 2020

Doanh thu LNST


(Đơn vị: Tỷ đồng)


Biểu đồ 2.1. Biểu đồ tình hình kinh doanh của CTCP May Sông Hồng giai

đoạn 2016 - 2020

(Nguồn: Website của Công ty CP May Sông Hồng)

Nhận xét:


Dệt may là một trong những ngành tăng trưởng mạnh của Việt Nam trong nhiều năm qua. Năm 2017, ngành may mặc xuất khẩu Việt Nam chứng kiến sự tăng trưởng hết sức khó khăn trong những tháng đầu năm. Tuy nhiên với những bước đi đúng đắn và nỗ lực cao, ngành dệt may đã vượt qua thách thức, hoàn thành mục tiêu đề ra trong năm 2017 với kinh ngạch xuất khẩu đạt trên 31 tỷ USD, tăng 10,23% so với năm 2016. Bên cạnh việc đạt mức tăng trưởng tốt ở những thị trường quốc tế chính như Mỹ, EU, Nhật Bản, Hàn Quốc, ngành dệt may Việt Nam cũng có những bước phát triển tốt trong quá trình đa dạng hóa thị trường ở các nước khác như Trung Quốc, Campuchia… Doanh thu thuần của CTCP May Sông Hồng trong năm 2017 tăng ở mức 9,69%.

Tiếp đà tăng trưởng năm 2017, năm 2018 có thể coi là năm hoàng kim của ngành khi kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may nước nhà tăng hơn năm trước 5 tỷ USD. Doanh thu thuần của Công ty Cổ phần May Sông Hồng trong năm 2018 tăng 20,38% so với năm trước.

Kết thúc năm 2019, Công ty CP May Sông Hồng ghi nhận:

- Doanh thu thuần ghi nhận 4.411,3 tỷ đồng và lợi nhuận gộp 928,4 tỷ đồng, lần lượt tăng 11,7% và 17,0% so với năm 2018.

- Giá vốn hàng bán được ghi nhận ở mức 3.482,8 tỷ đồng, tăng 10,3% so với năm trước, chiếm 79,0% cơ cấu doanh thu.

Bất chấp những tác động có phần tiêu cực từ diễn biến kinh tế Thế giới, doanh thu cả năm tiếp tục tăng trưởng 2 chữ số kết hợp với việc kiểm soát tốt đà tăng của giá vốn hàng bán đã giúp Công ty CP May Sông Hồng thu về biên lợi nhuận gộp tương ứng 21%, cao nhất trong vòng 5 năm cũng như thuộc nhóm doanh nghiệp dẫn đầu ngành.

- Lợi nhuận trước thuế năm 2019, Công ty ghi nhận 546,5 tỷ đồng, tăng 21,5% so năm 2018.

- Chi phí quản lý doanh nghiệp và Chi phí bán hàng phát sinh trong năm lần lượt đạt 235,4 tỷ đồng và 180,3 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng tương ứng 5,3% và 4,1% trong cơ cấu doanh thu của Công ty CP May Sông Hồng. Chi phí quản lý doanh nghiệp và chi phí bán hàng thường không quá lớn, chiếm tỷ trọng nhỏ so với doanh thu thuần và không có biến động mạnh qua các năm.

- Chi phí tài chính năm 2019 là 28,7 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng không đáng kể, tương ứng 0,7% trong doanh thu.

- Lợi nhuận sau thuế năm 2019, Công ty báo lãi luỹ kế 449,8 tỷ, tương ứng tốc độ tăng trưởng hàng năm 21,6% và tương đương tỷ suất lợi nhuận sau thuế là 10,2%. Các chỉ số sinh lợi khác là ROAA và ROEA lần lượt ở mức 17,62% và 41,47%. Nhìn chung, tăng trưởng lợi nhuận sau thuế cao hơn tăng trưởng lợi nhuận gộp và tăng trưởng doanh thu phản ánh tính hiệu quả của công tác kiểm soát các nhóm chi phí trong năm.

Năm 2020, nhìn chung, việc đại dịch Covid-19 bùng phát đột ngột và lan nhanh trên quy mô toàn cầu kể từ thời điểm cuối năm 2019 đã gây ra những ảnh hưởng sâu rộng đến toàn ngành may mặc nói chung và doanh số bán hàng của MSH nói riêng.

Kết thúc năm 2020, Công ty CP May Sông Hồng ghi nhận:

- Doanh thu thuần đạt được là 3.813,4 tỷ đồng và 751 tỷ đồng lợi nhuận gộp, lần lượt giảm 13,46% và 19,11% so với năm 2019.

- Giá vốn hàng bán được ghi nhận ở mức 3.062,3 tỷ đồng, giảm 12,07% so với năm trước, chiếm 80,3% cơ cấu doanh thu.

- Lợi nhuận trước thuế, Công ty ghi nhận 283,3 tỷ đồng giảm 48,16% so năm 2019.

- Chi phí quản lý doanh nghiệp và Chi phí bán hàng phát sinh trong năm lần lượt đạt 375,9 tỷ đồng và 136,9 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng tương ứng 9,86% và 3,59% trong cơ cấu doanh thu của Công ty CP May Sông Hồng. Chi phí quản lý doanh nghiệp trong năm tăng mạnh 140,6 tỷ đồng, tương đương 59,73% so với năm 2019 chủ yếu do công ty thực hiện trích lập dự phòng phải thu khó đòi 161,8 tỷ đồng trong kỳ khiến chi phí quản lý doanh nghiệp tăng đột biến.

Nguyên nhân dẫn đến chi phí quản lí doanh nghiệp năm 2020 tăng là do tháng 06/2020, đối tác lớn của MSH là công ty New York & Company tuyên bố phá sản do không có khả năng thanh toán, trong khi công ty này có các khoản phải thu cao nhất trong các khách hàng tính đến hết quý II/2020 (219 tỷ tương đương 8% TTS của MSH tại quý II/2020). Biên lợi nhuận gộp năm 2020 giảm từ 21% năm 2019 xuống 19,7% năm 2020 do chi phí giá vốn hàng bán tăng, chiếm 80% doanh thu thuần so với con số 79% của năm 2019, mặc dù chi phí này giảm 12% so với cùng kỳ. Nguyên nhân là do lượng đơn đặt hàng giảm bởi yếu tố dịch bệnh và đứt gãy chuối cung ứng suốt quý II và quý II năm 2020, dẫn đến nguồn nguyên liệu đầu vào trở nên khan hiếm hơn và giá nhập cao hơn.

- Chi phí tài chính năm 2020 là 18,2 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng không đáng kể, tương ứng 0,48% trong doanh thu. Tại thời điểm cuối năm 2020, Công ty lãi 231,8 tỷ đồng lợi

Xem tất cả 74 trang.

Ngày đăng: 06/02/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí