Bảng 2.2. Phân tích tốc đó phát triển doanh thu mặt hàng thực phẩm thiết yếu của công ty TNHH TM Tân Đức (2018-2020)
Đơn vị: VNĐ
Doanh thu | Tốc độ phát triển định gốc | Tốc độ phát triển liên hoàn | |
2018 | 1,837,492,057 | 100.00% | 100.00% |
2019 | 1,857,659,357 | 101.10% | 101.10% |
2020 | 1,934,274,927 | 105.27% | 104.12% |
Có thể bạn quan tâm!
- Phát triển thị trường mặt hàng thực phẩm thiết yếu của công ty trách nhiệm hữu hạn thương mại Tân Đức - 1
- Phát triển thị trường mặt hàng thực phẩm thiết yếu của công ty trách nhiệm hữu hạn thương mại Tân Đức - 2
- Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Phát Triển Thị Trường Thực Phẩm Thiết Yếu
- Chỉ Tiêu Phát Triển Thị Trường Tiêu Thụ Thực Phẩm Thiết Yếu Theo Chiều Sâu
- Phát triển thị trường mặt hàng thực phẩm thiết yếu của công ty trách nhiệm hữu hạn thương mại Tân Đức - 6
- Phát triển thị trường mặt hàng thực phẩm thiết yếu của công ty trách nhiệm hữu hạn thương mại Tân Đức - 7
Xem toàn bộ 58 trang tài liệu này.
Nguồn: phòng kế toán – công ty TNHH TM Tân Đức
Tốc độ phát triển doanh thu bình quân của công ty là 102.6%. Số liệu này được xác định theo công thức:
̅
√ √
Qua việc sử dụng phương pháp so sánh định gốc ta thấy, doanh thu mặt hàng thực phẩm thiết yếu của của công ty qua các năm so với năm 2018 đều tăng. Đặc biệt trong năm 2020 có sự phát triển với tốc độ cao nhất đạt gần 2 tỷ với tốc độ phát triển so với năm 2018 là 105.27% tương ứng với tốc độ tăng 5.27%. Năm 2019, tốc độ phát triển so với năm 2018 chỉ đạt 101.1% tức là tốc độ tăng trưởng chỉ đạt 1.1%, điều này là do một số nguyên nhân khách quan từ đại dịch Covid – 19, giãn cách xã hội, các nguồn nhập hàng hóa của công ty bị đóng băng vào giai đoạn cuối năm, vì thế dẫn đến doanh thu không đạt được mục tiêu mong đợi.
Qua việc sử dụng phương pháp so sánh liên hoàn, chúng ta có thể thấy rõ được sự biến động doanh thu qua các năm. Cụ thể tốc độ phát triển của năm 2020 so với năm 2019 lớn hơn tốc độ phát triển của năm 2019 so với năm 2018. Sự phát triển này là do năm 2020, tỉnh Lai Châu đã thực hiện công tác kiểm soát dịch tốt, các hoạt động buôn bán kinh doanh được phục hồi. Thêm nữa doanh nghiệp bắt đầu mở rộng mạng lưới phân phối của mình đến một số địa phương mới và bắt đầu thu được lợi nhuận.
2.2.2.2. Phân tích doanh thu theo nhóm mặt hàng thực phẩm thiết yếu chủ yếu
Việc phân tích doanh từ mặt hàng thực phẩm thiết theo nhóm các mặt hàng chủ yếu nhằm giúp công ty nhận thức và đánh giá tác động của từng nhóm mặt hàng thực phẩm tới tình hình doanh thu của công ty. Đồng thời qua phân tích daonh thu theo nhóm mặt hàng chủ yếu của công ty cho thấy được mặt hàng nào là thế mạnh của công ty để từ đó công ty có những chiến lược kinh doanh cho phù hợp.
Qua bảng phân tích 2.2 ta thấy mặt hàng thế mạnh của công ty là mặt hàng Mì tôm. Bởi lẽ, mì tôm là thực phẩm tiết kiệm thời gian nấu nướng lại có khả năng cung
26
cấp đủ năng cho các hoạt động của con người, sự tiện ích của thực phẩm này chính chính là lý do khiến chúng được ưa chuộng trên thị trường. Hơn nữa, thời gian gần đây, khi đại dịch bùng phát, ảnh hưởng của nó dẫn đến thu nhập của người dân bị giảm đi. Việc giãn hội khiến cho việc mua bán thực phẩm khó khăn hơn và thực phẩm bao gói ăn liền như Mì tôm chính là sự lựa chọn tiêu dùng của đa số người dân.
Bảng 2.3. Phân tích doanh thu theo mặt hàng thực phẩm chính
Năm 2018 | Năm 2019 | Năm 2020 | ||||
Tiền (VNĐ) | Tỉ trọng (%) | Tiền (VNĐ) | Tỉ trọng (%) | Tiền (VNĐ) | Tỉ trọng (%) | |
Mì tôm, các loại mì sợi khô | 564,864,912 | 30.74 | 595,434,558 | 32.05 | 603,847,294 | 31.22 |
Gạo, các loại hạt khác | 474,368,174 | 25.82 | 480,379,212 | 25.86 | 459,274,820 | 23.74 |
Sữa | 346,963,577 | 18.88 | 332,948,237 | 17.92 | 350,287,938 | 18.11 |
Dầu ăn | 146,853,653 | 7.99 | 139,428,402 | 7.51 | 140,829,423 | 7.28 |
Gia vị | 85,457,923 | 4.65 | 83,392,923 | 4.49 | 93,932,372 | 4.86 |
Nước giải khát | 124,679,535 | 6.79 | 139,428,472 | 7.51 | 140,283,723 | 7.25 |
Bánh kẹo, các loại thực phẩm khác | 94,304,283 | 5.13 | 86,647,553 | 4.66 | 145,819,357 | 7.54 |
Tổng | 1,837,492,057 | 100 | 1,857,659,357 | 100 | 1,934,274,927 | 100 |
Nguồn: Phòng kế toán – Công ty TNHH TM Tân Đức
Thực tế, giá của Mì tôm thuộc hàng thấp gần nhất trong số các sản phẩm. Vì sự tiện lợi cũng như giá cả hợp lý là mỳ tôm là mặt hàng mang lại doanh thu lớn nhất cho công ty, tỉ trọng doanh thu của mặt hàng này luôn biến động ở mức trên 30% tổng doanh thu trong giai đoạn từ năm 2018 đến năm 2020, đóng góp một phần không nhỏ đến tốc độ phát triển của doanh nghiệp.
Tiếp đó là mặt hàng gạo và các loại hạt, một loại thực phẩm thiết yếu, cung cấp tinh bột cho cơ thể. Tuy không chiếm tỉ trọng nhiều trong cơ cấu doanh thu nhưng doanh thu từ mặt hàng này vẫn rất cao, khoảng từ 450 triệu đến 480 triệu đồng. Mặt hàng gạo của doanh nghiệp phân phối không chiếm được ưu thế bởi người dân vẫn có xu hướng sử dụng gạo tự trồng được nên lượng gạo doanh nghiệp phân phối được vẫn chưa được cao. Các mặt hàng còn lại là sữa, bánh kẹo, nước giải khát và các thực
phẩm khác. Các mặt hàng này chiếm tỉ trọng nhỏ trong cơ cấu doanh thu của doanh nghiệp, hầu hết chỉ chiếm tỉ trọng dưới 20% trong cơ cấu doanh thu
Như vậy, qua phân tích có thể thấy sản phẩm thế mạnh của công ty là Mỳ tôm. Tuy nhiên, khi nền kinh tế phát triển hơn, có thể người tiêu dùng sẽ chuyển sang sử dụng những mặt hàng có giá cả cao và chất lượng tốt hơn của các đối thủ cạnh tranh. Vì vậy, công ty cần có sự chú ý và có chiến lược về giá linh hoạt và phù hợp để có thể giữ vững và mở rộng thị trường tiêu thụ của mình.
2.2.2.3. Phân tích tốc độ tăng trưởng thị phần của công ty TNHH TM Tân Đức giai đoạn 2018-2020
Chỉ tiêu phát triển thị trường thực phẩm thiết yếu theo chiều rộng
Chỉ tiêu tổng doanh thu
Ở phần này, chúng ta sẽ phân tích doanh thu từ các loại mặt hàng thực phẩm thiết yếu chi tiết theo giá cả và lượng hàng hóa của chúng. Giá trung bình của các loại mặt hàng được thể hiện ở phần phụ lục.
Bảng 2.4: Doanh thu tính theo sản lượng tiêu thụ và giá bán thực phẩm thiết yếu theo từng mặt hàng
Đơn vị: VNĐ
Năm 2018 | Năm 2019 | Năm 2020 | ||||
Số lượng | Giá trung bình | Số lượng | Giá trung bình | Số lượng | Giá trung bình | |
Mì tôm, các loại mì sợi khô | 5,027.95 | 112,345 | 5,294.45 | 112,464 | 5,021.89 | 120,243 |
Gạo, các loại hạt khác | 25,553.12 | 18,564 | 27,525.74 | 17,452 | 25,023.15 | 18,354 |
Sữa | 1,868.68 | 185,673 | 1,803.28 | 184,635 | 1,889.80 | 185,357 |
Dầu ăn | 303.06 | 484,562 | 294.51 | 473,421 | 283.73 | 496,352 |
Gia vị | 707.05 | 120,865 | 659.40 | 126,467 | 753.66 | 124,635 |
Nước giải khát | 531.35 | 234,645 | 589.44 | 236,543 | 593.50 | 236,366 |
Bánh kẹo, các loại thực phẩm khác | 309.97 | 304,236 | 278.73 | 310,864 | 472.57 | 308,564 |
Tổng doanh thu | 1,837,492,057 | 1,857,659,357 | 1,934,274,927 |
Nguồn: Phòng Kế toán – Công ty TNHH TM Tân Đức
Từ bảng phân tích doanh thu chi tiết theo giá trung bình và sản lượng bán ra theo từng mặt hàng, có thể thấy quy mô quá trình phân phối thực phẩm thiết yếu của công ty TNHH TM Tân Đức còn nhỏ, một số mặt hàng có sản lượng tiêu thụ thấp như bánh kẹo, dầu ăn và nước giải khát (sản lượng tiêu thụ trên năm chỉ đạt từ 300-600 thùng/năm). Mặt hàng Gạo và các loại hạt khác đạt sản lượng bán ra cao nhất trong số các mặt hàng thực phẩm mà công ty phân phối (từ 25,000 – 27,000 kg trên năm). Mặt này được phân phối chủ yếu trên địa bàn thành phố Lai Châu, nơi dân cư tương đối đông đúc và nhu cầu đa dạng. Bên cạnh đó, giá của mặt hàng thiết yếu này cũng ở mức hợp lý (giá trung bình từ 17,000 – 18,000 VNĐ/kg) và biến động ít theo thời gian vì thế mặt hàng này có sản lượng tiêu thụ tương đối cao. Mì tôm là mặt hàng có sản lượng bán ra cao thứ hai trong số tất cả mặt hàng thực phẩm thiết yếu mà công ty phân phối (khoảng hơn 5000 thùng/năm). Với giá cả phù hợp với thu nhập của người dân cũng như sự đa dạng về sản phẩm, mặt hàng này dễ dàng đạt được mức tiêu thụ cao trường. Đây cũng là mặt hàng chiếm tỉ trọng lớn nhất trong cơ cấu doanh thu của công ty. Sữa và các mặt hàng còn lại có sản lượng tiêu thụ vừa phải (từ 700-1900 thùng/năm).
Qua phần phân tích doanh thu ở phía trên, có thể thấy các mặt hàng thực phẩm thiết yếu mà công ty phân phối phù rất hợp nhu cầu của người tiêu dùng trên thị trường. Doanh thu của doanh nghiệp phát triển đều qua các năm, giúp doanh nghiệp đảm bảo được nguồn vốn cũng như các loại chi phí khác.
Sản lượng thực phẩm tiêu thụ
Sản lượng tiêu thụ của công ty theo từng mặt hàng giai đoạn 2018 - 2020 được thể hiện ở bảng dưới đây:
Bảng 2.5: Sản lượng tiêu thụ và giá bán thực phẩm thiết yếu theo từng mặt hàng
Đơn vị | Năm 2018 | Năm 2019 | Năm 2020 | ||||
Sản lượng bán ra | Sản lượng kế hoạch | Sản lượng bán ra | Sản lượng kế hoạch | Sản lượng bán ra | Sản lượng kế hoạch | ||
Mì tôm, các loại mì sợi khô | Thùng | 5,027.95 | 5000 | 5,294.45 | 5100 | 5,021.89 | 5200 |
Gạo, các loại hạt khác | Kg | 25,553.12 | 25000 | 27,525.74 | 26000 | 25,023.15 | 27000 |
Sữa | Thùng | 1,868.68 | 1800 | 1,803.28 | 1850 | 1,889.80 | 1,850.00 |
Dầu ăn | Thùng | 303.06 | 400 | 294.51 | 300 | 283.73 | 300 |
Gia vị | Thùng | 707.05 | 650 | 659.4 | 700 | 753.66 | 700 |
Nước giải khát | Thùng | 531.35 | 550 | 589.44 | 550 | 593.5 | 600 |
Bánh kẹo, các loại thực phẩm khác | Thùng | 309.97 | 300 | 278.73 | 350 | 472.57 | 350 |
Nguồn: Phòng kế toán – công ty TNHH TM Tân Đức Dựa vào bảng 2.4 và biểu đồ 2.1, có thể thấy việc sản lượng tiêu thụ của công ty hàng năm biến động ít, song hầu hết không đạt sản lượng kế hoạch. Việc không đạt sản lượng kế hoạch của công ty vì nhiều lý do, nhưng trong giai đoạn 2018 – 2020, nguyên nhân dẫn đến việc không đạt sản lượng kế hoạch chủ yếu đến từ các nguyên nhân khách quan do đại dịch Covid – 19 gây ra, việc vận chuyển, xuất, nhập hàng hóa khó khăn, một số đối tác dừng hoạt động, các chính sách giãn cách xã hội… khiến sản
lượng tiêu thụ của công ty không đạt được mức dự kiến.
Biểu đồ 2.1: Sản lượng hàng bán so với sản lượng kế hoạch của công ty TNHH
Sản lượng hàng bán so với kế hoạch
160%
140%
120%
100%
80%
60%
40%
20%
0%
Mì tôm, Gạo, các
các loại mì loại hạt sợi khô khác (kg) (thùng)
Sữa
(thùng)
Dầu ăn (thùng)
Gia vị Nước giải Bánh kẹo,
(thùng)
khát
các loại
(thùng) thực phẩm
khác (thùng)
Năm 2018
Năm 2019
Năm 2020
TM Tân Đức giai đoạn 2018 -2020
Nguồn: Phòng Kế toán – Công ty TNHH TM Tân Đức
Số lượng thực phẩm thiết yếu bán ra thị trường là một chỉ tiêu tương đối cụ thể, nói lên sự hiệu quả của công tác phát triển thị trường tiêu thụ của doanh nghiệp đối với mặt hàng thực phẩm thiết yếu. Vì vậy, khi không đạt được mức sản lượng tiêu thụ kế hoạch đề ra, công ty đã bắt đầu thực hiện phân tích các nguyên do và đưa ra các hướng giải quyết mới cho công ty nhằm gia tăng sản lượng tiêu thụ cũng như mở rộng và phát triển thị trường, tuy nhiên hoạt động phân tích vẫn chưa mấy hiệu quả, chưa đem lại nhiều thành tựu mới cho công ty.
Tổ chức kênh phân phối hợp lý
Năm 2015, bộ phận quan hệ khách hàng của công ty ra đời với phương châm đặt việc mở rộng mạng lưới khách hàng lên hàng đầu. Đến năm 2018, bộ phận quan hệ khách hàng đã có tổng cộng 7 nhân viên, hơn một nửa số nhân viên đã qua đào tạo bài bản và có kinh nghiệm thực tế trên thị trường. Với mục tiêu mở rộng và tổ chức kênh phân phối cho công ty một cách hợp lý hơn, đội ngũ nhân viên bộ phận quan hệ khách hàng đã lập kế hoạch và thực hiện phân tích đối tượng khách hàng của công ty để có thể đưa ra những chính sách nhằm đáp ứng nhu cầu của khách hàng; mở rộng kênh phân phối trực tiếp và gián tiếp của công ty. Đánh giá mức độ hiệu quả của kênh phân phối rất quan trọng trong việc cải thiện chiến lược phát triển.
Việc đánh giá kênh phân phối của công ty đã và đang được thực hiện bằng việc sử dụng mô hình lợi nhuận chiến lược, kiểm tra các chỉ số quan trọng về hiệu suất tài chính của kênh. Hiện tại, kênh phân phối gián tiếp của công ty đang hiệu quả hơn việc phân phối trực tiếp do công ty chưa tự thành lập được các chuỗi cửa hàng bán lẻ phục vụ cho việc phân phối thực phẩm trực tiếp đến tay người tiêu dùng.
Tiêu chí phát triển thị trường tiêu thụ thực phẩm thiết yếu theo chiều sâu
Chỉ tiêu lợi nhuận
Để đánh giá được chỉ tiêu lợi nhuận của công ty, ta cần có thông tin về giá vốn hàng bán cũng như các loại chi phí mà công ty phải chi trả khi thực hiện phân phối thực phẩm thiết yếu. Cụ thể, giá vốn hàng bán và chi phí kinh doanh thực phẩm thiết yếu của công ty được thể hiện như sau:
Bảng 2.6: Chi phí kinh doanh và giá vốn hàng bán thực phẩm thiết yếu công ty TNHH TM Tân Đức
Đơn vị: VNĐ
Năm 2018 | Năm 2019 | Năm 2020 | |
Doanh thu thuần | 1,837,492,057 | 1,857,659,357 | 1,934,274,927 |
Giá vốn hàng bán | 1,590,332,788 | 1,592,004,602 | 1,668,283,636 |
Lợi nhuận trước thuế | 247,159,269 | 265,654,755 | 265,991,291 |
Thuế thu nhập doanh nghiệp | 49,431,854 | 53,130,951 | 53,198,258 |
Lợi nhuận sau thuế | 197,727,415 | 212,523,804 | 212,793,033 |
Nguồn: Phòng Kế toán – Công ty TNHH TM Tân Đức
Có thể thấy, giá vốn hàng của công ty tương đối cao, hầu như trên 1,5 tỷ đồng cho tất cả các giai đoạn. Lượng thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp cũng tương đối nhiều dẫn đến tỷ suất lợi nhuận của công ty chỉ đạt mức tương đối, khoảng 10-11%/ năm, được thể hiện ở sơ đồ dưới đây:
Biểu đồ 2.2: Tỷ suất lợi nhuận của công ty TNHH TM Tân Đức giai đoạn 2018 - 2020
Tỷ suất lợi nhuận
11.6%
11.440%
11.4%
11.2%
11.001%
11.0%
10.8%
10.761%
10.6%
10.4%
Năm 2018
Năm 2019
Năm 2020
Nguồn: Phòng Kế toán – Công ty TNHH TM Tân Đức Nhìn vào biểu đồ tỷ suất lợi nhuận của công ty, ta có thể thấy lợi nhuận năm 2019 đã gia tăng vượt bậc so với năm 2018, tỷ suất lợi nhuận gia tăng từ 10.761% đến 11.44%. Tuy nhiên, đến năm 2020, mặc dù lợi nhuận của công ty có phần tăng nhẹ nhưng tỷ suất lợi nhuận của công ty lại giảm so với năm 2019, xuống còn 11.001%. Lý do việc doanh thu của công ty tăng nhưng tỷ suất lợi nhuận lại giảm là do giá vốn hàng bán của công ty năm 2020 tăng cao hơn so với năm 2019, đại dịch Covid – 19 khiến tất cả các hoạt động bị trì hoãn, việc phân phối hàng hóa có phần bị hạn chế và khó khăn, vì vậy giá vốn hàng bán của công ty so với những năm trước đã tăng lên một
cách đáng kể.
Lợi nhuận là chỉ tiêu kinh tế tổng hợp nói lên hiệu quả sản xuất và kinh doanh của doanh nghiệp nói chung và mặt hàng thực phẩm thiết yếu nói riêng. Tỷ suất lợi nhuận của công ty tăng dần qua các năm chứng minh rằng những mặt hàng thực phẩm thiết yếu mà công ty phân phối ra thị trường đã được người tiêu dùng đón nhận. Đây cũng chính là một tín hiệu tốt, là động lực để công ty có thể mở rộng và phát triển việc phân phối hàng hóa của mình trên thị trường.
Chuyển dịch chất lượng thực phẩm thiết yếu
Việc kiểm định chất lượng thực phẩm thiết thiết yếu khi nhập kho được công ty TNHH TM Tân Đức thực hiện một cách tỉ mỉ và chặt chẽ qua từng khâu. Công ty chỉ