Phát triển thị trường mặt hàng thực phẩm thiết yếu của công ty trách nhiệm hữu hạn thương mại Tân Đức - 2

thực phẩm thiết yếu tại các khu vực miền núi, vùng sâu, vùng xa là một thị trường đầy tiềm năng do dễ dàng chiếm được thị phần lớn, dẫn đến doanh thu và tỉ suất lợi nhuận cao. Do đó, xây dựng một mạng lưới phân phối thực phẩm thiết yếu lớn tại các khu vực miền núi, vùng sâu, vùng xa không những góp phần đảm bảo đời sống cho nhân dân mà còn góp một phần không nhỏ vào quá trình mở rộng và tăng cường hiệu quả kinh tế - xã hội. Công ty TNHH TM Tân Đức đã hoàn thành xuất sắc xứ mệnh này trong nhiều năm vừa qua, với mạng lưới phân phối thực phẩm thiết yếu đến hầu hết các huyện, xã trên địa bàn tỉnh Lai Châu với đa dạng mặt hàng phân phối, góp phần giúp đảm bảo nhu cầu của nhân dân đồng thời thúc đẩy sự phát triển kinh tê – xã hội của tỉnh. Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu đạt được, công ty vẫn còn một số hạn chế trong việc phát triển thị trường qua các khu vực khác ngoài tỉnh. Là một sinh viên chuyên ngành Quản lý kinh tế có cơ hội được thực tập, tiếp cận với hoạt động kinh doanh thực phẩm của công ty, em xin để xuất đề tài khóa luận tốt nghiệp: “Phát triển thị trường mặt hàng thực phẩm thiết yếu của công ty trách nghiệm hữu hạn thương mại Tân Đức”

2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu

2.1. Mục tiêu nghiên cứu

2.1.1. Mục tiêu lý luận

Trên cơ sở nghiên cứu, phân tích lý luận, xác định các nhóm nhân tố ảnh hưởng đến phát triển thị trường mặt hàng thực phẩm thiết yếu của công ty TNHH TM Tân Đức, xác định các chỉ tiêu và hệ thống chỉ tiêu đánh giá về mặt phát triển thị trường mặt hàng thực phẩm thiết yếu... Từ đó làm cơ sở cho nghiên cứu thực trạng phát triển triển thị trường mặt hàng thực phẩm thiết yếu của công ty TNHH TM Tân Đức.

2.1.2. Mục tiêu thực tiễn

Vận dụng các kiến thức đã học và những vấn đề lý thuyết đã được hệ thống ở trên, khóa luận đi nghiên cứu thực trạng phát triển thị trường mặt hàng thực phẩm thiết yếu của công ty TNHH TM Tân Đức, đưa ra những đánh giá về thành công và hạn chế trong phát triển thị trường mặt hàng thực phẩm thiết yếu của công ty. Đề xuất các giải pháp và kiến nghị nhằm phát triển thị trường mặt hàng thực phẩm thiết yếu công ty TNHH TM Tân Đức.

2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu

Qua quá trình tìm hiểu, kế thừa từ những công trình nghiên cứu có liên quan và

xuất phát từ thực tế cũng như nhu cầu của thị trường hiện nay, các doanh nghiệp này càng cạnh tranh gay gắt trên thị trường làm ảnh hưởng đến hoạt động phát triển thị trường tiêu thụ của công ty. Do đó, em lựa chọn đề tài khóa luận “Phát triển thị trường mặt hàng thực phẩm thiết yếu của công ty trách nghiệm hữu hạn thương mại Tân Đức” nhằm làm rõ các vấn đề như sau:

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 58 trang tài liệu này.

- Nội dung, vai trò của phát triển thị trường tiêu thụ thực phẩm thiết yếu là gì?

- Các chỉ tiêu đánh giá phát triển thị trường tiêu thụ thực phẩm thiết yếu là gì?

Phát triển thị trường mặt hàng thực phẩm thiết yếu của công ty trách nhiệm hữu hạn thương mại Tân Đức - 2

- Phân tích tình hình kinh doanh thực phẩm thiết yếu tại công ty TNHH TM Tân

Đức

- Phân tích thị phần kinh doanh thực phẩm thiết yếu của công ty TNHH TM

Tân Đức

- Đề xuất một số giải pháp nhằm phát triển thị trường mặt hàng thực phẩm thiết yếu của công ty TNHH TM Tân Đức

3. Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của khóa luận là nghiên cứu việc phát triển thị trường tiêu thụ mặt hàng thực phẩm thiết yếu của công ty TNHH TM Tân Đức.

4. Phạm vi nghiên cứu

4.1. Phạm vi nội dung

Về nội dung, đề tài nghiên cứu vấn đề, đi sâu vào nghiên cứu thực trạng phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm của công ty TNHH TM Tân Đức, các chính sách mà công ty áp dụng nhằm phát triển thị trường tiêu thụ mặt hàng thực phẩm thiết yếu. Sau đó, đánh giá những thành công mà công ty đã đạt được cũng những hạn chế còn tồn tại, từ đó đưa ra các giải pháp phát triển thị trường tiêu thụ mặt hang thực phẩm thiết yếu của công ty trên khía cạnh phát triển quy mô và nâng cao hiệu quả thương mại.

4.2. Phạm vi không gian

Về mặt không gian, đề tài chỉ tập chung nghiên cứu tại công ty TNHH TM Tân Đức tỉnh Lai Châu.

4.3. Phạm vi thời gian

Về mặt thời gian, đề tài tập trung phân tích thực trạng phát triển thị trường tiêu thụ mặt hàng thực phẩm thiết yếu của công ty TNHH TM Tân Đức trong thời gian từ năm 2018 đến năm 2020.

5. Phương pháp nghiên cứu

Phương pháp thu thập số liệu

Dữ liệu là nền tảng của nghiên cứu khoa học nên việc thu thập số liệu là một công việc rất quan trọng. Việc thu thập dữ liệu sơ cấp và thứ cấp giúp cho người nghiên cứu có thêm kiến thức sâu rộng về vấn đề mình đang nghiên cứu để đán giá vấn đề một cách đúng đắn, toàn diện và sát với thực tế.

Thu thâp dữ liệu là một phần không thể thiếu trong quá trình nghiên cứu bất cứ một vấn đề nào. Việc nghiên thu thập dữ liệu sẽ giúp cho người nghiên cứu nắm được vấn đề nghiên cứu, tìm ra được phương pháp nghiên cứu thích hợp.

Phương pháp thu thập dữ liệu sơ cấp: khóa luận không sử dụng phương pháp thu thập dữ liệu sơ cấp mà chủ yếu chỉ dùng phương pháp thu thập số liệu thứ cấp.

Phương pháp thu thập dữ liệu thứ cấp: đó là những tài liệu có nguồn gốc từ tài liệu sơ cấp (những dữ liệu chưa qua xử lý) đã được phân tích, giải thích, thảo luận, diễn giải… Thu thập dữ liệu thứ cấp thông qua thu thập nguồn thông tin có sẵn.

Mục địch thu thập: Phương pháp này dùng để thu thập, hệ thống lại những thông tin từ những nguồn có sẵn như sách báo, internet, bài giảng, giáo trình... Liên quan đến vến đề phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp sẽ lè tiền đề phục vụ lý thuyết của đề tài. Thêm vào đó, những công trình luận văn, đề tài nghiên cứu của các khóa trước cũng góp phần định hướng tốt hơn cho đề tài và thừa hưởng những nghiên cứu, kết luận đúng đắn. Tất cả thông tin thu thập được từ dữ liệu thứ cấp là nguồn dữ liệu cho quá trình xử lý và phân tích dữ liệu. Thông tin thứ cấp được sử dụng trong chương 1 và chương 2 để hệ thống lại lý thuyết về phát triển thị trường tiêu thụ thực phẩm thiết yếu của doanh nghiệp.

Phương pháp phân tích dữ liệu

Phương pháp phân tích số liệu bằng các phương pháp so sánh, tổng hợp, phương pháp thống kê.

- Phương pháp so sánh, tổng hợp: So sánh số liệu giữa các năm rồi đưa ra kết

luận.

- Phương pháp thống kê: Các số liệu được thống kê theo năm đề từ đó so sánh,

phân tích và rút ra kết luận.

Phương pháp nhằm phân tích tình hình tiêu thụ của doanh nghiệp trong thời gian qua đồng thời đưa ra được các kết luận về vấn đề mà công ty còn gặp phải từ đó đưa ra giải pháp hợp lý.

6. Kết cấu khóa luận tốt nghiệp

Ngoài phần mở đầu và kết luận, nội dung chính của khóa luận được chia thành 3 chương:

Chương 1: Một số lý luận cơ bản về phát triển thị trường mặt hàng thực phẩm thiết yếu của công ty trách nhiệm hữu hạn thương mại Tân Đức

Chương 2: Thực trạng phát triển thị trường mặt hàng thực phẩm thiết yếu của công ty TNHH TM Tân Đức

Chương 3: Các đề xuất về kiến nhằm phát triển thị trường mặt hàng thực phẩm thiết yếu của công ty TNHH TM Tân Đức.

CHƯƠNG I: MỘT SỐ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG MẶT HÀNG THỰC PHẨM THIẾT YẾU CỦA DOANH NGHIỆP


1.1. Một số khái niệm cơ bản

1.1.1. Khái niệm thực phẩm thiết yếu

Khái niệm về thực phẩm, dựa theo Điều 2 Luật ATTP quy định: Thực phẩm là sản phẩm mà con người ăn, uống ở dạng tươi sống hoặc đã qua sơ chế, chế biến, bảo quản. Thực phẩm không bao gồm mỹ phẩm, thuốc lá và các chất sử dụng như dược phẩm. Thực phẩm bao gồm:

Thực phẩm tươi sống: là thực phẩm chưa qua chế biến bao gồm thịt, trứng, cá, thuỷ hải sản, rau, củ, quả tươi và các thực phẩm khác chưa qua chế biến.

Thực phẩm bao gói sẵn: là thực phẩm được bao gói và ghi nhãn hoàn chỉnh, sẵn sàng để bán trực tiếp cho mục đích chế biến tiếp hoặc sử dụng để ăn ngay.

Thực phẩm chức năng: là thực phẩm dùng để hỗ trợ chức năng của cơ thể con người, tạo cho cơ thể tình trạng thoải mái, tăng sức đề kháng, giảm bớt nguy cơ mắc bệnh, bao gồm thực phẩm bổ sung, thực phẩm bảo vệ sức khoẻ, thực phẩm dinh dưỡng y học.

Thực phẩm tăng cường vi chất dinh dưỡng: là thực phẩm được bổ sung vitamin, chất khoáng, chất vi lượng nhằm phòng ngừa, khắc phục sự thiếu hụt các chất đó đối với sức khỏe cộng đồng hay nhóm đối tượng cụ thể trong cộng đồng.

Khái niệm về hàng hóa, dịch vụ thiết yếu là những hàng hóa, dịch vụ không thể thiếu cho sản xuất, đời sống, quốc phòng, an ninh, bao gồm: nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu, dịch vụ chính phục vụ sản xuất, lưu thông; sản phẩm đáp ứng nhu cầu cơ bản của con người và quốc phòng, an ninh.

Từ hai khái niệm trên có thể suy ra thực phẩm thiết yếu là những thực phẩm trong đời sống, quốc phòng, an ninh nhằm đáp ứng như cầu cơ bản của con người.

Phân loại thực phẩm thiết yếu

Tùy theo quan điểm của mỗi nơi mà thực phẩm thiết yếu có thể thay đổi theo danh mục nhưng cần đảm bảo cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng (nhất là protein, carbs và chất béo) cho cơ thể để có được sức khỏe tốt và duy trì hoạt động mỗi ngày. Cụ thể, có 4 nhóm thực phẩm cơ bản như sau:

Thực phẩm tươi sống: Các mặt hàng tươi sống như thịt (các loại thịt và sản phẩm từ thịt), thủy hải sản (các loại thủy hải sản và sản phẩm từ thủy hải sản), rau củ quả, trái cây và trứng (gồm cả các sản phẩm từ trứng),…

Mặt hàng công nghệ phẩm: Mặt hàng công nghệ phẩm là thực phẩm đóng gói sẵn như bánh, kẹo, gia vị, dầu ăn, mỳ gói, sữa các loại, nước uống đóng chai/ lon/ thùng và một số mặt hàng lương thực phẩm khác,…

Lương thực: Nhóm lương thực gồm có gạo (các loại gạo như gạo nếp, gạo tẻ), ngô, vừng, các loại đậu, củ sắn, củ khoai, bột và tinh bột (gồm các sản phẩm từ bột và tinh bột).

Nhu yếu phẩm khác: Các mặt hàng nhu yếu phẩm khác gồm có khẩu trang, sản phẩm tẩy rửa/ tắm giặt, giấy vệ sinh, thuốc chữa bệnh, nước kháng khuẩn,… và nguyên vật liệu (như khí đốt, xăng, gas,…).

1.1.2. Khái niệm thị trường và phát triển thị trường

1.1.2.1. Khái niệm thị trường

Đứng trên các góc độ tiếp cận khác nhau hoặc theo các trường phái khác nhau thì có rất nhiều khái niệm khác nhau về thị trường:

Theo quan điểm cổ điển: thị trường được coi là cái chợ, cửa hàng… nơi mà tại đó diễn ra các hoạt động trao đổi, mua bán hàng hóa, dịch vụ giữa những người có hàng hóa và những người cần hàng hóa. Với quan điểm này thì thị trường được gắn liền với một không gian, một thời gian cụ thể. Trong đó người mua, người bán và hàng hóa cùng xuất hiện trên thị trường.

Theo quan điểm hiện đại: cùng với sự phát triển của sản xuất và lưu thông hàng hóa, sự phát triển của khoa học công nghệ, hoạt động trao đổi giữa người bán và người mua đã có nhiều thay đổi, khái niệm thị trường vì thế cũng biến đổi và ngày càng được bổ sung hoàn thiện hơn.

Theo Paul A. Samuelson – nhà kinh tế học theo trường phái kinh tế học hiện đại thế kỷ 18: “Thị trường là một quá trình trong đó người mua và người bán một thứ hàng hóa tác động qua lại với nhau để xác định giá cả và số lương hàng”.

Theo Philip Kotler, tác giả nổi tiếng về Marketing, định nghĩa: “Thị trường bao gồm tất cả những khách hàng tiềm ẩn cùng có một nhu cầu hay mong muốn cụ thể, sẵn sàng và có khả năng tham gia trao đổi đề thỏa mãn nhu cầu”. Khái niệm này

Philip Kotler phân chia ngườn bán thành ngàn sản xuất còn người mua họp thành thị trường.

Theo quan điểm chung hiện nay, thị trường được coi là tổng hàng hóa các mối quan hệ giữa người mua và người bán, là tổng hợp số cung và cầu về một hoặc một số loại hàng hóa nào đó. Nó được biểu hiện ra bên ngoài bằng các hành vi mua bán hàng hóa thông qua giá cả và các phương thức thanh toán nhằm giải quyết các mâu thuẫn về mặt lợi ích giữa các thành viên tham gia thị trường.

1.1.2.2. Khái niệm phát triển thị trường

Có thể hiểu phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm là một quá trình nghiên cứu thị trường, tổng hợp các biện pháp, cách thức của doanh nghiệp nhằm đưa khối lượng sản phẩm tiêu thụ trên thị trường của doanh nghiệp đạt được mức tối đa, từ đó nâng cao lợi nhuận, mở rông thị phần, tăng quy mô sản xuất và kinh doanh, nâng cao uy tín của doanh nghiệp bằng nhãn mác các sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ của mình.”

Một doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển không thể thiếu đó là tiêu thụ được sản phẩm do mình tạo ra vì chỉ có tiêu thụ được sản phẩm doanh nghiệp mới có khả năng quay vòng vốn và phát triển.

1.2. Một số lý thuyết về phát triển thị trường mặt hàng thực phẩm thiết yếu

1.2.1. Bản chất của phát triển thị trường mặt hàng thực phẩm thiết yếu

Phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm là sự mở rộng mối quan hệ giữa khách hàng với doanh nghiệp. Mối quan hệ giữa doanh nghiệp với khách hàng là mối quan hệ mua bán. Theo quan niệm này, phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm bao gồm phát triển thị trường theo chiều rộng và phát triển thị trường theo chiều sâu. Phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm theo chiều rộng liên quan đến khách hàng và địa lý, là mở rộng quy mô kinh doanh hàng hóa của doan nghiệp, đối tượng khách hàng và mở rộng khu vực địa lý.

Phát triển thị trường theo chiều sâu liên quan tới đổi mới các mặt hàng thực phẩm thiết yếu của doanh nghiệp. Mẫu mã, tính năng mới của sản phẩm phải luôn thay đổi, phù hợp với nhu cầu của thị trường. Doanh nghiệp luôn chú ý đến việc nâng cao chất lượng, thay đổi đa dạng các loại sản phẩm để phù hợp hơn với thị hiếu của người tiêu dùng.

Mục tiêu cuối cùng của việc kinh doanh đó chính là lợi nhuận cho doanh nghiệp

khi kinh doanh trên thị trường, mục tiêu của phát triển thị trường là bán được nhiều sản phẩm trên thị trường sau đó mới là mục tiêu hướng tới lợi nhuận. Khi doanh nghiệp kinh doanh sản phẩm mới hình thành đi vào hoạt động hay đã có chỗ đứng trên thị trường thì doanh nghiệp vẫn phải quan tâm đến công tác phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm, từ đó đẩy mạnh phát triển của doanh nghiệp. Như vậy, phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm là một quá trình mang tính chất lâu dài của doanh nghiệp và gắn liền với sự phát triển của doanh nghiệp.

1.2.2. Vai trò của việc phát triển thị trường thực phẩm thiết yếu

Phát triển thị trường tiêu thụ thực phẩm thiết yếu có vai trò hết sức quan trọng trong sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp kinh doanh thực phẩm thiết yếu. Sản phẩm phân phối ra thị trường phải được tiêu thụ thì doanh nghiệp mới thu hồi được vốn để có thể thực hiện quá trình thương mại, mở rộng và phát triển doanh nghiệp.

Phát triển thị trường tiêu thụ thực phẩm thiết yếu giúp cho doanh nghiệp phân phối thực phẩm thiết yếu thu hồi được vốn nhanh hơn, đồng thời sản phẩm khi phân phối ra thị trường được tiêu thụ nhanh hơn, vòng quay vốn sẽ nhanh hơn và ngược lại. Vì vây, khi sản phẩm được tiêu thụ nhanh sẽ giúp doanh nghiệp tiết kiếm được nguồn vốn của mình.

Thị trường thực phẩm thiết yếu ngày càng được mở rộng thì tiềm lực của doanh nghiệp phân phối thực phẩm thiết yếu sẽ ngày càng lớn và có chỗ đứng trên thị trường. Doanh nghiệp sẽ được nâng cao uy tín và vị thế của mình, từ đó nâng tầm giá trị thương hiệu của doanh nghiệp và gia tăng lợi nhuận trên thương trường. Thị trường thực phẩm thiết yếu là một trong số nhiều các nhân tố quan trọng trong việc thúc đẩy quá trình phát triển kinh tế của cả nước, đồng thời nâng cao đời sống kinh tế, văn hóa của con người. Để nền kinh tế phát triển thì điều tối quan trọng đầu tiên đó là duy trì sự sống cho con người, con người phát triển tốt thì nền kinh tế mới có thể phát triển. Vì vậy, vai trò đầu tiên của việc phát triển thị trường thực phẩm thiết yếu đó chính là đảm bảo duy trì sự sống của con người, giúp con người phát triển thể chất một cách toàn diện, từ đó mới có thể phát triển được nền kinh tế.

Về mặt xã hội, thị trường hàng hóa thực phẩm thiết yếu không chỉ trực tiếp cung ứng hàng hóa mà còn cung cấp cho người dân những thông tin, kiến thức về sản xuất, kinh doanh, tiêu dùng sản phẩm… từ đó, thị trường thực phẩm thiết yếu sẽ tác động

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 19/11/2023