Tổng Hơp Các Hỗ Trợ Cần Thiết Nhằm Thúc Đẩy Phát Triển Thị Trường Các Sản Phẩm Năng Lượng Tái Tạo



Nguồn: Số liệu tính toán của tác giả


Các rào cản chủ yếu đối với việc sử dụng các loại sản phẩm khác nhau có khác nhau tùy theo, khả năng tiếp cân, nhận biết, điều kiện khách quan và chủ quan khác.

Các lý do này sẽ là căn cứ thực tiễn tốt cần xem xét để đưa ra các giải pháp thiết thực thúc đầy sự phát triển của thị trường các sản phẩm năng lượng tái tạo. Một số ý kiến của các hộ gia đình, liên quan đến hỗ trợ và giải pháp thúc đầy sự phát triển của thị trường các sản phẩm năng lượng tái tạo trong khu vực được tổng hợp trong bảng sau.

Bảng 2.28: Tổng hơp các hỗ trợ cần thiết nhằm thúc đẩy phát triển thị trường các sản phẩm năng lượng tái tạo

STT

Các hỗ trợ

Điểm trung

bình

Đánh giá

1

Thông tin tuyên truyền

2.98

Cần thiết

2

Các vấn đề kỹ thuật

3.39

Quan trọng

3

Kinh tế tài chính

3.66

Quan trọng nhất

4

Cung cấp dịch vụ

3.39


Quan trọng

5

Chính sách, pháp lý

3.49

6

Các vấn đề kỹ thuật

3.42

7

Các vấn đề kinh tế tài chính

3.69

Vài trò quan trọng

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 208 trang tài liệu này.

Giải pháp phát triển thị trường sản phẩm năng lượng tái tạo vùng trung du miền núi phía Bắc Việt Nam giai đoạn 2020-2030 - 17

Vấn đề bổ trợ khác

3.24

Quan trọng

8

Nguồn: Số liệu tính toán của tác giả Các hộ gia đình đề xuất một số yêu cầu đối với các chính sách thúc đẩy phát triển thị trường các SPNLTT cụ thể chính sách về tài chính là quan trọng nhất. Có

sự thống nhất khá cao trong các đánh giá phân tích, các ý kiến được hỏi đánh giá cao

các thách thức kinh tế tài chính và các giải pháp đề xuất cũng tập trung vào nhóm giải pháp này.

2.5.3. Đánh giá thông qua kết quả khảo sát điều tra trắc nghiệm

Nghiên cưú tập trung vào hành vi sử dụng năng lượng của người dân, cụ thể

là năng lượng điện, mức độ tiêu thụ năng lượng của người dân có tác động đến môi

trường. Trươć tiên làcác nguồn năng lượng được người dân sử dụng trong sinh

hoạt, trong đó bao gồm năng lượng tái tạo, một dạng năng lượng thân thiện môi trường. Tiếp theo, nghiên cứu xem xét hành vi và ý thức tiêu dùng của doanh nghiệp và người dân.

Cụ thể hơn, về nghiên cứu điều tra về cơ cấu thâm niên, trình độ và lĩnh vực công tác từ đó tiến hành khảo sát điều tra cụ thể về lĩnh vực sản xuất, kinh doanh điện năng lượng tái tạo và các nguyên nhân, xu hướng phát triển. Cuối cùng là tổng hợp ý kiến của người dân, doanh nghiệp về mức độ quan trọng về phát triển các loại năng lượng tái tạo cụ thể như: Thủy điện nhỏ, năng lượng gió, mặt trời, sinh khối. Việc tìm hiểu các nguồn năng lượng được sử dụng trong sinh hoạt thường nhật sẽ giúp đánh giá mức độ tiếp cận các nguồn năng lượng mới như điện lưới và năng lượng tái tạo.

Theo kết quả điều tra trắc nghiệm, tất cả người dân, doanh nghiệp trong cuộc khảo sát đều quan tâm đến SPNLTT, thể hiện một điểm tích cực trong việc tiếp cận nguồn năng lượng tiên tiến này. Một điểm tích cực khác là tỷ lệ người dân ưu tiên sử dụng các nguồn năng lượng tái tạo từ sinh khối, mặt trời và gió rất cao. Về quy mô sử dụng SPNLTT.

Để hành vi sử dụng năng lượng thực sự hướng đến môi trường, quan trọng hơn cả là việc sử dụng năng lượng tái tạo (điện mặt trời, điện gió, nước nóng từ

năng lượng mặt trời…), kết quả nghiên cứu cho thấy, tỷ

lệ người dân sử

dụng

năng lượng tái tạo còn thấp (khoảng 16%). Tỷ lệ

người dân sử

dụng khí ga là

95,83%, trong khi tỷ lệ người dân sử dụng củi gỗ khoảng 10%.

Kết quả nghiên cứu cũng cho biết lý do của các trường hợp lựa chọn năng lượng tái tạo là tiết kiệm chi phí. Đây là một điểm cần lưu ý, vì tiết kiệm chi phí là động cơ hữu hiệu thúc đẩy người dân tăng cường sử dụng năng lượng tái tạo.

2.6. Đánh giá chung về phát triển thị trường sản phẩm năng lượng tái tạo Việt Nam và vùng Trung du miền núi phía Bắc

Trước khi đi vào đánh giá chung về

phát triển thị

trường SPNLTT vùng

TDMNPB, cần đánh giá sự khác biệt giữa thị trường SPNLTT của khu vực và phát triển thị trường SPNLTT quốc gia cần đánh giá những điểm chung và những khác biệt riêng có giữa phát triển thị trường NLTT của khu vực và phát triển thị trường

NLTT cả

quốc gia cụ

thể

như

sau: Điểm chung rõ nét nhất đó là phát triển thị

trường năng lượng từ đó thúc đẩy phát triển thị trường SPNLTT

Điểm khác biệt lớn nhất của phát triển thị trường NLTT của khu vực và thị trường SPNLTT là tính đến đặc điểm riêng có của khu vực. Nghiên cứu phát triển thị trường SPNLTT của khu vực tức là phát triển thị trường SPNLTT của một hệ con trong cả hệ thống lớn hơn – trong hệ thống lớn hơn là cả quốc gia..

Trên bình diện cả nước thì NLTT, SPNLTT bao gồm các sản phẩm NLMT; năng lượng Gió; năng lượng Sinh khối và Thủy điện. Vậy ở khu vực đang nghiên cứu có gì khác biệt với từng loại SPNLT; Tiềm năng, lợi thế và khó khăn thuận lợi riêng …

2.6.1. Thành tựu đạt được

2.6.1.1. Kết quả đạt được về phát triển cung, cầu trên thị trường sản phẩm NLTT

Những phân tích trên đây cho thấy, thị trường các sản phẩm NLTT ở nước ta có thể chia thành 2 giai đoạn rõ rệt, đó là giai đoạn trước năm 2011 và giai đoạn từ năm 2011 đến nay. Nếu như trong giai đoạn 1 nước ta chủ yếu tập trung vào phát triển thủy điện, nhất là ở các tỉnh MNTDPB thì trong giai đoạn từ 2011 đến nay đã chứng kiến sự bùng nổ mạnh mẽ của các sản phẩn điện mặt trời, điện gió. Trên thực tế, Việt Nam hiện đang đứng trong TOP 10 các quốc gia có đầu tư vào năng lượng tái tạo lớn nhất thế giới, vượt qua 2 nền kinh tế lớn của thế giới là Đức và Pháp.

Những kết quả phát triển cung, cầu trên thị trường các sản phẩm NLTT tại các tỉnh TDMNPB đạt được trong những năm vừa qua như:

1) Vùng TDMNPB đã tạo ra nguồn cung lớn về sản phẩm điện NLTT (thủy

điện) đáp ứng nhu cầu tiêu dùng điện của vùng và cả nước, đưa nước ta trở thành một trong những nước dẫn đầu về phát triển NLTT trong khu vực và trên thế giới.

Nếu xét về nguồn cung điện NLTT ở nước ta hiện nay, thủy điện là thành phần chính, cốt lõi. Theo báo cáo đánh giá của VCSI, tổng công suất điện quốc gia năm 2020 đạt 69,258 MW, trong đó 2 nguồn thủy điện chiếm 29.9%, nhỉnh hơn so với nhiệt điện chiếm 29.5% và công suất điện mặt trời chiếm 24% tổng hệ thống điện quốc gia. Tại khu vực Đông Nam Á, Việt Nam dẫn đầu trong cuộc đua phát triển nguồn điện năng lượng tái tạo với tỉ trọng 15.2% trong hệ thống điện quốc gia, Thailand, Malaysia và Phillippines ghi nhận tỉ trọng lần lượt là 6.2%, 6% và 10.5%

Về thủy điện, vùng TDMNPB đang là nguồn cung chính trong cả nước. Như đã phân tích trong mục 2.2. trên đây, vùng TDMNPB với tiềm năng lớn về thủy điện đã được nhà nước quam tâm khai thác từ nửa cuối của thế kỷ 20 với các nhà máy công suất lớn như Thác Bà, Hòa Bình.

Tiềm năng của Vùng tiếp tục được khai thác với các nhà máy công suất lớn tại Sơn La, Lai Châu, Hà Giang, Tuyên Quang,… Hiện nay, vùng TDMNPB chỉ chiếm 24,4% số lượng các nhà máy thủy điện công suất lớn, nhưng chiếm 50,1%

về công suất và 50,9% về

sản lượng điện của các nhà máy này trong cả

nước.

Trong giai đoạn 2011 đến nay, tiềm năng thủy điện của Vùng tiếp tục được khai

thác để xây dựng các nhà máy thủy điện công suất vừa và nhỏ. Trong vùng

TDMNPB hiện có 158 nhà máy thủy điện cừa và nhỏ, chiếm 48,9% cả nước, với công suất chiếm 45,6% và sản lượng điện là chiếm 38,7% cả nước. Tính chung các nhà máy thủy điện qui mô lớn đến qui mô vừa và nhỏ trong vùng TDMNPB so với

cả nước, chiếm tới 48,6% về tổng công suất và 47,4% về sản lượng điện hàng

năm.

2) Nguồn cung NLTT trên địa bàn vùng TDMNPB ngày càng đa dạng về qui

mô và loại hình SPNLTT góp phầm cải thiện đời sống sinh hoạt của người dân trong vùng, nhất là tại các khu vực vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn.

Việc khai thác tiềm năng thủy điện tại vùng TDMNPB, như đã nêu trong mục 2.2, đã lan tỏa từ khai thác thác qui mô lớn sang qui mô nhỏ và siêu nhỏ. Đồng thời, tỷ lệ số thôn, bản trong vùng có điện không phải từ lưới điện quốc gia cao nhất trong cả nước có thể được xem là một minh chứng cho sự phát triển của các lưới điện mi ni.

Mặt khác, bên cạnh tiềm năng thủy điện, các tiềm năng NLTT khác trong vùng TDMNPB cũng đã và đang được quan tâm. Trong đó, đáng chú ý là tiềm năng năng lượng Mặt trời, SPNLTT điện năng lượng Mặt trời trong vùng tuy được đánh giá ở mức trung bình, nhưng đã được quan tâm khai thác tại một số tỉnh khu vực Tây Bắc. Đồng thời, kết quả khảo sát cũng cho thấy các nhà quản lý, doanh nghiệp và người dân cũng đang từng bước hiểu rõ hơn những lợi ích và quan tâm đến khai thác các tiềm năng NLTT trong vùng.

3) Nhu cầu sử dụng các sản phẩm NLTT trong vùng TDMNPB đang có sự

chuyển biến mạnh mẽ

cà về

chiều rộng và chiều sâu, làm gia tăng cầu trên thị

trường năng lượng nói chung và thị trường SPNLTT nói riêng.

Thực tế cho thấy, tỷ lệ thôn bản trong vùng có điện tại các địa phương trong vùng ngày càng được nâng lên. Mặc dù, một số tỉnh biên giới, điều kiện kinh tế, điều kiện tự nhiên, nhất là về địa hình có nhiều khó khăn, nên tỷ lệ thôn bản chưa có điện còn cao so với trong vùng và trong cả nước. Tuy nhiên, tỷ lệ thôn bản chưa có điện đang có xu hướng giảm dần theo thời gan và không gian từ các tỉnh Trung du đến các tỉnh miền núi, biên giới. Nói cách khác, trong vùng đang có sự lan tỏa của nhu cầu sử dụng điện năng nói chung và sản phẩm điện NLTT nói riêng.

Mặt khác, vùng TDMNPB với tiềm năng sẵn có, nhu cầu tiêu dùng năng lượng của người dân chủ yếu là nguồn năng lượng Sinh khối (củi, rơm, trấu,...) cũng đang trong quá trình chuyển biến sâu sắc. Đó là quá trình chuyển từ tiêu dùng NLTT từ: Tự cung, tự cấp là chính sang tiếp cận thị trường nhiều loại sản phẩm năng lượng khác nhau, bao gồm SPNLTT qua thị trường, đặc biệt là sản phẩm điện NLTT. Xu hướng giảm tiêu dùng năng lượng phi thương mại như nêu ở mục 2.2 là một trong những minh chứng. Đồng thời, trong vùng TDMNPB, xuất phát từ nhu cầu tiêu dùng năng lượng, người dân cũng đanh hình thành xu hướng tiếp cận thị trường cung cấp các thiết bị chuyển đổi NLTT (mặt trời, khí sinh học,...). Đây sẽ là xu hướng mới trong phát triển thị trường các sản phẩm NLTT trong vùng.

2.6.1.2. Kết quả phẩm NLTT

đạt được về cơ

chế, chính sách phát triển thị

trường sản

Thị trường sản phẩm NLTT vùng TDMNPB là một bộ phận trong thị trường cả nước, chịu sự điều chỉnh bởi những cơ chế, chinh sách chung thống nhất trên cả nước. Những kết quả đạt được trong phát triển thị trường SPNLTT ở nước ta về mặt cơ chế, chính sách bao gồm:

Trên bình diện chung, Việt Nam đã đạt được tiến bộ lớn về việc cải thiện khung tổ chức và thể chế cho khuyến khích phát triển NLTT và các nhà sản xuất sản phẩm điện NLTT nối lưới. Thực tế, những cơ chế được ban hành đã tạo động lực thúc đẩy sự phát triển mạnh mẽ của thị trường điện NLTT tại Việt Nam, khi dành mức giá ưu đãi cho các nhà đầu tư, nhà sản xuất điện gió, điện mặt trời và điện sinh khối, giúp giảm thiểu các nguy cơ vốn có trong lĩnh vực phụ thuộc vào thiên nhiên như năng lượng tái tạo.

Cơ chế, chính sách đã thu hút các nhà đầu tư có năng lực kinh nghiệm đầu tư phát triển vào lĩnh vực năng lượng. Ưu tiên khuyến khích phát triển hệ thống điện mặt trời mái nhà, trên mặt nước, mô hình điện mặt trời kết hợp với ứng dụng phát triển sản xuất nông nghiệp công nghệ cao và các dự án điện rác cho phát điện; Đẩy nhanh đầu tư xây dựng và đưa vào vận hành nhà máy xử lý rác thải sinh hoạt phát điện, nhà máy điện Sinh khối tại các địa phương ( Phú Thọ, Tuyên Quang, Lai Châu, Sơn La).

Tạo lập môi trường đầu tư thông thoáng, thuận lợi, minh bạch; công khai quy hoạch, danh mục các dự án đầu tư; cải cách thủ tục hành chính để thu hút kinh tế tư nhân, doanh nghiệp nước ngoài có quy mô, chất lượng và hiệu quả cho ngành năng lượng, đặc biệt là ưu tiên năng lượng tái tạo.

Nghiên cứu xây dựng quy định việc lắp đặt hệ thống điện NLMT mái nhà đối với các dự án sử dụng nguồn vốn ngân sách Nhà nước để đầu tư xây dựng mới, nâng cấp cải tạo các trụ sở của các cơ quan trên địa bàn tỉnh nhằm thúc đẩy phát triển SPNLTT.

Thúc đẩy hiện đại hoá, công nghiệp hóa hệ thống truyền tải, phân phối điện đáp ứng yêu cầu phát triển của thị trường điện, có khả năng tích hợp quy mô lớn các nguồn năng lượng tái tạo, nâng cao khả năng bảo đảm an ninh mạng lưới điện và chất lượng dịch vụ điện. Rà soát các dự án điện đang vận hành và đã có trong quy hoạch bảo đảm an toàn, tin cậy, ổn định theo hướng đa dạng hoá, chú trọng nâng cao hệ số công suất khả dụng và có dự phòng công suất phù hợp; đáp ứng các yêu cầu về bảo vệ môi trường sinh thái, an toàn vệ sinh lao động.

Sự ra đời của Feed ­ In Tariff ( giá bán điện năng) là kết quả tích cực trong thay đổi chính sách của Chính phủ. Feed ­ In Tariff (FIT) là thỏa thuận mua bán điện dài hạn của các dự án NLTT, nhằm khuyến khích sự phát triển của NLTT. Mỗi loại NLTT có cơ chế mua bán điện khác nhau do suất đầu tư trên 1MW khác nhau. Cụ

thể, Quyết định 37/2011/QĐTTg và Thông tư 16/2017­TT­BCT lần lượt quy định giá bán cho các dự án điện gió và điện mặt trời. Ngoài ra, Quyết định 11/2017QĐ­TTg trong tháng 6/2017 quy định EVN có nghĩa vụ mua toàn bộ sản lượng điện từ các trang trại điện mặt trời với giá 9,35 USD/kWh.

Cụ thể, nhiều văn bản đưa ra các cơ chế chính sách để hỗ trợ tài chính cho phát triển NLTT, như:

1) Khung pháp lý cho sản xuất mua bán nhiên liệu sinh học (NLSH) ở Việt

Nam đã gần như

hoàn chỉnh. Năng lượng Sinh học (NLSH) được xem như

một

ngành công nghiệp mới và các dự án sản xuất nhiên liệu sinh học nhận được rất nhiều ưu đãi đầu tư. Trong đó, Khung pháp lý đã bao hàm việc khuyến khích sản xuất và sử dụng NLSH, thiết kế lộ trình cho việc sử dụng NLSH tại Việt Nam, nghiên cứu công nghệ NLSH, đào tạo nguồn nhân, xây dựng các nhà máy NLSH nhằm đáp ứng 0.4% nhu cầu xăng dầu của quốc gia cho đến năm 2010 về cơ bản

diễn ra đúng tiến độ. Năm 2009, Bộ

Khoa học Công nghệ

ban hành hai bộ

tiêu

chuẩn quốc gia về NLSH. Từ năm 2016 đến 2025, Việt Nam sẽ xây dựng ngành công nghiệp NLSH hiện đại để sản xuất được 100% nhu cầu của quốc gia về xăng E5 và B5, cung cấp 5% nhu cầu nhiên liệu.

2) Khung pháp lý khuyến khích việc tái sử dụng và tái chế chất thải phục vụ phát điện, chính sách áp dụng cơ chế quản lý (Giảm thiểu, tái sử dụng, tái chế), được thể hiện trong Chiến lược quốc gia về quản lý tổng hợp chất thải rắn đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2050. Hoạt động tái chế phế liệu, chất thải có ý nghĩa rất to lớn về kinh tế ­ xã hội và môi trường. Những hoạt động này không những đem lại hiệu quả kinh tế trong thị trường tái chế chất thải mà còn để phát điện đem lại nhiều việc làm cho người lao động, tạo ra sản phẩm hữu ích phục vụ đời sống.

3) Trên bình diện của vùng TDMNPB, các địa phương trong vùng đã triển khai thực thi có hiệu quả các chủ trương, chính sách của cả nước, cụ thể như: Trong thời gian qua, UBND các tỉnh trong vùng TDMNPB đã tích cực chỉ đạo các cấp, các ngành đã phối hợp chặt chẽ với các Bộ, ngành, đặc biệt là Bộ Công Thương và Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tham gia tích cực vào việc khảo sát, cấp phép đầu tư, thu hồi, chuyển đổi mục đích sử dụng đất, đánh giá tác động môi trường… các dự án Thủy điện, Sinh khối …

Theo phân công phân cấp trong quản lý, các quy hoạch phát triển NLTT nói

chung, thủy điện nói riêng, với trách nhiệm là cơ

quan quản lý các vùng dự

án,

UBND các tỉnh đã phối hợp với Bộ Công Thương đã thường xuyên kiểm tra, đôn đốc, hướng dẫn các địa phương và Chủ đầu tư dự án tuân thủ nghiêm túc các quy định của pháp luật nhằm đảm bảo chất lượng xây dựng công trình.

Đồng thời, công tác quản lý đầu tư xây dựng các dự án thủy điện vừa và nhỏ thuộc trách nhiệm của UBND các tỉnh, với điều kiện cụ thể của địa phương đã bố trí nguồn lực tiếp tục rà soát các dự án đã được quy hoạch, cấp chủ trương đầu tư để đánh giá tác động các dự án, kiên quyết đề xuất loại bỏ các dự án ảnh hưởng tiêu cực đến môi trường, sinh thái, đến đời sống, sản xuất của người dân; có chính sách hợp lý để khai thác thủy điện đa mục tiêu (phát điện, cấp nước cho sinh hoạt, cấp nước cho sản xuất...). Phối hợp với các chủ đầu tư trong công tác bảo vệ cảnh quan, môi trường đảm bảo an toàn đập và vùng hạ du trong đầu tư xây dựng và vận hành thủy điện; chia sẻ quyền lợi với cộng đồng, hỗ trợ sản xuất nông nghiệp, đào tạo nhân lực địa phương...

Đặc biệt là trong quá trình vận hành, UBND các tỉnh đã chỉ đạo các ban ngành của tỉnh phối hợp chặt chẽ, nhịp nhàng với các nhà máy thủy điện thực hiện tốt đồng thời nhiệm vụ phát điện và nhiệm vụ cấp nước cho hạ du mùa khô, nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn nước từ các hồ chứa thủy điện.

Các địa phương trong vùng đã thực hiện phối hợp chặt chẽ

với Bộ

Công

Thương, Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn thống nhất chỉ đạo thực hiện rất quyết liệt công tác trồng bù rừng và đã đạt kết quả cao. Hầu hết Chủ đầu tư dự án thủy điện hiện nay đều đã nhận thức đúng đắn và chấp hành nghiêm công tác trồng

bù rừng thay thế đúng theo yêu cầu của Quốc hội và Chính phủ. Công tác trồng

rừng thay thế tại các dự án thủy điện trên địa bàn tại một số tỉnh trồng vượt diện tích phải trồng như Lai Châu, Sơn La,…. Đồng thời, công tác thu tiền dịch vụ môi trường rừng từ các nhà máy thủy điện là nguồn tài chính quan trọng, bền vững trong bảo vệ và phát triển rừng.

Diện tích đã trồng bù rừng thay thế và việc chi trả dịch vụ môi trường rừng từ các công trình thủy điện đã góp phần hỗ trợ cho chủ rừng có kinh phí quản lý bảo vệ rừng, hỗ trợ các Công ty Lâm nghiệp, Ban quản lý rừng khi dừng khai thác gỗ rừng tự nhiên và hỗ trợ kịp thời cho các hộ gia đình nghèo ở vùng sâu, vùng xa bảo vệ rừng có tiền nâng cao đời sống trong bối cảnh ngân sách nhà nước đang khó

khăn. Ngoài ra, UBND các tỉnh cũng chủ động trong việc tuyên truyền nâng cao

nhận thức cộng đồng về khai thác tiềm năng NLTT và quản lý rủi ro thiên tai, gắn xây dựng các công trình thủy điện với xây dựng cộng đồng an toàn và thực hiện chủ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 19/10/2022