Phát triển thị trường mặt hàng thực phẩm thiết yếu của công ty trách nhiệm hữu hạn thương mại Tân Đức - 1


TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI KHOA KINH TẾ - LUẬT


KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

ĐỀ TÀI:

PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG MẶT HÀNG THỰC PHẨM THIẾT YẾU CỦA CÔNG TY TRÁCH NGHIỆM HỮU HẠN THƯƠNG MẠI TÂN ĐỨC


NGÀNH ĐÀO TẠO: KINH TẾ CHUYÊN NGÀNH: QUẢN LÝ KINH TẾ


Giáo viên hướng dẫn

Sinh viên thực tập

- Họ và tên :Ths Đặng Hoàng Anh

- Họ và tên: Nguyễn Thị Hoài Thương

- Bộ môn : Quản lí kinh tế

- Lớp : K54F2

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 58 trang tài liệu này.

Phát triển thị trường mặt hàng thực phẩm thiết yếu của công ty trách nhiệm hữu hạn thương mại Tân Đức - 1


HÀ NỘI, 2021

TÓM LƯỢC


Thị trường mặt hàng thực phẩm thiết yếu của Việt Nam đang phát triển khá mạnh so với trước đây. Khi nền kinh tế phát triển, dân số gia tăng dẫn đến nhu cầu về thực phẩm cũng tăng lên, cả về mặt chất lượng lẫn số lượng.

Trong quá trình thực tập tại công ty trách nhiệm hữu hạn thương mại Tân Đức, tác giả nhận thấy hoạt động kinh mặt hàng thực phẩm thiết yếu của công ty trên thị trường trong nước đang phát triển một cách tương đối mạnh. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều vấn đề bức thiết đặt ra ảnh hưởng tới sự phát triển ổn định, lâu dài của công ty. Sau khi tìm hiểu, tác giả nhận ra nguyên nhân chính là do nguồn nhân lực còn thiếu kinh nghiệm và giá vốn hàng bán leo thang, hoạt động phát triển thị trường của công ty bên cạnh những thành công đã đạt được thì còn tồn tại nhiều yếu kém.

Từ vấn đề này, tác giả lựa chọn nghiên cứu đề tài Phát triển thị trường mặt hàng thực phẩm thiết yếu của công ty trách nhiệm hữu hạn thương mại Tân Đức” nhằm phân tích thực trạng phát triển thị trường mặt hàng thực phẩm thiết của công ty trách nhiệm hữu hạn thương mại Tân Đức, dựa trên cơ sở lý thuyết về phát triển thị trường, sau đó đề xuất các giải pháp cho công ty đề giải quyết vấn đề nguồn nguyên vật liệu, mở rộng thị trường, kênh phân phối và sử dụng hiệu quả các nguồn lực, đồng thời đề xuất các kiến nghị đối với Nhà nước nhằm hỗ trợ phát triển kinh doanh mặt hàng thực phẩm thiết yếu nói chung.

LỜI CẢM ƠN


Trong thời gian thực hiện đề tài: Phát triển thị trường mặt hàng thực phẩm thiết yếu của công ty TNHH TM Tân Đức” tôi đã nhận được sự chỉ đạo, giúp đỡ của khoa Kinh tế - Luật và sự hướng dẫn, chỉ bảo nhiệt tình của các thầy cô Bộ môn Quản lý Kinh tế cùng một số cơ quan, ban ngành, địa phương, các cán bộ, đồng nghiệp và bè bạn, nhờ đó khóa luận của tôi đã hoàn thành. Tôi xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ to lớn này.

Tôi xin chân thành cảm ơn sâu sắc tới giáo viên hướng dẫn khoa học: ThS. Đặng Hoàng Anh đã giúp đỡ tôi rất tận tính, chu đáo, kịp thời về chuyên môn trong quá trình thực hiện đề tài.

Xin chân thành cảm ơn các thầy cô và bạn bè đã đóng góp những ý kiến quý giá, cảm ơn gia đình và người thân đã động viên khích lệ và tạo điều kiện thuận lợi nhất giúp tôi hoàn thành khóa luận.


Hà Nội, ngày 24 tháng 12 năm 2021

Tác giả khóa luận

MỤC LỤC

TÓM LƯỢC i

LỜI CẢM ƠN ii

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT v

DANH MỤC BẢNG BIỂU vi

PHẦN MỞ ĐẦU 1

1. Tính cấp thiết nghiên cứu của đề tài khóa luận 1

2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu 2

3. Đối tượng nghiên cứu 3

4. Phạm vi nghiên cứu 3

5. Phương pháp nghiên cứu 4

6. Kết cấu khóa luận tốt nghiệp 5

CHƯƠNG I: MỘT SỐ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG MẶT HÀNG THỰC PHẨM THIẾT YẾU CỦA DOANH NGHIỆP 6

1.1. Một số khái niệm cơ bản 6

1.1.1. Khái niệm thực phẩm thiết yếu 6

1.1.2. Khái niệm thị trường và phát triển thị trường 7

1.2. Một số lý thuyết về phát triển thị trường mặt hàng thực phẩm thiết yếu 8

1.2.1. Bản chất của phát triển thị trường mặt hàng thực phẩm thiết yếu 8

1.2.2. Vai trò của việc phát triển thị trường thực phẩm thiết yếu 9

1.2.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển thị trường thực phẩm thiết yếu 10

1.3. Các nguyên lý cơ bản của phát triển thị trường 14

1.3.1. Nguyên tắc và yêu cầu phát triển thị trường 14

1.3.2. Chỉ tiêu phát triển thị trường mặt hàng thực phẩm thiết yếu 16

CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG MẶT HÀNG THỰC PHẨM THIẾT YẾU CỦA CÔNG TY TNHH TM TÂN ĐỨC 20

2.1. Tổng quan tình hình và các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển thị 20

2.1.1. Tổng quan tình hình kinh doanh chung của công ty TNHH TM Tân 20

2.1.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển thị trường mặt hàng thực phẩm thiết 21

2.2. Phân tích thực trạng phát triển thị trường mặt hàng thực phẩm thiết yếu của công ty TNHH TM Tân Đức 24

2.2.1. Phân tích quy mô thị trường của công ty TNHH TM Tân Đức trên địa bàn tình Lai Châu 24

2.2.2. Phân tích doanh thu của mặt hàng thực phẩm thiết yếu giai đoạn 2018 25

2.3. Các kết luận về thực trạng phát triển thị trường mặt hàng thực phẩm thiết yếu của công ty TNHH TM Tân Đức 34

2.3.1. Những thành tựu trong hoạt động phát triển thị trường của công ty TNHH TM Tân Đức 34

2.3.2. Những hạn chế trong hoạt động phát triển thị trường của công ty TNHH TM Tân Đức 35

CHƯƠNG III: CÁC ĐỀ XUẤT VÈ KIẾN NGHỊ NHẰM PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG MẶT HÀNG THỰC PHẨM THIẾT YẾU CỦA CÔNG TY TNHH TM TÂN ĐỨC 37

3.1. Quan điểm và định hướng phát triển thị trường mặt hàng thực phẩm thiết yếu của công ty TNHH TM Tân Đức 37

3.2. Các giải pháp nhằm phát triển thị trường mặt hàng thực phẩm thiết yếu của công ty TNHH TM Tân Đức 39

3.3. Các kiến nghị với cơ quan nhà nước 43

3.4. Những vấn đề đặt ra cần tiếp tục nghiên cứu 44

KẾT LUẬN 46

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 47

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT



TỪ VIẾT TẮT

Ý NGHĨA

ATTP

An toàn thực phẩm

TNHH

Trách nhiệm hữu hạn

TM

Thương mại

GRDP

Gross Regional Domestic Product (Tổng

sản phẩm trên địa bàn)

NĐ - CP

Nghị định chính phủ

DANH MỤC BẢNG BIỂU

Bảng 2.1: Kết quả kinh doanh của công ty TNHH TM Tân Đức 21

giai đoạn 2018 – 2020 21

Bảng 2.2. Phân tích tốc đó phát triển doanh thu mặt hàng thực phẩm thiết yếu của công ty TNHH TM Tân Đức (2018-2020) 26

Bảng 2.3. Phân tích doanh thu theo mặt hàng thực phẩm chính 27

Bảng 2.4: Doanh thu tính theo sản lượng tiêu thụ và giá bán thực phẩm thiết yếu theo từng mặt hàng 28

Bảng 2.5: Sản lượng tiêu thụ và giá bán thực phẩm thiết yếu theo từng mặt hàng 30

Biểu đồ 2.1: Sản lượng hàng bán so với sản lượng kế hoạch của công ty TNHH TM Tân Đức giai đoạn 2018 -2020 31

Bảng 2.6: Chi phí kinh doanh và giá vốn hàng bán thực phẩm thiết yếu công ty TNHH TM Tân Đức 32

Biểu đồ 2.2: Tỷ suất lợi nhuận của công ty TNHH TM Tân Đức giai đoạn 2018 - 2020

.......................................................................................................................................33

PHẦN MỞ ĐẦU


1. Tính cấp thiết nghiên cứu của đề tài khóa luận

Trong bất cứ thời đại phát triển nào của con người, lương thực và thực phẩm vẫn luôn là một trong những vấn đề quan trọng bậc nhất. Bởi lẽ để có thể sinh sống và tồn tại, mỗi người chúng ta phải thu nhận đủ tất cả nhận các thành phần dinh dưỡng cần thiết từ thức ăn, lương thực và thực phẩm. Do đó việc cung cấp và phân phối thực phẩm, đặc biệt là thực phẩm thiết yếu là một vấn đề được nhiều doanh nghiệp hết sức quan tâm.

Trên thị trường kinh doanh thực phẩm thiết yếu ở Việt Nam hiện nay, đã có đủ các thành phần kinh tế, đông đảo thương nhân với các hình thức sở hữu khác nhau. Các doanh nghiệp Nhà nước chi phối 70- 75% khâu bán buôn thực phẩm thiết yếu, tỷ trọng bán lẻ chỉ còn 20- 21% trong tổng mức lưu chuyển hàng hoá bán lẻ. Hệ thống hợp tác xã còn phát huy được vai trò ở nông thôn, miền núi song chỉ còn chiếm trên dưới 1% tổng mức bán lẻ trên thị trường. Lực lượng đông đảo nhất trên thị trường kinh doanh thực phẩm thiết yếu là các doanh nghiệp ngoài quốc doanh và tư thương, tiểu thương. Khu vực các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài cũng đã tham gia vào thị trường nội địa, chiếm tỷ trọng khoảng 3% trong tổng mức lưu chuyển hàng hoá bán lẻ. Quan hệ cung cầu hàng hóa nói chung và thực phẩm thiết yếu nói riêng đã thay đổi một cách cơ bản từ chỗ thiếu hụt sang trạng thái đủ và dư thừa. Nhu cầu về thực phẩm ngày càng đa dạng, phát triển và thu nhập tăng lên đã làm cho cầu thị trường ngày càng trở nên phong phú và biến đổi khôn lường. Bên cạnh đó thị trường thực phẩm thiết yếu trong nước bước đầu đã có sự thông thương với thị trường quốc tế. Dù ở mức độ còn hạn chế nhưng sự tác động của tăng trưởng hay suy thoái trên thị trường quốc tế đã bắt đầu ảnh hưởng đến thị trường trong nước. Đây là một tín hiệu tốt lành đối với nền kinh tế nói chung và thị trường thực phẩm nói riên bởi nó tạo cơ hội cho các doanh nghiệp việt nam tiếp cận với thị trường quốc tế, phát triển kinh tế xã hội, đa dạng cung cầu từ đó nâng cao đời sống nhân dân.

Vì một xã hội phát triển, một cộng đồng khỏe mạnh, được phát triển toàn diện tất cả các mặt, đặc biệt là mặt thể chất, kinh doanh thực phẩm thiết yếu đến các khu vực miền núi ngày càng được chú trọng và quân tâm đặc biệt. Bên cạnh đó, kinh doanh

Xem tất cả 58 trang.

Ngày đăng: 19/11/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí