Những Vấn Đề Đặt Ra Từ Thực Trạng Phát Triển Thị Trường Công Nghệ Cao Ở Việt Nam


Luật Khoa học và Công nghệ năm 2013; Luật Chuyển giao công nghệ năm 2017; Luật Quản lý, sử dụng tài sản công năm 2017; Nghị định số 76/2018/NĐ-CP ngày 15/5/2018 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật CGCN; Nghị định số 34/2018/NĐ-CP ngày 11/3/2018 quy định chi tiết về đầu tư cho doanh nghiệp nhỏ và vừa khởi nghiệp sáng tạo; Nghị định số 38/2018/NĐ-CP ngày 11/3/2018 quy định về đầu tư cho doanh nghiệp nhỏ và vừa khởi nghiệp sáng tạo; Nghị định số 70/2018/NĐ-CP ngày 15/5/2018 quy định việc quản lý, sử dụng tài sản được hình thành thông qua việc triển khai thực hiện nhiệm vụ KHCN sử dụng vốn nhà nước; Nghị định số 13/2019/NĐ-CP ngày 01/02/2019 của Chính phủ về doanh nghiệp KHCN.

Ngoài ra còn có: Thông tư số 63/2018/TT-BTC ngày 30/7/2018 hướng dẫn một số điều của Nghị định 70/2018/NĐ-CP ngày 15/5/2018 quy định việc quản lý, sử dụng tài sản được hình thành thông qua việc triển khai thực hiện nhiệm vụ KHCN sử dụng vốn nhà nước; Thông tư số 10/2019/TT-BTC ngày 20/2/2019 của Bộ trưởng Bộ Tài chính hướng dẫn việc xác định giá trị tài sản là kết quả của nhiệm vụ KHCN sử dụng vốn nhà nước.

Thứ tư, tích cực đổi mới chính sách ngoại giao, đẩy mạnh quá trình hội nhập kinh tế quốc tế trong điều kiện mới.

Trong điều kiện mở rộng hội nhập kinh tế quốc tế đang diễn ra ngày càng mạnh mẽ, đặc biệt là những tác động tích cực của toàn cầu hoá mang lại nhiều cơ hội cho các quốc gia trên thế giới nói chung và đối với Việt Nam nói riêng cụ thể như sau: trên cơ sở thị trường được mở rộng, trao đổi hàng hoá tăng mạnh đã thúc đẩy phát triển sản xuất của các nước; nguồn vốn, khoa học công nghệ, kinh nghiệm quản lý cùng các hình thức đầu tư, hợp tác mang lại lợi ích cho các bên tham gia hợp tác. Mặt khác toàn cầu hoá làm tăng tính tuỳ thuộc lẫn nhau, nâng cao sự hiểu biết giữa các quốc gia, thuận lợi cho việc xây dựng môi trường hoà bình, hữu nghị và hợp tác giữa các nước.

Có thể nói đây là cơ hội rất phù hợp để Việt Nam có thể tham gia hội nhập sâu rộng vào thị trường thế giới nhằm phá thế bao vây, cấm vận của các


thế lực thù địch, tạo dựng môi trường quốc tế thuận lợi cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc…,Chính vì vậy ngay sau khi giải phóng thống nhất đất nước, đặc biệt là sau khi thực hiện đường lối đổi mới Việt Nam đã tham gia ký Hiệp định Pari (ngày 23-10-1991) về một giải pháp toàn diện cho vấn đề Campuchia, đã mở ra tiền đề để Việt Nam thúc đẩy quan hệ với khu vực và cộng đồng quốc tế. Việt Nam đã bình thường hóa quan hệ với Trung Quốc (ngày 10-11-1991); tháng 11-1992 Chính phủ Nhật Bản quyết định nối lại viên trợ ODA cho Việt Nam; bình thường hóa quan hệ với Hoa Kỳ (ngày 11- 7-1995). Tháng 7-1995 Việt Nam ra nhập ASEAN, đánh dấu sự hội nhập của nước ta với khu vực Đông Nam Á.

Cho đến nay, nước ta đã thiết lập quan hệ ngoại giao với 189 trong 193 quốc gia thành viên Liên hợp quốc; thiết lập khuôn khổ quan hệ ổn định, lâu dài với 30 đối tác chiến lược và toàn diện, tạo nền tảng vững chắc để Việt Nam cùng các nước nâng tầm hợp tác vì lợi ích của mỗi nước và vì hòa bình, hợp tác và phát triển ở khu vực và trên thế giới. Đây là những tiền đề rất quan trọng phá thế bao vây, cấm vận của các thế lực thù địch, tạo dựng môi trường quốc tế thuận lợi cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc nhằm tạo ra môi trường thuận lợi thu hút các dòng vốn đầu tư của nước ngoài thông qua hợp tác, phát triển các hoạt động sản xuất kinh doanh dịch vụ…, với các đối tác bên ngoài, nhất là các quốc gia có trình độ khoa học công nghệ phát triển như Hoa Kỳ, Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc…, Trên cơ sở đó giúp cho thị trường khoa học công nghệ nói chung và thị trường công nghệ cao nói riêng của nước ta có điều kiện phát triển mạnh mẽ thông qua quá trình chuyển giao công nghệ, học tập, nghiên cứu kinh nghiệm của các quốc gia trên thế giới.

* Nguyên nhân khách quan

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 201 trang tài liệu này.

Một là, xu hướng toàn cầu hoá, khu vực hoá và hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng và có những biểu hiện mới.

Ngày nay toàn cầu hóa đang trở thành xu hướng tất yếu khách quan của sự phát triển kinh tế thế giới. Nó cho phép các nước đang phát triển có cơ hội

Phát triển thị trường công nghệ cao ở Việt Nam - 15


và điều kiện để tiếp nhận các dòng vốn, công nghệ; mở rộng thị trường; tiếp nhận kỹ năng và kinh nghiệm quản lý từ các nền kinh tế phát triển cao nhất. Các nền kinh tế đang phát triển và kinh tế chuyển đổi sẽ có cơ hội để thực hiện mô hình phát triển rút ngắn, nghĩa là thông qua HNKTQT để đi tắt và tiến tới những bước phát triển cao hơn trên cơ sở hưởng thụ và vận dụng có hiệu quả các nguồn lực bên ngoài đã được khai thông và kết nối với các nguồn lực bên trong, TTCN của các quốc gia được kết nối với TTCN thế giới.

Toàn cầu hóa và HNKTQT được đẩy mạnh và là xu hướng chủ đạo trong sự vận động của kinh tế thế giới. Toàn cầu hóa thúc đẩy sự phát triển và xã hội hóa lực lượng sản xuất, nó làm sâu sắc hơn sự chuyên môn hóa và phân công lao động quốc tế, kích thích gia tăng sản xuất không chỉ ở cấp quốc gia mà còn trên quy mô toàn thế giới, làm cho cạnh tranh quốc tế ngày càng gay gắt dẫn đến việc các doanh nghiệp, các chủ thể phải đổi mới công nghệ, tăng năng suất lao động, mặt khác làm cho tự do hóa thương mại, đầu tư, tài chính, CGCN được đẩy mạnh ở cả cấp độ song phương và đa phương, khu vực và toàn cầu. Các định chế, thể chế kinh tế quốc tế, trong đó có các định chế liên quan đến TTCN ngày càng hoàn thiện, phát triển, tạo điều kiện cho việc thâm nhập, phụ thuộc lẫn nhau giữa TTCN ở các quốc gia. Sự hợp tác quốc tế về CNC ngày càng phát triển và trở nên cần thiết đối với các nước. Do hoạt động CNC hiện nay đòi hỏi sự đầu tư lớn về vốn, công nghệ, nhân lực và để phát huy lợi thế so sánh trong nghiên cứu CNC, các quốc gia ngày càng tăng cường hợp tác với nhau trong nghiên cứu triển khai TTCNC.

Hai là, nền kinh tế thế giới có những biến đổi nhanh chóng

Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của cuộc cách mạng KHCN hiện đại và xu hướng TCH, HNKTQT, nền KTTT thế giới có bước phát triển và biến đổi mạnh mẽ. Trong nền KTTT phát triển, trước áp lực ngày càng lớn của cạnh tranh các nhà sản xuất, các doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển phải không ngừng gia tăng đầu tư và đổi mới công nghệ trong sản xuất nhằm tăng cường năng lực cạnh tranh.


Trong môi trường cạnh tranh quyết liệt của nền KTTT toàn cầu hóa, các doanh nghiệp mới thường ra đời từ một sáng chế, một công nghệ mới. Trong cuộc cạnh tranh toàn cầu ráo riết hiện nay không còn chỗ đứng cho các doanh nghiệp làm ăn theo đường mòn không chịu đổi mới công nghệ, đổi mới sản phẩm. Bên cạnh đó nền kinh tế thế giới đang trải qua những bước thăng trầm, cuộc khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế toàn cầu như chiến tranh lạnh, chủ nghĩa bảo hộ của các nước lớn… đã gây ra tổn thất nặng nề cho nền kinh tế thế giới. Cuộc khủng hoảng kinh tế này diễn ra cùng với khủng hoảng năng lượng, khủng hoảng khí hậu và môi trường. Do vậy, sau cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới sẽ có sự tái cấu trúc nền kinh tế và có sự biến đổi nhanh chóng, kinh tế tri thức được phát triển mạnh mẽ, KHCN ngày càng đóng vai trò quan trọng trong phát triển, các nước phát triển sẽ tập trung phát triển CNC và chuyển dịch công nghệ thấp cho các nước đang phát triển.

3.3.2. Nguyên nhân của những hạn chế

* Nguyên nhân chủ quan

Thứ nhất, nền kinh tế đang trong quá trình chuyển đổi và phát triển

Nền kinh tế nước ta đang trong quá trình chuyển đổi sang nền KTTT định hướng xã hội chủ nghĩa. Trong quá trình này, những yếu tố thích ứng với KTTT sẽ phát triển, trong khi các yếu tố đòi hỏi quá trình chuyển đối về tổ chức và cơ chế như việc đổi mới các tổ chức KHCN công lập lại phát triển chậm hơn. Như vậy, các yếu tố của TTCNC ở nước ta đã không cùng có một điểm xuất phát trong quá trình hình thành và phát triển, do đó sự chênh lệch, phát triển không đồng bộ giữa chúng là một kết quả tất yếu.

Thứ hai, cơ chế quản lý vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước cho KHCN còn hạn chế.

Đầu tư từ ngân sách nhà nước cho hoạt động KHCN vẫn dàn trải, thiếu tập trung và hiệu quả sử dụng không cao. Các chủ thể chưa được bình đẳng thật sự trong việc tiếp cận với các nguồn đầu tư cho hoạt động CNC của nhà nước. Đơn vị, tổ chức sử dụng nguồn vốn cho KHCN chủ yếu vẫn là các tổ chức KHCN nhà nước. Việc cấp phát kinh phí vẫn mang tính bình quân, bao cấp và nặng tư tưởng hành chính hoá.


Thứ ba, hoạt động đầu tư đổi mới công nghệ của doanh nghiệp còn gặp nhiều khó khăn, bất cập.

Môi trường kinh doanh chưa thực sự lành mạnh, bình đẳng làm cho nhiều doanh nghiệp có tư tưởng ỷ lại, chưa quan tâm và chưa chịu nhiều sức ép cạnh tranh để ứng dụng kết quả nghiên cứu và đổi mới công nghệ. Hiện tượng đặc quyền, đặc lợi vẫn tồn tại khiến cho các doanh nghiệp phải dành nguồn lực vào các chi phí khác thay vì đầu tư đổi mới công nghệ.

Nhiều doanh nghiệp thiếu quy hoạch và chiến lược phát triển, thiếu quy hoạch đào tạo đội ngũ cán bộ trình độ cao, thiếu sự gắn bó và phối hợp giữa chiến lược đổi mới, CGCN với chiến lược phát triển và kinh doanh. Nhiều doanh nghiệp, nhất là doanh nghiệp nhà nước chưa thực sự có nhu cầu tự thân đối với đổi mới công nghệ do năng lực quản lý yếu kém của người lãnh đạo hoặc do thiếu động lực để phát triển doanh nghiệp trong dài hạn.

Năng lực tài chính của các doanh nghiệp Việt Nam thấp, gây khó khăn cho việc huy động vốn đầu tư đổi mới công nghệ. Cơ chế hỗ trợ từ nguồn ngân sách nhà nước cho đổi mới công nghệ của doanh nghiệp còn nhiều điểm chưa hợp lý, chưa đảm bảo tính hiệu quả trong sử dụng nguồn vốn hỗ trợ. Cơ chế xin - cho, sự phân biệt đối xử vẫn còn tồn tại trong hỗ trợ của nhà nước cho doanh nghiệp đổi mới công nghệ. Một số quỹ hỗ trợ đầu tư đổi mới công nghệ cho doanh nghiệp đã được hình thành song trên thực tế vẫn chưa thực sự phát huy tác dụng.

* Nguyên nhân khách quan

Một là, mô hình doanh nghiệp khoa học công nghệ là mô hình mới, đòi hỏi nhiều cơ chế hoạt động đặc thù.

Trên thực tế cho thấy các nhà nghiên cứu thường gặp khó khăn trong việc thành lập hoặc là hợp tác với các doanh nghiệp KHCN, bởi vì phần đông các nhà nghiên cứu là viên chức nhà nước nên không có tư cách pháp nhân để tự sản xuất kinh doanh. Lợi ích của nhà nghiên cứu không được đảm bảo và không rò ràng trong việc thành lập và hợp tác với các doanh nghiệp KHCN.

Các doanh nghiệp KHCN khó tiếp cận với các nguồn vốn từ ngân hàng để thực hiện việc sản xuất, kinh doanh. Điều này là do các nguyên nhân sau:

(1) Các doanh nghiệp KHCN khó có tài sản bảo đảm vay, bởi vì tài sản chủ


yếu của doanh nghiệp là tài sản trí tuệ nên rất khó thực hiện việc cầm cố, thế chấp, bảo đảm vay; (2) Các ngân hàng khó đánh giá thực trạng tình hình tài chính, khả năng sinh lời và thanh toán các khoản nợ vay của doanh nghiệp KHCN, do đó cản trở việc ra quyết định cho vay.

Hai là, cơ chế quản lý của các tổ chức KHCN công lập còn nhiều bất cập Tư duy ngại đổi mới, ngại chịu trách nhiệm, nặng tư tưởng bao cấp, ỷ lại

vào nguồn trợ cấp từ ngân sách nhà nước vẫn tồn tại trong các tổ chức KHCN công lập từ đó dẫn đến chậm đổi mới cơ chế quản lý cán bộ hoạt động trong lĩnh vực KHCN, không khuyến khích tính chủ động và sáng tạo của đội ngũ này.

Cơ chế cấp kinh phí của nhà nước cho các tổ chức KHCN công lập còn bất cập, mang tính cào bằng trong việc trả lương cho các nhà khoa học nên không khuyến khích nghiên cứu và làm phân tán lực lượng nghiên cứu.

Quyền sở hữu đối với các loại tài sản trong đơn vị sự nghiệp KHCN công lập chưa rò ràng khi chuyển sang mô hình mới. Thủ tục hành chính cho việc chuyển đổi đơn vị sự nghiệp KHCN công lập thành doanh nghiệp KHCN còn rườm rà.

Công tác bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ còn nhiều bất cập, Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005 (sửa đổi, bổ sung năm 2009, 2019) được xây dựng trên những nguyên tắc cơ bản là: kế thừa có chọn lọc, bổ sung các quy định còn thiếu, các quy định mới về sở hữu trí tuệ (SHTT) đảm bảo tính thống nhất, đồng bộ giữa các quy định pháp luật SHTT và giữa các quy định liên quan đến SHTT của các ngành luật khác; đảm bảo sự tương thích giữa các quy định SHTTcủa Việt nam và các công ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên, đảm bảo các quy định về quyền SHTT phù hợp với điều kiện của Việt nam. Tuy nhiên, những quy định của pháp luật hiện hành về SHTT, vẫn còn tồn tại một số hạn chế, bất cập điển hình sau:

Thứ nhất, Khoản 4 Điều 19 Luật SHTT quy định tác giả có quyền bảo vệ sự toàn vẹn của tác phẩm, không cho người khác sửa chữa, cắt xén hoặc xuyên tạc tác phẩm dưới bất kỳ hình thức nào gây phương hại đến danh dự và uy tín của tác giả. Quy định này dễ gây hiểu nhầm, mà theo đó, tác giả chỉ có quyền bảo vệ sự toàn vẹn của tác phẩm, không cho người khác sửa chữa, cắt xén hoặc


xuyên tạc tác phẩm dưới bất kỳ hình thức nào khi hành vi đó gây phương hại đến danh dự và uy tín tác giả, còn nếu không gây phương hại đến danh dự và uy tín của tác giả thì không sao, vì vậy, nên tình trạng cắt xén nội dung tác phẩm của tác giả này, tác giả kia để biến thành sản phẩm “trí tuệ” của chính mình đang diễn ra tương đối nhiều.

Thứ hai, Điều 72 Luật SHTT quy định về điều kiện chung đối với nhãn hiệu hàng hóa được bảo hộ: Là dấu hiệu nhìn thấy được dưới dạng chữ cái, từ ngữ, hình vẽ, hình ảnh, kể cả hình ba chiều hoặc sự kết hợp các yếu tố đó, được thể hiện bằng một hoặc nhiều màu sắc; Có khả năng phân biệt hàng hoá, dịch vụ của chủ sở hữu nhãn hiệu với hàng hoá, dịch vụ của chủ thể khác. Như vậy, phạm vi dấu hiệu được công nhận là nhãn hiệu hàng hóa vẫn rất hẹp và không tương thích với quy định của Hiệp định TRIPs. Trong khi đó, theo các văn bản pháp luật quốc tế cũng như pháp luật của các quốc gia, các dấu hiệu có thể được đăng ký là nhãn hiệu hàng hóa được quy định rất rộng.

Chính vì vậy, trong thời gian qua rất nhiều các nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý của Việt Nam bị xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ bởi các doanh nghiệp, tổ chức nước ngoài điển hình là các vụ Gạo ST25, Cà phê Trung Nguyên, thuốc lá Vinataba, Petro Vietnam, bánh phồng tôm Sa Giang, kẹo dừa Bến Tre, vòng xếp Duy Lợi, cà phê Buôn Ma Thuật, Đắk Lắk...

Ngoài ra, một trong những nguyên nhân cơ bản dẫn đến hạn chế trong phát triển thị trường CNC ở Việt Nam trong thời gian vừa qua đó là hiện tượng “Chảy máu chất xám” nguồn nhân lực khoa học công nghệ. Nhiều năm qua, "chảy máu chất xám" được coi là một hiện tượng phức tạp, buộc nhiều quốc gia cần xem xét và điều chỉnh, từ đó có chính sách, biện pháp khắc phục. Bởi, dù thế nào thì trong thế giới hiện đại, sự phát triển của mỗi quốc gia luôn cần tới vai trò của tri thức, trí tuệ. Ở đây, vấn đề đặt ra cho mỗi người lao động trí óc là tâm nguyện cống hiến cho Tổ quốc, là sự đồng cảm và chia sẻ với những khó khăn của đất nước; bên cạnh đó là vai trò của Nhà nước trong việc tạo điều kiện tốt nhất để các chủ nhân của "chất xám" sống và cống hiến cho đất nước một cách tốt nhất. Trên thực tế cho thấy, trong những năm vừa qua, Đảng, Nhà nước ta đã có rất nhiều các chủ trương, biện pháp nhằm


khuyến khích cho các cán bộ của Việt Nam được tham gia học tập, nghiên cứu ở các nước tiên tiến trên thế giới như Mỹ, Nhật Bản, Anh, Pháp, Đức… bằng các đề án khác nhau như các đề án 322, 599, 911 của Bộ giáo dục và đào đạo. Tuy nhiên, sau quá trình học tập, nghiên cứu ở nước ngoài thì nhiều cán bộ nghiên cứu đã lựa chọn làm việc công tác ở nước ngoài với các lý do khác nhau như có môi trường nghiên cứu tốt, trang thiết bị, máy móc, phòng thí nghiệm đạt chuẩn, mức lương cao… những điều mà Việt Nam không thể đáp ứng được. Theo báo cáo của Cục Đào tạo với nước ngoài thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo theo đề án 322, có 2.268 du học sinh được đưa đi đào tạo tiến sĩ nhưng chỉ khoảng một nửa số đó (1.074 tiến sĩ) là quay về nước, mà về rồi thì cũng không hẳn sẽ làm việc trong trường đại học, viện nghiên cứu... Do vậy, trong thời gian tới để hạn chế thấp nhất hiện tượng “chảy máu chất xám” chúng ta cần phải có một hệ thống chính sách cân bằng được giữa nhiều mặt: tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động khoa học; cải thiện hệ thống đãi ngộ (cả vật chất lẫn tinh thần). Mặt khác chúng ta cũng cần phải có một hệ thống kiểm soát hiệu quả công tác thật sự hữu hiệu, chính xác, khoa học, phù hợp với điều kiện thực tiễn.

3.3.3. Những vấn đề đặt ra từ thực trạng phát triển thị trường công nghệ cao ở Việt Nam

Từ thành tựu, hạn chế và nguyên nhân của những thành tựu, hạn chế trong phát triển TTCNC ở Việt Nam thời gian qua, đã và đang đặt ra một số mâu thuẫn cần tập trung giải quyết:

Thứ nhất, mâu thuẫn quy mô cung, quy mô cầu hàng hóa CNC với phát triển của thị trường CNC với còn nhiều bất cập

Hiện nay, xét về quy mô cung hàng hóa CNC trên phạm vi cả nước nhìn chung số lượng các tổ chức KHCN còn chưa nhiều (tính đến hết năm 2019 cả nước mới có 480 doanh nghiệp KHCN), đây là lực lượng chính bảo đảm trong cung cấp CNC trên thị trường. Trong thời gian quan mặc dù hoạt động của các tổ chức này đã đạt được một số kết quả quan trọng trong nghiên cứu và triển khai nhưng việc chuyển giao, thương mại hóa các sản phẩm công nghệ còn hạn chế, tình trạng bao cấp đối với các tổ chức KHCN nhất là các tổ chức

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 07/08/2022