Thực Trạng Chính Sách Phát Triển Thị Trường Tiêu Thụ Sản Phẩm


các nguồn vốn này còn nhiều hạn chế. Việc vay vốn được thực thi theo quy định tại Quyết định số 67/1999/QĐ-TTg, ngày 30/3/1999 của thủ tướng Chính phủ về “Một số chính sách tín dụng ngân hàng phát triển nông nghiệp và nông thôn”. Chủ trang trại được dùng tài sản hình thành từ vốn vay để bảo đảm tiền vay theo quy định tại Nghị định số 178/1999/NĐ-CP ngày 29/12/1999 của Chính phủ về bảo đảm tiền vay của các tổ chức tín dụng. Hỗ trợ việc cho vay đối với lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn. Các chủ trang trại được xem xét cho vay không có bảo đảm bằng tài sản tối đa đến 500 triệu đồng, theo quy định tại Nghị định số 41/2010/NĐ-CP, ngày 12/4/2010 của Chính phủ về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn.

Các tổ chức tín dụng trên địa bàn huyện (gồm Ngân hàng NN&PTNT, Quỹ tín dụng nhân dân, Quỹ Khuyến nông):

- Các trang trại vay vốn bằng hình thức thế chấp là chủ yếu

- Các trang trại có xu hướng thường vay vốn ở Quỹ tín dụng nhân dân. Quỹ tín dụng nhân dân được hình thành phù hợp với thị trường tín dung nông nghiệp, nông thôn, các hình thức huy động vốn được đáp ứng theo nguyên tắc cùng có lợi, linh hoạt, thủ tục giải ngân nhanh chóng, đáp ứng nhu cầu của nông dân trong đời sống sản xuất. Do vậy khả năng huy động nguồn vốn tại chỗ phục vụ cho phát triển kinh tế ngày càng tăng.

Qua ý kiến của trang trại được phỏng vấn thì các chính sách hỗ trợ tín dụng cho kinh tế trang trại còn nhiều hạn chế: Lượng vốn vay ít, thời gian vay vốn ngắn, lãi suất vay vốn còn cao. Vấn đề tiếp cận nguồn vốn tín dụng ưu đãi của Nhà nước đối các trang trại là rất khó khăn..

Nhu cầu về vốn cho phát triển trang trại là rất lớn, để mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh đều cần phải tìm đến các nguồn vốn từ ngân hàng, quỹ tín dụng, tuy nhiên do gặp khó khăn về thủ tục tiếp cận mà có không ít trang trại (trang trại trồng trọt) ngại tiếp cận nguồn vốn từ các tổ chức tín dụng. Việc vay vốn của các chủ trang trại phải có giấy tờ hợp pháp lý về bất động sản, trên thực tế thì nhiều trang trại chưa làm xong giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Vì vậy thay vì vay


thêm vốn mở rộng sản xuất kinh doanh thì hầu như các trang trại đều sợ rủi ro và chấp nhận nguồn vốn hiện có, thực thi “lấy ngắn nuôi dài” dẫn đến kinh tế trang trại không thể phát triển mạnh mẽ được.

2.2.6. Thực trạng chính sách phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm

Thực hiện Quyết định số 5637/2015/QĐ-UBND về hỗ trợ sản xuất giống cây trồng vật nuôi của UBND tỉnh Thanh Hóa, quyết định số 24/2018/QĐ-UBND về hỗ trợ lien kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp trên địa bàn huyện Yên Định của UBND huyện Yên Định, các chuỗi liên kết được quan tâm một cách có hiệu quả hơn. Đặc điểm của trang trại huyện Yên Định chủ yếu là quy mô vừa và nhỏ, chất lượng nông sản hàng hoá không đồng đều do có sự khác biệt về giống, kỹ thuật canh tác và cơ cấu sản phẩm, nên việc tiêu thụ gặp nhiều khó khăn. Phần lớn sản phẩm nông sản hàng hoá do các trang trại ở huyện Yên Định sản xuất ra chủ yếu là tôm thương phẩm, lợn, bò, lương thực, thực phẩm, rau củ…

Một số mô hình chủ yếu tại địa phương như: Mô hình với hình thức chăn nuôi gia công với công ty CP, JAPFA, CJ. Liên kết giữa những người sản xuất, các đơn vị kinh doanh với nhau điển hình là mô hình các hợp tác xã (HTX), Tổ hợp tác kiểu mới, các hội.

Tổ hợp tác: Trên địa bàn huyện có 01 tổ hợp tác (Tổ hợp tác tương làng Ái, xã Định Hải). Một số HTX hoạt động rất tót đảm nhận cung cấp các dịch vụ sản xuất cả ở đầu vào và đầu ra cho hộ xã viên như cung cấp vật tư, phân bón.

Hội: Toàn huyện có 2 tổ chức xã hội nghề nghiệp liên quan tới nông nghiệp (Hội làm vườn, trang trại và Hội khoa học kỹ thuật) với 75 thành viên tham gia. Qua hoạt động cơ bản các hội đã giải quyết được nhu cầu về giao lưu học hỏi kinh nghiệp của hội viên, là cầu nối cho hội viên với nhà nước, nhà khoa học cũng như doanh nghiệp.

Hợp tác xã: Toàn huyện hiện 38 HTX DVNN . Thành viên của HTX tham gia khoảng 4.719 người.

- Về thực trạng về liên kết sản xuất

Kinh tế trang trại là mô hình kinh tế sản xuất hàng hóa trong nông nghiệp.


Việc giải quyết yếu tố đầu ra đóng vai trò rất quan trọng trong việc đảm bảo sự phát triển ổn định của trang trại. Nhìn chung, các trang trại trên địa bàn huyện chưa có sự gắn kết chặt chẽ giữa sản xuất với tiêu thụ, chưa có hệ thống kênh thu mua và sự trợ giúp của Nhà nước trong việc tiêu thụ sản phẩm. Phần lớn các chủ trang trại tự tìm kiếm thị trường tiêu thụ sản phẩm, chủ yếu là bán sản phẩm tại nhà cho các tư thương, còn tiêu thụ sản phẩm theo dạng hợp đồng rất ít. Chủ trang trại không có sự liên kết chặt chẽ và làm ăn lâu dài với các trung gian phân phối. Đặc biệt là công tác marketing hầu như không quan tâm, chưa chủ động đầu tư vào công tác nghiên cứu thị trường trong và ngoài nước. Đây là vấn đề đã tồn tại trong thời gian dài nhưng chưa có hướng giải quyết triệt để. Tình trạng sản phẩm nông sản hàng hóa do các trang trại sản xuất ra không tiêu thụ được hoặc phải bán với giá thấp hơn rất nhiều so với giá thị trường ở những địa bàn thuận lợi, trong khi giá các yếu tố đầu vào phải mua với giá cao đang nổi lên là một trong những vấn đề bức xúc mà các chủ trang trại đang phải chấp nhận, chưa có giải pháp khắc phục

Theo bảng thống kê sau đây, trong tổng số 358 trang trại trên địa bàn huyện chỉ có 73 trang trại có hình thức liên kết chiếm tỷ lệ 20,39%, trong dó có 3 trang trại liên kết theo hình thức góp vốn đầu tư, 22 trang trại liên kết theo hình thức cung ứng sản phẩm dịch vụ đầu vào sản xuất, 62 trang trại liên kết theo hình thức tiêu thụ sản phẩm, dịch vụ đầu ra và 4 trang trại có hình thức liên kết khác.

Bảng 2.15: Số lượng trang trại có liên kết phân theo hình thức liên kết năm 2019


Số lượng

trang trại

Tỷ lệ

(%)

Tổng số

73

20.39

1. Góp vốn đầu tư sản xuất

3

0.84

2. Cung ứng sản phẩm dịch vụ đầu vào cho sản xuất

2

6.15

3. Tiêu thụ sản phẩm, dịch vụ đầu ra

62

17.32

4. Hình thức liên kết khác

4

1.12

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 120 trang tài liệu này.

Phát triển kinh tế trang trại trên địa bàn huyện Yên Định, tỉnh Thanh Hóa - 11


Nhìn chung, việc liên kết sản xuất của các trang trại trên địa bàn huyện trong thời gian qua chưa phát triển. Vấn đề liên kết sản xuất kinh doanh giữa các trang trại với nhau, giữa trang trại với các nông lâm trường, với các hợp tác xã nông nghiệp chưa được các chủ trang trại quan tâm đúng mức. Vì thế các trang trại gặp khó khăn trong việc mở rộng quy mô sản xuất, cũng như giải quyết các yếu tố đầu vào, đầu ra của trang trại còn nhiều bất cập, gây nhiều thiệt hại cho các chủ trang trại. Đây cũng là một hạn chế cần được các chủ trang trại khắc phục trong thời gian tới để nâng cao hiệu quả hoạt động của các trang trại và góp phần vào việc đẩy mạnh phát triển kinh tế trang trại trong tương lai.

Thị trường tiêu thụ sản phẩm của trang trại đóng vai trò hết sức quan trọng đối với việc xác định phương hướng kinh doanh. Hiện nay với tốc độ phát triển tương đối cao về sản xuất chăn nuôi nên khi hàng hóa ngày càng nhiều thì thị trường tiêu thụ sản phẩm càng trở nên không ổn định và bị động. Sản phẩm ngày càng phát triển hơn so với trước, song do sức mua của dân cư trong vùng còn thấp, trong khi hàng hóa của trang trại trên địa bàn khó vươn tới các vùng khác trong nước cũng như xuất khẩu ra nước ngoài nên đã nảy sinh tình trạng dư thừa.

Sản phẩm tiêu thụ của các trang trại chủ yếu dưới dạng thô, chưa qua chế biến, nên chất lượng và sức cạnh trạng của sản phẩm hàng hóa thấp. Kênh tiêu thụ sản phẩm chủ yếu là trang trại - thương lái - người bán lẻ - người tiêu dùng. Tiêu thụ qua nhiều khâu trung gian đã hạn chế sự kết nối giữa trang trại và người tiêu dùng, giá cả và thị trường tiêu thụ thường bấp bênh, thiếu ổn định. Hầu hết các chủ trang trại thiếu kiến thức về thị trường, tham gia thị trường bằng kinh nghiệm nên thường bị động, lúng túng và chịu thua thiệt khi giá nông sản biến động hoặc có dịch bệnh. Các trạng trại ở vùng sâu, vùng xa còn khó khăn trong kết nối với thị trường. Bên canh đó, hệ thống kênh thu mua, kết nối cung cầu với sự trợ giúp của nhà nước trong việc giới thiệu và hỗ trợ tiêu thụ sản phẩm cho trang trại chưa được chú ý; các trang trại chưa thực hiện đăng ký nhãn hiệu, xây dựng thương hiệu hàng hóa nên ảnh hưởng lớn đến việc tiêu thụ sản phẩm..

Đối với nhóm sản phẩm phục vụ cho chế biến công nghiệp chủ yếu là bán trực


tiếp cho các cơ sở chế biến và một số thương lái địa phương trong và ngoài huyện.

Đối với nhóm sản phẩm phục vụ tiêu dùng như lương thực, thực phẩm, trái cây… các trang trại bán trực tiếp cho thương lái địa phương, hoặc có quan hệ cung cấp cho các nhà hàng, khách sạn, quán ăn lớn để chế biến, tiêu thụ cho khách hàng.

- Các hình thức liên doanh, liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm chưa thực sự phù hợp, chặt chẽ. Nhận thức của nông dân với việc liên doanh, liên kết hình thành chuỗi giá trị trong sản xuất nông nghiệp chưa cao. Mặc dù ông tác tuyên truyền, vận động nông dân, Hợp tác xã nông nghiệp, doanh nghiệp tham gia chuỗi liên kết sản xuất đã được đẩy mạnh nhưng vẫn còn nhiều hạn chế. Việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng trong nông nghiệp còn chậm, đôi khi còn thụ động, nông dân còn chạy theo cơ chế giá thị trường, chạy theo giá cả, đầu tư ồ ạt. Việc xúc tiến thương mại, dự báo thông tin thị trường giá cả và định hướng sản xuất chưa được quan tâm đúng mức, dẫn đến việc tìm đầu ra cho sản phẩm nông nghiệp trên địa bàn huyện còn gặp nhiều khó khăn.

Nông sản phẩm hàng hoá do các trang trại sản xuất ra ở huyện Yên Định trong thời gian qua chủ yếu là tiêu thụ qua khâu trung gian, thường các chủ trang trại có mối quan hệ làm ăn với thương lái địa phương và những người buôn đường dài nên khi tới mùa thu hoạch họ đứng ra thu mua với giá được thoả thuận, tuy nhiên việc tiêu thụ qua khâu này thường hay gặp rủi ro, bất trắc khi thị trường biến động về giá cả, hoặc người buôn từ chối không thu mua sản phẩm của trang trại nữa, khiến sản phẩm không tiêu thụ được nên trang trại bị thua lỗ.

2.3. Thực trạng các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển kinh tế trang trại

2.3.1. Nhân tố chủ quan

+ Chính sách kinh tế:

Kinh tế trang trại là một mô hình kinh tế quan trọng giúp nông dân phát triển sản xuất, khai thác và sử dụng có hiệu quả đất đai, vốn, nhân lực, kỹ thuật, kinh nghiệm quản lý, góp phần phát triển nông nghiệp bền vững, giải quyết việc làm, tăng thu nhập, khuyến khích làm giàu đi đôi với xóa đói giảm nghèo; phân bổ lại lao động, dân cư, xây dựng nông thôn mới. Kinh tế trang trại đóng góp quan trọng


trong nền kinh tế của các quốc gia trên thế giới. Nhận thức được xu thế có tính quy luật đó, Đảng và Nhà nước ta đã quan tâm, khuyến khích kinh tế trang trại phát triển. Với hàng loạt các văn bản pháp luật, các chính sách được ban hành nhằm tạo lập khuôn khổ pháp lý, tạo điều kiện hình thành và phát triển kinh tế trang trại ở nước ta. Qua kết quả điều tra khảo sát của chủ trang trại và cán bộ quản lý tại địa phương về đánh giá chính sách phát triển kinh tế trang trại của Đảng và Nhà nước.

+ Chính sách về đất đai:

Trong hệ thống chính sách phát triển nông nghiệp, nông thôn chính sách đất đai chiếm vị trí quan trọng nhất. Vì vậy thực thi tốt chính sách đất đai sẽ tạo cho điều kiện thuận lợi để các trang trại phát triển.

Phòng Tài nguyên - Môi trường và UBND cấp xã thực thi việc giao đất nông nghiệp cho các hộ gia đình, cá nhân sử dụng ổn định lâu dài vào mục đích sản xuất nông - lâm nghiệp theo Nghị định 64/CP ngày 27/9/1993 và Nghị định 02/CP ngày 15/11/1994, Nghị định 01/CP của Chính phủ ngày 4/1/1995: Quy định về khoán đất và sử dụng vào mục đích sản xuất nông lâm và nuôi trồng thuỷ sản trong doanh nghiệp nhà nước nông nghiệp (theo Luật Đất đai năm 1993); Thẩm quyền giao đất, cho thuê đất được áp dụng theo đúng quy định của nghị định số 85/1999/NĐ – CP ngày 28/8/1999 của Chính phủ về sửa đổi bổ sung một số quy định về việc giao đất nông nghiệp cho hộ gia đình, cá nhân sử dụng ổn định lâu dài và nghị định số 163/1999/NQ – CP ngày 16/11/1999 của Chính phủ về giao đất, cho thuê đất lâm nghiệp cho tổ chức, cá nhân, gia đình sử dụng ổn định và lâu dài trong lĩnh vực lâm nghiệp; Từ năm 2013, áp dụng theo Nghị định số 43/2014//NĐ-CP của Chính phủ ngày 15/5/2014, Thông tư số 30/2014/TT-BTNMT ngày 02/6/2014 của Bộ Tài nguyên và Môi trường Quy định về hồ sơ giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất , thu hồi đất.

+ Chính sách về tín dụng:

Vốn là yếu tố quyết định mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của trang trại. Thiếu vốn là vấn đề lớn của các trang trại trong đầu tư phát triển sản xuất, ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất của trang trại. Tuy Nhà nước có nhiều chính sách tín dụng nhằm mục đích hỗ trợ phát triển trang trại nhưng việc tiếp cận các nguồn vốn


này còn nhiều hạn chế. Việc vay vốn được thực thi theo quy định tại Quyết định số 67/1999/QĐ-TTg, ngày 30/3/1999 của thủ tướng Chính phủ về “Một số chính sách tín dụng ngân hàng phát triển nông nghiệp và nông thôn”. Chủ trang trại được dùng tài sản hình thành từ vốn vay để bảo đảm tiền vay theo quy định tại Nghị định số 178/1999/NĐ-CP ngày 29/12/1999 của Chính phủ về bảo đảm tiền vay của các tổ chức tín dụng. Hỗ trợ việc cho vay đối với lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn. Các chủ trang trại được xem xét cho vay không có bảo đảm bằng tài sản tối đa đến 500 triệu đồng, theo quy định tại Nghị định số 41/2010/NĐ-CP, ngày 12/4/2010 của Chính phủ về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn.

Công tác tuyên truyền phổ biến chính sách là hoạt động không thể thiếu trong quá trình hỗ trợ phát triển kinh tế trang trại. Hoạt động thông tin tuyên truyền giúp các chủ trang trại nắm rõ được các thông tin về chính sách, các chương trình hỗ trợ để phát triển kinh tế trang trại thông qua hệ thống thông tin đại chúng và các cán bộ địa phương nhất là các tổ chức hội. Các nội dung của chính sách các chương trình hỗ trợ, các đối tượng áp dụng, cách tiếp cận hay hồ sơ để tham gia chương trình đều được phổ biến trên địa bàn huyện. Để thực thi tốt công tác này phòng Nông nghiệp và PTNT huyện Yên Định kết hợp song song cấp phát tài liệu với phát các bản tin trên đài phát thanh huyện, đài phát thanh các xã, đi học tập mô hình giỏi. Mục tiêu là tuyên truyền tốt những chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước về nông nghiệp, nông dân, nông thôn nói chung và các định hướng chủ trương phát triển kinh tế trang trại nói riêng. Các tin, bài phát đều có chất lượng tốt, đã qua sự kiểm duyệt của UBND các xã. Tất cả các tin bài đều được phát hai lần để các hộ nông dân có điều kiện tiếp thu. Công tác thông tin tuyên truyền quan trọng nhưng để thực thi tốt chính sách có hiệu quả cao nhất thì cần kết hợp nhuần nhuyễn với các hoạt động khác như: đào tạo, tập huấn, tham quan hội thảo, xây dựng mô hình,… Phòng Nông nghiệp và PTNT triển khai chính sách xuống cơ sở, các cán bộ phụ trách ở xã thông qua các tổ chức hội nông dân, chủ trang trại tiêu biểu để tuyên truyền sâu rộng về các chính sách hỗ trợ phát triển kinh tế trang trại được chính phủ ban hành

- Đánh giá chung của cán bộ quản lý nhà nước huyện Yên Định về các chính


sách hỗ trợ phát triển kinh tế trang trại: Hầu hết các cán bộ quản lý đánh giá cao về các chính sách hỗ trợ của Đảng và Nhà nước cho phát triển kinh tế trang trại. Kết quả khảo sát cho thấy đa số cán bộ quản lý đồng ý với các chính sách hỗ trợ phát triển kinh tế trang trại của Đảng và Nhà nước, điều này cho thấy chính sách trên là một chính sách đúng đắn và phù hợp trong tình hình phát triển kinh tế trang trại hiện nay. Tuy nhiên, bênh cạnh đó vẫn cần cải cách mạnh mẽ hơn nữa để tạo điều kiện cho người dân một cách tốt nhất, hiệu quả nhất mang lại lợi ích cho nền kinh tế huyện nói chung và các chủ trang trại nói riêng. Hiện nay đất đai và nguồn vốn là hai vấn đề quan trọng trong phát triển kinh tế trang trại, vì vậy vấn đề này đang được Đảng và Nhà nước quan tâm, nhằm giúp nông dân tháo gỡ khó khăn, khuyến khích phát triển kinh tế trang trại, quan điểm Nghị quyết Chính phủ là phải giao đất lâu dài cho chủ trang trại, cho thuê đất ngoài hạn điền và được vay vốn từ Quỹ hỗ trợ đầu tư phát triển của Nhà nước hoặc được vay vốn tín dụng của các ngân hàng thương mại theo phương pháp sử dụng tài sản hình thành từ tiền vay để đảm bảo nguồn vốn vay.

- Đánh giá của chủ trang trại huyện Yên Định về chính sách trang trại:

Đa số các chủ trang trại cho rằng chính sách này là tốt, đầy đủ, hợp lý. Có 8,16% chủ trang trại hoàn toàn đồng ý khi cho rằng các chính sách hỗ trợ phát triển trang trại đầy đủ, hợp lý; 65,31% đồng ý; 24,49% bình thường và 2,04% không đồng ý. 6,12% hoàn toàn đồng ý với ý kiến trang trại trên địa bàn có năng lực cạnh tốt; 81,63% đồng ý; 12,24% cho rằng bình thường. Khi hỏi về việc trang trại trên địa bàn phát triển ngày một tốt hơn có 10,2% ý kiến hoàn toàn đồng ý; 73,47% đồng ý và 16,33% cho rằng bình thường. Về trang trại trên địa bàn có nhiều cơ hội phát triển trong thời gian tới có 2,04% hoàn toàn đồng ý; 61,22% đồng ý; 34,69% bình thường và 2,04% không đồng ý với ý kiến trên. Với tỷ lệ khá cao 20,41% hoàn toàn đồng ý với ý kiến cho rằng tình hình phát triển kinh tế trang trại của huyện là tốt và đúng hướng; 65,31% đồng ý và 14,29% cho là bình thường với ý kiến trên.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 12/10/2022