làm việc, sự hiểu biết lẫn nhau của nhân viên trong công ty.
Không ngại tiếp nhận những lao động trẻ tuổi đồng thời tạo cơ hội thực tập, phát triển cho các lao động có năng lực, nâng cao khả năng, trình độ. Như vậy công ty sẽ đảm bảo cũng như phát triển nguồn lực lao động lâu dài.
Thứ sáu, hoàn thiện các chính sách khai thác và tổ chức nguồn hàng
Giảm áp lực cạnh tranh bằng cách tự chủ trong nguồn hàng mua, giảm thiểu mọi chi phí để chủ động định giá cho phù hợp hay cạnh tranh trên thị trường không phụ thuộc vào các đối thủ. Nâng cao chất lượng hoạt động cung ứng hàng hóa tạo uy tín và chỗ đứng trên thị trường và thu hút được lượng khách trung thành đảm bảo vị thế của công ty so với các đối thủ khác. Hơn nữa nguồn hàng của công ty đến từ các công ty kinh doanh thực phẩm thiết yếu khác, vì vậy cần có những chính sách hợp lý để ổn định nguồn hàng, đáp ứng được nhu cầu của mọi khách hàng. Để đáp ứng được nhu cầu đó công ty cần ổn định đầu vào của mình, nên dự trữ hàng để có thể cung cấp cho khách hàng một cách tốt nhất trong mọi điều kiện. Đẩy mạnh hoạt động dự trữ nguồn hàng, công ty tính toán lượng dự trữ cho phù hợp vì lượng dự trữ kém theo đó là một khoản chi phí chứ không phải lợi nhuận. Muốn vậy công ty phải thống nhất giữa các bộ phận mua hàng, vận chuyển và kho bãi. Tất cả các bộ phận này cần phối hợp để đưa ra mức dự trữ an toàn, đảm bảo không thiếu trong cung ứng với khách hàng.
Công ty cũng có đưa các nhân viên phụ trách hoạt động cung ứng sản phẩm tham gia khóa đào tạo ngắn hạn về quản lý và kiểm soát dự trữ cung cấp cho nhân viên những kỹ năng và kiến thức cần thiết. Công ty nên chủ động tìm thêm nhiều nguồn cung hàng hóa khác có thể thay thế được những nguồn hàng hiện tại khi xảy ra sự cố. Việc này vừa giảm được chi phí, thời gian và giảm những biến động bất lợi từ các công ty cung cấp thực phẩm khác tới công ty mình.
Thứ bảy, tăng cường các biện pháp cạnh tranh về giá cả, chất lượng và dịch vụ
• Chính sách giá: Nguyên tắc luôn tạo ra mức giá hấp dẫn để đáp ứng mong đợi của tất cả khách hàng và phù hợp cho tất cả mọi người. Hiện nay nguồn hàng thực phẩm thiết yếu chủ yếu là ở trong nước, vì vậy công ty luôn tìm tòi sáng tạo trong nghiên cứu, cố gắng tìm đầu vào thật tốt thì đầu ra là những sản phẩm mang chất lượng quốc tế, sẽ giảm được chi phí và tăng lợi nhuận. Công ty cũng xác định khâu phân phối sản phẩm, vận chuyển là khâu đem lại giá trị lợi nhuận thặng dư lớn, phần
giá trị gia tăng cao nên cần chú trọng hơn nữa
• Chính sách về dịch vụ: công ty cần vận hành hiệu quả hơn nữa dịch vụ vận chuyển hàng hóa đến khách hàng sao cho vừa nhanh chóng, vừa đảm bảo giữ được chất lượng hàng hóa trong quá trình vận chuyển. Vì thế, ngoài việc đầu tư thêm nhiều loại xe chuyên trở, công ty cần tính toán và sắp xếp thời gian giao hàng một cách hợp lý, tính toán lượng nhiên liệu và các chi phí phát sinh trong việc vận chuyển hàng hóa sao cho giảm thiểu được chi phí và tối đa hóa lợi nhuận cho công ty.
3.3. Các kiến nghị với cơ quan nhà nước
Có thể bạn quan tâm!
- Phát triển thị trường mặt hàng thực phẩm thiết yếu của công ty trách nhiệm hữu hạn thương mại Tân Đức - 1
- Phát triển thị trường mặt hàng thực phẩm thiết yếu của công ty trách nhiệm hữu hạn thương mại Tân Đức - 2
- Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Phát Triển Thị Trường Thực Phẩm Thiết Yếu
- Chỉ Tiêu Phát Triển Thị Trường Tiêu Thụ Thực Phẩm Thiết Yếu Theo Chiều Sâu
- Phân Tích Tốc Đó Phát Triển Doanh Thu Mặt Hàng Thực Phẩm Thiết Yếu Của Công Ty Tnhh Tm Tân Đức (2018-2020)
- Phát triển thị trường mặt hàng thực phẩm thiết yếu của công ty trách nhiệm hữu hạn thương mại Tân Đức - 6
Xem toàn bộ 58 trang tài liệu này.
Phát triển thị trường thực phẩm thiết yếu sẽ góp phần đáng kể vào thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển bền vững. Vì vậy khóa luận đưa ra một số kiến nghị với nhà nước nhằm phát triển thị trường mặt hàng thực phẩm thiết yếu như sau:
Về công tác xây dựng cơ chế cơ chế, chính sách, tạo môi trường pháp lý, môi trường cạnh tranh lành mạnh
Các cơ quan nhà nước hoàn thiện môi trường pháp lý nhằm cải thiện môi trường kinh doanh, tạo sự cạnh tranh bình đẳng cho các công ty. Cơ quan nhà nước cần ra soát hoàn thiện hệ thống pháp luật nhằm tạo điều kiện cho các công ty hoạt động. Đồng thời nhà nước có những quy định, cụ thể, rõ ràng chính xác để các doanh nghiệp có thể nắm bắt và thực hiện được. Nhà nước cần tăng cường các biện pháp kiểm soát các cơ sở sản xuất cũng như nguồn cung từ bên ngoài vào thị trường Việt Nam, có quy định về chất lượng sản phẩm, nghĩa vụ nộp thuế, hình thức nhập khẩu, tránh được hàng giả, hàng kém chất lượng không đúng nhu cầu của người tiêu dùng và xã hội. Các cơ quan quản lý nghiên cứu điều chỉnh cơ chế chính sách ưu đãi, hỗ trợ doanh nghiệp thực hiện chiến lược nghiên cứu thị trường, mở rộng quy mô, hỗ trợ công ty trong việc hiện đại hóa khoa học công nghệ nâng cao năng lực kinh doanh, cải thiện được mọi mặt của công ty phát triển hệ thống kinh doanh, giúp công ty từng bước xây dựng thương hiệu sản phẩm
Về việc hỗ trợ vốn cho công ty nhằm tăng cường nguồn tài chính để phát triển thị trường thực phẩm thiết yếu
Vồn là nguồn lực rất cần thiết để duy trì hoạt động kinh doanh của bất kỳ công ty nào. Hiện nay các công ty kinh doanh mặt hàng thực phẩm thiết yếu đang thiếu vốn đầu tư để mở rộng quy mô, nâng cao hình thức kinh doanh, nghiên cứu thị trường,
chưa có nhiều hình thức khuyến mại, xúc tiến thương mại để tiếp cận gần hơn với khách hàng. Nhà nước cần tạo điều kiện thuận lợi cho công ty tiếp cận được nguồn vay dài hạn cho đầu tư phát triển, đồng thời có biện pháp giảm thuế, giãn nợ cho công ty. Nhà nước cần xúc tiến thương mại, kêu gọi đầu tư thông qua các hội thảo, hội chợ triển lãm tạo điều kiện thuận lợi cho công ty hoạt động.
Về các chính sách hỗ trợ về công tác khoa học công nghệ
Khuyến khích cho các công ty xây dựng thương hiệu hoàn thiện và phát triển hệ thống tiêu thụ, xem xét chất lượng sản phẩm khi nhập hàng. Khuyến khích sự dụng có kênh kinh doanh online vào quá trình kinh doanh, nhằm mở rông thị trường và nâng cao được hiệu quả kinh doanh. Công ty ngày càng tiến gần đến khoa học công nghệ hiện đại để dễ dàng quản lý hơn, đồng bộ từ trên xuống dưới, đảm bảo được tiến trình công việc triển khai thực hiện một số biện pháp cụ thể nhằm phát triển thị trường khoa học công nghệ.
Về các chính sách về tổ chức quản lý phát triển thị trường mặt hàng thực phẩm thiết yếu
Các cơ quan nhà nước thống nhất quản lý nghành về chất lượng các mặt hàng thực phẩm thiết yếu, thống nhất ban hành tiêu chuẩn để thuận lợi cho việc quản lý các cơ sở quan lý kinh doanh, cũng như kinh doanh sản phẩm này. Công ty cần phải nắm rõ tiêu chuẩn sản phẩm để sản xuất hay nhập về những sản phẩm tốt đảm bảo được nhu cầu của người tiêu dùng. Nhà nước nên có kế hoạch xây dựng và cải tạo cơ sở hạ tầng, vật chất kỹ thuật cho hoạt động cung ứng hàng hóa vốn đã xuống cấp và còn nhiều yếu kém như: đường xá, cầu cống, bến cảng… để tạo cơ sở tiền đề kích thích hoạt động cung ứng thực phẩm với nhiều tiềm năng phát triển trong nước. Từ đó kích thích sự tăng trưởng của các hoạt động kinh tế, thương mại, xuất nhập khẩu trong nước phát triển.
3.4. Những vấn đề đặt ra cần tiếp tục nghiên cứu
Trên đây do sự giới hạn về số liệu và thời gian nghiên cứu nên đề tài chỉ tập trung nghiên cứu việc phát triển mặt hàng thực phẩm thiết yếu trên địa bàn tỉnh Lai Châu. Vậy trong tương lai chúng ta cần nghiên cứu việc phát triển và mở rộng thị trường mặt hàng thực phẩm thiết yếu
• Cần tiếp tục nghiên cứu những nhóm giải pháp đa dạng, thiết thực hơn nữa để
có thể vận dụng phát triển thị trường mặt hàng thực phẩm thiết yếu.
• Cần tiếp tục nghiên cứu áp dụng thành tựu khoa học công nghệ trong sản xuất, vận chuyển nhằm giảm chi phí, giá thành sản phẩm.
• Cần tiếp tục nghiên cứu phát triển đa dạng hơn nữa về chủng loại cũng như mẫu mã của các loại thực phẩm. Phát triển đa dạng hình thức kênh phân phối gắn liền với từng thị trường.
KẾT LUẬN
Trong nhiều năm qua, việc kinh doanh và phân phối mặt hàng thực phẩm thiết đã trở thành một trong những ngành phát triển mũi nhọn trong công cuộc phát triển của đất nước, giải quyết công ăn việc làm cho lượng lớn lao động, thực hiện các mục tiêu kinh tế xã hội quốc gia. Mặc dù kinh doanh trong một thị trường rộng lớn, cạnh tranh gay gắt đến từ các doanh nghiệp trong nước lẫn doanh nghiệp nước ngoài, song công ty trách nhiệm hữu hạn thương mại Tân Đức đã đạt được những thành công đáng khích lệ. Với gần 20 năm hoạt động, Tân Đức đã vươn lên trở thành một trong những nhà phân phối thực phẩm thiết yếu lớn và uy tín tại khu vực các tỉnh miền núi phía Bắc Việt Nam, doanh thu và sản lượng tăng cao với tốc độ lớn, hàng hóa cung cấp cũng ngày càng đa dạng hơn. Tuy nhiên, công ty vẫn phải đối mặt với rất nhiều khó khăn thách thức, đặc biệt là những vấn đề phức tạp như nguồn cung thực phẩm cũng như thị trường đầu ra cho các sản phẩm. Bên cạnh đó là vấn đề về nguồn vốn để đổi mới kĩ thuật công nghệ, đầu tư nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, mở rộng quy mô phân phối. Yêu cầu của các đối tác ngày càng cao khiến công ty đang rất khó khăn trong việc sản xuất ra các sản phẩm vừa đủ tiêu chuẩn lại có giá cả phải chăng để đủ sức cạnh tranh với rất nhiều doanh nghiệp khác trên cả nước. Từ thực tế đó đòi hỏi cần phải có những biện pháp cụ thể thúc đẩy hoạt động phân phối mặt hàng thực phẩm thiết yếu trên thị trường nội địa.
Đề tài “Phát triển thị trường mặt hàng thực phẩm thiết yếu của công ty trách nhiệm hữu hạn thương mại Tân Đức” đã phần nào phản ánh thực trạng kinh phát triển thị trường mặt hàng thực phẩm thiết yếu của công ty trách nhiệm hữu hạn thương mại Tân Đức trong giai đoạn 2018 - 2020, thông qua đó nhằm đề xuất một số định hướng và giải pháp nhằm đẩy mạnh việc phát triển thị trường mặt hàng thực phẩm thiết yếu của công ty trong thời gian tới.
Tuy nhiên, do những hạn chế về tiếp cận dữ liệu thống kê cũng như năng lực nghiên cứu, đề tài không tránh khỏi những khiếm khuyết cần khắc phục, tác giả kính mong nhận được sự góp ý, giúp đỡ của thầy cô, các chuyên gia, nhà quản lý, nhà khoa học để vấn đề này được tiếp tục nghiên cứu và hoàn thiện.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. TS.Thân Danh Phúc (2011) – Tập bài giảng Kinh tế thương mại Việt Nam, Bộ môn Kinh tế thương mại, trường Đại học Thương Mại.
2. TS.Thân Danh Phúc - Giáo trình Quản lý Nhà nước về Thương mại, Trường Đại học Thương Mại.
3. PGS.TS Hà Văn Sự - Trường Đại học Thương Mại (2015), Giáo trình Kinh tế thương mại, NXB Thống Kê, Hà Nội.
4. Phát triển thị trường bán lẻ hàng tiêu dùng ở nông thôn việt nam – Nhà xuất bản Công Thương
5. Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của công ty trách nhiệm hữu hạn thương mại Tân Đức năm 2018 – 2020.
6. ISO 22000 - Hệ thống quản lý an toàn thực phẩm
7. Tạp chí thương mại
8. Điều 6 Nghị định số 39/2018/NĐ-CP
9. Các trang web:
https://vfa.gov.vn/thuc-pham-va-suc-khoe.html https://www.gso.gov.vn/