Đã hiểu được cách quan sát lược đồ những cuộc phát kiến địa lí bao gồm khả năng quan sát các kí hiệu, mũi tên hướng đi và diễn biến con đường của các cuộc phát kiến địa lí đầy đủ, chính xác. Đã khai thác được đầy đủ và chính xác4 cuộc phát kiến địa lí thông qua lược đồ và chỉ ra được 4 hệ quả của cuộc phát kiến địa lí. HS chỉ được 4 con đường đi của các cuộc phát kiến địa lí thông qua lược đồ. Qua đó trình bày được đầy đủ 4 cuộc phát kiến theo đúng trật tự thời gian bao gồm: con đường của B. Điaxơ, Côlônbô, Va xco đơ Gama, Ph. Magienlan. Có đầy đủ kiến thức lịch sử để trình bày 4 hệ quả của các cuộc phát kiến địa lí bao gồm: đem lại hiểu biết mới các con đường đi mới, vùng đất mới, các dân tộc mới; thị trường thế giới được mở rộng; tan dã quan hệ bóc lột phong kiến, mở đường cho chủ nghĩa tư bản; nảy sinh cướp bóc thuộc địa và tệ nạn buôn bán nô lệ. | M2 (57 điểm) |
Đã biết cách quan sát lược đồ những cuộc phát kiến địa lí bao gồm khả năng quan sát các kí hiệu, mũi tên hướng đi và diễn biến con đường của các cuộc phát kiến địa lí đầy đủ, chính xác và suy luận được hệ quả của các con đường phát kiến địa lí. Đã chỉ được đầy đủ và chính xác 4 cuộc phát kiến địa lí thông qua lược đồ và chỉ ra được 4 hệ quả của cuộc phát kiến rất chính xác, logic. HS chỉ được 4 con đường đi của các cuộc phát kiến địa lí thông qua lược đồ. Qua đó trình bày được đầy đủ 4 cuộc phát kiến theo đúng trật tự thời gian bao gồm: con đường của B. Điaxơ, Côlônbô, Va xco đơ Gama, Ph. Magienlan. Trình bày được 4 hệ quả của các cuộc phát kiến địa lí bao gồm: đem lại hiểu biết mới các con đường đi mới, vùng đất mới, các dân tộc mới; thị trường thế giới được mở rộng; tan dã quan hệ bóc lột phong kiến, mở đường cho chủ nghĩa tư bản; nảy sinh cướp bóc thuộc địa và tệ nạn buôn bán nô lệ. Rút ra kết luận: Như vậy, các cuộc phát kiến địa lí đã làm thế giới thay đổi. Con đường đi lại, thông thương sẽ thuận lợi hơn. Lục địa Châu Mỹ tìm thấy đã kích thích sự khám phá vùng đất mới của con người…. | M3 (810 điểm) |
Có thể bạn quan tâm!
- Kết Quả Tn Từng Phần Biện Pháp Hướng Dẫn Hs Tự Làm Việc Với Sgk Ls
- Tổng Hợp Kết Quả Tn Từng Phần Hướng Dẫn Hs Luyện Tập Knth Thông Qua Hệ Thống Bài Tập Về Nhà
- Phát triển NLTH cho HS trong dạy học môn Lịch sử ở trường THPT thực nghiệm qua lớp 10 chương trình chuẩn - 18
- Phân Bố Điểm Của Nhóm Lớp Tn Và Nhóm Lớp Đc Sau Khi Tn
- Tiết Học Thứ Hai: Tây Âu Thời Hậu Kỳ Trung Đại (Tiết 1)
- Alêcxêep M. (1976), Phát Triển Tư Duy Học Sinh, Nxb Giáo Dục, Hà Nội.
Xem toàn bộ 281 trang tài liệu này.
Như vậy qua các minh chứng cụ thể như trên về các mức độ từ M0 đến M3, GV có thể dễ dàng đánh giá KN sử dụng đồ dùng trực quan, cụ thể là sử dụng lược đồ khi tìm hiểu về các cuộc phát kiến địa lí của HS. Để đánh giá ở các nội dung khác trên bảng tiêu chí GV có thể xây dựng các minh chứng như ví dụ trên.
4.2. Thực nghiệm sư phạm
4.2.1. Mục đích của việc thực nghiệm
Thứ nhất, thực nghiệm là cơ sở khẳng định tính đúng đắn, phù hợp hay không của cơ sở lí luận phát triển NLTH nói chung, những yêu cầu và biện pháp phát triển NLTH trong dạy học LS lớp 10 THPT được nêu ra trong luận án.
Thứ hai, thực tiễn dạy học các bài thực nghiệm, kết quả kiểm tra và ý kiến phản hồi của GV, HS là căn cứ phân tích, xác định tính hiệu quả, khả thi và mở rộng triển khai những biện pháp phát triển NLTH bộ môn.
Thứ ba, kết quả thực nghiệm còn là cơ sở đánh giá và kết luận khái quát về vấn đề phát triển NLTH trong dạy học LS ở trường THPT nói chung, LS lớp 10 nói riêng. Từ đó bổ sung, làm phong phú hơn nhận thức của GV và HS về vấn đề này, góp phần thay đổi cách dạy và cách học nhằm nâng cao chất lượng dạy học môn LS.
4.2.2. Đối tượng và địa bàn thực nghiệm
Về đối tượng thực nghiệm
Chúng tôi chọn HS lớp 10 (học chương trình chuẩn) của năm học 2013 2014 ở các tỉnh, thành phố: Hà Nội, Lạng Sơn,Thừa Thiên Huế, Lâm Đồng, Vĩnh Long, Cần Thơ để tiến hành thực nghiệm. Các lớp được chọn dạy thực nghiệm có trình độ học môn LS khác nhau từ giỏi, khá, trung bình đến yếu, có điều kiện học tập khác nhau và có thể đại diện cho HS trong cả nước. Trường thực nghiệm ở các vùng miền khác nhau: Thành phố, thị xã, đồng bằng, trung du, nông thôn…; thuộc các đối tượng khác nhau: trường chuyên, trường quốc lập và dân lập.
GV tham gia thực nghiệm được chọn dựa trên các tiêu chuẩn cơ bản sau:
Tốt nghiệp các trường ĐHSP có thâm niên công tác từ 03 năm trở lên
Đã được công nhận là GV dạy giỏi cấp trường trở lên, hàng năm có sáng
kiến kinh nghiệm giảng dạy
Có phẩm chất đạo đức tốt, được HS tin yêu, quí trọng, nhiệt tình, say mê với nghề nghiệp, tự nguyện tiến hành TNSP.
4.2.3. Nội dung thực nghiệm sư phạm
Để kiểm chứng tính khả thi của các biện pháp phát triển NLTH cho HS trong dạy học LS ở trường THPT chúng tôi tiến hành TNSP trong ba bài 10, 11 và
12 (4 tiết) trong SGK Lịch sử lớp 10 chương trình chuẩn. Do giới hạn dung
lượng của luận án nên ở
đây chúng tôi chỉ
đi vào so sánh một giáo án thực
nghiệm và đối chứng bài 11: Tây Âu thời hậu kỳ trung đại (tiết 1). (Giáo án xem phụ lục)
Thực nghiệm | Đối chứng | |
Trước giờ học | 1. Giáo viên (GV) Một tuần trước khi diễn ra giờ học, GV chia lớp thành 3 nhóm và phân công nhiệm vụ: + Nhóm 1: Tìm hiểu về hành trình phát kiến địa lý của Vaxcô đơ Gama. + Nhóm 2: Tìm hiểu về hành trình phát kiến địa lý của C. Côlômbô. + Nhóm 3: Tìm hiểu về hành trình phát kiến địa lý của Ph. Magienlăng. Đồng thời GV phân lớp thành 2 nhóm tìm hiểu về tác động của PKĐL (tích cựctiêu cực). GV cung cấp tư liệu liên quan và hướng dẫn HS làm việc nhóm. Trong quá trình chuẩn bị của HS, GV gặp đại diện các nhóm 2 lần để hỗ trợ. Chuẩn bị phiếu học tập. 2. Học sinh (HS) Đọc sgk và tham gia làm việc nhóm theo phân công của GV. | GV chỉ yêu cầu HS về nhà đọc trước SGK |
Trong giờ học | Giờ học được tổ chức thành một buổi tọa đàm với chủ đề “Các cuộc phát kiến địa lý lớn cuối thế kỉ XV – đầu thế kỉ XVI”. Trước khi bắt đầu giờ học, GV cung cấp cho HS PHT số 1. | Giờ học được tiến hành bình thường 1.GV vào bài mới: |
Mở đầu bài giảng (5p): GV sử dụng 3 bức tranh: Lược đồ châu Mĩ, tàu Caraven, bản đồ thế giới, gợi mở: Ba bức tranh này có gợi cho em liên tưởng đến điều gì? (Gợi ý: GV sử dụng tấm chân dung của C. Côlômbô và Magienlăng, hỏi: Em có biết đến hai nhân vật này? Cùng với 2 bức chân dung, 3 hình ảnh trên khiến em liên tưởng đến điều gì?). > Sau khi HS đã trả lời, GV dẫn dắt vào bài mới bằng việc nêu bài tập nhận thức: Một trong những thành tựu quan trọng của loài người ở thế kỉ XV là tiến hành các cuộc phát kiến địa lí. Để hiểu nguyên nhân nào dẫn đến các cuộc phát kiến địa lí; các cuộc phát kiến địa lí đó diễn ra như thế nào, hệ quả của các cuộc phát kiến địa lí đó ra sao chúng ta tìm hiểu bài học hôm nay để trả lời các câu hỏi nêu trên. 1. Hoạt động 1: Tìm hiểu về nguyên nhân và điều kiện của các cuộc phát kiến địa lý (hoạt động toàn lớp kết hợp cá nhân) GV giải thích khái niệm “Phát kiến địa lý”. GV yêu cầu HS dựa vào sgk và sử dụng PHT số 1 (bài 1), trình bày những hiểu biết về nguyên nhân và điều kiện để tiến hành các cuộc phát kiến địa lý cuối thế kỉ XV – đầu thế kỉ XVI. 2. Hoạt động 2: Trình bày các cuộc phát kiến địa lý tiêu biểu (Nhóm và toàn lớp) GV trình bày sơ lược về cụộc thám hiểm của Điaxơ (1487). Nhóm 1: Trình bày về cuộc thám hiểm của Vaxcô đơ Gama. Nhóm 2: Trình bày về hành trình phát kiến | GV treo lược đồ về các |
cuộc phát kiến địa lý lên |
bảng và giới thiệu về từng |
cuộc phát kiến địa lý theo |
thứ tự thời gian |
GV đưa ra câu hỏi cho HS |
“Hệ quả của các cuộc |
phát kiến địa lý là gì?” |
HS đọc SGK và trả lời |
câu hỏi. |
địa lý của Côlômbô. Nhóm 3: Trình bày về hành trình phát kiến địa lý của Magienlăng. Sau phần trình bày của mỗi nhóm các cá nhân khác nhận xét, sau đó GV nhận xét chốt ý, tổng kết và có thể đặt thêm câu hỏi. 3.Hoạt động 3: Phân tích hệ quả của các cuộc phát kiến địa lý (hoạt động nhóm kết hợp toàn lớp) GV tổ chức lớp học thành 2 nhóm tiến hành kĩ thuật Tranh luận Ủng hộ (For – Against), thảo luận về hậu quả của các cuộc phát kiến địa lý: + Nhóm 1: Nêu quan điểm để ủng hộ việc tiến hành các cuộc phát kiến địa lý (tác động tích cực). + Nhóm 2: Nêu quan điểm không ủng hộ các cụộc phát kiến địa lý (tác động tiêu cực). 4. Hoạt động 4: Kiểm tra hoạt động nhận thức GV tổ chức cho HS chơi trò chơi “Đoán ý đồng đội” để củng cố nhận thức của HS về bài học. | ||
Hướn g dẫn tự học và ra bài tập về nhà | GV cung cấp PHT, giao BTVN: Lược đồ trống các cụộc phát kiến địa lý, yêu cầu HS dựa vào những kiến thức đã học và sgk, vẽ đường đi của hành trình phát kiến địa lý của Côlômbô, Vaxcô đơ Gama, Magienlăng. Dặn dò HS đọc SGK bài 12, chuẩn bị ôn tập. | GV yêu cầu HS về nhà trả lời các câu hỏi trong SGK |
4.2.4. Phương pháp thực nghiệm
Trước khi tiến hành TNSP chúng tôi phát phiếu điều tra cho cán bộ quản lý, GV LS và HS THPT của các trường TNSP để thu thập các thông tin về tính khả thi của việc vận dụng các biện pháp phát triển NLTH cho HS trong dạy học
LS ở trường THPT. Đồng thời trao đổi với giáo viên và học sinh nhóm thực
nghiệm nội dung tập huấn: Hướng dẫn GV và HS cách sử dụng các tài liệu TH
có hướng dẫn; một số nội dung TH trong quá trình học trên lớp và học tại
nhà.Tác giả trực tiếp hướng dẫn cho GV việc thực hiện các giáo án giảng dạy trên lớp. Hướng dẫn cho GV cách tổ chức cho HS các hoạt động TH trên lớp và TH ở nhà.
Khi tiến hành TNSP chúng tôi đã trực tiếp dự giờ lớp TNSP ở một số trường để quan sát tác động của các biện pháp phát triển năng lực tự học của HS trong quá trình học trên lớp như thế nào? Quan sát các giờ tự học của HS để thấy được tác động tích cực của các biện pháp đến tính tích cực, chủ động của HS trong quá trình tự học. Trong quá trình quan sát, tập trung thu thập dữ liệu về thái độ, tích cực của HS trong quá trình TH trên lớp và TH ở nhà.
Sau khi TNSP chúng tôi đều kiểm tra HS lớp TN và ĐC với đề bài giống nhau sau đó chấm điểm và dùng phương pháp thống kê toán học để xử lý số liệu bài kiểm tra. So sánh kết quả giữa nhóm ĐC và nhóm TN để rút ra kết luận về việc nâng cao kết quả học tập của HS nhóm TN và nhóm ĐC sau quá trình TH dưới tác động của các biện pháp đã đề xuất.
Bên cạnh đó chúng tôi còn sử dụng phương pháp case – study để quan sát và theo dõi việc TH của một nhóm HS với các mức độ nhận thức khác nhau trong quá trình tham gia TNSP nhằm tiến hành phân tích quá trình học tập tiến bộ của HS nói chung, quá trình TH nói riêng.
4.2.5. Kết quả học tập trước khi TNSP
Việc chọn đối tượng TN và ĐC được dựa trên kết quả thi khảo sát đầu năm
học:
Nhóm | Lớp | Tổng HS | |
Chi Lăng | TN | 10A2, 10A3 | 81 |
ĐC | 10A1, 10A4 | 79 | |
Phan Đình Phùng | TN | 10B1, 10B3 | 55 |
ĐC | 10B2, 10B4 | 57 | |
Việt Trì | TN | 10C1, 10C4 | 69 |
ĐC | 10C2, 10C3 | 68 | |
Vĩnh Long | TN | 10C1, 10D1 | 73 |
ĐC | 10C2, 10D3 | 72 | |
Trường Xuân | TN | 10A1, 10A2 | 65 |
ĐC | 10B1, 10B2 | 66 | |
Đức Trọng | TN | 10A4, 10A5 | 65 |
ĐC | 10A3, 10A2 | 67 |
Phân tích kết quả học tập của học sinh nhóm TN và ĐC trước khi TNSP
chúng tôi thu được kết quả sau:
Bảng 4.1. Kết quả học tập của HS nhóm TN, ĐC trước khi TNSP
Tổng số HS | xi | 3 | 4 | 5 | 6 | 7 | 8 | 9 | 10 | |
Chi Lăng | 81 | fi (TN) | 5 | 7 | 28 | 30 | 6 | 4 | 1 | 0 |
79 | fi (ĐC) | 5 | 6 | 29 | 28 | 7 | 2 | 1 | 1 | |
Phan Đình Phùng | 55 | fi (TN) | 1 | 2 | 23 | 21 | 4 | 2 | 1 | 1 |
57 | fi (ĐC) | 2 | 3 | 21 | 22 | 4 | 3 | 2 | 0 | |
Việt Trì | 69 | fi (TN) | 5 | 8 | 24 | 23 | 6 | 2 | 0 | 1 |
68 | fi (ĐC) | 7 | 5 | 21 | 24 | 7 | 3 | 1 | 0 | |
Vĩnh Long | 72 | fi (TN) | 3 | 4 | 9 | 22 | 25 | 6 | 2 | 1 |
73 | fi (ĐC) | 4 | 4 | 10 | 25 | 23 | 5 | 1 | 1 | |
Trường Xuân | 65 | fi (TN) | 1 | 3 | 24 | 23 | 8 | 3 | 2 | 1 |
66 | fi (ĐC) | 2 | 4 | 22 | 24 | 9 | 4 | 1 | 0 | |
Đức Trọng | 65 | fi (TN) | 1 | 3 | 24 | 22 | 9 | 3 | 2 | 1 |
67 | fi (ĐC) | 2 | 4 | 21 | 24 | 11 | 4 | 1 | 0 |
Từ kết bảng kết quả học tập trên chúng tôi có các đa giác đồ về chất
lượng học tập của các trường THPT tiến hành thực nghiệm sư phạm toàn phần (xem phụ lục). Nhìn vào các đa giác đồ chúng ta thấy đỉnh của các đa giác đồ gần ngang nhau điều này chứng tỏ chất lượng của nhóm TN và nhóm ĐC là tương đương nhau
4.3. Kết quả thực nghiệm sư phạm
Theo chúng tôi NLTH liên quan trực tiếp tới kết quả lĩnh hội kiến thức LS và khả năng làm bài của HS. Nếu HS có NLTH và phát triển tốt NLTH thì các em sẽ lĩnh hội tốt kiến thức LS. Vì vậy ở trong luận án chúng tôi đo kết quả TNSP về định lượng là kết quả nhận thức bài học và kết quả định tính là thái độ học tập, hứng thú nhận thức của HS.
Để kiểm tra tính khả thi của các biện pháp đưa ra, sau khi phân tích và
chấm điểm các bài kiểm tra của lớp TN và ĐC chúng tôi xây dựng phương thức và tiêu chí đánh giá như sau:
Phương thức và tiêu chí đánh giá mặt định lượng
Căn cứ vào kết quả các bài kiểm tra của HS theo thang điểm 10, tính các thông số thống kê sau:
Điểm trung bình các bài kiểm tra:
10
xi . fi , trong đó N là số bài kiểm
x i1
N
tra, xi là loại điểm, (fi) là tần số điểm xi mà HS đạt được.
10
(x x)2 . f
Phương sai:
s2
i1
i i
N 1
10
(x x)2 f
i
i
i1
N 1
Độ lệch chuẩn: s
Hệ số biến thiên (còn gọi là hệ số phân tán): V =
s (%).
x
Sử dụng phép thử t student để xem xét tính hiệu quả của TNSP với
x
STN
t , tra bảng phân phối t student, nếu t > t chứng tỏ thực nghiệm có hiệu
quả rõ rệt.
Kiểm định phương sai và giả thiết E0, cụ thể:
Kiểm định phương sai bằng giả thiết E0: "Sự khác nhau giữa các phương
S
S 2
.
sai ở nhóm lớp TN và nhóm lớp ĐC là không có ý nghĩa" với đại lượng F
TN 2 DC
Nếu F F , khẳng định phương sai như nhau, tiếp tục kiểm định giả
TN TN DC DC
NTN N DC 2
(N 1)S 2 (N 1).S 2
thiết H0: “Sự khác nhau giữa các điểm trung bình ở hai mẫu là không có ý nghĩa với phương sai như nhau” bằng công thức:
s. 1 1
nTN nDC
t xTN
xDC
với s =
Nếu F F , khẳng định phương sai khác nhau, tiếp tục kiểm định giả
thiết H0: "Sự khác nhau giữa các điểm trung bình ở hai mẫu là không có ý nghĩa