Kết Quả Tn Từng Phần Biện Pháp Hướng Dẫn Hs Tự Làm Việc Với Sgk Ls


tượng từ mức độ dễ đến khó. Vì vậy việc đọc SGK trước ngoài việc giúp HS nắm được nội dung bài học mà còn giải quyết được số câu hỏi trong SGK.

Để rèn luyện năng lực tự học cho HS thông qua làm việc với SGK trước giờ học đòi hỏi ở HS tính tự giác, nghiêm túc suy nghĩ kĩ trước khi đọc bài, tránh trả lời câu hỏi một cách qua loa hoặc đối phó như chép lại câu trả lời. Nội dung chuẩn bị rất cụ thể trong SGK, nếu có kĩ năng đọc SGK HS có thể trả lời được các câu hỏi trên. Có sự chuẩn bị bài chu đáo sẽ giúp HS tiếp thu bài trên lớp hiệu quả, kiến thức được khắc sâu. GV ngoài việc hướng dẫn HS làm việc với SGK trước giờ học còn có thể kiểm tra việc chuẩn bị bài của HS để kịp thời đôn đốc, nhắc nhở, hướng dẫn HS tự học tốt hơn.

Chúng tôi tiến hành TNSP cho phần KN sử dụng SGK tại trường THPT Nguyễn Bỉnh Khiêm với cách thức như sau: trước khi dạy học bài 4 “Các quốc gia cổ đại phương Tây­ Hilạp và Rôma” chúng tôi yêu cầu HS hãy đọc SGK LS lớp 10 từ trang 20­ trang 27 sau đó lập dàn ý lại bài viết từ SGK trong khoảng 400 từ. Sau khi thu lại bài viết dàn ý của HS, chúng tôi có những nhận xét như sau: Hầu hết các em làm được theo yêu cầu của GV, đó là tóm tắt lại nội dung

bài viết trong SGK trong khoảng 400 chữ; nội dung tương đối đầy đủ các ý

chính, có một số em biết cách sơ đồ hóa lại kiến thức phần thể chế dân chủ Aten. Đối với lớp TN, do có phần chuẩn bị dàn ý trước ở nhà nên khi tiến hành bài học các em nắm bài rất tốt, ghi chép rõ ràng và hăng hái phát biểu ý kiến. Ở lớp ĐC, do không được chuẩn bị bài trước nên đa số HS chăm chú vào ghi bài, lớp học kém sôi nổi và GV mất nhiều thời gian hơn cho việc giảng bài mà ít có các hoạt động cho HS trong giờ học. Sau giờ học chúng tôi cho HS ở cả hai lớp làm bài kiểm tra 15 phút nhằm đánh giá mức độ hiểu bài và khả năng sử dụng SGK của HS. Kết quả kiểm tra cho thấy khả năng sử dụng SGK của lớp TN đạt được ở mức độ cao hơn so với lớp ĐC.

Bảng 3.3: Kết quả TN từng phần biện pháp hướng dẫn HS tự làm việc với SGK LS

Lớp/ sĩ số

Kết quả thực nghiệm (điểm số/tỉ lệ %)

0­1

2­4

5­7

8­10

ĐC: 10C1 (46 HS)

13/28,2%

24/52,2%

09/19,6%

00/00%

TN: 10C2 (48 HS)

04/8,4%

19/39,6%

18/37,5%

07/ 14,5%

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 281 trang tài liệu này.

Phát triển NLTH cho HS trong dạy học môn Lịch sử ở trường THPT thực nghiệm qua lớp 10 chương trình chuẩn - 16



Mức chênh lệch

19,8%

12,6%

17,9%

14.5%


Qua TNSP, chúng tôi thấy nếu trang bị cho HS KN tự làm việc với SGK thì việc dạy và học môn LS ở trường THPT sẽ mang lại hiệu quả tốt hơn.

3.3.3.2.2. Hướng dẫn HS tự sưu tầm tài liệu liên quan đến bài học

Sưu tầm tài liệu công việc giúp mở rộng kiến thức Lịch sử. Đặc điểm của kiến thức Lịch sử là rất nhiều giai đoạn, sự kiện, hiện tượng, nhân vật lịch sử, cùng với nhiều nhận định, bình luận đánh giá về những sự kiện hiện tượng đó. Trong khi đó kiến thức của bộ môn Lịch sử ở trường THPT không thể truyền tải hết nội dung của tri thức Lịch sử. Kiến thức về các sự kiện, hiện tượng, nhân vật Lịch sử ít nhiều đã được HS tiếp cận trong chương trình cấp THCS hoặc thông qua sách báo và các phương tiện thông tin khác. Vì vậy HS THPT có khả năng và cần rèn luyện khả năng tự tích lũy, huy động tư liệu để mở rộng, hiểu rõ hơn những kiến thức được ghi trong SGK, tài liệu tham khảo này sẽ làm sống dậy những sự kiện, nhân vật lịch sử, làm sáng tỏ những nội dung kênh hình mà SGK cung cấp. Ghi chép lại những dẫn chứng, những sự kiện, hiện tượng Lịch sử, sưu tầm lại những hình ảnh, những tư liệu về cuộc đời và sự nghiệp của các nhân vật Lịch sử mà HS đã được học là một hoạt động tích cực có tác dụng to lớn trong việc rèn luyện kĩ năng tự làm việc với tài liệu tham khảo và kĩ năng tư duy lịch sử đồng thời tạo hứng thú cho HS trong học tập môn Lịch sử.

Cách thức sưu tầm tài liệu mở rộng kiến thức Lịch sử ngoài SGK:

­ Tự nghiên cứu đoạn trích từ trong các tác phẩm lịch sử. Ở trường hợp này nội dung hoạt động bao gồm tự đọc đoạn trích, phân nhỏ đoạn trích theo các ý mà tác giả muốn trình bày; tìm tư tưởng chính của từng ý; viết những tư tưởng đã tìm được theo trình tự, thành dàn ý. Trên cơ sở những ý chính đã viết ra học sinh sẽ tìm được nội dung chính đoạn trích muốn nói, khái quát hóa ý hiểu của bản thân về nội dung đoạn trích và trình bày trên lớp (nếu cần).

­ Đọc các loại sách phù hợp với trình độ nhận thức của các em. Để cho việc tự đọc sách của học sinh không tản mạn, chệch hướng giáo viên cần hướng dẫn các em chọn sách và phương pháp đọc. Đọc sách không phải là giải trí mà cần phải làm các việc dưới đây:

+ Tự đọc hiểu nội dung của sách. Công việc này cần được thực hiện: tìm


những tư tưởng chính trong mỗi đoạn theo từng chương, mục của sách; ghi

những ý chính đã tìm được theo trình tự cuốn sách trình bày dưới dạng dàn ý; hệ thống hóa, khái quát hóa các ý trong chương, mục, phần hay toàn bộ cuốn sách; phát biểu nội dung của sách.

+ Tự nghiên cứu các chương, mục trong sách tham khảo (phù hợp) để

hiểu sâu sắc, mở rộng, nâng cao kiến thức đã được học trong sách giáo khoa

nhằm giải quyết những bài tập mà giáo viên giao cho. Công việc này cần thực hiện: giáo viên nêu bài tập, giới thiệu cho học sinh sách và chỉ rõ chương, mục cần nghiên cứu; học sinh nghiên cứu sách kết hợp với sách giáo khoa để làm bài tập.

+ Tự ghi chép khi đọc sách (tên sách, tác giả), thời gian đọc; nội dung chủ yếu của sách theo dạng dàn ý; những câu thích thú, tâm đắc…

+ Suy nghĩ và ghi những vấn đề rút ra sau khi đọc sách (những vấn đề liên

quan đến bài học, vấn đề

thích nhất, những thắc mắc, ý định sử

dụng những

kiến thức đã thu nhận được sau khi đọc).

Để TNSP từng phần cho biện pháp hướng dẫn HS TH ở nhà thông qua hoạt động sưu tầm tài liệu chúng tôi tiến hành như sau. Khi dạy Bài 4 “Các quốc gia cổ đại phương tây­ Hy lạp và Rôma”, Phần d. Nghệ thuật, trong SGK viết rất sơ lược, để HS có những hiểu biết nhiều hơn về nghệ thuật Ly Lạp và La mã cổ đại chúng tôi đã giao cho HS sưu tầm thêm các tư liệu, tranh ảnh về các tác phẩm cũng như các công trình kiến trúc nghệ thuật của người Hy Lạp và La mã cổ đại. Những phần chuẩn bị này GV giao nhiệm vụ cho 07 nhóm, mỗi nhóm gồm 06 thành viên. Đến giờ học GV chọn ra 03 nhóm để trình bày thành quả của mình trước lớp. Qua quan sát lớp học chúng tôi thấy các thành viên trong nhóm rất háo hức trong công việc sưu tầm, tuyển chọn, sắp xếp hợp lí và trình bày ấn

tượng tác phẩm của mình; vào giờ

học cả

lớp trông đợi và ngạc nhiên trước

thành quả của chính bản thân các em. Các nhóm đã sử dụng các hình thức trình bày qua các phần mềm như: PP, Prezi, sách theo dạng Lookbook,… Công việc này ngoài việc giúp HS có KN trong việc sử dụng SGK, KN sử dụng tài liệu tham khảo còn góp phần rèn luyện các KN khác như: KN phát hiện và giải quyết vấn đề, KN trình bày và làm bài thi môn LS, KN sử dụng đồ dùng trực quan từ đó giúp phát triển NLTH LS cho HS. Đặc biệt, chính thông qua việc rèn luyện KN


này HS lĩnh hội vững chắc kiến thức, điều này thể hiện rõ ở kết quả THSP.

Ở lớp ĐC, chúng tôi tiến hành giờ học bình thường, đó là GV giảng và cung cấp một số hình ảnh về văn hóa Hylạp và Rôma cho HS. Lớp học diễn ra với không khí khá trầm vì một phần đã là cuối của tiết học, một phần là qua quan sát chúng tôi nhận thấy HS không có hứng thú khi tiếp nhận kiến thức. Sau khi TN chúng tôi có cho làm một bài kiểm tra ngắn, kết quả cho thấy ở lớp TN các em có kết quả cao hơn lớp ĐC, chứng tỏ biện pháp chúng tôi đưa ra có tính khả thi.

Bảng 3.4: Kết quả TN từng phần biện pháp luyện tập KN TH cho HS khi ở

nhà trước giờ học


Lớp/ sĩ số

Kết quả thực nghiệm (điểm số/tỉ lệ %)

0­1

2­4

5­7

8­10

ĐC: 47 HS

12/25,6%

27/57,4%

8/17%

00/00%

TN: 48 HS

04/8,3%

16/33,3%

26/54,2%

02/4,2%

Mức chênh lệch

17,3%

24,1%

37,2%

4,2%


3.3.3.2.3. Hướng dẫn học sinh luyện tập thông qua hệ thống bài tập về nhà.

Vấn đề luyện tập để phát triển các KN TH là vô cùng quan trọng đối với

HS THPT. Vì vậy, sau khi hướng dẫn HS thực hiện theo mẫu, để có KN GV phải hướng dẫn các em luyện tập nhằm ôn lại các tri thức, cách thức hành động. Một trong những biện pháp hiệu quả là đưa ra các bài tập và hướng dẫn HS giải bài tập. Qua việc hoàn thành bài tập HS nắm vững hơn phương pháp, cách thức đánh giá sự kiện LS và hình thành, phát triển các NLTH. Hoặc khi HS đã hiểu rõ phương pháp, cách thức trình bày vấn đề LS trong các bài thi, GV cần thường xuyên ra các bài tập về nhà yêu cầu tập viết, bố trí thời gian chữa bài, trao đổi thảo luận để các em rút kinh nghiệm. Chỉ có thường xuyên luyện tập HS mới thành thạo trong việc trình bày và làm bài thi ­ một KN vô cùng quan trọng đối với HS THPT. Bên cạnh hoạt động dạy học ở trên lớp, TH ở nhà, GV còn có thể hướng dẫn HS giải các bài tập thông qua hoạt động ngoại khóa như tự tìm tòi nghiên cứu để soạn các báo cáo khoa học phù hợp với trình độ của bản thân, tự sưu tầm tài liệu LS địa phương, tự vận dụng kiến thức,


KN, kĩ xảo đã học vào hoạt động thực tiễn theo những yêu cầu mà GV đưa ra.

Một số dạng bài tập về nhà có thể hướng dẫn HS làm như sau:

+ Bài tập mô hình hóa kiến thức:

Ưu điểm của dạng bài tập này là giúp HS hệ thống lại các kiến thức đã học một cách ngắn gọn, logic, dễ học. Bài tập mô hình hóa kiến thức thường được áp dụng cho việc vẽ sơ đồ, thiết kế bảng biểu, vẽ sơ đồ tư duy về những kiến thức LS. Những bài tập mô hình hóa kiến thức phù hợp với kiến thức về bộ máy nhà nước, phân chia hành chính, hay là lập niên biểu các sự kiện quan trọng, thể hiện quá trình phát triển của một cuộc cách mạng, nhà nước… Bài tập mô hình hóa khi giao về nhà sẽ buộc HS phải tự tìm hiểu lại kiến thức, tư duy logic và trình bày lại những kiến thức đã học.

+ Bài tập dạng tự luận

Bài tập tự luận thường được đưa ra dưới dạng một câu hỏi tổng hợp. Bài tập tự luận không những củng cố kiến thức của HS mà còn yêu cầu HS phải biết phân tích, so sánh, đánh giá, trình bày… tùy vào yêu cầu của từng bài tập. Bài tập tự luận không chỉ dừng lại ở kiến thức một bài học duy nhất mà HS thường sẽ phải tổng hợp kiến thức của nhiều bài, của một chương hay của một vấn đề.

Ví dụ: Khi dạy học các bài 12, 13 phần LS Việt Nam ở lớp 12 THPT, GV yêu cầu HS về nhà hoàn thành bài tập “Căn cứ vào những hoạt động của lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc từ 1919­ 1930, em hãy làm sáng tỏ nhận định: Lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc là người sáng lập ra Đảng ta”. Trả lời được câu hỏi này đòi hỏi HS cần phải tổng hợp kiến thức của nhiều bài học. Thông qua việc trả lời các câu hỏi trên HS sẽ được rèn luyện các KN như: KN làm việc với tài liệu tham khảo, KN trình bày một vấn đề LS, KN ôn tập và củng cố kiến thức… góp phần phát triển NLTH cho bản thân.

+ Bài tập vẽ lược đồ, tranh minh họa và sáng tác truyện tranh

Đây là một dạng bài tập về nhà khá mới mẻ. Dạng bài tập này phù hợp để làm theo nhóm. Ưu điểm của bài tập là mới mẻ, thu hút được sự chú ý và hứng

thú của HS. Hơn nữa dạng bài tập này còn khơi dậy khả năng sáng tạo, rèn

luyện tinh thần làm việc nhóm. Làm một bài tập về nhà dạng này, HS cần có những kỹ năng về thu thập tư liệu, đặc biệt là sưu tập tranh ảnh. Qua đó HS được tiếp xúc với kiến thức LS một cách trực quan và rõ ràng hơn.


­ Bài tập vẽ lược đồ: Bài tập vẽ lược đồ thường là vẽ lược đồ một trận đánh, một cuộc chiến tranh cụ thể. Các lược đồ hỗ trợ rất lớn cho các tiết giảng dạy về các trận đánh lớn trong LS, tuy nhiên thay vì dùng những lược đồ sẵn có chúng ta có thể yêu cầu HS vẽ lược đồ minh họa một cách đơn giản và dễ hiểu

Yêu cầu của bài tập này HS phải nắm bắt được các địa danh, diễn biến trận chiến, ký hiệu… Thêm vào đó, HS cũng cần biết cách trình bày một trận đánh thông qua lược đồ, giải thích, nhận xét. Bài tập không yêu cầu quá cao về tính mỹ thuật nhưng yêu cầu về độ chính xác, khả năng hiểu bài và trình bày

­ Vẽ tranh minh họa: Với dạng bài tập bày phù hợp với kiến thức về các kiến thức văn hóa, đời sống trong quá khứ. Để có thể hoàn thành một bài tập này, yêu cầu HS trước hết phải biết sưu tầm và chọn lựa tư liệu hình ảnh. Dạng bài tập này thích hợp để giao cho HS sau các buổi học ngoại khóa tại bảo tàng, hay các buổi học thực địa.

­ Sáng tác truyện tranh: Đây là dạng bài tập gần gũi nhất với lứa tuổi học trò và cũng là bài tập khơi gợi được sức sáng tạo của các HS. Có thể sử dụng một số câu chuyện LS gần gũi hay diễn biến một trận chiến trình bày lại dưới dạng một mẩu truyện tranh đơn giản. Hình thức này không chỉ tạo hứng thú cho HS khi làm bài tập mà còn tọa hứng thú cho các HS khác khi được tiếp thu kiến thức dưới dạng những mẩu truyện có minh họa rõ ràng.

+ Bài tập xây dựng tình huống kịch, làm clip ngắn

Giống với những bài tập sáng tác truyện tranh, đây là một hình thức bài tập về nhà rất mới mẻ và cũng là dạng bài tập khơi dậy được khả năng sáng tạo lớn từ phía HS. Đây là dạng bài tập yêu cầu lớn về khả năng sáng tạo và làm việc nhóm. HS có thể dựa vào những tình huống có thật trong LS để viết thành kịch bản và trình diễn trước cả lớp. Trong những bài học về văn hóa, các em có thể tự làm những clip ngắn nói về văn hóa qua từng thời kỳ, trình bày về những tư liệu tranh ảnh mà HS đã sưu tầm được. Dạng bài tập về nhà này có thể kết hợp linh hoạt với PPDH theo dự án, để các em có thể trình bày kết quả làm bài một cách trọn vẹn nhất. Những bài tập làm phim, đóng kịch sẽ được giao trước cho HS một thời gian để chuẩn bị trước khi trình bày sản phẩm.

Ví dụ: Làm một đoạn clip ngắn giới thiệu về chiến dịch đông xuân 1953­ 1954.

âm mưu của Pháp trong


Khi thiết kế bài tập về nhà nhằm rèn luyện NLTH cho HS cần đáp ứng một số yêu cầu: Bài tập về nhà phải tập trung vào nội dung cơ bản theo chương trình học ở trên lớp; phải đảm bảo tính vừa sức đối với HS; phải kích thích được trí tò mò, từ đó tạo nên hứng thú học tập cho HS; cần được giao thường xuyên và có sự kiểm tra đánh giá của GV.

Việc thiết kế bài tập về nhà rèn luyện NLTH cho HS THPT cần tuân thủ các bước sau:

Bước 1: xác định mục tiêu xây dựng bài tập về nhà nhằm rèn luyện NLTH

cho HS THPT. Khi xây dựng bài tập về nhà GV phải xác định được mục đích khi giao bài tập: kiến thức này phù hợp với dạng bài tập nào? Với bài tập này mục

đích rèn luyện kỹ

năng gì cho HS? Sau khi làm bài tập HS sẽ

tiếp thu được

những kiến thức gì? Đây là bước đầu tiên và cũng là bước quan trọng nhất vì chỉ khi xác định rõ được mục tiêu thì mới có cơ sở vững chắc để thực hiện các bước tiếp theo.Ví dụ: với bài 20 phát triển văn hóa dân tộc từ thế kỷ X đến thế kỷ XV, GV muốn HS rèn luyện được kỹ năng sưu tầm về những thành tựu kiến trúc – điêu khắc thời Lý – Trần – Lê thì nên ra bài tập về sưu tầm tài liệu và sử dụng những tư liệu đã sưu tầm được để làm thành một đoạn clip ngắn về nghệ thuật kiến trúc và điêu khắc từ thế kỷ X đến thế kỷ XV.

Bước 2: là xác định rõ mục tiêu cần đạt và kiến thức trọng tâm của mỗi bài học. GV cần phải xác định rõ kiến thức trọng tâm của từng bài học. Đối với

bài học này cần HS mở

rộng kiến thức về phần nào. Bài tập về

nhà chỉ

nên

hướng vào nội dung trọng tâm để HS được củng cố và mở rộng những kiến thức quan trọng.

Bước 3: xác định dạng bài tập. Như đã nói ở trên, với mỗi đơn vị kiến thức sẽ phù hợp với những dạng bài tập nhất đinh. Tùy thuộc và kiến thức và mục đích của GV mà sử dụng những loại bài tập phù hợp.

Bước 4: xác định những nguồn tư liệu cần nghiên cứu để xây dựng bài tập. Tư liệu phong phú sẽ giúp cho bài tập thêm mới mẻ và tạo nên hứng thú cho HS. Cũng cần quan tâm đến nguồn tư liệu mà HS sử dụng khi làm bài tập. Cần đảm bảo rằng những tư liệu cần thiết cho một bài tập là những tư liệu chính thống, dễ tìm kiếm, phù hợp với trình độ của HS.

Bước 5: tiến hành xây dựng bài tập. Sau khi xác định được mục đích, kiến


thức trọng tâm, dạng bài tập, tư liệu thì có thể bắt đầu xây dựng bài tập. Bài tập được xây dựng phải luôn bám sát với nội dung kiến thức mà HS được học, hướng về mục đích đã đặt ra ban đầu. Dạng bài tập xây dựng phù hợp và thể hiện được yêu cầu của GV khi ra bài tập. Cần xây dựng luôn một hệ thống đáp án, hướng giải quyết bài tập cụ thể, chính xác.

Bước 6: giao bài tập và hướng dẫn HS làm bài. Bài tập về nhà có thể làm theo nhóm hoặc cá nhân tùy vào khối lượng công việc cần hoàn thành của mỗi bài tập. Giao bài tập về nhà GV nên có những hướng gợi mở cho HS, để HS có thể hiểu được đúng đắn nhất yêu cầu mà bài tập đưa ra. Hơn nữa, cũng cần định hướng tư duy, phương pháp thực hiện để HS có thể thực hiện đúng những yêu cầu bài tập đặt ra. Khi mới làm quen với những bài tập về nhà dạng này, HS có nhiều bỡ ngỡ thì GV nên có sự hướng dẫn tận tình, tuy nhiên vẫn phải để HS được độc lập tự chủ trong quá trình làm bài. Khi HS đã quen với những bài tập rèn luyện NLTH, những hướng dẫn của GV có thể ít dần đi để HS được tự chủ và TH. Đối với những bài tập theo nhóm, GV cần có sự giám sát kỹ càng để đảm bảo tất cả các thành viên trong nhóm đều tham gia hoàn thành bài tập cùng cả nhóm.

Bước 7: kiểm tra việc làm bài tập ở nhà của HS. Kiểm tra việc làm bài tập ở nhà của HS không chỉ là kiểm tra ý thức của HS trong học tập mà còn là kiểm tra trình độ của HS. Với mỗi bài tập HS hoàn thành chúng ta có thể nhận thấy được trình độ của HS cũng như những ưu khuyết điểm, qua đó có kế hoạch giáo dục cụ thể để có thể rèn luyện thêm cho HS phát huy ưu điểm và khắc phục khuyết điểm. Bên cạnh đó GV còn kịp thời động viên khen ngợi tạo niềm say mê hứng thú cho HS khi học tập bộ môn.

Chúng tôi đã tiến hành làm thực nghiệm biện pháp thường xuyên giao bài tập về nhà cho HS trong dạy học LS ở trường THPT chuyên Nguyễn Bỉnh Khiêm (Vĩnh Long) khi dạy chương II, Việt Nam từ thế kỉ X đến thế kỉ XV. Đối với lớp

thực nghiệm, GV thường xuyên giao bài tập về nhà cho HS (xem phụ lục hệ

thống bài tập), GV có sự hướng dẫn tỉ mỉ, chu đáo trong khâu tìm tài liệu tham khảo và phương pháp giải các bài tập. Theo dõi lớp học chúng tôi có nhận xét như sau:

­ Ở lớp tiến hành thực nghiệm, sau tuần đầu tiên giao bài tập về nhà các

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 28/03/2023