kiến thức liên quan đến bài học thông qua các nguồn tài liệu khác như từ đồ dùng trực quan, từ sách báo, internet… Đối với việc hướng dẫn HS TH trong giờ lên lớp, chúng tôi thường sử dụng các phương pháp dạy học có những ưu thế trong việc phát triển NLTH cho HS như: cho HS làm việc theo nhóm, HS tập trình bày thảo luận, hay thuyết trình về một chủ đề nào đó, GV cũng có thể sử dụng hay giúp HS viết những kịch bản ngắn có nội dung phù hợp và cho HS đóng vai… qua các hình thức tổ chức dạy học đa dạng trên lớp học, HS sẽ được rèn luyện nhiều ở các KN như: KN trình bày và làm bài thi, KN sử dụng SGK, KN sử dụng đồ dùng trực quan, KN phát hiện và giải quyết vần đề, KN đánh giá các nhân vật hay sự kiện LS. Đối với việc phát triển NLTH cho HS trong khi ôn tập và củng cố kiến thức sau giờ học chúng tôi thường sử dụng biện pháp là tăng cường ra bài tập, bài tập về nhà và hướng dẫn học sinh giải bài tập LS. Qua đó HS được rèn luyện nhiều về các KN như: trình bày và làm bài thi, KN tự ôn tập và củng cố kiến thức, KN tự kiểm tra đánh giá. Cách thức thực hiện cần đảm bảo cân đối thời lượng, đảm bảo về mặt nội dung kiến thức cũng như phù hợp với từng đối tượng HS và cơ sở vật chất của nhà trường.
Xây dựng công cụ hỗ trợ HS trong việc phát triển NLTH cho HS trong dạy học LS ở trường THPT. Để tiến hành việc TH một cách có hiệu quả GV cần có các công cụ hỗ trợ cho HS trong cả TH trên lớp lẫn ở nhà. Trong khuân khổ của luận án chúng tôi có thiết kế một số công cụ hứng dẫn cho HS TH như sau: các phiếu học tập, bảng hướng dẫn tự đánh giá (Rubric), phiếu đánh giá cho hoạt động nhóm, phiếu hướng dẫn ghi chép KWL. Tùy theo nhiệm vụ của HS, mục tiêu cần đạt của bài học, GV lựa chọn và thiết kế các công cụ hỗ trợ cho phù hợp nhằm giúp HS TH một cách hiệu quả nhất và có thể phát huy được tính tích cực trong quá trình học tập. Tuy nhiên khi vận dụng GV cần chú ý việc hướng dẫn, giải thích cho HS hiểu rõ cách thức sử dụng các công cụ cho phù hợp.
****
***
Vấn đề phát triển NLTH cho HS trong dạy học LS ở trường THPT có vai trò rất quan trọng vào việc hoàn thành mục tiêu bộ môn. Những biện pháp phát triển NLTH trong dạy học môn LS được đề xuất và triển khai TNSP có ý nghĩa
thực tiễn cao. GV có thể lựa chọn cách thức phù hợp với nội dung kiến thức, phù hợp đối tượng HS cũng như cơ sở trang thiết bị của trường học nhằm đạt được mục tiêu đề ra. Được học theo cách thức riêng của mình, được chỉ dẫn rõ ràng, được đánh giá và tự đánh giá là cơ sở giúp học sinh tự học hiệu quả hơn. Những biện pháp được nêu trong luận án không chỉ áp dụng khi dạy học LS lớp 10 mà còn có thể vận dụng trong dạy học LS ở trường THPT nói chung. Kết quả TNSP bước đầu khẳng định tính ứng dụng, khả thi của những biện pháp sư phạm được nêu trong luận án.
Có thể bạn quan tâm!
- Kết Quả Học Tập Của Hs Nhóm Tn, Đc Trước Khi Tnsp
- Phân Bố Điểm Của Nhóm Lớp Tn Và Nhóm Lớp Đc Sau Khi Tn
- Tiết Học Thứ Hai: Tây Âu Thời Hậu Kỳ Trung Đại (Tiết 1)
- Nguyễn Đình Côi, Ngọc Oanh (1982), Tự Học Như Thế Nào, Nxb Thanh Niên, Hà Nội.
- Phát Triển Năng Lực Tự Học Cho Học Sinh Trong Dạy Học Lịch Sử Góp Phần
- Kết Quả Học Tập Môn Ls Của Học Sinh Năm Học Trước
Xem toàn bộ 281 trang tài liệu này.
KẾT LUẬN
Kết quả nghiên cứu của luận án về lí luận và thực tiễn vấn đề phát triển NLTH cho HS trong dạy học LS ở trường THPT giúp chúng tôi rút ra những kết luận cơ bản sau:
1. Do đặc điểm kiến thức bộ môn LS, là môn thuộc khoa học xã hội và nhân văn, nội dung phong phú trong nhiều lĩnh vực; chương trình THPT là đồng tâm kết hợp với đường thẳng nên về kiến thức cơ bản là HS THPT đã được học ở cấp THCS nên NLTH là một trong những NL cần được phát triển cho HS trong dạy học LS ở trường THPT. Nếu có NLTH, HS sẽ có nhiều cơ hội và khả năng để TH khi học môn LS. Mặt khác từ kết quả khảo sát chúng tôi nhận thấy ở cấp học tiểu học và THCS học sinh đã được hình thành NLTH, với mức độ M0 và M1 (hệ thống tiêu chí chương 4), do đó ở cấp học THPT chúng tôi tập trung vào việc phát triển NLTH cho HS trong dạy học LS với mục đích giúp học sinh đạt được ở mức độ cao hơn là M2 và M3.
2. Kết quả điều tra thực trạng là căn cứ rút ra nhận xét về những hạn chế còn tồn tại trong việc phát triển NLTH cho HS ở trường THPT. Ưu điểm nổi bật là hầu hết GV có nhận thức được vai trò ý nghĩa của việc phát triển NLTH cho HS trong dạy học LS, do vậy đã có những GV chú ý đến việc thiết kế các hoạt động học tập nhằm rèn luyện NLTH cho HS. Tuy nhiên chúng tôi thấy rằng hạn chế lớn nhất ở đây là HS và ngay cả bản thân phụ huynh HS chưa thực sự chú ý đến việc học tập LS. Do vậy các em dành rất ít thời gian cho việc TH LS. Cách thức tổ chức các hoạt động học tập trên lớp của GV còn chưa đa dạng và hấp dẫn được HS. Việc kiểm tra đánh giá kết quả học tập lại nặng về học thuộc lòng, chưa thực sự đánh giá đúng NLTH của người học.
3. Từ nghiên cứu các thành tựu của lí luận dạy học hiện đại, nội dung chương trình LS THPT, thực tiễn dạy học chúng tôi đã đưa ra được nội dung của NLTH LS, những biểu hiện và thiết kế hệ thống tiêu chí đánh giá NLTH
LS của HS
ở trường THPT. GV có thể
sử dụng bộ
tiêu chí này để
đánh giá
NLTH của HS đang ở mức nào, từ đó có cách dạy học phù hợp với NL của HS, giúp HS hình thành những NL chưa có và phát triển NL đã có.
4. Kết quả nghiên cứu lí luận và thực tiễn là cơ sở đề xuất các biện pháp
phát triển NLTH cho HS trong dạy học LS ở trường THPT. Thứ nhất là tạo động cơ, nhu cầu TH LS cho HS; thứ hai là hướng dẫn cho HS lĩnh hội sâu sắc kiến thức về phương pháp tự học bộ môn; Thứ ba là phát triển KN TH bộ môn và bồi dưỡng, rèn luyện thường xuyên các KN TH trước giờ lên lớp, trong quá trình dạy học trên lớp và hướng dẫn rèn luyện sau giờ học nhằm biến những KN TH trở nên thành thạo, ngày càng phát triển. Các biện pháp đưa ra trong luận án cần được GV lựa chọn, vận dụng linh hoạt và sáng tạo tùy theo điều kiện cơ sở vật chất của nhà trường và trình độ của HS.
5. Để nâng cao hiệu quả dạy học LS ở trường THPT nói chung, nâng cao
NLTH cho HS trong dạy học LS nói riêng, GV cần thực hiện vai trò tổ chức,
hướng dẫn HS trong cả các hoạt động trên lớp lẫn các hoạt động TH ở nhà. Do vậy, GV cần có kiến thức chuyên môn vững vàng, luôn rèn luyện các kĩ năng nghiệp vụ, các thao tác sư phạm. Khi xây dựng kế hoạch dạy học Gv cần chú trọng đến việc tìm hiểu xem đối tượng HS của mình đã có NLTH ở mức độ nào, từ đó có cách xây dựng các hoạt động học tập nhằm hình thành các KN chưa có và phát triển các KN mà HS đã có nhưng chưa thành thạo. Làm như vậy sẽ khắc phục được những hạn chế trong thực tế như: GV dạy lại những kiến thức HS đã học, đã biết làm giảm hứng thú học tập của HS. Đồng thời cần thường xuyên hướng dẫn luyện tập giúp HS nâng cao được NLTH cho bản thân và kịp thời động viên, khích lệ HS qua lời nói giúp cho các em có hứng thú học tập bộ môn.
6. Kết quả TNSP từng phần và toàn phần là căn cứ bước đầu khẳng định
tính hiệu quả của các biện pháp được nêu ra trong luận án. Các biện pháp sư
phạm phát triển NLTH được rút ra từ TNSP không chỉ vận dụng cho chương trình
LS lớp 10 mà còn vận dụng cho toàn bộ
quá trình dạy học môn LS ở
trường
THPT, góp phần phát triển NLTH nói riêng và nâng cao chất lượng dạy học bộ môn nói chung. Từ đó khẳng định được giả thuyết khoa học và hoàn thành nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài.
Từ kết quả nghiên cứu của đề tài và thực tiễn dạy học môn LS ở trường THPT hiện nay, chúng tôi đề xuất một vài kiến nghị như sau:
Thứ
nhất, về
việc xây dựng chương trình SGK môn LS:
Trong chương
trình hiện hành số tiết dành cho môn LS còn ít. Trong khi vai trò của bộ môn là rất quan trọng trong việc giáo dục tinh thần yêu nước, ý thức công dân, gìn giữ
và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc cho HS ở trường THPT. Việc tăng thêm số giờ học là cần thiết đặc biệt trong hoàn cảnh hiện nay HS dường như đang thờ ơ với môn LS. SGK LS hiện hành đã có nhiều đổi mới về cả nội dung và hình thức trình bày. Tuy nhiên để hướng vào việc phát triển NLTH cho người học cần cải tiến thêm cấu trúc nội dung SGK theo hướng tích cực hóa hoạt động học tập của
HS: bổ
sung thêm phần hướng dẫn HS phương pháp học tập bộ
môn ở
đầu
SGK; tăng cường các loại bài tập kích thích tư duy, tính tò mò hay óc sáng tạo của HS. … Sau mỗi bài học nên có phần tổng kết nội dung cơ bản và hướng dẫn cho HS tự học ở nhà.
Thứ hai, về kiểm tra, đánh giá trong môn LS: Để phát triển NLTH cho HS trong dạy học LS ngoài việc đổi mới PPDH nhằm phát triển NL cho HS cần phải đổi mới công tác kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của HS. Việc đa dạng hóa các hình thức, phương pháp kiểm tra đánh giá, kết hợp với đánh giá quá trình học tập với kiểm tra đánh giá kết quả học tập, kịp thời có những lời động viên, khen ngợi khi các em làm tốt hay nhắc nhở khi chưa tốt sẽ tạo động lực tích cực cho HS, đồng thời đây cũng là một kênh đáng tin cậy để GV thu thập thông tin phản hồi hữu ích từ người học để điều chỉnh cho phù hợp với đối tượng HS. GV trong đó cần chú trọng vào đánh giá NL của người học dựa vào các tiêu chí và minh chứng cụ thể. Chú ý cải tiến toàn bộ các khâu trong tiến trình dạy học mới mong mang lại kết quả chung cho dạy học môn LS ở trường THPT.
Thứ ba, về công tác tập huấn thường xuyên cho GV: thực tế hàng năm GV ở trường THPT đều được tham dự các đợt tập huấn chuyên môn do Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức. Đều này là cần thiết cho GV trong việc cập nhật kiến thức chuyên môn cũng như phát triển kĩ năng nghề nghiệp. Tuy nhiên để các đợt tập huấn này đạt hiệu quả cao hơn cần có những cải tiến trong nội dung và phương pháp tập huấn. Cần dành nhiều thời lượng cho GV được học và thực hành các
PPDH mới hướng đến phát huy sự
chủ
động tích cực từ
người học. Cần có
những chuyên đề chuyên sâu hướng dẫn GV xây dựng quy trình, cách thức dạy
học sinh TH, thiết kế các công cụ hướng dẫn học sinh tự học và tự đánh giá kết quả học tập.
kiểm tra
DANH MỤC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN
1. Đoàn Nguyệt Linh (2011), “Một số năng lực tự học môn Lịch sử cần hình thành cho học sinh THPT”, Tạp chí Giáo dục, (226), tr. 35.
2. Đoàn Nguyệt Linh, Nguyễn Thị Huế (2012), “Sử dụng SGK Lịch sử để tổ chức hoạt động tự học cho học sinh THPT”, Tạp chí Giáo dục, (290), tr. 40 41.
3. Đoàn nguyệt Linh (2012), “Vấn đề tự
học môn Lịch sử
của học sinh ở
trường THPT hiện nay”, Kỷ yếu hội thảo khoa học quốc gia về dạy học
Lịch sử ở trường phổ thông hiện nay, tr. 633 640.
4. Đoàn Nguyệt Linh, Đặng Hoàng Sang (2013), “Sử dụng văn học dân gian trong dạy học Lịch sử Việt Nam ở trường THPT”, Tạp chí giáo dục, (308), tr. 4951.
5. Đoàn Nguyệt Linh, Trần Thị Hoa Ban (2014), “Dạy học các nội dung về chủ quyền biển, đảo tổ quốc trong môn Lịch sử ở trường THPT”, Tạp chí giáo dục và xã hội, (34 35), tr. 6770.
6. Đoàn Nguyệt Linh (2014), “Xây dựng hệ thống tiêu chí đánh giá kĩ năng dạy học của giáo viên Lịch sử đáp ứng chuẩn nghề nghiệp giáo viên THPT”, Tạp chí Giáo dục, (329), tr. 49 50, 53.
7. Đoàn Nguyệt Linh (2015), “Thiết kế bài tập về nhà nhằm rèn luyện NLTH cho HS trong dạy học Lịch sử ở trường THPT”, Tạp chí Giáo dục, (361), tr. 3637.
8. Đoàn Nguyệt Linh (2015), “Rèn luyện kĩ năng hệ thống hóa kiến thức để
phát triển năng lực tự học trong dạy học Lịch sử ở trường THPT”,
Giáo dục và xã hội, (50), tr. 34 36.
Tạp chí
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
****
1. Alêcxêep M. (1976), Phát triển tư duy học sinh, NXB Giáo dục, Hà Nội.
2. Thomas Armstrong (2011), Đa trí tuệ
Long, NXB Giáo dục Việt nam.
trong lớp học, Người dịch Lê Quang
3. Nguyễn Ngọc Bảo, Hà Thị Đức (1998), Hoạt động dạy học ở trường trung học cơ sở, NXB Đại học sư phạm, Hà Nội.
4. Đinh Ngọc Bảo, Trịnh Đình Tùng (2002), Các câu hỏi và bài tập lịch sử lớp 10, NXB Đại học Quốc gia, Hà Nội.
5. Lê Kháng Bằng (1993), Tổ chức quá trình dạy học đại học, Viện nghiên cứu đại học và giáo dục chuyên nghiệp, Hà Nội.
6. Bộ Giáo dục và Đào tạo, Hướng dẫn thực hiện chương trình sách giáo khoa
lớp 10, 11, 12 môn lịch sử,
2008.
NXB Giáo dục, Hà Nội, các năm 2006, 2007,
7. Bộ
Giáo dục và Đào tạo (2006),
Tài liệu bồi dưỡng giáo viên thực hiện
chương trình, sách giáo khoa lớp 10 môn Lịch sử, NXB Giáo dục, Hà Nội.
8. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2006), Chương trình giáo dục phổ thông môn Lịch sử, NXB Giáo dục, Hà Nội.
9. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2009), Hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức, kĩ
năng môn Lịch sử, lớp 10, NXB Giáo dục Việt nam.
10. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2009), Chương trình giáo dục phổ thông môn Lịch sử, NXB Giáo dục, Hà Nội.
11. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2011), Phát triển chương trình giáo dục phổ thông theo định hướng phát triển năng lực, đề tài khoa học cấp bộ, Viện khoa học Giáo dục Việt Nam, chủ nhiệm Lương Việt Thái
12. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2011), Sách giáo khoa Lịch sử, lớp 10. 11.12 NXB Giáo dục, Hà Nội.
13. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2011), Sách giáo viên Lịch sử, lớp 10. 11.12 NXB Giáo dục, Hà Nội.
14. Bộ
Giáo dục và Đào tạo (2012),
Tài liệu tập huấn phát triển chuyên môn
Giáo viên trường THPT chuyên, Môn Lịch sử, Hà Nội.
15. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2014), Tài liệu tập huấn dạy học và kiểm tra đánh giá kết quả học tập theo định hướng phát triển năng lực học sinh, môn Lịch sử, Hà Nội
16. Nguyễn Thị Thế Bình (2011), “Tạo hứng thú tự học bộ môn Lịch sử cho học sinh”, Tạp chí Giáo dục, số 258.
17. Nguyễn Thị Thế Bình (2011), “Phát triển kĩ năng tự học cho học sinh trong dạy học bộ môn Lịch sử ở trường phổ thông”, Tạp chí Giáo dục, số 273.
18. Nguyễn Thị Thế Bình (2012), “Phát triển kĩ năng tự học với sách giáo khoa cho học sinh trong dạy học Lịch sử ở trường phổ thông”, Tạp chí Giáo dục, số 292.
19. Nguyễn Thị Thế Bình (2014), “Phát triển kĩ năng tự học Lịch sử cho học sinh”, NXB Đại học sư phạm, quý III năm 2014.
20. Nguyễn Gia Cầu (2006), “Để giúp học sinh biết cách học và tự học”, Tạp chí Giáo dục, số 146.
21. Nguyễn Hải Châu, Nguyễn Xuân Trường (2006), Đổi mới phương pháp dạy học và kiểm tra đánh giá môn Lịch sử 10, NXB Giáo dục, Hà Nội.
22. Nguyễn Hữu Châu (2005),
Những vấn đề cơ
bản về
chương trình và quá
trình dạy học, NXB Giáo dục, Hà Nội.
23. Nguyễn Hữu Chí (2002), “Các cơ sở lựa chọn phương pháp dạy học”, Tạp chí Giáo dục, số 46 (chuyên đề quý IV)
24. Bùi Kim Chi (2010), Tâm lý học đại cương, NXB Chính trị Hành chính.
25. Vũ Quốc Chung, Lê Hải Yến (2003), Để tự học hiệu quả, NXB Đại học sư phạm, Hà Nội.
26. Nguyễn Thị Côi (1992), “Hoạt động tư duy độc lập của HS trong học tập LS và hiệu quả bài học LS”, thông báo khoa học trường ĐHSP Hà Nội, số 2.