Kết Quả Tnsp Từng Phần Biện Pháp Phát Triển Nlth Cho Hs Qua Dạy Học Nêu Vấn Đề


từng yêu cầu của bài tập nhận thức đã nêu và báo cáo trước lớp. Sau khi các nhóm trình bày, nhận xét đánh giá, GV nhận xét và chốt lại kiến thức rồi hướng dẫn HS tìm hiểu sang yêu cầu nhỏ thứ hai.Quan sát giờ học chúng tôi thấy HS ở các nhóm các em đưa ra nhiều ý rất hay để chứng minh cho việc dân tộc ta có

truyền thống yêu nước như: chúng ta không bị đồng hóa sau 1000 năm Bắc

thuộc; Dân tộc ta có tình cảm yêu thương gắn bó mang tính địa phương, làng

xóm qua quá trình lao động gian khổ cùng nhau tiến xuống vùng đồng bằng,

châu thổ (Truyện Con Rồng cháu tiên) vươn lên xây dựng phát triển nền kinh tế tự chủ, nền văn hóa đậm đà bản sắc truyền thống của dân tộc. Trong thời kỳ phong kiến độc lập dân tộc truyền thống yêu nước biểu hiện ở lòng tự hào dân tộc, biết ơn tổ tiên; yêu nước gắm liền với thương dân. Có nhiều em cho rằng yêu nước thể hiện qua việc xây dựng đất nước và quyết tâm bảo vệ đất nước,

các em đã lấy những dẫn chứng như: Thường xuyên đấu tranh để

trị

thủy

(truyện Sơn Tinh­ Thủy Tinh); đấu tranh chống giặc ngoại xâm (Ví dụ truyện Thánh Gióng, Trọng Thủy­ Mỵ Châu, sau này là một loạt các cuộc khởi nghĩa khác như khởi nghĩa của hai bà Trưng, Mai Thúc Loan, Lý Bí, Khúc Thừa Dụ, Ngô Quyền…

Sau khi tổ chức giải quyết vấn đề, chúng tôi tiến hành kiểm tra hoạt động nhận thức và ra bài tập về nhà cho HS. Để kiểm tra hoạt động nhận thức cho HS chúng tôi yêu cầu HS điền vào phiếu học tập sau:


TTrruuyyềnn tthhốnngg yyêuu nnướcc ccủaa ddânn ttộcc VViiệtt NNaamm


Quá trình hình thành:

­…………………………

­………………………..

­……………………


Biểu hiện trong thời phong kiến độc lập:

……………………………

………………………

……………..

Biểu hiện trong thời kỳ chống ngoại xâm:

………………………..

…………………………


Sau khi HS hoàn thành phiếu học tập trên, GV nêu bài tập về nhà hướng dẫn hoạt động TH. Bài tập về nhà đòi hỏi HS tự tìm hiểu, vận dụng thực tế nội dung gắn với vấn đề đã giải quyết ở lớp. Với vấn đề đã nêu ở trên chúng tôi cho HS bài tập về nhà như sau: Một trong những biểu hiện của truyền thống yêu

nước là lòng tự hào dân tộc và biết ơn tổ tiên. Em hãy tìm hiểu ở địa phương em

đang sinh sống có đền thờ, con đường nào mang tên những vị anh hùng dân tộc? Hãy giải thích cho bạn bè và người thân lý do vì sao họ lại được vinh danh.

Ở lớp ĐC, giờ học diễn ra theo hình thức GV chuẩn bị bài giảng và giảng cho HS nghe và ghi bài. Giờ học diễn ra không sinh động bằng lớp TN.

Sau khi giờ học kết thúc chúng tôi cho các em làm bài kiểm tra 10 phút bằng cách trả lời câu hỏi sau: “Phân tích những biểu hiện của lòng yêu nước Việt Nam qua các thời đại nhà nước Văn Lang­ Âu Lạc, nhà nước Vạn Xuân và nhà nước Đại Việt”. Kết quả cho thấy ở lớp TN các em làm bài tốt hơn so với lớp ĐC, đặc biệt là khi phân tích về những biểu hiện của lòng yêu nước do các em đã có kiến thức từ việc trao đổi, thảo luận với nhau để giải quyết vấn đề mà GV đưa ra trong giờ học, các em hiểu bài từ đó có những ví dụ rất hay và phù hợp. Ở lớp ĐC hầu như HS chỉ nêu lại các cuộc khởi nghĩa mà chưa biết cách


phân tích.Dưới đây là kết quả của bài kiểm tra chúng tôi hệ thống được.


Bảng 3.2: Kết quả TNSP từng phần biện pháp phát triển NLTH cho HS qua dạy học nêu vấn đề

Lớp/ sĩ số

Kết quả thực nghiệm (điểm số/tỉ lệ %)

0­1

2­4

5­7

8­10

ĐC: 264 HS

35/13,2%

105/39,7%

93/35,2%

28/10,6%

TN: 259 HS

12/4,6%

76/29,3%

98/37,8%

73/28% %

Mức chênh lệch

8,6%

10,4%

2,6%

17,4%

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 281 trang tài liệu này.

Phát triển NLTH cho HS trong dạy học môn Lịch sử ở trường THPT thực nghiệm qua lớp 10 chương trình chuẩn - 15

Như vậy việc vận dụng cấu trúc bài học nêu vấn đề, khi giải quyết vấn đề cho HS tự chuẩn bị và thuyết trình, thảo luận trước lớp mang lại nhiều cơ hội cho các em tiến hành việc tự học cho bản thân, thông qua quá trình chuẩn bị và trình bày trước lớp các em được rèn luyện nhiều về cách sử dụng SGK, tư liệu tham khảo, cách khai thác đồ dùng trực quan, cách trình bày vấn đề và cũng có thể tự kiểm tra đánh giá lẫn nhau. Qua đó giúp HS có thể phát triển NLTH cho bản thân.

3.3.3.1.2. Vận dụng linh hoạt dạy học theo dự án

Theo Trần Bá Hoành trong “Đổi mới phương pháp dạy học, chương trình và sách giáo khoa”, NXB Đại học Sư phạm, 2007, dạy học theo dự án được hiểu là“ một PPDH trong đó người học thực hiện một nhiệm vụ phức hợp có sử dụng phối hợp kiến thức KN thuộc một số lĩnh vực khoa học khác nhau, có kết hợp lý thuyết với thực tiễn, thực hành. Nhiệm vụ này được người học thực hiện với tính tự lực cao kết hợp với sự hợp tác trong nhóm nhỏ, từ khan xác định mục đích, lập kế hoạch đến khâu thực hiện, kiểm tra điều chỉnh, đánh giá quá trình và kết quả dự án” [44,139]

Như vậy, dạy học theo dự án là một hình thức dạy học trong đó người học thực hiện một nhiệm vụ học tập phức hợp, có sự kết hợp giữa lý thuyết và thực hành, thực tiễn. Nhiệm vụ này được HS thực hiện với tính tự lực cao trong toàn bộ quá trình học tập, từ xác định mục đích, lập kế hoạch đến việc thực hiện dự án, thu thập thông tin, phân tích dữ liệu, kiểm tra, điều chỉnh, đánh giá quá trình học tập. Làm việc nhóm là dạng tổ chức hoạt động chủ yếu của dạy học dự án.

Có thể tổ chức dạy học dự án theo trình tự sau:


Bước 1: Lựa chọn đề

tài và xác định mục đích của dự

án. Đây là công

đoạn đầu tiên rất quan trọng, trong giai đoạn này GV và HS cùng nhau đề xuất đề tài và mục đích của dự án

Bước 2: Xây dựng kế hoạch thực hiện. Dưới sự hướng dẫn của GV, HS xây dựng kế hoạch thực hiện dự án, trong đó cần xác định những công việc cần làm, thời gian dự kiến, phương pháp tiến hành và công công công việc giữa các nhóm.

Bước 3: Thực hiện dự án. HS thực hiện kế hoạch đã đề ra, cần phối hợp nhiều KN như khai thác tài liệu học tập, KN tư duy, trao đổi với GV, thảo luận nhóm.

Bước 4: Thu thập kết quả và công bố sản phẩm. kết quả của dự án có thể

được trình bày bằng nhiều hình thức khác nhau như kịch, thuyết trình…

báo cáo, thu hoạch, đóng

Bước 5: Đánh giá dự án. GV và HS đánh giá quá trình thực hiện và kết quả đạt được, từ đó có những đánh giá cải tiến và rút kinh nghiệm nếu có.

Dạy học theo dự án đã cho thấy tính thích hợp, tính hiệu quả trong việc cho phép HS phát triển những tiềm năng sẵn có. Động cơ giữ vai trò quan trọng trong việc hình thành và nâng cao NLTH, nhiều nhà sư phạm đã chỉ ra rằng việc đặt HS trong tình huống tự khám phá và chia sẻ kết quả khai thác kiến thức, tiến tình giải quyết vấn đề như trong dạy học theo dự án là một trong những cách tốt nhất để kích thích tư duy và duy trì động cơ học tập. Thông qua việc thực hiện dự án, HS được rèn luyện nhiều KN: khai thác thông tin, tìm kiếm lựa chọn tư liệu, thuyết trình, trao đổi thảo luận, tư duy, giải quyết vấn đề… đây là một trong những KN cần thiết không thể thiếu đối với việc rèn luyện NLTH cho HS hiện nay.

Trong quá trình thực hiện dự án, HS là người chủ động thực hiện theo kế hoạch đề ra, đồng thời tự lực tham gia vào tất cả các giai đoạn của quá trình dạy học, đề xuất các ý kiến, xây dựng kế hoạch, thực hiện dự án và trình bày kết quả. Công việc này đòi hỏi và khuyến khích tinh thần trách nhiệm, thái độ tích cực và sự sáng tạo của người học. Đây là một điều kiện rất tốt cho việc phát triển NLTH cho HS trong dạy học LS ở trường THPT.


Những ưu điểm của dạy học theo dự án khá phù hợp trong việc phát triển NLTH nên chúng tôi đã chọn phương pháp dạy học này là một trong những biện pháp giúp HS rèn luyện, nâng cao các KN TH cho HS trong dạy học LS ở trường THPT. Để kiểm chứng tính khả thi của biện pháp này chúng tôi tiến hành thể nghiệm tại trường THPT liên cấp Olypia do các giáo sinh năm thứ 4 thực tập tiến hành. Bài học chúng tôi chọn để tiến hành xây dựng dự án là bài 32 “Cách mạng công nghiệp ở Châu âu”. Giáo viên triển khai dự án tới học sinh sau tiết học

bài 29: Cách mạng Hà Lan và cách mạng tư sản Anh để HS có thời gian

chuẩn bị cho dự án. Chủ đề cho dự án là “Ngày hội phát minh”. GV phân công nhiệm vụ cho từng nhóm HS như sau: Nhóm 1: Ban tổ chức (Nhiệm vụ: Xây

dựng kịch bản chương trình, làm bản tin ngắn giới thiệu về ngày hội trong

chương trình Điểm hẹn văn hóa,lên danh sách khách mời và thiết kế thiệp mời, xây dựng ấn phẩm quảng cáo cho ngày hội trên phần mềm Publisher (HS chuẩn bị và thực hiện dự án trong 4 tuần; HS được lựa chọn sản phẩm phải hoàn thành

dựa theo năng lực, sở thích và kiểu học; thực hiện theo nhóm hoặc cá nhân).

Nhóm 2: Mô phỏng một số phát minh tiêu biểu nhất của cuộc cách mạng công nghiệp bằng cách chất liệu tùy ý lựa chọn, bài thuyết minh về sản phẩm. Nhóm 3: Làm 1 đoạn phim ngắn về hệ quả của cuộc cách mạng công nghiệp đối với đời sống xã hội, kinh tế ở Châu Âu thế kỉ XVIII – XIX và dấu ấn của cuộc cách mạng công nghiệp đến ngày nay. Nhóm 4: Tổ chức 1 trò chơi với nội dung liên quan đến các thành tựu cơ bản và ảnh hưởng của cuộc cách mạng công nghiệp tới ngày nay. Mỗi nhóm/cá nhân trình bày và thực hiện các sản phẩm của mình trong ngày hội; nhận xét, đánh giá chất lượng sản phẩm của các nhóm với nhau. (cụ thể tiến trình bài học xem phụ lục 6).

Sau khi tiến hành thể nghiệm từ kết quả của bài kiểm tra và quá trình quan sát lớp học chúng tôi thấy rằng: do đặc thù của trường quốc tế, các em HS rất năng động, sáng tạo, hầu hết đã được làm quen với phương pháp dạy học dự án nên không có nhiều bỡ ngỡ. HS rất hào hứng với buổi báo cáo dự án, sản phẩm các em làm ra hay và phù hợp, đáp ứng được yêu cầu đặt ra. (kế hoạch bài dạy và sản phẩm của các nhóm HS xem phụ lục).

Như vậy, qua thực tế triển khai chúng tôi thấy rằng dạy học dự án là một phương pháp có nhiều ưu điểm trong việc phát triển NLTH cho HS. Thông qua


quá trình làm dự án các em được luyện tập nhiều về các KN như: sử dụng SGK, khai thác tài liệu tham khảo, KN tư duy, KN giải quyết vấn đề… Trong quá trình báo cáo dự án thì các em được thực hành rèn luyện để phát triển các KN như: trình bày và làm bài thi, tự kiểm tra đánh giá và KN tự ôn tập củng cố kiến thức. Kết quả TNSP bước đầu cho thấy dạy học dự án rất khả thi cho việc hình phát triển NLTH cho HS trong dạy học LS ở trường THPT.

3.3.3.1.3. Vận dụng phương pháp đóng vai phù hợp với nội dung bài học.

Đóng vai là một phương pháp tổ chức cho HS thực hành, “làm thử” một số cách ứng xử nào đó trong một tình huống giả định. Đây là phương pháp nhằm giúp HS suy nghĩ sâu sắc về một vấn đề bằng cách tập trung vào một sự việc cụ thể mà các em vừa thực hiện hoặc quan sát được. Việc “diễn” không phải là phần chính của phương pháp này mà điều quan trọng là sự thảo luận sau phần diễn ấy.

Khi sử dụng phương pháp đóng vai trong dạy học môn LS ở trường THPT, một bộ môn có nhiều sự kiện, hiện tượng và các nhân vật LS sẽ có tác dụng như sau: PP đóng vai gây được sự hứng thú và chú ý cho người học; Rèn được cho HS tính mạnh dạn, tự tin khi đứng trước đông người; Khích lệ được sự thay đổi về hành vi, thái độ của người học; Giúp cho HS thực hành các KN TH của môn học thông qua quá trình chuẩn bị và thực hành vai diễn; Buộc GV và HS phải dành thời gian để chuẩn bị bài học điều này góp phần hình thành và phát triển NLTH cho HS rất hiệu quả. Qua quá trình chuẩn bị cho bài học HS sẽ phải huy động các nội dung kiến thức liên quan đến kịch bản từ SGK, từ tài liệu tham khảo, đồ dùng trực quan; để xây dựng kịch bản HS cần huy động các thao tác tư duy, chon lọc tư liệu để hoàn thành kịch bản; cuối cùng khi thể hiện kịch bản trên lớp HS sẽ được rèn luyện nhiều về cách trình bày vấn đề, cách thể hiện thái độ cảm xúc và khả năng làm việc nhóm. Để PP đóng vai thực sự có hiệu quả chúng ta cần tiến hành theo các bước sau:

­ Bước 1: GV giới thiệu tình huống, vai diễn hay kịch bản trước một tuần để HS các nhóm xây dựng kịch bản, phân công vai diễn và tiến hành luyện tập.

­ Bước 2: Thể hiện kịch bản trước cả lớp

­ Bước 3: HS nhận xét và rút ra bài học

­ Bước 4: GV nhận xét đánh giá

Trong dạy học LS ở trường THPT, GV có thể xây dựng rất nhiều thể loại


kịch bản cho HS đóng vai, thông qua nội dung kịch bản và thái độ hay cảm xúc của người đóng vai sẽ là những bài học vô cùng sống động và hiệu quả cho HS. Đối với các nhân vật LS, GV có thể cho HS xây dựng kịch bản từ cuộc đời và sự nghiệp của nhân vật sau đó vào vai các nhân vật này.

Ví dụ: Khi dạy mục “Chủ

nghĩa xã hội không tưởng”, bài 36 “Sự

hình

thành và phát triển của phong trào công nhân”. GV có thể cho 3 HS đóng vai thành ba đại biểu xuất sắc là Xanh Xi­mông, Sác­lơ Phu­ri­ê và Rô­be Ô­oen lên trình bày về mục đích ý tưởng của các nhân vật này. Chẳng hạn HS vào vai Rô­be Ô­ oen có thể đóng như sau: “(lời nói dứt khoát và đanh thép)Xin chào các đồng chí, tôi là R.Ô­oen, tôi sinh trưởng ở Anh. Trước đây cha tôi là thợ thủ công, sau này tôi kế nghiệp và xây dựng nên một công xưởng có 2500 công nhân. Trong công xưởng của tôi công nhân chỉ làm việc 10 giờ rưỡi một ngày, được trả lương cao và còn được hưởng phúc lợi tập thể. Tôi kịch liệt phê phán chế độ áp bức bóc lột, người lao động phải làm việc theo kế hoạch và có thời gian nghỉ ngơi. Tôi chủ trương đi đến chủ nghĩa xã hội bằng cách tuyên truyền, thuyết phục và nêu gương.” Sau khi ba HS đã hoàn thành vai diễn của mình, GV cho HS tìm các điểm nổi bật trong tư tưởng của ba ông, có những điểm nào chung và những điểm nào riêng. Cuối cùng GV nhận xét và chốt lại những tư tưởng tiến bộ và hạn chế của chủ nghĩa xã hội không tưởng.

Khi dạy về một sự kiện hiện tượng LS, nếu phù hợp và có ý tưởng GV cũng có thể cho HS tìm hiểu và xây dựng thành các kịch bản. Đối với nội dung bài học có phần tranh luận, GV cũng có thể xây dựng ý tưởng HS đóng vai thành các nhà khoa học đưa ra các ý kiến của mình, sau đó cùng đưa ra những luận điểm để nhằm thuyết phục cho ý kiến của mình. Chẳng hạn khi tìm hiểu về hệ quả của các cuộc phát kiến địa lý, GV có thể cho một HS đóng vai là một nhà nghiên cứu có tư tưởng ủng hộ các cuộc phát kiến địa lý. HS này sẽ lên đưa ra những kết quả tốt đẹp mà phát kiến địa lý đem lại cho nhân loại như: Đem lại hiểu biết mới về trái đất, về những con đường mới, dân tộc mới. thị trường thế giới được mở rộng; Thúc đẩy nhanh sự tan rã của quan hệ phong kiến và sự ra đời của chủ nghĩa tư bản từ đó đưa ra những dẫn chứng cụ thể cho ý kiến của mình. Một HS khác đóng vai là một nhà nghiên cứu cho rằng phát kiến địa lý đem lại những hậu quả là làm nảy sinh quá trình cướp bóc thuộc địa, nạn buôn bán nô lệ và chiến tranh đồng thời đưa ra những dẫn chứng chứng minh cho ý kiến của mình. Qua kịch bản mang yếu


tố tranh luận này HS sẽ hiểu được rõ hơn những kết quả mà phát kiến địa lý đem lại cho nhân loại.

Ngoài những ưu điểm mà PP đóng vai mang lại trong việc phát triển

NLTH cho HS trong dạy học LS ở trường THPT, khi vận dụng PP này vào dạy học GV cần chú ý lựa chọn nội dung bài học, đối tượng HS và cơ sở vật chất của nhà trường cho phù hợp. PP này tốn nhiều thời gian cho sự chuẩn bị và trình diễn trước lớp học nên GV cần hỗ trợ HS trong việc chọn lọc tài liệu và viết kịch bản.

3.3.3.2. Hướng dẫn học sinh luyện tập ở nhà

3.3.3.2.1. Hướng dẫn HS làm việc với SGK ở nhà trước giờ học

Thời gian trên lớp chỉ gói gọn trong 45 phút với nhiều hoạt động, vì vậy việc đọc SGK chuẩn bị bài trước khi học ở trên lớp nên là một yêu cầu bắt buộc với một giờ học Lịch sử của HS THPT. Đây là một hoạt động tư duy độc lập có

chủ đích của bản thân và là hoạt động có ý nghĩa thiết thực đối với việc rèn

luyện nhiều kĩ năng nhằm hình thành và phát triển năng lực tự học Lịch sử cho HS.

Đọc SGK trước giờ học giúp HS xác định được nội dung kiến thức cơ bản và xác định được những nội dung gì mình cần phải nắm được khi tiến hành bài học từ đó có thể lập dàn ý bài viết của SGK. Ngoài ra đọc trước SGK HS có thể tự xác định nội dung kiến thức khó, gây thắc mắc. Tri thức Lịch sử vừa khái quát vừa tổng hợp, bao gồm nhiều lĩnh vực cả phần sử và phần luận rất nhiều, nếu HS chỉ đọc SGK thì không dễ gì nắm bắt được tất cả, tất yếu sẽ nảy sinh những thắc mắc đối với những điều chưa rõ. Từ những thắc mắc đó HS có thể trao đổi với bạn bè, với thầy cô. Trải qua quá trình tìm tòi, khi được giải đáp HS sẽ hiểu sâu sắc vấn đề và có thể nhớ rất lâu. Mặt khác việc đọc trước SGK tạo nên sự hào hứng, tò mò, từ đó kích thích HS khao khát tìm tòi và khám phá. Trong thực tế GV có thể khuyến khích, khơi gợi để HS tìm hiểu vấn đề, sưu tầm các tài liệu liên quan đến bài học.

Yêu cầu thứ hai của việc HS làm việc với SGK trước giờ học là giúp HS chuẩn bị bài. Mỗi bài học Lịch sử trong SGK đều có một hệ thống các câu hỏi bám sát nội dung bài học, hướng tới kết quả cần đạt và phù hợp với các đối

Xem tất cả 281 trang.

Ngày đăng: 28/03/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí