Sử Dụng Đồ Dùng Trực Quan Truyền Thống Và Hiện Đại


này bao gồm các hoạt động:

Trước hết, biết xác định nội dung cần ghi khi nghe giảng: HS có thể tự

ghi dàn ý bài học theo dàn bài của GV và đối chiếu khi theo dõi SGK để ghi

những sự kiện chính, ghi số liệu, niên đại quan trọng, niên biểu, đồ thị và ghi các từ mới, thuật ngữ để hiểu nội dung khái niệm, những kiến thức cơ bản của bài học. Bên cạnh đó GV cần hướng dẫn cho HS ghi lại những kiến thức phân tích, đánh giá mở rộng của GV khi giảng bài.

Hai là, biết gác lại những chỗ khó chưa hiểu và tìm hiểu điều đó ở phần sau, để việc nghe giảng và ghi chép không bị gián đoạn.

Ba là, tự nêu câu hỏi sau khi nghe giảng để hiểu sâu kiến thức và làm rõ những chỗ chưa hiểu.

Để giúp HS hiểu sâu kiến thức về KN tự ghi chép kết hợp nghe giảng, GV sử dụng phiếu ghi Biết ­ Thắc mắc ­ Hiểu (K–W ­ L) và hướng dẫn HS cách ghi bài vào vở sao cho hiệu quả nhất. Cách thức có thể được tiến hành như sau:

GV yêu cầu HS ghi chép vào phiếu ghi Biết ­ Thắc mắc ­ Hiểu (K­W­L) qua nhiều bài học với cách thức sau: những điều HS tbiết được khi đọc SGK, khi nghe giảng và tài liệu tham khảo vào cột “Biết”, ghi những điều HS còn thc mc, chưa hiu rõ về nội dung bài học trong cột “Thắc mắc”; Sau khi học xong bài học, HS sẽ hoàn thành phiếu ghi ở cột “Hiểu”, ghi những điều HS đã nhận thức được, rút ra được sau buổi học. HS được thực hành ghi chép trong bảng K – W – L qua nhiều bài học. GV có thể định hướng cho HS ghi chép hiệu quả hơn bằng cách gợi ý cho các em tham khảo các câu hỏi cuối mục, cuối bài.Cuối buổi

học, GV dành 5 phút cho HS ghi lại những điều đã học được từ bài học vào

phiếu ghi chép K –W – L, sau đó cho HS trao đổi trước lớp những điều còn thắc mắc và những điều đã hiểu.Nếu không đủ thời gian, GV yêu cầu HS về nhà hoàn thành và kiểm tra lại vào đầu giờ học sau.

Tổng hợp các phiếu ghi chép cho thấy, ban đầu HS rất lúng túng, bị động và ít có hứng thú với cách này, vì các em đã quen với cách truyền thống thầy đọc trò ghi, trước khi đến lớp không cần đọc sách. Tuy nhiên, sau 1 vài buổi học, khả năng tự ghi chép của HS đã có sự thay đổi theo hướng tích cực. Trong giờ học, các em cũng chăm chú lắng nghe hơn, tích cực đặt câu hỏi và tham gia thảo luận, trả lời các câu hỏi hơn. Do vậy, không khí của buổi học trở nên sôi nổi hơn rất


nhiều. Ví dụ như khi học về “Văn hóa cổ đại phương Đông” (Bài 3: Các quốc

gia cổ

đại phương Đông), em Nguyễn Thị

Hồng (lớp 10 C1, trường THPT

Nguyễn Bỉnh Khiêm) đã đặt câu hỏi: “Tại sao chữ viết lại được coi là một phát minh lớn của loài người?” hay “Tại sao chúng ta lại có thể biết được vào thời điểm đó con người đã phát minh ra những thành tựu này?”. Việc nêu ra những câu hỏi thắc mắc là một cách giúp HS chủ động hơn trong việc học tập. Như vậy thông qua phiếu ghi chép K­W­L, HS biết cách ghi chép bài học một cách rõ ràng, khoa học hơn. Sau khi học xong bài học nhìn vào phiếu ghi chép HS có thể dễ dàng ôn tập, cũng như tìm hiểu thêm nếu có những thắc mắc khi học bài.

3.3.2.4. Sử dụng đồ dùng trực quan truyền thống và hiện đại

Do đặc điểm của việc học LS là không trực tiếp quan sát được nên việc sử dụng đồ dùng trực quan để khai thác nội dung kiến thức có ý nghĩa rất quan

trọng. Có nhiều loại đồ

dùng trực quan khác nhau, cách sử

dụng và hiệu quả

cũng khác nhau song đều có ý nghĩa góp phần vào việc tạo biểu tượng cho HS, cụ thể hóa các sự kiện và khắc phục tình trạng hiện đại hóa LS. Sử dụng đồ

dùng trực quan là chỗ

dựa để

hiểu biết sâu sắc bản chất của sự

kiện LS, là

phương tiện có hiệu lực trong việc hình thành các khái niệm LS; bên cạnh đó phương pháp này còn giúp HS nhớ kĩ, hiểu sâu những hình ảnh, kiến thức LS và

phát triển khả năng quan sát, trí tưởng tượng và tư

duy ngôn ngữ

cho HS. Có

nhiều loại đồ dùng trực quan trong dạy học LS ở trường THPT song về cơ bản có thể chia ra làm ba nhóm: đồ dùng trực quan hiện vật (di tích lịch sử, di vật khảo cổ…); Đồ dùng trực quan tạo hình (mô hình, sa bàn, hình vẽ, phim ảnh…); Đồ dùng trực quan quy ước (bàn đồ, niên biểu, đồ thị, sơ đồ, các loại phương tiện kĩ thuật…)

Khi hướng dẫn HS biết khai thác đồ dùng trực quan để phát triển NLTH cho cần tuân thủ các bước sau:

­ Bước 1: Xác định rõ mục đích và nhiệm vụ học tập

­ Bước 2: Thu thập, phân tích và đánh giá các tư liệu từ đồ dùng trực quan

­ Bước 3: Xác định nội dung mà đồ dùng trực quan muốn truyền tải

­ Bước 4: Lựa chọn các phương pháp để trình bày nội dung kiến thức từ đồ dùng trực quan

Ví dụ: Sau khi học xong mục “những cuộc phát kiến địa lý” của bài 11:


Tây Âu hậu kì trung đại, GV phát cho HS một lược đồ về các cuộc phát kiến địa lý như sau:



Từ lược đồ trên, GV yêu cầu HS trình bày lại ngắn gọn đường đi các cuộc phát kiến địa lý của Cô­lôm­bô, Va­xcô đơ Ga­ma và Ma­gien­lan với bạn ngồi kế bên kết hợp với sử dụng phiếu học tập trống về các cuộc phát kiến địa lý để HS điền vào. Sau đó yêu cầu đại diện một em HS lên trình bày trước lớp về kết quả thảo luận nhóm.

Phát kiến:…

…………….

.

Phát kiến:…

…………….

.

Phát kiến:…

…………….

.

Phiếu học tập: Hãy điền thông tin vào các ô trống

Phát kiến:…

…………….

.

Phát kiến địa lí

Thời gian:……. Hướng đi:…….

Thời gian:……. Hướng đi:…….

Thời gian:……. Hướng đi:…….

Thời gian:……. Hướng đi:…….

Kết quả:……..

…………………

…..

Kết quả:……..

…………………

…..

Kết quả:……..

…………………

…..

Kết quả………..

…………………

…..


Khi kết hợp cả lược đồ và phiếu học tập kết quả bài làm của HS sẽ tốt hơn. Từ đó bước đầu khẳng định, nếu GV hướng dẫn HS biết sử dụng lược đồ thì các em sẽ hiểu bài rõ hơn, đặc biệt là ở những bài cần xác định hướng, xác

định địa điểm của các sự

kiện hiện tượng LS. Như

vậy, nếu HS được rèn

luyện thường xuyên thì không những giúp cho các em hiểu bài hơn mà còn góp phần giúp các em phát triển khả năng tự học thông qua đồ dùng trực quan một cách hiệu quả.

3.3.2.5. Biết phát hiện vấn đề và giải quyết vấn đề

Trong quá trình học tập HS cần phải biết tự mình phát hiện vấn đề và tìm cách giải quyết vấn đề để hiểu sâu sắc kiến thức. Tự phát hiện vấn đề ở đây chính là những thắc mắc, những câu hỏi mong muốn tìm hiểu sâu hơn vấn đề mà các em nảy sinh trong quá trình học tập. Tự phát hiện vấn đề và giải quyết vấn đề là công cụ học tập hiệu quả. Nó giúp HS nhớ lâu, hiểu sâu kiến thức, có tinh thần vượt khó và phát triển tính tích cực trong lao động học tập của các em. KN

tự phát hiện vấn đề

và giải quyết vấn đề

bao gồm các hoạt động: Phát hiện

những điều chưa hiểu, nảy sinh những thắc mắc khi đọc SGK, nghe giảng, hoặc khi làm bài thi; Suy nghĩ vấn đề và nêu thành câu hỏi; Tự suy nghĩ tìm cách giải quyết; Trao đổi với bạn bè, hỏi thầy cô để tìm cách giải quyết và trình bày vấn đề.Để giải quyết được các vấn đề nảy sinh, các em phải đọc kĩ SGK, bài giảng của thầy, tài liệu tham khảo. Nếu cần các em có thể trao đổi với bạn bè, hỏi thầy cô.

Bên cạnh việc hướng dẫn cho HS biết cách phát hiện và giải quyết vấn đề, GV cần hướng dẫn cho HS cách trình bày vấn đề. Đây chính là việc rèn luyện cho HS khả năng trình bày nội dung kiến thức bằng ngôn ngữ viết của mình theo yêu cầu đề thi đưa ra hoặc trình bày miệng. Đây là một hoạt động có vai trò to lớn trong học tập LS. Nó giúp HS hiểu sâu sắc kiến thức, phát triển ngôn ngữ, khả năng diễn đạt và tư duy logic của các em.

Do đặc trưng của kiến thức LS nên khi làm bài thi HS cần chú ý một số yêu cầu sau:Kiến thức LS cụ thể như sự kiện, hiện tượng, nhân vật, niên đại


cần trình bày cụ thể, sinh động, chính xác để khôi phục lại bức tranh LS.Ngoài ra cần khái quát, có tính lí thuyết cần phân tích, đánh giá, rút kết luận, nhận định đòi hỏi phải dựa trên cơ sở sự kiện, hiện tượng LS cụ thể để tiến hành. Đối với các thuật ngữ, khái niệm LS khi trình bày phải chú ý độ chính xác, không lầm lẫn dẫn đến sai kiến thức. Về mặt trình bày, diễn đạt phải rõ ràng, mạch lạc, đúng ngữ pháp.

Muốn trình bày vấn đề bằng ngôn ngữ viết khi làm bài thi LS tốt, HS cần thực hiện các công việc sau:

­ Thứ nhất, nhận thức được yêu cầu của câu hỏi trong đề bài. Đây là công

việc đầu tiên rất quan trọng phải chú ý. Bởi vì, nếu không nhận thức được yêu cầu của câu hỏi, HS dễ làm lệch đề.

­ Thứ hai, sau khi hiểu rõ yêu cầu của câu hỏi, HS cần viết dàn ý sơ lược trả lời câu hỏi. Công việc này giúp HS trong quá trình làm bài không để sót, quên hoặc nhầm lẫn kiến thức.

­ Thứ ba, dựa vào dàn ý đã có các em tái hiện lại kiến thức đã học. Tức là nhớ lại, hình dung lại xem kiến thức đó nằm ở phần nào, giai đoạn nào, gồm những nội dung gì?

­ Thứ tư, sau khi đã tái hiện lại kiến thức, các em phải lựa chọn sự kiện, nội dung sự kiện cần trình bày. Đối với sự kiện cơ bản quan trọng nhất cần trình bày kĩ không chỉ nội dung sự kiện mà cả ý nghĩa sự kiện. Còn những sự kiện cơ bản nhưng ít quan trọng hơn các em trình bày ngắn gọn hơn.

­ Thứ năm, lựa chọn ngôn ngữ để viết. Khi trình bày một bài thi LS HS phải chú ý tới văn phong khoa học, không sử dụng ngôn ngữ nói.

Để giúp HS nắm vững phương pháp trình bày vấn đề và làm bài thi môn LS, GV phải tiến hành theo cả một quá trình trong suốt năm học thông qua hệ thống các câu hỏi, bài tập cuối mỗi bài học. Đặc biệt là khi ôn tập để kiểm tra một tiết hay kiểm tra học kì. Các bài tập tự luận là lựa chọn thích hợp cho việc rèn luyện cho HS KN trình bày và làm bài thi môn LS.

Ví dụ để trang bị cho HS kiến thức về phương pháp trình bày vấn đề và làm bài thi môn LS, GV cung cấp một hệ thống các câu hỏi liên quan và yêu cầu HS phân tích đề:

­ Đề bài gồm có mấy ý? Các ý yêu cầu trình bày vấn đề gì?

­ Các sự kiện/ hiện tượng/ nhân vật được đề cập nằm trong giai đoạn LS


nào?

­ Để giải quyết các yêu cầu trên, cần phải trình bày những nội dung gì

(khái quát)? (ví dụ: hoàn cảnh, diễn biến hay ý nghĩa,v.v…)

Sau đó, từ việc trả lời các câu hỏi trên, HS vạch ra các ý cần trình bày theo nhánh cách ý từ lớn đến nhỏ như mô hình xương cá,...Từ mô hình đó, HS sẽ triển khai thành bài viết hoàn chỉnh dựa trên những kiến thức đã học.

Ví dụ: Khi ôn tập nội dung LS Việt Nam từ năm 1930 đến 1945 cho HS lớp 12 THPT. GV yêu cầu HS giải quyết câu hỏi sau: “Bằng những hiểu biết của mình, em hãy chứng minh Cách mạng tháng 8 năm 1945 ở Việt Nam thành công

nhanh chóng là do quá trình chuẩn bị

lâu dài và nghệ

thuật chớp thời cơ

của

Đảng ra”. HS có thể vạch các ý dưới đây, từ đó triển khai cụ thể bài làm với các kiến thức chi tiết:


Chuẩn bị về CT

Nắm bắt được thời cơ khách quan (Nhật đầu hàng quân Đồng minh)

Chuẩn bị về lực lượng quân sự

Chuẩn bị về căn cứ

Cách mạng tháng 8 (1945)

Sự chuẩn bị đầy đủ về mọi mặt qua 3 cuộc diễn tập ( 30­ 31), (31­39), (39­


Từ sơ đồ trên các em có thể thấy rõ: đề bài gồm mấy ý, các sự kiện hiện tượng nằm trong giai đoạn LS nào, những nội dung gì cần trình bày từ ý lớn đến ý nhỏ. Sau đó sẽ triển khai thành bài viết hoàn chỉnh.

3.3.2.6. Biết tự ôn tập, củng cố kiến thức và tự kiểm tra­ đánh giá

* Biết tự ôn tập và củng cố kiến thức

­ Trong quá trình ôn tập, củng cố kiến thức điều đầu tiên là HS phải nhớ kiến thức LS. Trí nhớ có vai trò rất quan trọng trong đời sống con người cũng như trong học tập. Trong học tập LS, việc nhớ kiến thức lại càng quan trọng. Nếu HS không nhớ sự kiện hiện tượng LS thì khó có các hoạt động phân tích, so sánh, đánh giá để hiểu bản chất của chúng. Tuy nhiên việc nhớ ở đây phải trên


cơ sở hiểu, không nhớ máy móc, thuộc lòng.

Nhớ kiến thức LS bao gồm các hoạt động:

+ Ghi nhớ các kiến thức đang nghiên cứu trong bài học… Ghi nhớ là quá trình hình thành dấu vết “ấn tượng” của sự kiện hiện tượng, nhân vật LS cơ bản mà HS đang tri giác trên vỏ não. Đây cũng là quá trình HS đang hình thành mối liên hệ giữa tài liệu mới học với tài liệu cũ đã có và mối liên hệ giữa các bộ phận của bản thân kiến thức mới. Trong ghi nhớ bao gồm ghi nhớ không chủ định và ghi nhớ có chủ định. Ghi nhớ có chủ định là một loại ghi nhớ theo một mục đích đã định trước, nó đòi hỏi sự nỗ lực của ý chí, cũng như phương pháp, thủ thuật nhớ. Hoạt động dạy học của GV và HS được dựa trên loại ghi nhớ có chủ định.

+ Lưu giữ lại những kiến thức đã ghi nhớ. Đó là quá trình củng cố vững

chắc dấu vết đã được hình thành trên vỏ não. Trong quá trình ghi nhớ, bao

gồm hai hình thức tiêu cực và tích cực. Gìn giữ

tiêu cực là sự

giữ

gìn bằng

cách tri giác đi tri giác lại nhiều lần tài liệu sự kiện, gìn giữ tích cực là sự nhớ lại trong óc tài liệu học tập đã ghi nhớ.

+ Nhận lại, nhớ lại, hồi tưởng lại. Quá trình tái hiện những kiến thức nói chung, LS nói riêng được biểu hiện dưới ba hình thức: nhận lại, nhớ lại và hình dung tưởng tượng lại (hồi tưởng). Nhận lại là sự nhớ lại những kiến thức đã học trong điều kiện tri giác lại tài liệu học tập đó. Còn nhớ lại, hồi tưởng lại là làm sống lại những kiến thức đã được củng cố trong trí nhớ, không cần tri giác lại những tài liệu sự kiện hiện tượng đã gây nên những hình ảnh đó.

­ Tự ôn tập, củng cố kiến thức

Ôn tập là một khái niệm rộng chỉ công việc phải tiến hành thường xuyên trong quá trình học tập nhằm ghi nhớ, vận dụng các kiến thức đã học làm cơ sở cho việc tiếp nhận kiến thức mới và rèn luyện các KN của HS. Ôn tập còn là một khâu của bài học trên lớp và được tiến hành thường xuyên trong các bài học nghiên cứu kiến thức mới. Khi tiến hành loại bài nghiên cứu kiến thức mới khâu củng cố, ôn tập hay ôn luyện có thể đan xen vào nhau. Ôn tập tổng kết được tiến hành sau khi kết thúc một chương hay một giai đoạn LS trong chương trình và chuẩn bị cho kiểm tra, đánh giá tổng kết. Do vậy, ôn tập và ôn luyện đều nhằm củng cố, khắc sâu kiến thức, KN cho HS.

Ôn tập và tự ôn tập kiến thức trong dạy học nói chung, dạy học LS nói


riêng có vai trò, ý nghĩa to lớn. Đó là một khâu quan trọng trong quá trình dạy học môn LS và có mối quan hệ biện chứng với các khâu khác. Nó liên kết giữa nghiên cứu kiến thức mới với vận dụng kiến thức và kiểm tra đánh giá. Đồng thời củng cố ôn tập còn là khâu chuẩn bị cho kiểm tra, đánh giá. Chính vì vậy, củng cố ôn tập giúp HS nắm vững kiến thức đã học, bổ sung, hoàn thiện, đào sâu vốn kiến thức, rèn luyện KN, kĩ xảo. Qua đó góp phần giáo dục cho HS tư tưởng tình cảm đúng và những thái độ đúng trong học tập bộ môn LS.

Kiến thức về tự ôn tập kiến thức LS bao gồm:

+ Biết tự củng cố và hệ thống hóa kiến thức đang học sau mỗi mục,

phần của bài học thông qua việc ghi nhớ phần chốt kiến thức của GV hay trả lời câu hỏi GV đưa ra.

+ Biết sử dụng kiến thức đã học để tự giải quyết các bài tập về nhà mà GV đưa ra để củng cố, ôn lại kiến thức.

+ Biết tái hiện lại kiến thức của bài học cũ trả lời câu hỏi kiểm tra ở đầu giờ học sau để củng cố, ôn lại kiến thức cũ.

+ Biết tái hiện lại và sử dụng kiến thức đã nắm vững để trả lời câu hỏi hay trao đổi thảo luận trong giờ ôn tập, tổng kết.

+ Tự hệ thống hóa, khái quát hóa kiến thức của giai đoạn hay phần LS

Ví dụ: kết thúc bài Nhật Bản ở lớp 11, GV hướng dẫn HS tự hệ thống hóa kiến thức thông qua việc lập sơ đồ kết hợp với băng thời gian như sau:

CChhế độ pphhoonngg kkiiếnn kkhhủnngg hhooảnngg::

­­…………………………....

­­…………………………....

­­…………………………....

­­…………………………....

­­…………………………....

­­…………………………....

DDuuyy TTânn MMiinnhh TTrrị::

­­…………………………....

­­…………………………....

­­…………………………....

­­…………………………....

­­…………………………....

­­…………………………....

CChhuuyyểnn

ggiiaaii đooạnn đế qquuốcc cchhủ nngghhĩaa::

­­…………………………....

­­…………………………....

­­…………………………....

­­…………………………....

­­…………………………....

­­…………………………....

ssaanngg

Đầu TK XIX

Giữa TK XIX

Cuối TK XIX đầu XX


Hoặc sau khi học xong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp 1946­ 1954 ở lớp 12, GV hướng dẫn HS tự lập bảng niên biểu về mặt trận thống nhất của quân dân ta trên các lĩnh vực như sau:

Thời gian

Thắng lợi

Ý nghĩa

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 281 trang tài liệu này.

Phát triển NLTH cho HS trong dạy học môn Lịch sử ở trường THPT thực nghiệm qua lớp 10 chương trình chuẩn - 13

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 28/03/2023