Phát triển nhân lực du lịch ở thành phố Đà Nẵng - 2

2


cầu (67/136) và trở thành 10 quốc gia có sức hấp dẫn, thu hút du khách lớn nhất trên thế giới [3]. Cùng với sự phát triển của NDL đã thu hút 1,3 triệu NLDL, chiếm khoảng 2,5% tổng nhân lực cả nước. Trong đó, tỷ lệ lao động có chuyên môn, nghiệp vụ về du lịch còn thấp, mới đạt khoảng 42% được đào tạo về chuyên NDL, 38% được đào tạo từ các ngành khác chuyển sang và khoảng 20% chưa qua đào tạo ở các cơ sở đào tạo (CSĐT) mà chỉ được đào tạo, huấn luyện tại chỗ. Đặc biệt, trong tống số NLDL đó có hơn một nửa không biết ngoại ngữ và trình độ ngoại ngữ chỉ mới ở chứng chỉ A, B, C là chủ yếu. Do đó, năng suất lao động (NSLĐ) trong NDL nước ta chỉ bằng 1/15 của Singapore, 1/10 của Nhật Bản và 1/5 của Malaysia… Theo dự báo của Tổng cục Du lịch, với tốc độ tăng trưởng như hiện nay thì mỗi năm phải ĐT thêm 25.000 lao động mới và phải đào tạo lại số lượng cũng xấp xỉ như vậy, nhưng thực tế mỗi năm các CSĐT chuyên ngành về du lịch ở nước ta chỉ đáp ứng được 60% nhu cầu, dẫn đến tình trạng thiếu hụt NNLDL [2].

Đà Nẵng là thành phố có tiềm năng PTDL và có điều kiện thuận lợi cho việc xây dựng những SPDL đa dạng, hấp dẫn khách du lịch (KDL) như du lịch sinh thái, biển, đường sông, văn hóa... đã và đang được khai thác. Hằng năm, lượng KDL đến với thành phố ngày càng tăng với tốc độ tăng trưởng bình quân giai đoạn 2011 - 2017 đạt 22,00%/năm. Năm 2017 là năm đầu tiên Đà Nẵng tổ chức thành công “Tuần lễ Cấp cao APEC và đã thu hút được 6,6 triệu lượt khách, (khách nội địa đạt 4,3 triệu lượt, khách quốc tế đạt 2,3 triệu lượt) tăng 19% so với năm 2016, vượt kế hoạch đề ra [83]. Sự tăng trưởng nhanh của NDL đã tạo ra nhiều việc làm cho thành phố Đà Nẵng nói riêng và trong vùng nói chung. Tuy nhiên, với yêu cầu đưa du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, làm động lực cho phát triển kinh tế - xã hội của Đà Nẵng thì NLDL ở thành phố đặt ra một số vấn đề cần tiếp tục giải quyết. Cụ thể là: quy mô, cơ cấu còn chưa hợp lý, kinh doanh du lịch (KDDL) còn nhiều yếu kém về năng lực, kỹ năng, kiến thức, tính chuyên nghiệp chưa cao; đào tạo đúng chuyên môn nghiệp vụ du lịch còn thấp, nhân lực sử dụng thành thạo ngoại ngữ các loại tiếng Tiếng Pháp, Nhật, Đức, Hàn... là rất ít và chủ yếu là tiếng Anh; nhân lực chất lượng cao (NLCLC) chiếm tỷ lệ thấp, thiếu trầm trọng nhân lực cho những vị trí then chốt như quản lý cấp cao, trưởng các bộ phận tại các khu nghỉ dưỡng, nhà hàng, khách sạn và các công ty lữ hành. Theo thống kê của Sở Du lịch Đà Nẵng, cứ mỗi khách sạn, khu nghỉ dưỡng, số lượng này chỉ chiếm khoảng 10% tổng số nhân lực

3


trong khi số lượng du khách, khách sạn, khu nghỉ dưỡng cao cấp, 5 sao ở Đà Nẵng ngày càng tăng. Hướng dẫn viên rơi vào tình trạng “vừa thừa lại vừa thiếu”, thừa hướng dẫn viên (HDV) nội địa nhưng lại rất thiếu HDV chuyên nghiệp, nhất là thiếu HDV quốc tế đối với các ngoại ngữ như Nhật Bản, Nga, Đức, Pháp… Tình trạng khan hiếm và bất hợp lý về NLCLC nên các doanh nghiệp du lịch (DNDL) của thành phố phải thuê NLDL từ nước ngoài hoặc từ các khách sạn, các công ty lữ hành lớn ở Hà Nội hay thành phố Hồ Chí Minh. Vì vậy, sự cạnh tranh giữa các DNDL ngày càng tăng, hiện tượng “lấy người” của nhau, làm tăng chi phí tiền công, làm xuất hiện HDV “chui” dẫn đến chất lượng phục vụ giảm và tác động tiêu cực đến thị trường du lịch của thành phố Đà Nẵng nói riêng và cả nước nói chung.

Xuất phát từ đánh giá, nhìn nhận thực tiễn nêu trên, nhằm tăng cường hiệu quả hoạch định chính sách, nâng cao chất lượng, thu hút, sử dụng NLDL và đồng thời mở rộng quy mô, nâng cao chất lượng đào tạo, phát triển nhân lực du lịch (PTNLDL) ở thành phố Đà Nẵng vừa có tính cấp bách, vừa mang ý nghĩa chiến lược và phải đặt lên vị trí hàng đầu trong thời gian tới. Với ý nghĩa nêu trên, NCS chọn đề tài: “Phát triển nhân lực du lịch ở thành phố Đà Nẵng” làm Luận án tiến sĩ chuyên ngành kinh tế chính trị tại Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh.

2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

2.1. Mục đích nghiên cứu

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 217 trang tài liệu này.

Luận án làm rõ cơ sở lý luận, phân tích, đánh giá thực trạng, chỉ ra những thành công và nguyên nhân của thành công, hạn chế và nguyên nhân của hạn chế về PTNLDL ở thành phố Đà Nẵng, trên cơ sở đó đề xuất quan điểm và giải pháp chủ yếu để PTNLDL ở thành phố Đà Nẵng từ nay đến năm 2030.

2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu

Phát triển nhân lực du lịch ở thành phố Đà Nẵng - 2

Để đạt được mục đích trên, NCS thực hiện các nhiệm vụ sau:

- Hệ thống hóa và làm rõ một số vấn đề lý luận về quan niệm, đặc điểm, vai trò NLDL; quan niệm, nội dung và những nhân tố ảnh hưởng đến PTNLDL tại một tỉnh, thành phố trong giai đoạn đẩy mạnh CNH, HĐH gắn với phát triển kinh tế tri thức và hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam hiện nay.

- Từ kinh nghiệm thực tiễn thành công của một số tỉnh, thành phố trong nước và nước ngoài về PTNLDL để rút ra những bài học cho PTNLDL ở thành phố Đà Nẵng trong thời gian tới.

4


- Phân tích, đánh giá thực trạng, chỉ ra được những thành công và nguyên nhân của thành công, hạn chế và nguyên nhân của hạn chế về PTNLDL ở thành phố Đà Nẵng giai đoạn 2011 - 2017 trước yêu cầu phát triển mới, hội nhập quốc tế.

- Trên cơ sở hạn chế về PTNLDL, luận án đưa ra dự báo, đề xuất quan điểm và giải pháp chủ yếu để PTNLDL ở thành phố Đà Nẵng từ nay đến năm 2030.

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

3.1. Đối tượng nghiên cứu

Luận án tập trung nghiên cứu PTNLDL (lao động trực tiếp) của các DNDL ở ba lĩnh vực lưu trú, nhà hàng, lữ hành (HDVDL) ở thành phố Đà Nẵng.

3.2. Phạm vi nghiên cứu

Về nội dung: Nghiên cứu thực trạng phát triển về số lượng, chất lượng, cơ cấu NLDL (lao động trực tiếp) của các DNDL (lưu trú, nhà hàng, lữ hành (HDVDL)) ở thành phố Đà Nẵng.

Về không gian: Nghiên cứu thực trạng về PTNLDL của các DNDL ở thành phố Đà Nẵng và thực tiễn PTNLDL của các tỉnh, thành phố khác được mở rộng theo không gian mà tác giả lựa chọn.

Về thời gian: Nghiên cứu PTNLDL ở thành phố Đà Nẵng trong thời gian từ năm 2011 - 2017 và đề xuất giải pháp chủ yếu từ nay đến năm 2030.

4. Phương pháp nghiên cứu

- Trong quá trình nghiên cứu Luận án sử dụng chủ yếu các phương pháp nghiên cứu thuộc chuyên ngành kinh tế chính trị cụ thể là phương pháp trừu tượng hóa khoa học, lôgic kết hợp với lịch sử, phân tích - tổng hợp, thu thập và xử lý thông tin có tính kế thừa liên quan đến đề tài luận án để giải quyết các nội dung ở chương 2 từ cơ sở lý luận và thực tiễn về PTNLDL nói chung và PTNLDL của các DNDL ở các tỉnh nói riêng.

- Ngoài ra, luận án cũng sử dụng một số phương pháp nghiên cứu khác liên quan đến chuyên ngành kinh tế chính trị như phương pháp thống kê, phương pháp so sánh, phương pháp điều tra xã hội hội học, thu thập số liệu và kế thừa một số kết quả của các công trình khoa học đã được công bố liên quan đề tài Luận án. Đặc biệt trong quá trình điều tra, thu thập thông tin Luận án sử dụng đồng thời nguồn thông tin ở các cấp độ khác nhau để phân tích thực trạng, đánh giá những thành công, hạn chế và nguyên nhân của thành công, hạn chế về PTNLDL ở thành phố Đà Nẵng. Cụ thể là:

5


+ Nguồn thông tin thứ cấp: bao gồm số liệu, thông tin từ các công trình nghiên cứu liên quan đến PTNLDL trong và ngoài nước; thông tin, số liệu thống kê từ các báo cáo của các cơ quan nghiên cứu, cơ quan quản lý Nhà nước cấp tỉnh, thành phố và cấp Trung ương. Đặc biệt, luận án sử dụng số liệu thống kê từ kết quả khảo sát, điều tra NLDL của Sở Du lịch Đà Nẵng theo định kỳ hàng năm làm cơ sở so sánh đối chiếu với kết quả điều tra của NCS. Ngoài ra, các số liệu thống kê thứ cấp được sử dụng trong việc so sánh, phân tích quy mô, cơ cấu, chất lượng về NLDL; quá trình đào tạo, bồi dưỡng và thu hút, sử dụng PTNLDL ở Đà Nẵng trong thời gian (2011 - 2017). Trên cơ sở đó, luận án đưa ra dự báo, đề xuất quan điểm và giải pháp chủ yếu để PTNLDL ở thành phố Đà Nẵng từ nay đến năm 2030.

+ Nguồn thông tin sơ cấp: để có thêm thông tin bảo đảm cho việc phân tích, đánh giá chính xác thực tiễn đối tượng nghiên cứu một cách khách quan, luận án dùng phương pháp điều tra xã hội học với đối tượng là lao động trực tiếp tại các DNDL ở các lĩnh vực (khách sạn, nhà hàng, lữ hành) trên địa bàn thành phố Đà Nẵng bằng bảng hỏi và phương pháp phỏng vấn sâu. Quy mô điều tra: số phiếu triều tra 540 phiếu, số phiếu thu hồi 540 nhưng số phiếu được điền đầy đủ thông tin cần thiết là 433 phiếu đạt 80,19% yêu cầu đặt ra. Trong đó, số phiếu điều tra ở 30 cơ sở lưu trú là khách sạn từ 1 đến 5 sao với 300 phiếu (mỗi khách sạn thực hiện 10 phiếu) và số phiếu thu về đạt yêu cầu là 250, đạt tỷ lệ 83,33%. Đối với cơ sở lữ hành với số phiếu điều tra phát ra là 120 số phiếu tại 20 công ty lữ hành (mỗi cơ sở thực hiện 6 phiếu điều tra) và thu về được 93 phiếu đạt yêu cầu, chiếm tỷ lệ 77,50%. Các cơ sở nhà hàng số phiếu điều tra là 120 phiếu tại 20 nhà hàng đạt tiêu chuẩn phục vụ KDL do Sở Du lịch quản lý (mỗi nhà hàng thực hiện điều tra 6 phiếu) và số phiếu thu về đạt yêu cầu là 90, chiếm tỷ lệ 75,00%. Thời gian điều tra vào tháng 12 năm 2017 là thời điểm không phải vào thời điểm chính của mùa du lịch nên kết quả thu thập được đạt tỷ lệ khá cao. Kết quả triều tra được xử lý thống kê bằng phần mềm excel tính giá trị phần trăm của mỗi yếu tố, đặc điểm để phân tích, đánh giá thực trạng về các nội dung PTNLDL như quy mô, cơ cấu, chất lượng; và các nhân tố để thực hiện các nội dung đó như đào tạo, bồi dưỡng; thu hút và sử dụng NLDL ở các DNDL trên địa bàn thành phố Đà Nẵng. Kết quả này đối chiếu, so sánh với số liệu thứ cấp của các nhà quản lý ở DNDL đảm bảo tính khách quan và xu

6


hướng vận động của sự phát triển NDL hiện nay là căn cứ để lận án đề xuất quan điểm, giải pháp chủ yếu PTNLDL ở thành phố Đà Nẵng từ nay đến năm 2030 sát với thực tiễn phát triển của NDL hiện đại theo hướng bền vững.

5. Những đóng góp mới của luận án

- Hệ thống hóa quan niệm, đặc điểm, vai trò về NLDL; nội dung, những nhân tố ảnh hưởng đến PTNLDL ở Việt Nam nói chung và ở Đà Nẵng nói riêng trong điều kiện hiện đẩy mạnh CNH, HĐH gắn với phát triển kinh tế tri thức và hội nhập quốc tế.

- Phân tích, đánh giá thực trạng, đồng thời chỉ ra những thành công, hạn chế và nguyên nhân của thành công, hạn chế về PTNLDL ở thành phố Đà Nẵng thời gian 2011 - 2017 (đây là giai đoạn thành phố thực hiện mục tiêu, chiến lược PTDL là ngành kinh tế mũi nhọn được Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Đà Nẵng phê duyệt từ năm 2011).

- Trên cơ sở thành công, hạn chế nêu trên luận án đưa ra dự báo, quan điểm và đề xuất giải pháp chủ yếu PTNLDL ở thành phố Đà Nẵng từ nay đến năm 2030.

- Kết quả nghiên cứu của luận án là tài liệu tham khảo cho công tác quy hoạch, hoạch định, đào tạo, bồi dưỡng và tiếp tục hoàn thiện chế độ, chính sách ưu đãi thu hút, sử dụng NLDL với quy mô ngày càng lớn mạnh, chất lượng ngày càng được nâng cao, cơ cấu hợp lý đáp ứng yêu cầu PTDL ở thành phố Đà Nẵng theo hướng hiện đại, bền vững và hội nhập.

6. Kết cấu của luận án

Kết cấu của Luận án ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục các công trình đã công bố của tác giả liên quan đến luận án, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, nội dung của luận án bao gồm 4 chương, 10 tiết. Cụ thể:

7


Chương 1

TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN


1.1. TỔNG QUAN CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN

Ngày nay, ở các nước trên thế giới du lịch đã thực sự trở thành một ngành kinh tế xã hội phổ biến và NLDL được xem như là một trong những yếu tố quyết định đến sự phát triển NDL của các quốc gia trên thế giới. Với tốc độ phát triển nhanh của NDL như hiện nay thì NLDL đang là những thách thức lớn cho quá trình thực hiện CNH, HĐH gắn với phát triển kinh tế tri thức ở Việt Nam. Liên quan đến vấn đề này, thời gian qua đã có nhiều nhà nghiên cứu, nhà quản lý trong và ngoài nước đã có nhiều công trình được công bố dưới dạng sách tham khảo, bài viết tạp chí, luận án tiến sĩ, các Hội thảo mang tầm quốc gia và quốc tế từ lý luận đến thực tiễn theo các nội dung cụ thể như sau.

1.1.1. Những công trình nước ngoài đã công bố liên quan đến phát triển nhân lực du lịch

Hiện nay, không chỉ ở Việt Nam mà các nước trên thế giới cũng đều xác định du lịch là một ngành kinh tế quan trọng, ngành kinh tế mũi nhọn và để đạt được mục tiêu đó, các quốc gia, địa phương cần PTNL cho NDL như thế nào, bằng cách gì... vẫn là một bài toán tiếp tục cần có lời giải đáp một cách đầy đủ. Vì vậy, liên quan đến vấn đề này đã và đang thu hút sự quan tâm của nhiều nhà nghiên ngoài nước, trong đó có các công trình tiêu biểu như sau:

1.1.1.1. Những công trình nước ngoài liên quan đến thực tiễn phát triển nhân lực du lịch

- Martin Mowforth, Ian Munt, “Tourism and Sustainability: New Tourism in the Third World”, Routledge, NY [97]. Nhóm tác giả Martin Mowforth và Ian Munt có công trình nghiên cứu “Du lịch và bền vững: Du lịch mới trong thế giới thứ ba”. Nội dung của công trình này nhấn mạnh đối với các quốc gia đang phát

8


triển thì du lịch là ngành kinh tế quan trọng, nhất là đối với các quốc gia có lợi thế về tiềm năng du lịch (vẻ đẹp về cảnh quan tự nhiên, có nền văn hóa đặc sắc, điều kiện tự nhiên thuận lợi…). Nhóm tác giả cho rằng sự gia tăng các hoạt động du lịch (HĐDL) sẽ thu hút và giải quyết được nhiều việc làm, cảnh quan môi trường phục vụ du lịch luôn được giữ gìn, tôn tạo và mang lại nguồn thu nhập lớn cho từng người dân cũng như cho từng địa phương của quốc gia đó. Vì vậy, nhóm tác giả đã đưa ra một số giải pháp PTNLDL nhằm đảm bảo chất lượng phục vụ ngày càng tốt hơn trong điều kiện hội nhập toàn cầu, xem NLDL là một yếu tố quyết định đến sự phát triển của NDL trong chiến lược phát triển bền vững của quốc gia đó.

- Nafees A.Khan, “Human Resource Development in Tourism Industry in India: A Case Study of Air India Ltd, New Delhi” [99]. Công trình nghiên cứu với chủ đề “Phát triển nhân lực du lịch trong ngành công nghiệp du lịch ở Ấn Độ: Nghiên cứu điển hình về Airl India Ldt, New Delhi”. Bài viết này tác giả cho rằng mục đích của PTNL là để cải thiện KDDL thông qua trình độ học vấn và NSLĐ của từng cá nhân trong một tổ chức nhất định. Nhưng để đạt được mục đích nêu trên cần phải áp dụng phương pháp HRD - tức là được đặt hàng và đảm bảo tính chuyên nghiệp để làm việc trong lĩnh vực được bảo vệ, kỹ năng, kiến thức và thái độ của nhân viên sẽ được làm giàu và chất lượng tổng thể của công việc thực hiện sẽ được cải thiện. Tác giả khẳng định PTNL đang đặt ra những vấn đề cần được quan tâm như sự thiếu hụt về số lượng, KDDL; điều kiện làm việc; thiếu tính chiến lược, chính sách thích hợp PTNL trong ngành công nghiệp du lịch ở Ấn Độ. Từ đó tác giả đã nghiên cứu vận dụng mô hình HDR của ngành công nghiệp du lịch từ thực tiễn hãng Hàng không Ấn Độ nhằm nâng cao chất lượng, khả năng, tinh thần và thái độ phục vụ của nhân viên hàng ngày. Công trình nghiên cứu này, chỉ giới hạn bởi đối tượng nhân viên phục vụ của hãng Hàng không “Airl India Ldt, New Delhi” quá trình thực hiện đã thành công đem lại hiệu quả kinh doanh cho dịch vụ hàng không nói riêng và đó chính là một khâu trong chuỗi dịch vụ của ngành công nghiệp du lịch ở Ấn Độ nói chung. Có thể nói, công trình nghiên cứu này là sự thành công Việt Nam lấy đó bài học kinh nghiệm về PTNLDL trong điều kiện hiện nay để tham khảo và áp dụng.

9


- MA. Christina G.Aquino, “ASEAN MRA on Tourisim Professionals: The Philippine Experience”, Proceedings of the 1st international Confrerence Sustainable Tourism Development in the central Vietnam and ASEAN, Vietnam cademy of Social Sciences - Institute of Social Sciences of the Central Region [95]. Tác giả MA. Christina G.Aquino thuộc Trường Đại học Lyceum of the Philippines, đã có bài tham luận tại Hội thảo quốc tế về Du lịch bền vững ở miền Trung Việt Nam với chủ đề: “ASEAN MRA về các chuyên gia du lịch: Hướng tới phát triển du lịch bền vững: Kinh nghiệm Philipnine”. Theo tác giả, hiện nay ở nhiều nước NDL

được phát triển rất nhanh, đóng góp một phần đáng kể cho nền kinh tế của quốc gia và các chuyên gia du lịch đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì PTDL. Tuy nhiên, để tăng trưởng và duy trì sự bền vững đối với NDL, ngoài sản phẩm (đích đến) phải đảm bảo nhân lực tham gia vào NDL, dịch vụ là cần phải có trình độ chuyên môn, khả năng giao tiếp, khả năng sử dụng ngoại ngữ... Tiếng Anh được xác định là ngôn ngữ giao tiếp quốc tế, và Tiếng Anh được xác định là “fring lingua” trong khu vực các nước Đông Nam Á (ASEAN), cho phép hiểu biết chung hơn giữa các quốc gia thành viên ASEAN khác nhau (AST). Bên cạnh đó, tác giả cho rằng vai trò quan trọng của các chuyên gia du lịch cũng cần phải có năng lực tiếng Anh là một trong những yếu tố dẫn đến sự PTDL bền vững trong khu vực ASEAN nói chung và ở Philippin như một nghiên cứu điển hình.

Mặt khác, tác giả chia sẻ bài học kinh nghiệm của Philippin trong quá trình đào tạo nhằm PTNLDL đã được xác định, ứng dụng của họ bởi các nhà cung cấp giáo dục - đào tạo (GD-ĐT) NLDL khác nhau là tự nguyện, đặc biệt về chất lượng giảng dạy, đánh giá và tiêu chuẩn phát triển chương trình giảng dạy. Ở một số bang, bản chất của các khuôn khổ và quy định pháp lý cũng như tài chính để thực hiện các nhu cầu cho các giảng viên ngày càng được tăng cường và có hiệu quả. Sự hiện diện của các trung tâm đào tạo là một trong những yếu tố tạo thuận lợi, tạo mối liên kết giữa đội ngũ lao động có tay nghề cao và những người làm việc trong NDL. Quá trình này luôn hướng tới đảm bảo thực hiện Kế hoạch chiến lược du lịch ASEAN 2016 - 2025 về PTNNL là: “Vào năm 2015, ASEAN sẽ trở thành một điểm đến du lịch chất lượng cung cấp một điểm đến độc đáo, trải nghiệm một ASEAN đa dạng,

Xem tất cả 217 trang.

Ngày đăng: 15/03/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí