18
cả hệ thống GD-ĐT; có sự phối hợp chặt chẽ, nghiêm túc với các DNDL. Tác giả của các bài báo này mới dừng lại ở những vấn đề chung nhất về NLDL chứ chưa đi sâu nghiên cứu vai trò của nó đến hoạt động KDDL như là một yêu cầu để PTNLDL trong giai đoạn này.
- Trần Văn Long, “Đào tạo nhân lực du lịch đáp ứng yêu cầu hội nhập và phát triển” [51]. Tác giả cho rằng, trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế, khi các HĐDL ngày càng cạnh tranh khốc liệt không chỉ trong khu vực mà còn trên phạm vi toàn cầu thì yêu cầu về chất lượng, dịch vụ, số lượng và KDDL đã trở thành mối quan tâm hàng đầu của NDL, của các CSĐT nghiệp vụ du lịch. Nội dung bài viết này đã khái quát thực trạng ĐTNLDL và một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng ĐTNLDL ngày một tốt hơn, đáp ứng nhu cầu cho DNDL và xã hội.
- Nguyễn Quốc Tiến, “Công tác đào tạo nguồn nhân lực du lịch vùng trung du miền núi Bắc Bộ và những câu hỏi cần được giải đáp” [71]. Tác giả đã khái quát được thực trạng NLDL năm 2011 và dự báo đến năm 2015 của vùng Trung du miền núi Bắc Bộ sẽ cần đến 60.000 lao động cho NDL. Năm 2011, ở vùng này có 17 CSĐT về chuyên NDL, số lượng sinh viên được đào tạo chuyên NDL hằng năm mới đạt được từ 30 - 40 sinh viên ở mỗi trường. Điều này cho thấy NNLDL ở các địa phương trong vùng này còn quá ít mà nhu cầu NLDL ngày một tăng lên, nên tác giả cho rằng để đáp ứng được nhu cầu của vùng thì cần giải quyết được 3 vấn đề sau: Tại sao nhu cầu ĐTNL của NDL rất lớn, nhưng các CSĐT về du lịch vẫn khó tuyển sinh viên?; Làm thế nào để các em yêu thích và sẵn sàng theo học các nghề xã hội có nhu cầu rất cao, nhưng lại ít người học như kỹ thuật chế biến các món ăn, đồ uống?; Làm thế nào để tăng cường hợp tác giữa nhà trường và các DNDL ở khu vực này trong việc đẩy mạnh đào tạo, bồi dưỡng NLDL? Theo tác giả để trả lời được 3 câu hỏi đó cần thực hiện 5 giải pháp để đẩy mạnh ĐTNLDL mới đáp ứng nhu cầu của NDL ở vùng trung du miền núi Bắc Bộ đến năm 2020.
- Ung Thị Nhã Ca, “Thực trạng chất lượng đào tạo nhân lực du lịch trình độ đại học tại trường đại học Tây Đô và khả năng đáp ứng thị trường du lịch ở thành phố Cần Thơ” [11]. Tác giả, bài viết này đã chỉ rõ mối quan hệ giữa đầu vào và đầu ra của quá trình đào tạo bằng khảo sát, điều tra đánh giá mức độ đáp ứng yêu cầu
19
công việc của người tốt nghiệp đại học của 3 đối tượng: DNDL, trường đại học và cựu sinh viên của trường Đại học Tây Đô. Kết quả đánh giá cho thấy CTĐT cần được cải tiến theo hướng tiếp cận năng lực, phát huy giá trị riêng biệt cho sinh viên nhằm rút ngắn giữa khoảng cách giữa đào tạo và nhu cầu của DNDL. Để làm được điều đó tác giả đề xuất 3 nhóm giải pháp: Về phía trường đại học Tây Đô; Về phía doanh nghiệp; Về phía sinh viên. Tóm lại, kết quả nghiên cứu này đã làm cơ sở đề xuất các giải pháp xây dựng, cải tiến chương trình, nội dung đào tạo nhằm nâng cao chất lượng đào tạo cho NDL, tạo nên thương hiệu đối với các CSĐT và tạo cơ hội cho các sinh viên chuyên NDL tốt nghiệp ở những khóa tiếp theo có việc làm theo đúng yêu cầu của xã hội và DNDL.
- Nguyễn Sơn Hà, “Đào tạo nguồn nhân lực du lịch hiện nay” [28]. Trong bài viết này, tác giả đã cho biết số lượng các CSĐT nghiệp vụ du lịch cả nước hiện có với 62 trường đại học, 80 trường Cao đẳng, 117 trường Trung cấp, các trường đào tạo nghề, 2 Công ty đào tạo và 23 trung tâm có tham gia đào tạo nghiệp vụ du lịch. Từ thực trạng số lượng đầu ra và khả năng đáp ứng nhu cầu nhân lực cho NDL hiện nay không những thiếu về mặt số lượng, mà còn yếu về chuyên môn, NLDL do các CSĐT cung cấp cho thị trường sức lao động (SLĐ) đối với NDL chưa đạt yêu cầu của DNDL. Vì vậy, tác giả bài viết cho rằng để tháo gỡ những vướng mắc nêu trên cần có hệ thống giải pháp đồng bộ về ĐTNLDL đủ điều kiện, tiêu chuẩn, trình độ phục vụ ngày càng tăng của thị trường du lịch như hiện nay là vô cùng cần thiết, có tính chiến lược lâu dài theo xu hướng phát triển của du lịch thế giới.
Có thể bạn quan tâm!
- Phát triển nhân lực du lịch ở thành phố Đà Nẵng - 1
- Phát triển nhân lực du lịch ở thành phố Đà Nẵng - 2
- Những Công Trình Nước Ngoài Liên Quan Đến Đào Tạo, Bồi Dưỡng Phát Triển Nhân Lực Du Lịch
- Những Vấn Đề Tiếp Tục Nghiên Cứu Về Phát Triển Nhân Lực Du Lịch Ở Thành Phố Đà Nẵng
- Quan Niệm Phát Triển Nhân Lực Du Lịch
- Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Phát Triển Nhân Lực Du Lịch
Xem toàn bộ 217 trang tài liệu này.
- Trần Văn Long, “Quản lý đào tạo của các trường cao đẳng du lịch đáp ứng nhu cầu nhu cầu cho các doanh nghiệp khu vực đồng bằng Bắc Bộ” [52]. Tác giả luận án đã luận giải lý luận và thực tiễn về các nội dung liên quan đến quản lý đào tạo của các trường cao đẳng Du lịch đảm bảo chất lượng và đáp ứng nhu cầu nhân lực cho các DNDL ở khu vực đồng bằng Bắc Bộ nói riêng và cả nước nói chung. Luận án đã tập trung luận giải các vấn đề cơ sở lí luận và thực tiễn về quản lý đào tạo của các trường cao đẳng đảm bảo cân bằng cung - cầu về thị trường SLĐ cho NDL trong giai này. Trong đó, các CSĐT này phải đáp ứng nhu cầu nhân lực cho các DNDL theo chuẩn nghề nghiệp, chuẩn đầu ra thông qua quản lý các yếu tố
20
đầu vào, quản lý quá trình dạy học và quản lý các yếu tố đầu ra, dưới sự tác động các yếu tố đến công tác quản lý đào tạo ở các trường theo hướng đáp ứng nhu cầu nhân lực của các doanh nghiệp trong cơ chế thị trường. Trên cơ sở thực trạng quản lý đào tạo ở các trường cao đẳng du lịch đáp ứng nhu cầu nhân lực cho các DNDL ở các tỉnh khu vực đồng bằng Bắc Bộ giai đoạn 2005 - 2014, luận án đã khái quát được những vấn đề đặt ra và đề xuất những giải pháp cơ bản về quản lý đào tạo của các trường cao đẳng du lịch đáp ứng nhu cầu nhân lực cho các DNDL khu vực đồng bằng Bắc Bộ đến năm 2020.
- Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch - Hội thảo quốc gia lần thứ nhất, “Đào tạo nhân lực ngành du lịch theo nhu cầu xã hội” [7]; Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch - Hội thảo quốc gia lần thứ hai, “Đào tạo nhân lực du lịch theo nhu cầu xã hội” [8]. Đây là hội thảo quốc gia với sự tham gia của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Bộ Giáo dục và Đào tạo, các Sở Du lịch, các CSĐTDL, các DNDL, nội dung của các bài tham luận, các ý kiến trao đổi tại hội thảo đều xoay quanh vấn đề liên quan trực tiếp đến công tác đào tạo, PTNLDL theo nhu cầu xã hội. Mục đích của Hội thảo là để các CSĐT thấy được các yêu cầu cần thiết của du lịch với tư cách là nhà tuyển dụng, nhà sử dụng, đồng thời là quá trình đánh giá hoạt động KDDL qua đầu ra đào tạo. Từ đó, cần thiết phải đổi mới nội dung, chương trình, cơ cấu ngành nghề đào tạo; đồng thời doanh nghiệp, các nhà tuyển dụng cũng cần đổi mới phong cách quản lý, điều hành, cam kết cung ứng các dịch vụ hỗ trợ đào tạo, đặc biệt tạo môi trường thuận lợi cho sinh viên các trường thực hành, thực tập làm quen với các vị trí công việc trong lĩnh vực du lịch. Các CSĐT cũng có kiến nghị triển khai đào tạo ngành nghề mới đáp ứng nhu cầu của DNDL theo hướng tự chủ tài chính và khuyến kích các doanh nghiệp tham gia vào quá trình đào tạo nhằm xã hội hóa nguồn vốn vào các CSĐT NLDL của Việt Nam trong thời gian tới.
Tóm lại, các công trình nghiên cứu từ những năm cuối thế kỷ 20 đầu thế kỷ 21 đến nay đã được khái quát chung nhất đặc điểm, thực trạng NLDL và công tác ĐTNLDL. Đặc biệt, phân tích thực trạng ĐTNLDL trong hệ thống các trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp, dạy nghề và đào tạo lại ở các DNDL. Trên cơ sở đó các tác giả đề ra một số nhóm giải pháp về đào tạo để PTNLDL ở Việt
21
Nam như: Đối với các CSĐT (chương trình, đội ngũ, cơ sở vật chất kỹ thuật…); Đối với các DNDL; Đối với quản lý nhà nước như ban hành chính sách cho các CSĐT đặc biệt là CSĐT nghề. Như vậy, tác giả của các công trình nghiên cứu nêu trên mới đi sâu nghiên cứu vào lĩnh vực ĐTNLDL ở Việt Nam trong thời gian qua và nhu cầu ĐTNLDL đến năm 2020 nhằm đáp ứng được yêu cầu của NDL trong điều kiện mới, hội nhập khu vực và trên thế giới.
1.1.2.3. Những công trình đã công bố liên quan đến thu hút, sử dụng nhân lực du lịch
Đây là một nội dung của PTNLDL, có tính pháp lý nhưng tuân thủ khách quan của các quy luật kinh tế về thị trường SLĐ nhằm giúp các CSĐT, các DNDL có cơ sở xây dựng chương trình, nội dung, hình thức đào tạo và xây dựng tiêu chí để tuyển chọn, bố trí sử dụng NLDL một cách có hiệu quả, nhưng mới chỉ có một số ít tác giả quan tâm đến vấn đề này, cụ thể:
- Trần Hữu Nam, “Đổi mới cơ chế, chính sách phát triển nguồn nhân lực du lịch trong giai đoạn hiện nay ở nước ta” [62]. Tác giả bài viết này cho rằng đổi mới cơ chế, chính sách PTNLDL trong giai đoạn hiện nay ở nước ta là vô cùng cần thiết. Tác giả đã mô tả được thực trạng về NLDL tại thời điểm năm 2010 một cách khái quát nhất bằng số liệu thứ cấp và số liệu sơ cấp mà tác giả tổng hợp được từ số lượng sinh viên đăng ký vào các trường có đào tạo NDL. Trên cơ sở thực tế, tác giả đã chỉ ra được một số hạn chế về công tác đào tạo, PTNLDL Việt Nam như: thiếu về số lượng, yếu về chất lượng, cơ cấu bất hợp lý cả về cấp bậc, ngành nghề ĐT và phân bổ theo vùng, miền… Vì vậy, theo tác giả để khắc phục được những hạn chế nêu trên cần thực hiện 5 giải pháp: Đào tạo đội ngũ chuyên gia có trình độ cao trong lĩnh vực du lịch (nghiên cứu, tư vấn các chính sách, xây dựng chiến lược, các CSĐT NLDL); Nâng cao đội ngũ chất lượng giảng viên, giáo viên, đào tạo viên ở các CSĐTDL; Bồi dưỡng nâng cao trình độ quản lý nhà nước về du lịch ở các địa phương; Xã hội hóa công tác đào tạo nhằm PTNLDL; Chủ động hợp tác và hội nhập quốc tế trong PTNLDL.
- Vũ Đức Minh, “Một số giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn nhân lực của các doanh nghiệp du lịch nhà nước trên địa bàn thành phố Hà Nội trong
22
tiến trình hội nhập khu vực và thế giới” [60]. Nội dung của luận án được trình bày trong 3 chương với 186 trang, bao gồm: (1) Những lý luận cơ bản về hiệu quả kinh doanh, hiệu quả sử dụng nhân lực của các DNDL, trong đó chú trọng đến bộ phận lao động tác nghiệp (lao động thừa hành); (2) Phân tích, đánh giá thực trạng hoạt động KDDL và hiệu quả sử dụng NLDL của các DNDL (khách sạn và lữ hành) thuộc thành phần kinh tế nhà nước với sự tham chiếu, so sánh với các loại hình DNDL thuộc các thành phần kinh tế khác trong thời gian 5 năm (1999 - 2003) của NDL Hà Nội. Từ trạng thực, luận án rút ra được một số kết quả, hạn chế và chỉ ra nguyên nhân của thành công, hạn chế đó; (3) Luận án đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng và PTNLDL cho các DNDL ở Hà Nội, đặc biệt là các doanh nghiệp nhà nước trong điều kiện hội nhập khu vực và trên thế giới. Đồng thời, tác giả đã đưa ra một số kiến nghị đối với công tác quản lý vĩ mô của Nhà nước và các Ban ngành nhằm hỗ trợ cho các DNDL trên địa bàn thành phố Hà Nội nói riêng và cả nước nói chung trong việc nâng cao hiệu quả sử dụng và PTNLDL.
- Đinh Thị Hải Hậu, "Huy động vốn đầu tư cho phát triển nguồn nhân lực du lịch Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế" [31]. Tác giả cho rằng trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay muốn PTDL thành một ngành dịch vụ mang lại nguồn thu lớn cho Việt Nam thì thu hút, huy động vốn đầu tư cho PTNLDL Việt Nam là vấn đề vô cùng cấp bách cần được nhà nước chú ý, quan tâm một cách thỏa đáng. Nội dung của luận án được tác giả trình bày 3 vấn đề cơ bản:
(1) Nghiên cứu một cách có hệ thống những vấn đề lý luận cơ bản về NLDL và huy động vốn đầu tư cho PTNLDL trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế; khảo cứu kinh nghiệm nước ngoài và rút ra các bài học vận dụng cho Việt Nam trong huy động vốn đầu tư cho PTNLDL Việt Nam; (2) Đánh giá thực trạng huy động vốn đầu tư cho PTNLDL Việt Nam trong những năm 2006 - 2013, chỉ ra những kết quả đạt được và nguyên nhân; những hạn chế còn tồn tại và nguyên nhân của nó; (3) Đề xuất các giải pháp tăng cường huy động vốn đầu tư cho PTNLDL Việt Nam đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 phù hợp với tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế. Nhìn chung, luận án nhận định PTNLDL vẫn là bài toán khó cho những nhà quản lý và DNDL với thực trạng NLDL với chất lượng thấp và số lượng thiếu bởi
23
lẽ nhân lực hoạt động trong NDL rất đa dạng về chuyên môn và kiến thức tổng hợp. Do đó, vốn đầu tư cho PTNLDL Việt Nam chủ yếu dựa vào nguồn vốn từ ngân sách nhà nước hoặc từ các CSĐT chuyên NDL là chủ yếu. Cho nên, luận án đã tập trung giải bài toán làm thế nào để huy động vốn đầu tư cho PTNLDL đáp ứng được yêu cầu phát triển NDL theo kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế ở Việt Nam.
- Hoàng Văn Hoan, “Hoàn thiện quản lý Nhà nước về lao động trong kinh doanh du lịch ở Việt Nam” [37]. Tác giả đi sâu phân tích thực trạng quản lý Nhà nước đối với NLDL ở Việt Nam thời gian 2001 - 2005 có nhiều mặt tích cực, song cũng còn nhiều khó khăn, tồn tại về vấn đề quản lý và sử dụng lao động đối với sự phát triển của NDL cho nên kết quả đạt được từ doanh nghiệp còn thấp chưa tương xứng với tiềm năng, khả năng và yêu cầu của thực tế, chưa tạo được điều kiện để kích thích người lao động tích cực, sáng tạo, tự giác trong công việc. Với những hạn chế nêu trên, tác giả đã đưa ra một số giải pháp nhằm hoàn thiện quản lý Nhà nước đối với NLDL ở Việt Nam trong những năm tới theo chiến lược phát triển kinh tế đến năm 2010 và tầm nhìn 2020.
1.1.3. Những công trình nghiên cứu liên quan đến phát triển nhân lực du lịch ở thành phố Đà Nẵng
Đà Nẵng được chia tách từ Quảng Nam - Đà Nẵng từ năm 1997, sau hơn 20 năm xây dựng, phát triển, với vị trí địa lý, tiềm năng du lịch của thành phố đã góp phần thúc đẩy NDL Đà Nẵng phát triển với tốc độ tăng trưởng ngày càng cao. Trong đó, NLDL luôn được sự quan tâm của các nhà nghiên cứu, xem đó như là một yếu tố quyết định sự thành công của NDL Đà Nẵng, trong thời gian qua đã có các công trình tiêu biểu như:
- Ngô Ngọc Hậu, "Đà Nẵng phát triển sản phẩm du lịch đặc thù" [33]. Trong bài viết này tác giả chủ yếu nêu lên sự thành công của Đà Nẵng là đã tạo dựng được hình ảnh của một thành phố nghỉ dưỡng với hệ thống các khu nghỉ dưỡng cao cấp ven biển, các dịch vụ vui chơi giải trí thể thao biển (ca nô, dù kéo, lặn biển...), tổ chức các sự kiện biển, các giải thể thao biển,... Như vậy, Đà Nẵng có rất nhiều tiềm năng, lợi thế để PTDL không chỉ có du lịch biển cho nên tác giả cho rằng
24
thành phố cần phát triển những SPDL đặc thù như: Du lịch sinh thái; Khai thác thế mạnh của các làng nghề; Du lịch văn hóa trên cơ sở khai thác bảo tàng, tôn giáo, điểm du lịch; Đẩy mạnh loại hình du lịch sự kiện - lễ hội sẽ góp phần đa dạng SPDL và quảng bá hình ảnh điểm đến của Đà Nẵng. Để làm được các vấn đề nêu trên cần có một hệ thống giải pháp đồng bộ trong đó tác giả nhấn mạnh NLDL được xem là một giải pháp quan trọng để tạo ra các sản SPDL chất lượng cao, đáp ứng nhu cầu của KDL và khai thác tiềm năng PTDL thành phố Đà Nẵng.
- Đỗ Thanh Phương, "Để du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn bền vững của thành phố Đà Nẵng" [66]. Trong bài viết này, tác giả phân tích những thành quả phát triển kinh tế du lịch của thành phố trên các phương diện: cơ sở hạ tầng, tốc độ tăng trưởng của KDL trong nước và nước ngoài, cơ sở lưu trú, môi trường an ninh cho PTDL. Tác giả đã chỉ ra một số hạn chế trong quá trình PTDL của thành phố Đà Nẵng như: thiếu các dịch vụ giải trí về đêm, các dịch vụ cao cấp dành cho khách quốc tế, các SPDL chưa phong phú tính hấp dẫn và cạnh tranh chưa cao, năng lực kinh doanh của các công ty lữ hành chưa mạnh nhất là lữ hành quốc tế, công tác tuyên truyền quảng bá du lịch còn hạn chế, nhân lực chưa theo kịp tốc độ phát triển của NDL. Từ đó, để du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn theo hướng phát triển bền vững của Đà Nẵng, tác giả đề ra các giải pháp: Tăng cường hơn nữa việc liên kết, xúc tiến, quảng bá du lịch trong và ngoài nước; Tiếp tục tổ chức và không ngừng đổi mới, nâng tầm các sự kiện độc đáo đã tạo được tiếng vang trong lòng du khách...; Xây dựng môi trường du lịch gắn với văn hóa, văn minh đô thị; ĐT PTNL chất lượng cao cho NDL; Coi trọng, bảo tồn các giá trị văn hóa và coi phát triển kinh tế du lịch và kinh tế văn hóa là chỉnh thể thống nhất trong đa dạng.
- Phạm Hùng Cường, Võ Hoàng Nhân, "Thu hút khách du lịch quốc tế đến Đà Nẵng" [17]. Nhóm tác giả cho rằng để KDL quốc tế đến với thành phố ngày một tăng lên thì NLDL là một trong những yêu cầu vô cùng có ý nghĩa quan trọng, quyết định đến chất lượng và thương hiệu các điểm đến của thành phố. Vì vậy, NLDL được tác giả đề ra trong hệ thống những giải pháp cụ thể để thu hút KDL nói chung và du lịch quốc tế nói riêng: Cần xây dựng SPDL đặc trưng, có chất lượng cao, thúc đẩy hoàn thành các dự án đã được phê duyệt; Đẩy mạnh liên kết và tăng cường hoạt động xúc tiến, quảng bá du lịch theo hướng liên kết đầu tư và
25
chuyển giao công nghệ…; Xây dựng môi trường du lịch văn minh, thân thiện và an toàn; Đào tạo, PTNLDL chất lượng cao nhằm đảm bảo tính chuyên nghiệp trong việc phục vụ KDL, nhất là khách quốc tế.
- Lê Đức Viên, “Phát triển du lịch thành phố Đà Nẵng theo hướng bền vững” [88]; Phạm Thị Hoa, “Thị trường du lịch thành phố Đà Nẵng trong hội nhập quốc tế” [36]. Các công trình nghiên cứu này chủ yếu trình bày những nội dung về PTDL, từ KDL, thị trường du lịch, môi trường để PTDL theo hướng bền vững. Từ cơ sở lý luận và thực tiễn PTDL bền vững ở Đà Nẵng trong thời gian 2010 - 2016 và đề ra các giải pháp để du lịch Đà Nẵng ngày càng phát triển thì PTNLDL được xem như một giải pháp quan trọng trong số các giải pháp nêu trên.
Tóm lại, các công trình nghiên cứu nêu trên chỉ đề cập đến NLDL ở Đà Nẵng như là một trong những yếu tố ảnh hưởng đến sự PTDL của thành phố trong những năm qua và đã đưa ra giải pháp nâng cao KDDL nhằm đảm bảo đáp ứng sự phát triển ngày càng tăng của NDL thành phố đến năm 2020. Như vậy, có thể thấy trong thời gian qua chưa có công trình nghiên cứu nào đã được công bố phân tích, đề cập chi tiết về các nội dung PTNLDL ở thành phố Đà Nẵng dưới góc độ của chuyên ngành kinh tế chính trị.
1.2. KHÁI QUÁT KẾT QUẢ NHỮNG CÔNG TRÌNH LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ CẦN TIẾP TỤC NGHIÊN CỨU
1.2.1. Những kết quả đạt được của các công trình đã công bố
Nhìn chung, các công trình được công bố đều có liên quan PTNLDL và tập trung chủ yếu ở các nội dung sau:
Thứ nhất, trình bày khái quát được cơ sở lý luận về nhân lực, nội dung về NLDL của các chuyên ngành kinh tế khác nhau.
Thứ hai, các nghiên cứu chỉ ra được vai trò của NLDL đối với sự phát triển NDL nói riêng và kinh tế - xã hội của tỉnh, thành phố và quốc gia nói chung. Từ đó các tác giả nêu lên các nhân tố tác động đến quá trình nâng cao KDDL theo quy mô cấp tỉnh và cấp quốc gia.
Thứ ba, khái quát thực trạng NLDL ở nhiều quốc gia trên thế giới, đặc biệt là các nước ở châu Á và NLDL được xem như là một yếu tố thành công đối với sự