10
và sẽ cam kết PTDL có trách nhiệm, bền vững, toàn diện và cân bằng, đóng góp đáng kể cho đời sống kinh tế xã hội của người dân ASEAN” [95, tr.370].
1.1.1.2. Những công trình nước ngoài liên quan đến đào tạo, bồi dưỡng phát triển nhân lực du lịch
- Paul F.J Eagles, Stephen F.McCool and Christopher D.Haynes, “Sustainable Tourism in Protected Areas” [100]. Trong cuốn sách “Du lịch bền vững trong các khu bảo tồn”, của nhóm tác giả Paul F.J Eagles, Stephen F.McCool and Christopher D.Haynes thuộc tổ chức WCPA cho rằng: Du lịch là ngành kinh doanh tốt, vì nó tạo ra 4,4% GDP của thế giới và sử dụng khoảng 200 triệu người lao động trên toàn cầu. Chính vì vậy, cuốn sách này được xây dựng, nghiên cứu để hỗ trợ các nhà quản lý khu vực được bảo vệ, các bên liên quan khác trong việc lập kế hoạch và quản lý các khu bảo tồn, giải trí của KDL; NDL có thể phát triển bền vững; đồng thời tôn trọng các điều kiện và cộng đồng ở địa phương. Trong nội dung nghiên cứu nhóm tác giả đặc biệt chú ý đến PTNLDL, họ cho rằng tất cả NLDL tham gia vào quá trình PTDL bền vững đều được xem như là những đại sứ ngoại giao. Họ là yếu tố quyết định đến chất lượng dịch vụ du lịch và cũng là những nhân tố quan trọng nhất trong việc bảo đảm PTDL bền vững ở khu vực nói chung và các quốc gia nói riêng. Tuy nhiên, để đạt được điều đó thì cần phải bồi dưỡng, đào tạo, huấn luyện kỹ năng chuyên môn, kỹ năng giao tiếp, ngoại ngữ và đặc biệt là các kiến thức về kinh tế, văn hóa, xã hội của quốc gia, dân tộc mình cho đội ngũ nhân viên của NDL, đảm bảo hướng tới PTDL hiện đại theo hướng bền vững trong thời gian tới.
- Janne J.Liburd, Deborah Edwards, “Understanding the Sustainable Development of Tourism” [96]. Nhóm tác giả Janne J.Liburd, Deborah Edwards của cuốn sách tham khảo“Hiểu biết về sự phát triển du lịch bền vững”. Cuốn sách được viết với sự tham gia của các viện nghiên cứu liên kết với mạng giáo dục tốt nhất, cung cấp cho sinh viên chuyên NDL, nhà giáo dục, nhà hoạch định ngành, nhà nghiên cứu, nhà quản lý và nhà khai thác với tư duy mới nhất, hiểu rõ sự phát triển bền vững của du lịch được thể hiện nội dung trong 12 chương. Trong đó, nhóm tác giả đã dành chương 5 viết về “Sustainable Human Resource
11
Management” các nội dung trong đó đã khẳng định NLDL giữ vai trò quan trọng nhất đối với sự PTDL theo hướng bền vững. Nhóm tác giả lý giải, khi nói đến du lịch là nói đến sản phẩm dịch vụ đó là những trải nghiệm của KDL về những sản phẩm dịch vụ, văn hóa và con người mà nơi họ đến, ngoài ra dịch vụ du lịch được đánh giá bởi sự thỏa mãn nhu cầu và kỳ vọng của con người thông qua người cung cấp dịch vụ đó. Vì vậy, những SPDL được cung cấp cho con người (NLDL là phần sản phẩm) mà KDL phải trả chi phí cho các dịch vụ du lịch. Cho nên, tác giả nhấn mạnh vai trò của người quản lý sẽ là chìa khóa thành công trong quá trình PTNLDL tạo nên sự PTDL bền vững hiện nay của các quốc gia. Điều này đang là vấn đề hết sức cần thiết khi nói đến nhân sự cao cấp cho các DNDL chất lượng cao (CLC) ở Việt Nam trong bối cảnh hội nhập như hiện nay.
- Greg Richards, Derek Hall, “Tourism and sustainable community development”, Routledge, NY [94]. Nhóm tác giả Derek Hall và Greg Richards đã có công trình nghiên cứu với chủ đề “Du lịch và phát triển cộng đồng bền vững”, thực hiện khảo sát trên một phạm vi rộng lớn, từ khu phố cổ Edinburgở khu vực châu Âu, một số khu vực phía Bắc Bồ Đào Nha và các bãi biển ở Inđônêsia ở Châu Á. Qua kết quả khảo sát, nhóm tác giả nhấn mạnh vai trò to lớn của cộng đồng địa phương đối với PTDL bền vững của các quốc gia. Họ khẳng định nếu không có cộng đồng địa phương thì HĐDL bền vững không thể đảm bảo được và ngược lại, du lịch bền vững cũng sẽ tạo ra nhiều cơ hội việc làm, là yếu tố làm tăng thu nhập cho người dân. Nhưng để đạt được mục đích đó, theo nhóm tác giả các quốc gia cần có NLDL với kỹ năng, trình độ chuyên, trình độ ngoại ngữ, khả năng giao tiếp tốt là vô cùng cần thiết ở cộng đồng các địa phương đó chính là lợi thế cho PTDL.
Có thể bạn quan tâm!
- Phát triển nhân lực du lịch ở thành phố Đà Nẵng - 1
- Phát triển nhân lực du lịch ở thành phố Đà Nẵng - 2
- Những Công Trình Đã Công Bố Liên Quan Đến Thu Hút, Sử Dụng Nhân Lực Du Lịch
- Những Vấn Đề Tiếp Tục Nghiên Cứu Về Phát Triển Nhân Lực Du Lịch Ở Thành Phố Đà Nẵng
- Quan Niệm Phát Triển Nhân Lực Du Lịch
Xem toàn bộ 217 trang tài liệu này.
Từ đánh giá thực tiễn nêu trên tập thể tác giả đã đề cập đến các nhóm giải pháp PTNLDL như đào tạo nghề, huấn luyện, tập huấn kỹ năng cho những người lao động tại địa phương đặc biệt là khả năng ngoại ngữ chuyên NDL, các kiến thức lịch sử, văn hóa cơ bản để họ thể hiện được SPDL đặc trưng cho từng vùng của mỗi quốc gia. Đây là giải pháp quan trọng, có ý nghĩa thực tiễn bởi nếu làm tốt sẽ khai thác, PTDL ở các quốc gia này một cách có hiệu quả cao trong thời gian dài.
12
- Soh, J.K, “Human resource development in the tourism sector in Asia”, Perspective in Asia leisure and tourism, Vol 1, Article7 [101]; Soh, Juliana Kheng Mei, Human Resource Development in the Tourism Sector in Asia, The Berkeley Electronic Press [102]. Năm 2012, tác giả Soh, Juliana Kheng Mei đã xuất bản cuốn sách “Phát triển nguồn nhân lực trong lĩnh vực du lịch ở châu Á”. Đây là công trình nghiên cứu trên cơ sở phân tích thực trạng PTDL và xem du lịch như một ngành công nghiệp không khói bao gồm (doanh thu, KDL, NLDL…) ở một số nước như Singapore, Macau, China và Thailand, qua đó dự báo về PTDL ở Châu Á đến năm 2015 qua một số tiêu chí nêu trên sẽ tăng lên.
Từ thực trạng nêu trên làm cơ sở cho nhóm tác giả chỉ ra được những thách thức mà Châu Á đang và sẽ phải tiếp tục đối mặt trong thời kỳ hội nhập chính là sự thiếu hụt về NLDL, kỹ năng tay nghề, chất lượng đào tạo tại các CSĐT NLDL. Theo nhóm tác giả, một trong những nguyên nhân cơ bản của hạn chế đó là các CSĐT về chuyên NDL ở Châu Á đang thiếu sự liên kết, hợp tác theo hướng bền vững với các DNDL; NLDL thiếu các kỹ năng chuyên môn, chưa tạo được môi trường, điều kiện cho người lao động có cơ hội học tập suốt đời để cập nhật tri thức mới, nhất là thiếu nhân lực có tay nghề cao (tất cả các cấp từ nhân viên cho đến quản lý cấp cao). Vì vậy, mỗi quốc gia cần có chiến lược PTNLDL, những giải pháp để đào tạo nhân lực (ĐTNL) cho NDL ở khu vực Châu Á nói chung và ở các quốc gia nói riêng như Singapore, Macau, China và Thái Lan trong thời gian tới có ý nghĩa thực tiễn vô cùng quan trọng. Với mô hình “5 trụ cột” đối với quá trình đào tạo nhân lực du lịch (ĐTNLDL) CLC ở Sigapore - (Chương trình đào tạo; Đội ngũ giảng viên; Thiết bị; Đánh giá chất lượng đào tạo; Lãnh đạo và quản lý) làm bài học kinh nghiệm cho các quốc gia ở khu vực Châu Á trong quá trình PTDL trong những năm tiếp theo. Có thể nói đây là mô hình đã thành công của Singapore trong chiến lược xây dựng và triển khai thực hiện PTNLDL, đảm bảo nâng cao tính chuyên nghiệp và cải thiện hình ảnh ngành công nghiệp du lịch của quốc gia này trong thập niên đầu của thế kỷ XXI.
1.1.1.3. Những công trình nước ngoài liên quan đến chính sách thu hút, sử dụng phát triển nhân lực du lịch
Martin Oppermann và Kye - Sung Chon, “Tourism in Developing Countries” [98]. Vào những năm cuối thế kỷ XX, nhóm tác giả nước ngoài Martin Oppermann
13
và Kye - Sung Chon đã xuất bản cuốn sách “Du lịch ở các nước đang phát triển”. Nội dung của cuốn sách được nhóm tác giả tập trung nghiên cứu về PTDL ở các nước đang phát triển qua ba giai đoạn (1930 - 1960, 1970 - 1985, 1985 - 1993) đề cập đến mối liên hệ giữa chính phủ và NDL, phân tích PTDL thông qua các mô hình, các phương pháp đo lường PTDL quốc tế, sự phát triển các điểm đến DL như khu nghỉ mát ven đồi hay ven biển, các khu du lịch vùng ngoại ô nhằm đa dạng hóa các loại hình SPDL. Khi du lịch ngày càng phát triển đóng góp vào tăng trưởng kinh tế và chiếm tỷ trọng lớn trong GDP của quốc gia thì đó cũng đòi hỏi NLDL phải đảm bảo đủ về số lượng, có cơ cấu hợp lý, với chất lượng phục vụ ngày càng cao. Qua nghiên cứu thực tiễn NLDL ở các nước đang phát triển, nhóm tác giả cho rằng Chính phủ cần xây dựng kế hoạch chiến lược, đề ra các chính sách, tạo môi trường để người lo động trong NDL nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, có kiến thức cơ bản về du lịch nhằm đáp ứng được nhu cầu của DNDL, của xã hội góp phần thúc đẩy kinh tế - xã hội ngày càng phát triển của các quốc gia này.
Nhìn chung, các công trình nghiên cứu khoa học của các tác giả nước ngoài nêu trên đều phân tích khái quát về thực trạng PTNLDL dưới góc độ quy mô, cơ cấu, chất lượng, chỉ ra một số hạn chế để làm cơ sở đề ra một số giải pháp PTNLDL của một số tỉnh, thành phố, quốc gia ở khu vực và trên thế giới trong thời gian qua. Đây được xem như là những mô hình thực tiễn làm bài học kinh nghiệm cho thành phố Đà Nẵng có thể vận dụng vào PTNLDL trong chiến lược PTDL thành phố từ nay đến năm 2030 theo hướng phát triển bền vững và hội nhập.
1.1.2. Những công trình trong nước đã công bố liên quan đến phát triển nhân lực du lịch
1.1.2.1. Những công trình trong nước liên quan đến thực tiễn phát triển nhân lực du lịch
- Vũ Đức Minh, “Nguồn nhân lực du lịch ở nước ta hiện nay: Thực trạng và giải pháp phát triển” [59]; Thái Bình, “Phát triển nguồn nhân lực du lịch trong hội nhập sâu và toàn diện sau khi gia nhập WTO” [6]; Vũ Minh Huệ, “Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực du lịch ở Việt Nam hiện nay” [39]. Trong các bài viết này, chủ yếu trình bày thực trạng NLDL Việt Nam từ năm 2000 - 2008, với số lượng, cơ
14
cấu theo trình độ chuyên môn, theo độ tuổi. Với thực trạng nêu trên, các tác giả cho rằng NLDL ở Việt Nam trong giai đoạn này còn nhiều hạn chế như: năng lực ngoại ngữ, tỷ lệ NLDL được qua đào tạo còn thấp (lao động tri thức so với các ngành khác còn thấp), NLDL được phân bổ không đồng đều giữa các vùng DL trên phạm vi cả nước, thiếu nhân lực quản lý có trình độ cao… Từ thực trạng đó, các tác giả đã chỉ ra một số hạn chế và nguyên nhân dẫn đến hạn chế như hệ thống CSĐT chuyên NDL trên cả nước còn mỏng, phân bố chưa đồng đều, dẫn đến thiếu nhân lực cho các địa phương phát triển NDL. Chất lượng, quy mô đào tạo chưa đáp được với yêu cầu thực tiễn, nhiều CSĐT và trung tâm đào tạo chưa xác định rõ mục tiêu đào tạo như quản lý nhà nước về du lịch, quản lý kinh tế du lịch hay quản trị du lịch. Trên cơ sở đó các tác giả đề ra một số giải pháp để nâng cao KDDL ở Việt Nam đến 2015, góp phần vào việc PTDL trong điều kiện thực hiện CNH, HĐH gắn với phát triển kinh tế tri thức.
- Trọng Lê Nghĩa, “Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao thời hội nhập” [65]. Nội dung bài viết này tác giả đề cập chủ yếu đến NLDL CLC: (1) Nhân lực CLC phải đảm bảo được các yêu cầu về đạo đức nghề nghiệp, kỹ năng nghề, khả năng sáng tạo, kỹ năng sống, biết sắp xếp, phối hợp công việc, biết vận dụng công nghệ tiên tiến phù hợp… đặc biệt là ngoại ngữ chuyên ngành; (2) Nếu có NLCLC, sẽ giúp cho việc xây dựng chính sách và hoạch định chiến lược phát triển của NDL một cách hợp lý, khoa học, gắn kết giữa lý luận và thực tiễn; tạo điền kiện thuận lợi cho NDL và DNDL sử dụng, phát huy được khả năng của con người nhằm tăng NSLĐ và đạt hiệu quả kinh doanh cao; (3) Để có được NLDL CLC cần đặc biệt chú ý đến vấn đề ĐTNLDL, trong mối quan hệ giữa các CSĐT với các DNDL, phải đảm bảo đầu ra của các CSĐT là đầu vào của DNDL.
- Nguyễn Thị Quỳnh Hương, “Phát triển nhân lực du lịch giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của điểm đến Quảng Ninh” [40]; Phạm Viết Long, Đỗ Thị Thanh Vinh, “Six senses Ninh Vân Bay với việc phát triển nguồn nhân lực du lịch trong giai đoạn hiện nay” [50]. Đây là những công trình nghiên cứu từ mô hình thực tiễn cụ thể ở tỉnh Quảng Ninh và Khu du lịch sinh thái cao cấp Six Senses Ninh Vân Bay thuộc bán đảo Hòn Hèo, xã Ninh Vân, thị xã Ninh Hòa, tỉnh Khánh Hòa để phân
15
tích đánh giá thực trạng công tác PTNL hoạt động trong lĩnh vực KDDL, nhóm tác giả đã dùng phương pháp thống kê, phân tích, so sánh, tổng hợp số liệu thứ cấp, phương pháp điều tra khảo sát, thu thập ý kiến về những chính sách đang thực thi và phương pháp kết hợp phân tích KDDL theo bộ tiêu chí K.A.S (Knowledge, Attitude, Skills) mở rộng. Trên cơ sở các phương pháp đó, nhóm tác giả đã phân tích thực trạng NLDL khá chi tiết từ cơ cấu, KDDL ở Six Senses Ninh Vân Bay tỉnh Khánh Hòa và tỉnh Quảng Ninh trong 5 năm (2008 - 2012), từ đó chỉ ra một số hạn chế cần phải khắc phục và đưa ra một số khuyến nghị. Có thể nói, đây là những công trình nghiên cứu thực tiễn nhằm cung cấp hệ thống tư liệu tham khảo tin cậy để Khu du lịch sinh thái cao cấp Six Senses Ninh Vân Bay vận dụng vào PTNL nói riêng và địa phương tỉnh, thành phố nói chung đến năm 2015 và 2020, đảm bảo mục tiêu HĐDL dịch vụ ngày càng hiệu quả hơn.
- Nguyễn Thị Thúy Hường, “Giải pháp phát triển nguồn nhân lực Việt Nam trong cộng đồng ASEAN” [41]. Bài viết được diễn đạt trong 3 trang nhưng tác giả phân tích một cách khái quát thực trạng NLDL Việt Nam giai đoạn 2010 - 2015 từ số lượng, chất lượng, cơ cấu NL theo ngành, lĩnh vực hoạt động, giới tính, địa lý. Để tạo môi trường làm việc và tăng sức cạnh tranh cơ hội việc làm NDL Việt Nam trong cộng đồng ASEAN thì theo tác giả NDL cần có những giải pháp về PTNLDL, cụ thể: (i) Tiêu chuẩn hóa nhân lực của NDL theo chuẩn ASEAN và quốc tế; (ii) Đổi mới toàn diện công tác ĐTNLDL ở Việt Nam tại các cơ sở đào tạo du lịch (CSĐTDL); (iii) Đẩy mạnh xã hội hóa trong ĐTNLDL; (iv) Tích cực chủ động hội nhập và hợp tác quốc tế; (v) Đẩy mạnh giáo dục văn hóa du lịch trong cộng đồng. Như vậy, với 5 giải pháp nêu trên cho thấy tác giả chủ yếu đề cập đến nâng cao chất lượng về GD-ĐT nhằm PTNLDL trong điều kiện hội nhập ở Việt Nam đến năm 2020.
- Trần Sơn Hải, “Phát triển nguồn nhân lực du lịch NDL khu vực Duyên hải Nam Trung Bộ và Tây Nguyên” [29]. Luận án đã làm rõ một số nội dung cơ bản sau:
(1) Khái niệm, các đặc điểm của NNL đối với NDL, cơ cấu lao động, nội dung quản lý nhà nước PTNNL; (2) Phân tích thực trạng về PTNL đưa ra các nhận định, đánh giá về PTNL cho NDL của các tỉnh thuộc khu vực này; (3) Hệ thống các giải pháp
16
nhằm PTNNL của NDL tại các tỉnh khu vực Duyên hải Nam Trung bộ - Tây Nguyên. Đây là một công trình nghiên cứu khoa học về PTNNL cho NDL thuộc 5 tỉnh Duyên hải Nam Trung bộ (Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa, Ninh Thuận và Bình Thuận) và 5 tỉnh Tây Nguyên (Kon Tum, Gia Lai, Đắk Lắk, Đắk Nông và Lâm Đồng) những nội dung trình bày trong luận án được tiếp cận giữa phát triển liên ngành, liên vùng thể hiện tính vĩ mô, dưới góc độ quản lý nhà nước về PTNNL cho NDL của vùng và đặc biệt có ý nghĩa mới đối với chiến lược quản lý nhà nước về du lịch nhằm đảm bảo tính quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của vùng giai đoạn 2011 - 2020.
- Nguyễn Văn Lưu, “Phát triển nguồn nhân lực du lịch yếu tố quyết định sự phát triển của ngành du lịch Việt Nam” [56]. Nội dung của cuốn sách này được tác giả đề cập đến các vấn đề cơ bản từ cơ sở lý luận, thực trạng về PTNNL của NDL ở Việt Nam từ năm 2000 - 2010; phương hướng, quan điểm và mục tiêu PTNNL cho NDL của Việt Nam đến năm 2020; một số giải pháp đẩy mạnh PTNNL cho NDL Việt Nam đến năm 2020; những dự án ưu tiên trong PTNNL cho NDL Việt Nam. Trong các dự án ưu tiên PTNNL cho NDL giai đoạn tới tác giả trình bày có 3 hợp phần cụ thể: Hệ thống chính sách, thể chế quản lý và hỗ trợ PTNNL cho NDL; Tăng cường năng lực đào tạo, dạy nghề du lịch; đào tạo lại, huấn luyện và bồi dưỡng nhân lực. Như vậy, xét một cách tổng thể thì đây là một công trình nghiên cứu ở tầm vĩ mô với các nội dung quản lý nhà nước về PTNNL cho NDL ở Việt Nam mang tầm chiến lược vĩ mô góp phần hoạch định chính sách cho nhà nước như là một yếu tố quyết định đến sự phát triển của NDL Việt Nam đến năm 2020.
Nhìn chung, các công trình nghiên cứu nói trên đã phân tích, đánh giá thực trạng PTNLDL từ số lượng, cơ cấu, KDDL và đã chỉ ra một số hạn chế về vấn đề này. Từ thực tiễn PTNLDL của các tỉnh, thành phố trong nước các tác giả đều cho rằng, nguyên nhân chính của những hạn chế về PTNLDL chủ yếu vẫn là công tác GD-ĐT đối với ngành NDL, cơ chế, chính sách, nội dung, hình thức, chương trình đào tạo (CTĐT), các tiêu chuẩn nghề du lịch Việt Nam chưa được áp dụng đầy đủ, đồng bộ theo nhu cầu mới hiện nay. Vì vậy, các tác giả đã đề ra một số nhóm giải pháp để nâng cao hoạt động KDDL trong thời gian tới. Cụ thể là: (1) Cần phải có
17
sự liên kết giữa DNDL với CSĐT để tạo ra NNL đáp ứng yêu cầu xã hội; (2) Huy động vốn tạo quỹ cho doanh nghiệp, cho các cơ quan quản lý nhà nước để thực hiện đào tạo; (3) Nâng cao chất lượng đò tạo ngành, NDL ở các CSĐT, các DNDL đáp ứng được điều kiện phát triển và hội nhập.
1.1.2.2. Những công trình đã công bố liên quan đến đào tạo phát triển nhân lực du lịch
Đào tạo là một trong những nội dung chủ yếu để PTNLDL, là nhiệm vụ cơ bản và lâu dài không chỉ đối với quá trình PTDL Việt Nam mà là của các nước đang phát triển hiện nay trên thế giới từ những năm 80 của thế kỷ XX. Do đó, trong thời gian gần đây đã có nhiều công trình tiêu biểu được công bố của tác giả trong nước về nội dung này, đó là:
- Lục Bội Minh, “Quản lý khách sạn hiện đại” [57]. Nội dung cuốn sách này chủ yếu trình bày về cách thức quản lý của loại hình khách sạn hiện đại và ở chương 15 tác giả phân tích về công tác bồi dưỡng, đào tạo sát hạch cho lao động trong khách sạn từ lao động giản đơn đến nhà quản lý với những nội dung cụ thể như bồi dưỡng, đào tạo vào nghề; bồi dưỡng kỹ năng phục vụ; bồi dưỡng, đào tạo ngoại ngữ; bồi dưỡng, đào tạo người quản lý; quy định về việc các chi phí bồi dưỡng, đào tạo đối với các nghề trong khách sạn. Đây là tài liệu cho các CSĐT cũng như các giảng viên, DNDL tham khảo để xây dựng chương trình, nội dung CTĐT, bồi dưỡng nhằm PTNLDL ở Việt Nam.
- Phùng Đức Chiến, “Đào tạo nguồn nhân lực du lịch: Nhìn từ yêu cầu thực tiễn” [14]; Nguyễn Văn Đính, “Đào tạo nhân lực du lịch theo nhu cầu xã hội - Một số vấn đề đặt ra cần giải quyết” [21]; Trần Quang Hảo, “Đâu là điều kiện cần thiết để phát triển nguồn nhân lực du lịch” [30]. Trong các bài viết này, các tác giả đều cho rằng các điều kiện cần thiết, phân tích, đánh giá khái quát về thực trạng PTNLDL trong giai đoạn 2001 - 2005, chỉ ra một số hạn chế như sự liên kết giữa DNDL với CSĐT để tạo ra NNL đáp ứng yêu cầu xã hội chưa cao; chính sách GD- ĐT, quản lý về GD-ĐT còn nhiều hạn chế, bất cập. Khắc phục những hạn chế nêu trên, các tác giả đã đề xuất giải pháp để PTNLDL cần có sự quan tâm giải quyết cụ thể, khoa học, đồng bộ, tích cực hơn từ Chính phủ, các Bộ, ngành, địa phương, của