Những Vấn Đề Tiếp Tục Nghiên Cứu Về Phát Triển Nhân Lực Du Lịch Ở Thành Phố Đà Nẵng

26


PTDL theo hướng bền vững và hội nhập. Từ các mô hình thực tiễn nêu trên sẽ là bài học kinh nghiệm cho PTNLDL ở các tỉnh, thành phố trong nước, các nước trong khu vực và trên thế giới.

Thứ tư, đánh giá thực trạng NLDL từ quy mô đến chất lượng và hiệu quả sử dụng NLDN ở một số vùng, tỉnh và thành phố trong cả nước. Từ thực trạng về PTNLDL nói trên, các tác giả đã rút ra được một số hạn chế, những kinh nghiệm quý giá và đề ra một số giải pháp cơ bản để PTNLDL đáp ứng được nhu cầu của xã hội, của DNDL đến năm 2020.

Tuy nhiên, xét về cơ sở lý luận dưới góc độ chuyên ngành kinh tế chính trị thì các công trình đã công bố nêu trên chưa phân tích làm rõ được khái niệm NLDL, những đặc điểm cơ bản của NLDL so với các ngành kinh tế khác, và cũng chưa trình bày một cách cụ thể, chi tiết các nội dung, các nhân tố ảnh hưởng đến PTNLDL ở quy mô cấp tỉnh, thành phố trong điều kiện hội nhập quốc tế theo hướng phát triển bền vững. Đồng thời, xét về cơ sở thực tiễn trong thời gian qua chưa có công trình nào phân tích, đánh giá thực trạng PTNLDL ở thành phố Đà Nẵng một cách đầy đủ, chi tiết từ số lượng, chất lượng, cơ cấu NLDL; chỉ ra một số hạn chế và nguyên nhân của hạn chế về PTNLDL trong điều kiện thực hiện CNH, HĐH gắn với phát triển kinh tế tri thức, hội nhập quốc tế.

Tóm lại, các công trình đã công bố trong và ngoài nước liên quan đến PTNLDL ở các tỉnh, các vùng và phạm vi quốc gia nhưng chưa có công trình nào nghiên cứu vấn đề này một cách có hệ thống, mang tính toàn diện dưới góc độ chuyên ngành kinh tế chính trị về PTNLDL ở thành phố Đà Nẵng. Đây chính là những gợi mở để NCS chọn đề tài nghiên cứu Luận án không trùng tên và nội dung với những công trình khoa học đã được công bố.

1.2.2. Những vấn đề tiếp tục nghiên cứu về phát triển nhân lực du lịch ở thành phố Đà Nẵng

Từ kết quả của các công trình nghiên cứu nêu trên liên quan đến PTNLDL đã mô tả được một phần bức tranh chung về thực trạng PTNLDL của một số tỉnh, một số vùng ở nước ta hiện nay. Đây cũng chính là những mặt đạt được về vấn đề lý luận và kinh nghiệm thực tiễn có giá trị tham khảo hữu ích đối với

27


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 217 trang tài liệu này.

NCS để tiếp tục luận giải các vấn đề cần nghiên cứu và trả lời được một số câu hỏi sau:

Câu hỏi 1: Dưới góc độ chuyên ngành kinh tế chính trị NCS cần làm rõ quan niệm, đặc điểm, vai trò về NLDL, PTNLDL hiện nay?

Phát triển nhân lực du lịch ở thành phố Đà Nẵng - 5

Câu hỏi 2: Tác động của cuộc cách mạng công nghệ lần thứ tư đến ngành du lịch trên toàn thế giới đang diễn ra mạnh mẽ thì có những nhân tố ảnh hưởng đến PTNLDL ở Việt Nam?

Câu hỏi 3: Những số bài học kinh nghiệm nào cho các tỉnh, thành phố ở Việt Nam nói chung và thành phố Đà Nẵng nói riêng về phát triển NLDL từ mô hình kinh nghiệm thực tiễn của một số nước Đông Nam Á (ASEAN) và một số tỉnh trong nước có điều kiện tương đồng đã thành công về PTDL?

Câu hỏi 4: Những nguyên nhân thành công và nguyên nhân của hạn chế về PTNLDL ở thành phố Đà Nẵng trong thời gian qua (2011 - 2017) là gì?

Câu hỏi 5: Để phát triển NLDL ở thành phố Đà Nẵng từ nay đến năm 2030 cần có những giải pháp nào?

28


Chương 2

CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ PHÁT TRIỂN NHÂN LỰC DU LỊCH


2.1. QUAN NIỆM, ĐẶC ĐIỂM VÀ VAI TRÒ VỀ NHÂN LỰC DU LỊCH

2.1.1. Quan niệm nhân lực du lịch

Thế kỷ XX, thuật ngữ nhân lực trên thế giới được xuất phát từ “Human resources” và được sử dụng một cách phổ biến ở các nước đang phát triển vào những năm 80. Hiện nay, nhân lực được xem như là sự thay đổi về cách nhìn nhận một cách toàn diện từ vai trò, vị trí của con người và xem con người là nguồn lực nhiều tiềm năng, có khả năng tổ chức, sáng tạo cần phải được phát huy, khai thác hướng đến sự phát triển kinh tế - xã hội của một quốc gia. Ở Việt Nam hiện nay nhân lực cũng được sử dụng một cách rộng rãi, phổ biến và tiếp cận theo hai hướng.

Một là, nhân lực được xem là nguồn lực trong mỗi con người.

Theo cách tiếp cận này đã có các nhà nghiên cứu trong nước và nước ngoài quan niệm như sau:

- Dưới góc độ tiếp cận của Kinh tế chính trị học Mác - Lênin, nhân lực là sức lực được tồn tại trong một cơ thể sống của con người, đó chính là người lao động và người đó có khả năng lao động, tức là người đó phải có cả sức mạnh cơ bắp và sức mạnh trí tuệ mà C.Mác đã gọi cụ thể là có “đầu óc” và “đôi bàn tay”. Đặc biệt, C.Mác cho rằng, người lao động cũng cần phải có kinh nghiệm, kỷ năng, kỷ xảo trong lao động. Điều này đã được C.Mác khẳng định: “Chúng tôi hiểu SLĐ hay năng lực lao động là toàn bộ năng lực thể chất và tinh thần tồn tại trong một cơ thể, trong một con người đang sống và được người đó đem ra vận dụng mỗi khi sản xuất ra một giá trị sử dụng nào đó” [13, tr.215]. Như vậy, khi nói đến nhân lực là không phải nói đến con người nói chung và cũng không phải người nào có sức mạnh thể chất, sức mạnh tinh thần cũng được gọi là người lao động. Ở đây C.Mác đã chỉ ra rằng người nào dùng sức mạnh thể chất và tinh thần của mình tham gia vào quá trình sản xuất vật chất nhằm tạo ra của cải mới được gọi là người lao động (nhân lực), đó chính là một trong hai yếu tố quan trọng của lực lượng sản xuất.

- Dưới góc độ tiếp cận quản trị nhân lực, tác giả Lê Thanh Hà cho rằng: “Nhân lực là nguồn lực trong mỗi con người, nó bao gồm cả thể lực và trí lực được

29


thể hiện ra bên ngoài bởi khả năng làm việc”. Do đó, tác giả khẳng định nhân lực là nguồn lực trong mỗi con người, trong đó có cả nguồn lực hiện hữu và nguồn lực tiềm năng, cho nên nguồn lực trong mỗi con người là không có giới hạn [25, tr.8].

- Còn theo cách tiếp cận dưới góc độ Bộ môn Kinh tế nguồn nhân lực, nhóm tác giả Trần Xuân Cầu, Mai Quốc Chánh cho rằng: “Nhân lực là sức lực của con người, nằm trong mỗi con người và làm cho con người hoạt động” [12, tr.12]. Với cách hiểu này cùng với sự phát triển của cơ thể con người thì sức lực trong mỗi con người ngày càng phát triển và đến một mức nào đó con người đủ điều kiện tham gia vào quá trình lao động, tức là con người có SLĐ.

- Trong một số Luận án tiến sĩ chuyên ngành kinh tế phát triển cũng cho rằng: “Nhân lực là nguồn lực trong mỗi con người. Đó là tổng thể thống nhất hữu cơ giữa tiềm năng lao động với năng lực lao động hiện có của mỗi con người hình thành nên năng lực lao động của họ” [23, tr.26]. Tác giả của luận án này đã nêu được tính thống nhất tổng thể của nguồn lực trong mỗi con người được thể hiện ở toàn bộ những tiềm năng lao động với năng lực lao động hiện có của con người đó.

Với cách tiếp cận này có thể hiểu nhân lực là năng lực lao động của mỗi con người với tư cách là chủ thể của hoạt động lao động mang tính chất là hành vi của mỗi cá nhân. Điều này cũng đồng nghĩa với việc khi xác định, đánh giá nhân lực là sự phản ánh các yếu tố cấu thành năng lực lao động thông qua thể lực, trí lực và nhân cách của mỗi con người.

Hai là, nhân lực được hiểu như là tổng thể nguồn lực của con người trong một tổ chức, một bộ phận, hệ thống lao động xã hội. Với cách tiếp cận này có một số quan điểm như sau:

- Nhân lực được hiểu là một bộ phận dân số có khả năng lao động gắn với cung lao động và được xác định ở quy mô, số lượng, cơ cấu lao động của mỗi quốc gia. Hay nhân lực chính là nguồn cung cấp SLĐ cho xã hội, nó phản ánh năng lực lao động của xã hội [73, tr.8]. Đây là cách hiểu khá phổ biến, thường được dùng trong điều tra, thống kê lao động - việc làm.

- Nhân lực là khả năng huy động sức mạnh tham gia vào quá trình tạo ra của cải vật chất và tinh thần cho xã hội trong hiện tại cũng như trong tương lai, đó chính là sức mạnh tiềm tàng [12, tr.13].

30


- Nhân lực là tổng hòa giữa năng lực xã hội của con người (được hình thành từ sự tổng hòa tiềm năng lao động của con người về thể lực, trí lực và nhân cách) với tính năng động xã hội của con người [18, tr.16].

- Nhân lực được hiểu là năng lực, sức mạnh của người lao động, SLĐ tập thể của lực lượng lao động, của đội ngũ lao động trong một tổ chức. Sức lao động tập thể đó có thể được huy động và hợp thành từ sức mạnh, năng lực lao động của các thành viên cụ thể nhằm thực hiện các mục tiêu chung của tổ chức đó [24, tr.9], [49, tr.20]

Với cách tiếp cận này thì nhân lực được thể hiện ở những đặc điểm là: Nguồn cung cấp SLĐ cho xã hội (một tổ chức, hoặc một bộ phận của hệ thống lao động xã hội); Tiềm năng lao động của con người trong hoạt động kinh tế; Tổng hòa giữa năng lực xã hội với tính năng động xã hội của con người; Tập hợp những kiến thức, kỹ năng, khả năng, sức sáng tạo, kinh nghiệm thực tiễn,… mà con người tích lũy được từ GD-ĐT, y tế hình thành nên vốn của con người nhằm sử dụng vào các hoạt động kinh tế.

Nhìn chung, các quan niệm nhân lực nêu trên được tiếp cận dưới góc độ chuyên ngành Kinh tế phát triển hoặc Quản trị nhân lực, Quản lý Kinh tế - Xã hội, còn dưới góc độ chuyên ngành Kinh tế chính trị NCS cho rằng: Nhân lực là toàn bộ sức lao động của con người, đó là sự kết hợp giữa thể lực và trí lực của con người đã và đang được người đó tham gia vào quá trình sản xuất tạo ra của cải vật chất, tinh thần cho xã hội được pháp luật thừa nhận và bảo vệ.

Từ quan niệm về nhân lực nêu trên, NCS đưa ra quan niệm về nhân lực du lịch: Nhân lực du lịch là toàn bộ sức lao động của con người, đó là sự kết hợp giữa thể lực và trí lực đã và đang được người đó tham gia vào quá trình lao động sáng tạo vì sự phát triển nghề du lịch của một địa phương hay của một quốc gia.

Với quan niệm nêu trên của NCS, cho thấy NLDL bao gồm lao động trực tiếp và lao động gián tiếp. Trong đó:

- Lao động trực tiếp bao gồm những người trực tiếp phục vụ KDL như nhân lực trong các cơ sở lưu trú (khách sạn, motel, nhà nghỉ, nhà khách, nhà trọ, lều trại...), nhà hàng, quán bar, công ty lữ hành, vận chuyển, các đơn vị trực tiếp cung cấp dịch vụ giải trí, thể thao cho KDL… bao giờ cũng ảnh hưởng trực tiếp và đóng vai trò quyết định đến chất lượng dịch vụ, chất lượng SPDL.

31


- Lao động gián tiếp bao gồm những người thường cung ứng, hỗ trợ cho các hoạt động trực tiếp phục vụ khách hàng như cung ứng thực phẩm cho các DNDL, hàng hóa bán lẻ ở điểm du lịch, các dịch vụ của Chính phủ nhằm hỗ trợ cho PTDL, ĐTNLDL, hay xây dựng hạ tầng, các trang thiết bị phục vụ KDL...

2.1.2. Đặc điểm của nhân lực du lịch

Nhân lực du lịch là bộ phận cấu thành của lực lượng lao động xã hội, là những người lao động chủ yếu hướng vào các hoạt động dịch vụ nhằm thỏa mãn nhu cầu của KDL cho nên nó có những điểm đặc sau đây:

Một là, nhân lực du lịch có tính chuyên môn hóa cao

Hoạt động du lịch là một dây chuyền công nghệ để tạo ra các SPDL đảm bảo phục vụ khép kín từ đầu vào đến đầu ra. Vì vậy, NLDL không chỉ cần có kỹ năng chuyên môn nghiệp vụ sâu về lĩnh vực mà họ đảm nhận trong dây chuyền đó, mà còn phải có kiến thức, kỹ năng sâu rộng ở các lĩnh vực khác về du lịch. Tính chuyên môn hóa của NLDL được thể hiện ở các sản phẩm hàng hóa dịch vụ du lịch với chất lượng ngày càng cao, có giá trị gia tăng ngày càng lớn, thỏa mãn nhu cầu ngày càng cao của KDL. Sản phẩm du lịch, dịch vụ là do những người lao động trong NDL tham gia trực tiếp tạo ra nhằm cung cấp cho khách hàng - KDL. Theo điều tra của các nhà khoa học đối với các đoàn du lịch, du khách cho thấy nhân viên có trình độ chuyên môn, có kiến thức, kỹ năng phong phú, có kinh nghiệm thì sẽ đem lại cho du khách cảm giác an toàn, được trân trọng, đúng với giá trị đẳng cấp của họ, với khoản kinh phí mà họ bỏ ra, họ hài lòng với sản phẩm mà mình đã mua và qua đó họ sẽ cảm nhận được giá trị của công việc mà những nhân viên đó đã thực hiện.

Hai là, nhân lực du lịch phải có kiến thức về kinh tế, văn hóa, xã hội, lịch sử, địa lý, giỏi ngoại ngữ, tin học, có tinh thần dân tộc, đổi mới và hội nhập

Nhân lực du lịch thường xuyên chịu tác động của mối quan hệ “người - người” trong kinh doanh và phục vụ KDL. Thực tế, KDL quốc tế đến từ nhiều quốc gia trên thế giới và nền văn hóa, dân tộc ngôn ngữ của mỗi du khách cũng khác nhau. Hiện nay, xu hướng của KDL là muốn khám phá và tìm hiểu lịch sử văn hóa của địa phương mà nơi họ đến điều này đòi hỏi NLDL phải có hiểu biết liên ngành

32


về kinh tế - xã hội, lịch sử văn hóa của địa phương. Sự am hiểu về các kiến thức chuyên sâu về du lịch, giỏi tin học, ngoại ngữ sẽ là yếu tố giúp họ thành công trong việc bảo vệ và tự hào về truyền thống lịch sử dân tộc, cũng là vũ khí để chống lại những thế lực xuyên tạc về lịch sử của Việt Nam.

Ba là, nhân lực du lịch thường xuyên chịu áp lực lớn về tâm lý, có tính nghệ thuật cao

Nhìn chung, NLDL so với với một số lao động sản xuất vật chất hoặc sản xuất phi vật chất thì NLDL thường có cường độ làm việc thấp hơn. Tuy nhiên, thời gian làm việc kéo dài trong ngày, thậm chí trong tuần và thường xuyên tiếp xúc trực tiếp với KDL. Đặc biệt, NLDL thường có quan hệ trực tiếp với KDL như lễ tân, phục vụ buồng, bàn, HDVDL... luôn phải tiếp xúc với nhiều đối tượng KDL khác nhau ở trong nước và khách quốc tế. Điều này dễ dàng nhận thấy ở nhân viên làm việc ở các nhà hàng có cường độ lao động cao hơn vào thời gian khách ăn uống và giảm xuống vào những thời gian giữa các bữa ăn. Ngoài ra, nhân lực các cơ sở lưu trú ở một số vùng, một số địa phương, nhất là những vùng sâu, vùng xa đều chịu áp lực rất lớn về tâm lý, ngoài ra đối với lao động nữ còn phải chịu áp lực về dư luận xã hội, do nhận thức và trình độ hiểu biết của cộng đồng dân cư địa phương về phục vụ KDL chưa đầy đủ.

Đối với HDVDL là người thực hiện công việc hướng dẫn theo “kịch bản” và theo thiết kế, yêu cầu của đạo diễn. Do đó, khi nói đến HDVDL thì thời gian làm việc không được thực hiện theo khung giờ cố định, bởi thời gian của họ thường là thời gian cùng đi với đoàn du lịch, KDL. Bên cạnh, yêu cầu đảm bảo thời gian, HDVDL cũng có một khối lượng công việc rất phức tạp, phong phú, đa dạng và liên tục tiếp xúc với KDL, nên họ phải có sự chịu đựng, tâm lý ổn định, sẵn sàng trả lời, giải quyết những tình huống mà khách đưa ra, đòi hỏi phải yêu nghề và có tính nghệ thuật cao, luôn tìm cách đổi mới nội dung hoạt động của mình. Đặc biệt, HDV nữ còn phải chịu áp lực từ gia đình vì thường xuyên phải đi theo đoàn, phụ thuộc vào chương trình du lịch mà doanh nghiệp của họ đã cam kết với khách.

Mặt khác, ở mỗi công việc cụ thể NLDL đảm nhiệm cần sự khéo léo, tỷ mỹ, nhẹ nhàng, nhuần nhuyễn trong tay nghề với kỹ năng thuần thục đó dần dần trở thành kỹ xảo mang tính nghệ thuật cao. Cụ thể, đối với lĩnh vực lưu trú, nhân viên

33


lễ tân là người đón tiếp và cũng là người đầu tiên tiếp xúc với KDL từ việc giới thiệu các điều kiện phục vụ cho KDL (giá cả, thức ăn, đồ uống, phương tiện đi lại, hành trình tour, các dịch vụ có liên quan…) cho đến khi đạt được sự thỏa thuận phục vụ khách. Để đạt được kết quả đó, đòi hỏi nhân viên lễ tân ngoài kiến thức, kỹ năng nghiệp vụ cần thiết thì cần ưu tiên ngoại hình đẹp, ưa nhìn và còn có cả nghệ thuật thuyết phục cao trong công việc… Nếu có được các yếu tố đó thì chắc chắn sẽ tạo được ấn tượng, tình cảm đối với khách ngay từ phút đầu gặp gỡ và cũng là cơ hội để khách không chỉ đến một lần mà nhiều lần và còn giới thiệu cho bạn bè của họ lựa chọn chuyến du lịch tại địa điểm này.

Bốn là, nhân lực du lịch mang tính thời vụ cao

Khi nói đến du lịch là nói đến HĐDL, mà hoạt động này phụ thuộc khá nhiều vào điều kiện khí hậu, thời tiết của các địa phương có các điểm du lịch cho nên NLDL thường có tính thời vụ. Mặt khác, điều kiện khí hậu tác động đến cả cung và cầu du lịch, như du lịch chữa bệnh, nghĩ dưỡng có thời gian dài hơn và cường độ vào mùa chính yếu là mùa hè và mùa đông, du lịch biển thì thường là vào mùa hè. Hầu hết các dịch vụ du lịch biển, đảo; du lịch leo núi; tham quan khám phá, nghỉ mát… KDL thường tập trung nhiều nhất vào các tháng của mùa hè bắt đầu từ tháng 4 đến tháng 9 trong năm nên vào thời điểm này các DNDL cần nhiều lao động hơn và thường làm việc theo hợp đồng thời vụ 3 - 5 tháng trong năm. Do tính thời vụ mà cơ cấu nhân lực của DNDL luôn biến đổi. Vào chính vụ du lịch các DNDL cần có một đội ngũ nhân lực lớn từ nhà hàng, khách sạn, đến công ty lữ hành và HDVDL. Ngoài vụ, DNDL cần một số lượng nhân viên ít hơn chủ yếu là đội ngũ nhân lực ở các công ty lữ hành để phát triển sản phẩm, marketing, tư vấn và bán hàng hóa. Vì vậy, NLDL được tuyển dụng, bố trí làm việc trong một thời gian ngắn vào mùa du lịch và thôi việc sau khi mùa du lịch kết thúc. Chính đặc điểm này của NDL đã gây khó khăn cho đào tạo, PTNL, làm giảm chất lượng phục vụ, gây khó khăn cho việc tổ chức lao động một cách khoa học, ổn định và thiếu tính bền vững.

Năm là, nhân lực du lịch có khả năng thích ứng linh hoạt, xử lý nhanh các tình huống trong công việc

Du lịch là một ngành hoạt động mang tính chất dịch vụ, cho nên phải tạo ra nhiều SPDL nhằm đáp ứng được nhu cầu của KDL là khám phá, trải nghiệm, nghỉ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 15/03/2023