106
kiếm để mời các chuyên gia đầu bếp, bếp trưởng các khách sạn 3 - 5 sao tham gia giảng dạy, tuy nhiên mức lương của hầu hết các cơ sở này đều thấp hơn nhiều so với mức lương của các DNDL nên công tác tuyển dụng gặp nhiều khó khăn. Trong khi đó, không tìm được NNL theo yêu cầu là lý do chính dẫn đến khó khăn tuyển dụng đội ngũ giảng viên bộ môn quản trị khách sạn - nhà hàng (75%) và bộ môn điều hành tour (100%) [80].
- Đa số các DNDL ở thành phố hiện nay đã thấy được vai trò công tác đào tạo, PTNL cho doanh nghiệp là hết sức cần thiết với tỷ lệ 90% lưu trú, lữ hành, nhà hàng cho rằng lao động ở hầu hết các vị trí đều cần được đào tạo, bồi dưỡng, đào tạo lại về nghiệp vụ liên quan tới vị trí công việc, kỹ năng ngoại ngữ, xử lý tình huống, kỹ năng chăm sóc khách hàng và kỹ năng giao tiếp để đảm bảo chất lượng công việc được giao [80]. Tuy nhiên, mức kinh phí cho đào tạo của doanh nghiệp còn hạn hẹp (trung bình đạt 16,35% - 18% tổng kinh phí của các hoạt động nhân sự) nên doanh nghiệp chủ yếu vẫn sử dụng hình thức đào tạo tại chỗ do trưởng bộ phận là chủ yếu. Hình thức đào tạo phối hợp tốt giữa CSĐT và DNDL trong việc cung cấp lao động có tay nghề và nâng cao tay nghề cho lao động có sẵn là rất thấp (chỉ khoảng 10,4% cơ sở lưu trú sử dụng kênh tuyển dụng từ CSĐT; 80% doanh nghiệp lữ hành chưa có hoạt động liên kết, hợp tác với các CSĐT...). Mặt khác, nội dung, CTĐT của doanh nghiệp hiện nay đang là một hạn chế đến quá trình PTNLDL với ý kiến trả lời của người lao động cho rằng (37,41% ý kiến trả lời có) sẽ làm giảm chất lượng của NLDL ở các DNDL trên địa bàn thành phố Đà Nẵng ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng dịch vụ ngày càng cao của ngành công nghiệp du lịch hiện đại.
Bốn là, cơ chế, chính sách về phát triển nhân lực còn thiếu đồng bộ, chưa tạo được tính đột phá
- Mặc dù đã có nhiều cố gắng trong việc hoạch định chiến lược, xây dựng kế hoạch, đề ra các chính sách để PTNLDL, nhưng thực tế vẫn còn bộc lộ nhiều hạn chế như chính sách thu hút NLCLC, chính sách nhà ở, chính sách về hỗ trợ nhập cư; hay từ chính sách bố trí công việc phù hợp với năng lực của người lao động... Hầu như người lao động ở các DNDL trên địa bàn thành phố khi được hỏi ý kiến về các chính sách đó của thành phố mà người lao động được biết và hưởng trực tiếp từ các chính sách đó thì chỉ có khoảng 10% trả lời có, còn khoảng hơn 90% ý kiến trả
107
lời không [phụ lục 2 - bảng 20]. Bên cạnh đó, có một số chính sách ưu đãi về PTNLDL, chính sách thu hút nhân lực chất lượng cao chưa đồng bộ nên quá trình thu hút NLDL chất lượng cao (có trình độ chuyên môn, có kỹ năng, kiến thức giỏi...) từ các doanh nghiệp, các địa phương trong cả nước đến làm việc tại Đà Nẵng đang hạn chế về số lượng. Đặc biệt, là sinh viên nước ngoài, người lao động nước ngoài chưa có chính sách thu hút mạnh nên số lượng này đang rất hạn chế. Qua khảo sát, điều tra người lao động cho rằng, hạn chế về thiếu thể chế để PTNL sẽ ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của các DNDL (với 33,37% ý kiến trả lời có).
- Sự phối hợp của các Sở, ngành trong công tác quản lý hoạt động của người nước ngoài tại doanh nghiệp chưa chặt chẽ, vẫn còn tình trạng chưa thực hiện nghiêm túc khai báo tạm trú, hoạt động trái phép, một số cơ sở mua sắm buôn bán hàng hóa không rõ xuất xứ, kém chất lượng bán với giá cao, giao dịch ngoại tệ trái phép, gây thất thu ngân sách nhà nước. Đặc biệt, là thanh tra kiểm tra còn lỏng lẽo nên vẫn còn tình trạng thẻ HDVDL giả, một số doanh nghiệp sử dụng “Sitting guide” (HDV có thẻ nhưng còn hạn chế năng lực) để đối phó với cơ quan chức năng và tiếp tay cho người nước ngoài hướng dẫn trái phép, thiếu kiến thức và đạo đức nghề, làm giảm chất lượng, uy tín của HDVDL. Hiện nay, một số lĩnh vực chưa có chế định cụ thể, dẫn đến việc xử lý chưa tạo được sự răn đe cao đối với các tổ chức, cá nhân vi phạm.
Có thể bạn quan tâm!
- Kết Quả Đánh Giá Mức Độ Tận Tụy Với Công Việc Của Nhân Lực Tại Các Doanh Nghiệp Du Lịch Trên Địa Bàn Thành Phố Đà Nẵng, Năm 2017
- Đánh Giá Chung Về Phát Triển Nhân Lực Du Lịch Ở Thành Phố Đà Nẵng Trong Thời Gian 2011- 2017
- Các Nguồn Kinh Phí Đào Tạo Phát Triển Nhân Lực Du Lịch Của Doanh Nghiệp Du Lịch Ở Thành Phố Đà Nẵng
- Dự Báo Các Chỉ Tiêu Liên Quan Khách Du Lịch Ở Thành Đà Nẵng Đến Năm 2025 - 2030
- Giải Pháp Chủ Yếu Để Phát Triển Nhân Lực Du Lịch Ở Thành Phố Đà Nẵng
- Phát Triển Giáo Dục, Đào Tạo Không Ngừng Nâng Cao Chất Lượng Nhân Lực Du Lịch Ở Thành Phố Đà Nẵng
Xem toàn bộ 217 trang tài liệu này.
- Thực tế, chính sách về hợp tác, liên kết đào tào tạo, bồi dưỡng NLDL trong và ngoài nước đang còn hạn chế. Sự liên kết giữa 3 nhà (Nhà nước - Nhà trường - Nhà sử dụng lao động) vẫn còn rời rạc, chưa bài bản nên đầu vào và đầu ra của các cơ sở ĐTNLDL theo nhu cầu xã hội thực hiện chưa được tốt. Thông tin chính thống về định hướng PTNLDL (nhất là thông tin dự báo nhu cầu lao động, các chuẩn ngành, nghề) đến các CSĐT và doanh nghiệp chưa làm được thường xuyên; CSĐT và doanh nghiệp tự tìm tòi là chính, nên không biết đầy đủ nhu cầu đào tạo và nhu cầu nhân lực (cả số lượng, chất lượng và cơ cấu), dẫn đến hiện tượng cung và cầu về NLDL không gặp được nhau trên thị trường.
Năm là, môi trường, điều kiện làm việc còn nhiều hạn chế nên quá trình thu hút, sử dụng nhân lực của các doanh nghiệp du lịch chưa khai thác hết khả năng sáng tạo của người lao động
Có thể nói đây là một trong những yếu tố quan trọng, tạo sức hấp dẫn đối với quá trình thu hút và sử dụng NLDL cho các DNDL hiện nay, nhưng với kết quả điều
108
tra của người lao động đang làm việc tại các DNDL đánh giá về mức độ quan tâm tạo điều kiện làm việc (cơ sở vật chất, phương tiện...) các ý kiến trả lời ở mức độ khá, tốt giao đạt 53,36%, và vẫn còn ở mức độ trung bình gần 47% [phụ lục 2 - bảng 16]. Kết quả này khá trùng khớp với sự đánh giá của của DNDL có các chính sách ưu đãi để phát triển NLDL và người lao động cho rằng chính sách về tạo điều kiện việc làm mới đạt 33,17% số doanh nghiệp quan tâm đến chính sách này. Đây chính là một trong những chính sách trực tiếp tác động đến thu nhập, hoàn thành công việc được giao nhưng đó là chính sách tạo động lực lớn cho người lao động, tạo tính cạnh tranh và cũng là nhân tố người lao động phát huy được năng lực vốn có của mình đối với công việc được giao.
Ngoài ra, DNDL đã quan tâm đến việc xây dựng chính sách tạo điều kiện làm việc dân chủ, thân thiện mang tính chuyên nghiệp và hội nhập được người lao động đánh giá ở mức độ khá, tốt với tỷ lệ 35,66%; xây dựng cơ chế, chính sách đãi ngộ với người lao động có sáng kiến cải tiến, nâng cao NSLĐ trong công việc với tỷ lệ khá tốt là 35,57%; mức độ quan tâm và tạo điều kiện làm việc (về cơ sở vật chất, phương tiện) được đánh giá mức độ khá tốt là 43,41% (bảng 3.12). Như vậy, tỷ lệ đánh giá mức độ trung bình và yếu chiếm khoảng 50 - 60%, điều này cho thấy DNDL chưa xây dựng được chính sách tạo môi trường, điều kiện làm việc tốt nên chưa khơi dậy được tiềm năng của người lao động, tạo hứng thú trong công việc, giúp người lao động gắn bó lâu dài với doanh nghiệp trong tương lai.
3.3.2.2. Nguyên nhân của những hạn chế
- Mặc dù chính quyền thành phố vẫn luôn quan tâm, đầu tư PTDL và đã có khá nhiều các đề tài, đề án, chương trình nghiên cứu PTDL tuy nhiên vẫn chưa có một quy hoạch chung tổng thể nên chưa kết nối được sự PTNL với sự PTDL nói chung. Do đó, PTNLDL chưa được cụ thể hóa thành chiến lược, quy hoạch, chương trình cụ thể. Tư duy, nhận thức và hành động trong quản lý và tác nghiệp còn nhiều hạn chế, bật cập trong cơ chế thị trường; nguồn lực đầu tư cho các chương trình, hoạt động PTNL còn đơn điệu, nhỏ lẻ, thiếu mạnh dạn. Nhà nước còn thiếu các chính sách phù hợp để huy động các nguồn tài trợ và thiếu sự phối hợp chặt chẽ giữa các đối tác liên quan để PTNLDL.
- Sự phát triển quá “nóng” trong thời gian gần đây về số lượng dự án du lịch, các cơ sở lưu trú du lịch đã làm phát sinh nhu cầu tuyển dụng lao động rất lớn, đặc
109
biệt là lao động đã có kinh nghiệm làm việc thực tế.Từ nguồn cung thiếu hụt dẫn đến tình trạng “giành giật”, lôi kéo nguồn lao động giữa các doanh nghiệp với nhau. Nhất là lĩnh vực khách sạn, các vị trí nhân sự bị lôi kéo nhiều nhất là quản lý điều hành khách sạn, trưởng các bộ phận: bán hàng, bộ phận tiền sảnh, bộ phận nhà hàng, bộ phận buồng phòng; giám sát, tổ trưởng, bếp trưởng. Với phương thức tăng lươngtừ 1 - 2 lần và đề bạt nhân sự từ vị trí nhân viên ở khách sạn cũ lên trưởng bộ phận, các khách sạn mới đi vào hoạt động dễ dàng thu hút nhân sự từ các khách sạn khác. Tình trạng này đôi khi làm cho một số khách sạn bất ngờ bị thiếu hụt một số vị trí nhân sự chủ chốt hoặc thiếu hụt tạm thời hàng loạt nhân sự của 1 bộ phận dịch vụ, đã làm mất cân đối cung - cầu về NLDL, dẫn đến tình trạng thiếu hụt, “giành giật” lao động có trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, được đào tạo bài bản và có kinh nghiệm, phát triển nghề nghiệp bottom - up (từng bước từ dưới lên), tình trạng “lúa non ép chín” lao động đảm nhiệm các vị trí quản lý cấp trung và cấp cao tại các khách sạn 3 - 4 sao ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng các dịch vụ và thương hiệu của du lịch nói riêng, thương hiệu du lịch thành phố nói chung. Điều đó, cho thấy thực tế đang diễn ra khá phù hợp với sự đánh giá người lao động của các DNDL hiện nay ở thành phố Đà Nẵng vẫn còn hiện tượng bố trí việc làm không đúng chuyên môn, sở trường với tỷ lệ 68,60% ý kiến trả lời có [phụ lục 2 - bảng 18]. Vì vậy, muốn phát triển NLDL của các DNDL ở thành phố trong thời gian đến cần khắc phục nguyên này và có ý nghĩa vai trò quan trọng trong điều kiện thực hiện CNH, HĐH đất nước.
- Tâm lý phụ huynh, học sinh, sinh viên vẫn xem du lịch là một nghề mà chưa được xã hội coi trọng, nên định hướng lựa chọn nghề nghiệp chưa phù hợp với trình độ, năng lực, điều kiện cá nhân và nhu cầu xã hội. Nhiều lao động có tâm lý chỉ làm công việc tạm thời, không gắn bó lâu dài dẫn đến thái độ chưa đúng đắn, không muốn được hoặc tự đào tạo để nâng cao trình độ chuyên môn, trình độ tay nghề. Đặc biệt, là nhận thức chưa đầy đủ về đạo đức, thái độ, ý thức nghề nghiệp, về tương lai phát triển ngành nghề của người lao động. Bên cạnh đó NDL là ngành kinh doanh có tính thời vụ rõ rệt, mùa cao điểm khách sạn tuyển dụng nhiều nhân viên, mùa thấp điểm thường cho nhân viên nghỉ không hưởng lương do đó người lao động chưa yên tâm công tác. Đây là nguyên nhân cơ bản dẫn đến NLDL trên địa bàn thành phố Đà Nẵng vừa thiều, vừa yếu như hiện nay.
110
- Công tác ĐTNLDL chưa được đầu tư đúng mức. Đà Nẵng là một thành phố được xác định là một trong những địa bàn trọng điểm về du lịch của khu vực miền Trung - Tây Nguyên, những đến nay mới chỉ thành lập trường cao đẳng nghề du lịch. Công tác đào tạo, bồi dưỡng NLDL chưa thực sự gắn kết với nhu cầu xã hội và chính sách đãi ngộ, đánh giá NLDL còn yếu. Điều kiện tài chính, vật chất chưa đảm bảo cho quá trình đào tạo; quá trình hợp tác quốc tế trong ĐTNL chưa tương xứng với yêu cầu của quá trình hội nhập được thể hiện ở sự đánh giá của người lao động về chính sách liên kết đào tạo của DNDL với các CSĐT trong và ngoài nước mới đạt 34,74% khá tốt [bảng 3.12]. Chương trình đào tạo nặng về lý thuyết, việc đổi mới khá chậm chạp do thiếu cơ sở vật chất, thiếu kinh phí đào tạo. Vai trò hỗ trợ của cơ quan quản lý nhà nước về du lịch trong công tác đào tạo còn hạn chế nên các CSĐT còn đang lúng túng khi đưa chương trình giảng dạy các nội dung theo chuẩn nghề du lịch của Việt Nam (VTOS) nên lao động có chứng chỉ nghề, kỹ năng nghề VTOS qua đào tạo thấp, do đó mới chỉ đáp ứng được yêu cầu cơ bản về PTDL trong điều kiện hội nhập như hiện nay.
- Nhiều DNDL chưa có chiến lược PTNL, chưa chú trọng đến công tác đào tạo nhân viên, các tiêu chuẩn trong NDL chậm được ban hành. Ý thức của chủ đầu tư, quản lý của các DNDL, đặc biệt là doanh nghiệp có quy mô nhỏ chưa thấy được tầm quan trọng của NLDL một cách đầy đủ, công tác tuyển dụng, đào tạo bồi dưỡng sau tuyển dụng chưa đúng mức do vậy việc phân bổ kinh phí để đầu cho công tác PTNL đang còn hạn chế. Nhiều doanh nghiệp chưa xây dựng được tiêu chuẩn công việc, chưa thực hiện đúng quy trình tuyển chọn, đào tạo bồi dưỡng, chưa quan tâm giải quyết tốt mối quan hệ giữa sử dụng và bồi dưỡng lao động nên hiệu quả đạt được chưa cao, nhân sự cao cấp ở các bộ phận quản lý, giám đốc điều hành, giám sát còn thiếu và yếu.
111
Chương 4
QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN NHÂN LỰC DU LỊCH Ở THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG TRONG THỜI GIAN TỚI
4.1. QUAN ĐIỂM VÀ DỰ BÁO NHU CẦU PHÁT TRIỂN NHÂN LỰC DU LỊCH Ở THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG ĐẾN NĂM 2030
4.1.1. Dự báo phát triển nghành du lịch và nhu cầu về nhân lực du lịch ở thành phố Đà Nẵng đến năm 2030
4.1.1.1. Mục tiêu phát triển du lịch ở thành phố Đà Nẵng đến năm 2030
Tại Đại hội Đảng bộ thành phố Đà Nẵng lần thứ XXI (nhiệm kỳ 2015- 2020) xác định PTDL là một trong ba khâu đột phá về phát triển kinh tế - xã hội của thành phố, trong đó nhấn mạnh: “Phát triển mạnh các ngành dịch vụ, nhất là du lịch”. Vì vậy, thành phố đã và đang tạo điều kiện thu hút đầu tư PTDL theo hướng bền vững, tương xứng với là ngành kinh tế mũi nhọn, từ hoàn thiện hệ thống cơ sở hạ tầng du lịch, ưu tiên thu hút đầu tư các dự án trọng điểm, hình thành trung tâm du lịch ven biển tầm cỡ quốc gia, quốc tế. Tăng cường xúc tiến, quảng bá du lịch, mở thêm các đường bay quốc tế trực tiếp đến với thành phố Đà Nẵng, đẩy mạnh liên kết, hợp tác trong HĐDL, tạo không gian du lịch cho toàn vùng. Đồng thời, tập trung phát triển các SPDL nghỉ dưỡng cao cấp trở thành SPDL chủ lực của Đà Nẵng, kết nối văn hóa với du lịch để tạo ra những SPDL đặc trưng của thành phố, nâng cấp và xây dựng mới các SPDL sinh thái, văn hóa, lịch sử, lễ hội, công vụ và thành phố sự kiện, khai thác tốt khu mua sắm, trung tâm giải trí tổng hợp, phát triển các làng nghề, lễ hội dân gian vùng biển, nghệ thuật điêu khắc đá... [19, tr 61-62].
Trong chiến lược PTDL thành phố Đà Nẵng đến năm 2030 là đưa NDL trở thành một trong những ngành kinh tế mũi nhọn và chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu kinh tế của thành phố, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng “dịch vụ - công nghiệp, xây dựng - nông nghiệp” [81]. Với mục tiêu tổng quát về PTDL của thành phố Đà Nẵng đến năm 2030 là: “Xây dựng thành phố Đà Nẵng trở thành đô thị du lịch ven biển mang tầm quốc gia, quốc tế, một trong những trọng điểm du lịch hàng đầu cả nước, với thương hiệu là thiên đường nghỉ dưỡng, điếm đến an toàn và thân thiện. Phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, là động lực thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội nhanh, bền vững và bảo đảm quốc phòng - an ninh”.
112
Từ mục tiêu tổng quát về phát triển NDL của thành phố, Sở Du lịch thành phố Đà Nẵng đã đề ra mục tiêu PTNLDL đến năm 2030 là: Nhân lực du lịch phải cơ bản đủ số lượng, tăng chất lượng và hợp lý cơ cấu trình độ, ngành nghề đáp ứng nhu cầu NLDL trong nước và tham gia xuất khẩu LĐ trong lĩnh vực du lịch có trình độ tiên tiến trong khu vực và trên thế giới. Mặt khác PTNLDL phải đảm bảo có đầy đủ được đội ngũ lao động trực tiếp với sức khoẻ tốt, phát triển toàn diện về trí lực, ý chí, bản lĩnh chính trị, năng lực và đạo đức, lương tâm nghề nghiệp, có tinh thần nâng cao năng lực học hỏi, phát huy tính chủ động sáng tạo, có tri thức, kỹ năng làm việc, đổi mới, thích ứng nhanh với môi trường, công việc mới trong quá trình hội nhập, toàn cầu hóa. Phát triển NLDL tốt sẽ là nòng cốt, là yếu tố quyết định cho sự phát triển NDL, đưa nước ta trở thành một trong những trung tâm du lịch hàng đầu của khu vực ASEAN và châu Á, góp phần thúc đẩy thành công quá trình CNH, HĐH gắn phát triển nền kinh tế tri thức của đất nước.
4.1.1.2. Dự báo về khả năng phát triển du lịch và nhu cầu số lượng nhân lực du lịch ở thành phố Đà Nẵng từ nay đến năm 2030
Với tốc độ phát triển của DL thành phố Đà Nẵng hiện nay, dự kiến số lượng du khách đến năm 2030 ngày càng tăng lên cả khách nội địa và khách quốc tế. Trong đó, lượng khách trong nước đến từ các thành phố lớn như Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh dự báo thị trường này cung cấp khoảng 25% - 30% lượng khách cho Đà Nẵng. Các tỉnh Tây Nguyên dự báo lượng khách từ thị trường này cung cấp khách cho Đà Nẵng khoảng 5% - 10%. Còn đối với các tỉnh lân cận Thừa - Thiên Huế, Quảng Nam, Quảng Ngãi,…qua tuyến Quốc lộ 1A, hiện luồng khách này duy trì khá ổn định, dự báo lượng khách từ thị trường này cung cấp khoảng 10% - 15% cả khách nội địa, khách quốc tế.
Cùng với dự báo lượng khách trong nước tăng lên thì lượng khách quốc tế cũng có xu hướng tăng lên nhanh chóng và dự báo một số thị trường chính đến Đà Nẵng trong thời gian đến: là các nước khu vực Đông Bắc Á, (Nhật Bản, Trung Quốc, Hàn Quốc), Đông Nam Á (Singapore, Malaysia, Thái Lan), Tây Âu (Pháp, Đức, Anh, Hà Lan..); Bắc Mỹ (Mỹ, Canada); Úc và Đông Âu (Nga). Đặc biệt, từ sau 2020 thị trường khách Trung Quốc, Hàn Quốc và Nhật Bản sẽ có sự gia tăng mạnh thông qua việc hình thành các đường bay trực tiếp, hợp tác, liên kết và công tác quảng bá khai thác thị trường đã và đang được tập trung triển khai mạnh mẽ thu
113
hút sự quan tâm của khách quốc tế. Hiện nay, Đà Nẵng có 20 đường bay trực tiếp đang hoạt động, trong đó có 11 đường bay thường kỳ từ Singapore, Hồng Kông, Incheon, Quảng Châu, Busan, Kuala Lumpur..., 09 đường bay trực tiếp thuê chuyến: Bắc Kinh, Côn Minh, Thượng Hải, Trùng Khánh... và sẽ mở rộng thêm các đường bay đến các nước trên thế giới và tần suất bay cũng tăng lên nên cơ hội đón khách quốc tế đến với Đà Nẵng cũng sẽ tăng lên tương ứng các chỉ tiêu được thể hiện ở bảng 4.1. Dự báo lượng KDL đến Đà Nẵng cụ thể như sau:
- Năm 2020: Đón khoảng 8,85 triệu lượt khách, trong đó có khoảng 50% lượng khách lưu trú.
- Năm 2025: Đón khoảng 14 triệu lượt khách (khoảng 4,0 triệu lượt khách quốc tế). Trong đó có khoảng 54% lượng khách lưu trú.
- Năm 2030: Đón khoảng 20,9 triệu lượt khách (khoảng 5,9 triệu lượt khách quốc tế). Trong đó có khoảng 55% lượng khách lưu trú.
Cùng với sự tăng trưởng của lượng du khách đến Đà Nẵng, cơ sở hạ tầng, cơ sở lưu trú, khu du lịch vui chơi giải trí ngày cũng được đầu tư, nâng cấp nhằm đáp ứng nhu cầu của KDL. Dự báo tổng thu từ KDL với tất cả các nguồn thu do KDL chi trả trong thời gian đi du lịch ở một địa phương, một điểm đến, chính là nguồn thu nhập từ các loại dịch vụ lưu trú và ăn uống; dịch vụ vận chuyển; dịch vụ lữ hành và tư vấn du lịch; mua sắm hàng hóa; từ dịch vụ vui chơi giải trí, các dịch vụ khác… Trong những năm tới, các SPDL phong phú, đa dạng, chất lượng được nâng cao hơn thì mức độ chi tiêu của KDL (quốc tế và nội địa) cũng dần dần được tăng lên. Căn cứ vào mức chi tiêu trung bình của KDL đã được dự báo trong Quy hoạch tổng thể phát triển NDL Việt Nam đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030; căn cứ vào mức chi tiêu và giá tiêu dùng thực tế ở các tỉnh, thành phố vùng Duyên hải Nam Trung Bộ, dự kiến mức độ chi tiêu của KDL đến Đà Nẵng trong những năm tới ngày càng tăng lên [bảng 4.1].
Hiện nay, hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật tại Đà Nẵng phát triển mạnh với nhiều khu nghỉ dưỡng, khách sạn cao cấp, đủ khả năng đáp ứng số lượng khách hiện tại, tuy nhiên với lượng khách dự báo đến năm 2030 cần có thêm các cơ sở lưu trú. Từ bảng 4.1, cho thấy tổng số khách, số ngày lưu trú trung bình của khách, công suất sử dụng buồng trung bình, cũng như số người nghỉ trong một buồng của Đà Nẵng từ nay đến năm 2030 ngày một tăng lên. Vì vậy, dự báo nhu cầu về phòng