Đánh Giá Chung Về Phát Triển Nhân Lực Du Lịch Ở Thành Phố Đà Nẵng Trong Thời Gian 2011- 2017

90


3.3. ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ PHÁT TRIỂN NHÂN LỰC DU LỊCH Ở THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG TRONG THỜI GIAN 2011- 2017

3.3.1. Những thành công và nguyên nhân về phát triển nhân lực du lịch ở thành phố Đà Nẵng

3.3.1.1. Những thành công về phát triển nhân lực du lịch

Cùng với sự phát triển của NDL thành phố Đà Nẵng trong thời gian qua, hệ thống cơ sở hạ tầng du lịch tăng nhanh, SPDL ngày càng đa dạng, phong phú, thị trường KDL trong nước, quốc tế cũng ngày càng gia tăng. Điều này cũng đồng nghĩa với sự tăng lên về số lượng nhân lực, chất lượng ngày một nâng lên, cơ cấu từng bước hoàn thiện và hợp lý hơn nhằm đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của KDL với khả năng thanh toán lớn, với những thành công cụ thể là:

Một là, nhân lực du lịch hiện có xu hướng trẻ hóa, cơ bản đáp ứng được về số lượng và cơ cấu theo từng lĩnh vực

Từ thực trạng PTNLDL đã được phân tích ở trên, cho thấy NLDL ở các doanh nghiệp được tăng lên hàng năm, đảm bảo số lượng của từng vị trí công việc trong từng lĩnh vực chính như lưu trú, nhà hàng, công ty lữ hành (HDV). Tỷ lệ lao động phần lớn ở độ tuổi từ 45 trở xuống chiếm hơn 91,05% (trong đó từ 25 tuổi trở xuống chiếm tỷ lệ 30,65%, độ tuổi từ 26 - 40 là 60,40%) tổng số lao động trực tiếp trong NDL. Đặc biệt, NLDL ở các DNDL chủ yếu là lao động tại địa phương chiếm 69,5% tổng số lao động hiện có ở thành phố. Nhân lực du lịch có tuổi độ tuổi trung bình trẻ, có sức khỏe, năng động thì khả năng học tập nâng cao trình độ chuyên môn và nghiệp vụ, cơ cấu ngành nghề ngày càng cao, đảm bảo tương đối phù hợp. Yếu tố này cũng đáp ứng được yêu cầu cao về áp lực công việc của NDL như thường xuyên phải công tác xa nhà, thời gian làm việc không cố định nhất là đối với lĩnh vực lữ hành (HDV, thiết kế chương trình du lịch, điều hành chương trình du lịch). Trình độ chuyên môn, trình độ ngoại ngữ của người lao động trong các DNDL đã qua đào tạo chuyên ngành về du lịch ngày càng được nâng cao, tỷ lệ nhân lực ở các DNDL được đào tạo đúng chuyên ngành chiếm hơn 70%, được cấp chứng chỉ VTOS khoảng 37,85% tổng số NLDL của cả thành phố. Đặc biệt, trong thời gian qua đội ngũ NLDL là cán bộ lãnh đạo, quản lý doanh

91


nghiệp có nhiều năm công tác với nghề, các chuyên gia, HDV tiếng khó (như tiếng Đức, Pháp, Nga, Hàn, Trung…), nghệ nhân tuy tuổi cao vẫn tiếp tục sự nghiệp đam mê, tâm huyết trong công việc, gắn bó lâu dài với doanh nghiệp. Nhân lực ở độ tuổi 25 - 30 đã được đào tạo cơ bản về chuyên môn nghiệp vụ về du lịch, thể hiện được bản lĩnh tuổi trẻ, năng động, tự tin, dám nghĩ, dám làm, cố gắng tìm tòi cái mới, hoàn thành tốt nhiệm vụ, tiếp thu nhanh kiến thức mới và có ý chí vươn lên lập thân, lập nghiệp đã phát huy năng lực của bản thân góp phần vào chiến lược phát triển NDL trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của thành phố. Đây được xem như là một trong những điều kiện thuận lợi cho DNDL đào tạo, khai thác và sử dụng nhân lực một cách có hiệu quả nhất.

Hai là, chất lượng nhân lực du lịch từng bước nâng lên đáp ứng cơ bản nhu cầu của doanh nghiệp và xã hội

Nhìn chung, NLDL hiện nay đã được rèn luyện và thử thách trong thực tiễn, năng động, sáng tạo, khắc phục được khó khăn, có ý thức trách nhiệm, nhiệt tình và tâm huyết với nghề nghiệp, giàu lòng yêu nước đã góp phần vào xây dựng phát triển những SPDL mang lại giá trị văn hóa và giá trị mới cho thành phố Đà Nẵng. Điều này được thể hiện ở sự yêu thích nghề nghiệp của người lao động đang làm ở các DNDL hiện nay với tỷ lệ hơn 80% người lao động trả lời công việc đang làm là yêu thích [phụ lục 2 - bảng 4]. Hiện nay, NLDL đã được nâng lên cả về thể lực và trí lực đáp ứng được sự phát triển nhanh của NDL. Cụ thể là NLDL đã được trang bị, nâng cao những kiến thức, kỹ năng chuyên môn, nghiệp vụ sâu về DL (với 76,59% đã qua đào tạo nhiệp vụ về chuyên NDL); những kiến thức về văn hóa, xã hội và giỏi ngoại ngữ; được GD-ĐT có tâm huyết với nghề; được rèn luyện để nâng cao tính nghệ thuật trong công việc; có khả năng phát huy cá tính, nét riêng biệt của bản thân, hiểu biết sâu sắc về du khách; rèn luyện những kỹ năng tổ chức sự kiện, làm việc nhóm; có khả năng thích ứng với sự thay đổi; có năng lực hội nhập quốc tế; có tinh thần dân tộc, đổi mới (chiếm tỷ lệ khoảng 70 - 75% đánh giá từ mức độ trung bình trở lên). Đặc biệt, thể lực của NLDL ở các DNDL được đánh giá tốt, bằng mức bình quân của cả nước đáp ứng được cường độ lao động.

92


Bảng 3.10. Hiệu quả công việc của nhân lực ở các doanh nghiệp du lịch trên địa bàn thành phố Đà Nẵng theo tiêu chuẩn VTOS năm 2017

(1) Mức1: Không đáp ứng được yêu cầu công việc, (2) Mức 2: Đáp ứng một phần yêu cầu công việc, (3) Mức 3: đáp ứng hoàn toàn yêu cầu công việc)

T T

Các đơn vị năng lực VTOS

Lưu trú (%)

Lữ hành (%)

Nhà hàng (%)

(1)

(2)

(3)

(1)

(2)

(3)

(1)

(2)

(3)

1

Kỹ năng cơ bản

7,2

23,1

69,70

6,5

28.05

65,45

5,05

18,95

76,00

2

Kỹ năng chung

0,82

12,58

86,60

6,79

26,42

66,79

4,08

15,86

80,06

3

Kỹ năng quản lý

5,4

33,4

61,2

6,69

36,26

57,05

8,16

26,43

65,41

4

Kỹ năng chuyên môn

2,13

15,77

82,1

6,39

28,36

65,25

4,38

21,62

74,00

5

Hiểu biết về du lịch

có trách nhiệm

3,28

25,62

71,1

6,44

23,83

69,73

8,96

36,66

54,38

6

Chất lượng tổng thể

4,40

20,82

74,78

6,56

28,58

64,86

6,13

23,90

69,97

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 217 trang tài liệu này.

Nguồn: Kết quả thống kê của tác giả [80]

Đặc biệt, NLDL ở các DNDL đã đáp ứng được các yêu cầu từng vị trí công việc theo tiêu chuẩn nghề Du lịch Việt Nam (VTOS), cả 05 tiêu chí (chất lượng/hiệu quả công việc nói chung, kỹ năng chuyên môn, kỹ năng cơ bản, kỹ năng quản lý (liên quan tới quản lý, giám sát hay có ảnh hưởng nhất định tới công việc của người khác) và hiểu biết về du lịch có trách nhiệm (những kỹ năng cụ thể cần thiết nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ và sản phẩm hướng tới phát triển du lịch bền vững)) đối với 3 lĩnh vực (lưu trú, lữ hành và nhà hàng), chiếm tỷ lệ từ 65% - 75%, kết quả cụ thể ở bảng 3.10. Với kết quả đó, cho thấy DNDL đã và đang chú trọng, tạo điều kiện thuận lợi để NLDL hiện có nâng cao thể lực và trí lực nhằm đảm bảo đủ về số lượng, hợp lý về cơ cấu, khai thác phát huy được năng lực của người lao động góp phần vào tăng NSLĐ, thúc đẩy NDL phát triển theo hướng hiện đại, hội nhập quốc tế ngày càng mở rộng.

Ba là, vấn đề đào tạo, phát triển nhân lực du lịch ngày càng mở rộng, chất lượng ngày một tăng lên

Trong thời gian qua vấn đề đào tạo, phát triển NLDL ở các DNDL trên địa bàn thành phố Đà Nẵng được chú trọng nên cả về số lượng và KDDLDL đã đáp ứng được cơ bản các yêu cầu đặt ra đối với sự phát triển của NDL trong điều kiện thực hiện CNH, HĐH gắn với phát triển kinh tế tri thức. Đặc biệt, các CSĐT NLDL ở trên địa bàn thành phố Đà Nẵng đang thực hiện mô hình xã hội hóa nguồn vốn; quy mô được mở rộng, nội

93


dung, chương trình đảm bảo tính thực tiễn (nhất là tiêu chuẩn nghề du lịch dần dần được áp dụng), hình thức đào tạo từ dạy nghề cho đến đại học, bồi dưỡng thời gian 3 - 6 tháng được tăng cường; cơ sở hạ tầng, thiết bị dạy học, đội ngũ giảng viên cũng được tăng lên cả về số lượng và chất lượng. Hệ đại học, cao đẳng các ngành nghề ngày càng tăng lên và được cấp mã số đào tạo. Số lượng sinh viên được đào tạo từ các CSĐT trên địa bàn thành phố Đà Nẵng là nguồn cung cấp nhân lực hàng năm cho các DNDL. Trong đó, hệ đại học các DNDL tuyển dụng sinh viên từ trường đại học Kinh tế và đại học Duy Tân Đà Nẵng, đại học Đà Nẵng đối với công ty lữ hành có tỷ lệ 86,2%; lưu trú là 54,6%; nhà hàng là 30,8%. Hệ cao đẳng (Trường Cao đẳng Nghề, Cao đẳng Nghề Du lịch và Cao đẳng nghề Việt Úc) là những địa chỉ ĐT NLDL được DN tuyển dụng với tỷ lệ sinh viên sau khi tốt nghiệp nhà hàng (69,20%), lưu trú (62%), lữ hành (38,5%). Hệ trung cấp, Trường trung cấp kỹ thuật & nghiệp vụ Thăng Long, trường cao đẳng nghề Việt Úc, Trung tâm dạy nghề và giới thiệu việc làm thanh niên thành phố Đà Nẵng, Trung tâm Reach, Trung tâm xúc tiến du lịch Đà Nẵng, Trung tâm ĐT quốc tế Pegasus chủ yếu là nhà hàng (30,8%), các bộ phận nhân viên của DN lưu trú (13,2%) và một số ít bộ phận nhân viên của công ty lữ hành (7,7%) [phụ lục 1 - bảng 10].

Mặt khác, NLDL ở thành phố Đà Nẵng đã được đào tạo, dạy nghề từ nhiều hệ thống CSĐT thích ứng nhanh, linh hoạt với cơ chế thị trường, cạnh tranh và hội nhập, nên số lượng sinh viên sau khi ra trường làm việc ở các DNDL trên địa bàn là 69,50% là người địa phương. Nhìn chung, sinh viên tốt nghiệp ở các CSĐT NLDL trên địa bàn thành phố đã đáp ứng được nhu cầu của từng vị trí công việc và được đánh giá có khả năng làm việc tốt chiếm đại đa số lưu trú (72,10%), nhà hàng (65,70%), lữ hành (56,40%) [phụ lục 1 - bảng 11]. Từ kết quả này cho thấy đầu ra của các CSĐT NLDL ở trên địa bàn thành phố Đà Nẵng đang dần dần đáp ứng được yêu cầu của các DNDL, góp phần PTNL cho NDL của thành phố trong thời gian tới.

Ngoài ra, các DNDL đã chú ý đến công tác đào tạo, bồi dưỡng PTNL từ lập kế hoạch đến tổ chức thực hiện lựa chọn hình thức, nội dung, kinh phí nên NLDL trong những năm gần đây đã đáp ứng được cơ bản nhu cầu theo từng vị trí công việc. Từ số liệu ở bảng 3.11, kết quả tự đánh giá của người lao động về công tác đào tạo, PTNL của doanh nghiệp hiện nay, đại đa số người lao động cho rằng DNDL đã quan tâm đến vấn đề này với ý kiến trả lời chiếm khoảng 55 - 78% là mức độ trung bình, khá, tốt. Trong đó, kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ lao

94


động hàng năm chiếm khoảng 67,21%; CTĐT, bồi dưỡng thiết thực theo vị trí việc làm 81,53%; Đánh giá hiệu quả các khóa đào tạo, bồi dưỡng tại chỗ là 82,9%; Cử lao động của doanh nghiệp đào tạo, bồi dưỡng ở nước ngoài là 55,89%; Cử lao động của doanh nghiệp đào tạo, bồi dưỡng ở trong nước là 69,05%; Khuyến khích người lao động tự đào tạo, bồi dưỡng 77,60%.

Bảng 3.11. Kết quả đánh giá của người lao động về công tác đào tạo, phát triển nhân lực của doanh nghiệp du lịch hiện nay


Nội dung

Mức độ đánh giá của người lao động

Yếu

Trung bình

Khá

Tốt

1. Xác định nhu cầu, kế hoạch đào tạo, bồi

dưỡng đội ngũ lao động hàng năm

32,79%

33,26%

25,87%

8,08%

2. CTĐT, bồi dưỡng thiết thực theo vị trí

việc làm

18,47%

30,95%

33,48%

17,09%

3. Đánh giá hiệu quả các khóa đào tạo, bồi

dưỡng tại chỗ

17,09%

30,95%

33,48%

18,47%

4. Cử lao động của doanh nghiệp đào tạo,

bồi dưỡng ở nước ngoài

44,11%

41,80%

10,39%

3.70%

5. Cử lao động của doanh nghiệp đào tạo,

bồi dưỡng ở trong nước

30,95%

32,79%

22,40%

13,86%

6. Khuyến khích người lao động tự đào

tạo, bồi dưỡng

22,40%

32,79%

30,95%

13,86%

Nguồn: Kết quả điều tra của tác giả

Bốn là, việc thu hút và sử dụng nhân lực của các doanh nghiệp du lịch đã từng bước đổi mới, phát triển

Hiện nay các DNDL ở thành phố Đà Nẵng đều ý thức được phải nâng cao NLDL từ trình độ chuyên môn đến kỹ năng làm việc cho người lao động (sau khi tuyển dụng và lao động đang làm việc) nên đã khắc phục được tình trạng thiếu hụt về số lượng và yếu kém về kiến thức, kỹ năng chuyên môn, nghiệp vụ, ngoại ngữ ở một số vị trí công việc của các lĩnh vực lưu trú, nhà hàng, lữ hành, HDVDL trên địa thành phố trong thời gian qua.

Công tác tuyển dụng và sử dụng nhân lực được DNDL ở thành phố Đà Nẵng xây dựng kế hoạch, tiêu chí khá rõ ràng, quy trình chặt chẽ cho nên nhân lực sau tuyển dụng cơ bản đáp ứng được yêu cầu từng vị trí công việc. Qua ý kiến đánh giá của các nhà quản lý và người lao động của DNDL trên địa bàn thành phố đều thừa nhận hiện nay các doanh nghiệp đã xây dựng tiêu chí tuyển chọn rõ ràng, khoa

95


học cho từng vị trí việc làm; kế hoạch tuyển chọn được xây dựng khoa học; quy trình tuyển chọn chặt chẽ; tuyển chọn công khai, có tính cạnh tranh cao; lựa chọn được người giỏi có năng lực, đáp ứng yêu cầu; đội ngũ lao động được bố trí sử dụng theo đúng năng lực, sở trường; đánh giá đúng hiệu quả của người lao động và được trả lương, thưởng kịp thời các ý kiến được đánh giá ở mức độ khá, tốt với tỷ lệ cao từ 64% - 80% (các mức độ cụ thể ở kết quả biểu đồ 3.10).

Biểu đồ 3 10 Kết quả đánh giá công tác tuyển dụng nhân lực ở doanh nghiệp 2

Biểu đồ 3.10. Kết quả đánh giá công tác tuyển dụng nhân lực ở doanh nghiệp kinh doanh du lịch ở thành phố Đà Nẵng

Nguồn: Kết quả điều tra của tác giả

Thực tế các DNDL đã sử dụng các kênh tuyển dụng lao động khác từ kênh nội bộ và website tuyển dụng chiếm tỷ lệ lớn khoảng 60 - 70%, kênh tuyển dụng từ Báo chí và website công ty chiếm tỷ lệ khoảng 10 - 15%, kênh tuyển dụng từ các CSĐT, từ các trung tâm lao động nghề chiếm tỷ lệ khoảng 10% [phụ lục 2 - bảng 10]. Đặc biệt, đối với các vị trí các vị trí quản lý, giám sát các bộ phận có tỷ lệ tuyển dụng qua kênh nội bộ cao hơn so với vị trí nhân viên có đến 42,35% quản lý khách sạn được tuyển dụng từ kênh nội bộ (thăng tiến trong nội bộ hoặc luân chuyển trong tập đoàn quản lý); có hơn 50% là các công ty lữ hành; tỷ lệ sử dụng kênh này là 44,6% đối với nhà hàng [80]. Kết quả này cho thấy, các doanh nghiệp có quy mô như các khách sạn 4 - 5 sao, các nhà hàng lớn, công ty lữ hành quốc tế hằng năm đã thực hiện công tác tuyển dụng tốt nên thu hút được đội ngũ NLCLC vào làm việc cho doanh nghiệp, đồng thời khai thác được tiềm năng đội ngũ nhân viên của mình khá hiệu quả đem lại doanh thu lớn cho doanh nghiệp, làm tăng thu nhập cho người lao động và họ có nhu cầu gắn bó lâu dài với doanh nghiệp.

96


3.3.1.2. Nguyên nhân của thành công

Thứ nhất, người lao động, doanh nghiệp du lịch và các cơ quản lý nhà nước đã dần dần quan tâm đến đào tạo, bồi dưỡng, phát triển nhân lực du lịch

Đa số nhân lực tại các DNDL ở trên bàn thành phố Đà Nẵng đã được đào tạo nghiệp vụ chuyên môn tại các CSĐT, hay tham gia các khóa đào tạo tại các doanh nghiệp. Đặc biệt, NLDL ở thành phố Đà Nẵng luôn ý thức, học hỏi, trau dồi phẩm chất đạo đức nghề nghiệp, cần cù, chịu khó, có ý thức làm việc, tự trang bị kiến thức và tích lũy kinh nghiệm trong công việc; thích ứng nhanh với cơ chế mới, phát huy sáng kiến, cải tiến kỹ thuật, nâng cao hiệu quả làm việc; gắn bó với doanh nghiệp, đóng góp tích cực trong xây dựng hình ảnh, thương hiệu của người dân miền Trung, nâng cao sức cạnh tranh và hiệu quả kinh doanh cho DNDL.

Hiện nay, các DNDL đều cho rằng họ cần phải đào tạo, bồi dưỡng cho đội ngũ nhân viên của mình là rất cần thiết và mục đích của công tác đào tạo, bồi dưỡng, đào tạo lại cho người lao động đều hướng tới đảm bảo nâng cao hiệu quả KDDL. Từ kết quả khảo sát ở biểu đồ 3.11, cho thấy mức độ cần thiết phải đào tạo lại cho người lao động ở các doanh nghiệp (lưu trú, nhà hàng, lữ hành) với các nội dung như nâng cao kiến thức chuyên môn từ nghề du lịch cho đến các kiến thức liên quan (kinh tế - xã hội, ngoại ngữ, văn hóa, lịch sử, địa lý,...) là 64,66%; nâng cao các kỹ năng mềm là 63,51%; khả năng thích ứng linh hoạt trong công việc là 50,58%; thái độ tác phong kỷ luật lao động là 49,19%; mức độ tận tụy với công việc là 34,15%.

Biểu đồ 3 11 Mục đích của các khóa đào tạo phát triển nhân lực du lịch 3

Biểu đồ 3.11. Mục đích của các khóa đào tạo phát triển nhân lực du lịch của doanh nghiệp du lịch

Nguồn: Kết quả khảo sát

97


Từ kết quả đó, cho thấy trong thời gian qua các cơ quan Nhà nước đã xây dựng chiến lược, ban hành các văn bản quy phạm pháp luật, Luật giáo dục, Luật du lịch, hoàn thiện cơ chế, chính sách về đào tạo, đào tạo lại, chính sách y tế, bảo hiểm xã hội... đến việc tổ chức đào tạo, bồi dưỡng và giao lưu hợp tác một cách có hệ thống trên phạm vi cả nước trong sự cân đối giữa cung - cầu thị trường SLĐ trong NDL. Đồng thời, các dự án PTNLDL và dự án PTDL trong nước và quốc tế, dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài cho PTDL và NLDL được thực hiện. Vì vậy, NLDL ở thành phố Đà Nẵng nói riêng và Việt Nam nói chung đã tiếp thu nhanh, có chọn lọc được những tri thức về kỹ thuật công nghệ, kiến thức, kỹ năng chuyên NDL từ các chương trình dự án nêu trên. Thành tựu này đã góp phần làm cho KDDLDL này một tăng lên cả về thể lực, trí lực đáp ứng được sự phát triển của NDL trong điều kiện mới.

Thứ hai, quy mô, hình thức, nội dung đào tạo đang từng bước được đổi mới, cập nhật

Hiện nay trên địa bàn thành phố Đà Nẵng có 33 CSĐT về chuyên NDL, trong đó có 5 trường đại học, 13 trường cao đẳng, 03 trường cao đằng nghề, 05 trường trung cấp nghề, 7 cơ sở khác có tổ chức đào tạo nghề du lịch [phụ lục 5]. Như vậy, trong vòng 6 năm gần đây (2011 - 2017) hệ thống CSĐT chuyên NDL trên địa bàn thành phố có quy mô tăng lên 13 cơ sở so với năm 2011 (năm 2011 có 20 CSĐT). Từ năm 2015 đến nay, trung bình mỗi năm tuyển sinh đầu vào NDL khoảng gần 3.500 sinh viên từ sơ cấp đến đại học. Số lượng sinh viên tốt nghiệp đầu ra so với số lượng sinh viên tuyển sinh đầu vào những năm gần đây đạt tỷ lệ cao, cụ thể năm 2015 đạt 84% và năm 2016 đạt 78%. Trong tổng số sinh viên tốt nghiệp của các ngành cũng khác nhau như lữ hành đạt 78%, lưu trú du lịch đạt 74%, nhà hàng đạt 85% và các ngành nghề khác đạt 100% [80].

Hiện nay, DNDL trên địa bàn thành phố đã tổ chức nhiều hình thức đào tạo khác nhau, như hình thức doanh nghiệp tự đào tạo tại chỗ do trưởng bộ phận đảm nhiệm; hình thức đào tạo hợp tác với CSĐT NLDL, bao gồm thuê giáo viên đào tạo tại chỗ hoặc gửi đi đào tạo tại các trường; hình thức đào tạo tại chỗ khác do chuyên gia nước ngoài hoặc tập đoàn quản lý đảm nhận… Trong đó, hình thức doanh nghiệp tự đào tạo tại chỗ do trưởng bộ phận đảm nhiệm là phổ biến cụ thể như: lĩnh vực lưu trú có 66,1% trưởng bộ phận của của khách sạn đảm nhận; lĩnh vực nhà hàng ăn uống có 86,5% do trưởng bộ phận của nhà hàng đảm nhận; lĩnh vực lữ hành có 67,3% là tự đào tạo do trưởng bộ phận kinh doanh lữ hành đảm nhiệm;… Ngoài ra, hình thức đào tạo

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 15/03/2023