Cơ Sở Hạ Tầng Du Lịch Của Thành Phố Đà Nẵng

66


thành phố biển năng động của khu vực miền Trung Việt Nam. Bên cạnh, lễ hội truyền thống còn có các lễ hội mang tính hiện đại như Hội thi bắn pháo hoa quốc tế được tổ chức hàng năm, bắt đầu từ năm 2008 đến nay đã tạo nên điểm nhấn riêng biệt cho NDL thành phố Đà Nẵng.

+ Tài nguyên văn hóa khác, văn hóa Chămpa được xem như nét độc đáo trong văn hóa của một bộ phận người dân tộc Cơ Tu đã tạo nên sự phong phú, đa dạng của văn hóa xứ Đà. Ngoài ra, văn hóa ẩm thực cũng là một nét đặc sắc mang hương vị quê hương dân dã nhưng đã để lại ấn tượng, tình cảm khó quên đối với KDL khi đến thành phố Đà Nẵng như mì quảng, bánh xèo, bánh tráng cuốn thịt heo, nem, tré, chả bò, nước mắm cá cơm Nam Ô, bánh khô mè Cẩm Lệ...

3.1.2. Cơ sở hạ tầng du lịch của thành phố Đà Nẵng

Cùng với sự phát triển về kinh tế thì cơ sở hạ tầng du lịch ở thành phố Đà Nẵng giai đoạn 2011 - 2017 cũng tăng lên nhanh chóng, các DNDL chủ yếu là loại hình doanh nghiệp tư nhân, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài được tổ chức dưới hình công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty tư nhân, các hộ kinh doanh cá thể có tốc độ phát triển cao và tăng liên tục qua các năm ở các lĩnh vực sau đây:

Biểu đồ 3 1 Số lượng doanh nghiệp du lịch phân theo từng lĩnh vực ở thành 1

Biểu đồ 3.1. Số lượng doanh nghiệp du lịch phân theo từng lĩnh vực ở thành phố Đà Nẵng 2011 - 2017

Nguồn: Tổng hợp của tác giả [16], [83]

Một là, đối với lĩnh vực lưu trú du lịch: Nhìn vào biểu đồ 3.1, cho thấy giai đoạn 2011 - 2017 doanh nghiệp lưu trú của thành phố đã tăng lên cả về số lượng và chất lượng, đặc biệt là công suất phòng đạt trên 50%, tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm đạt 21,56% (cơ sở) và 23,56% (phòng); cao hơn tốc độ tăng trưởng của cả nước 8,76% (cơ sở) và 8,41% (phòng). Năm 2017 có 689 khách sạn cung cấp 28.821 phòng, tăng gấp 3,8 lần năm 2010 (năm 2010 là 181 khách sạn với 6.089 phòng), tần suất sử dụng

67


trên 60%. Trong đó, có 20 khách sạn 5 sao với 5.564 phòng; 39 khách sạn 4 sao với

5.813 phòng; 89 khách sạn 3 sao và tương đương (6.040 phòng); 493 khách sạn 1-2 sao và tương đương (10.651 phòng); 12 căn hộ, biệt thự cao cấp và đạt chuẩn (314 phòng); 36 cơ sở nhà nghỉ, homestay (439 phòng) với tần suất sử dụng đạt 70%. Trong giai đoạn này, các resort cao cấp, các khách sạn đạt tiêu chuẩn 4 - 5 sao tăng lên nhanh chóng, năm 2008 Đà Nẵng chỉ có 1 khách sạn 5 sao là Furama và 1 khách sạn 4 sao Sandy Beach với tổng số 321 phòng thì đến cuối năm 2017 đã có 59 khách sạn đạt tiêu chuẩn 4

- 5 sao, tăng gấp gần 30 lần so với năm 2008, và số phòng cũng tăng lên gấp hơn 35 lần so với năm 2008 tương đương với 11.332 phòng, công suất phòng đạt 70% [83].

Nhìn chung, các DNDL thuộc lĩnh vực lưu trú trên địa bàn thành phố chủ yếu là loại hình doanh nghiệp tư nhân, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Hiện nay, các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài chủ yếu là các khách sạn 5 sao do các tập đoàn, công ty có vốn nước ngoài đầu tư (chiếm 80% tổng số vốn). Còn lại là do các công ty nước ngoài, liên doanh, cổ phần và tư nhân chiếm 92,04%. Tổng số 449 khách sạn 1-3 sao, chủ yếu là các khách sạn thuộc thành phần kinh tế tư nhân. Sự tăng trưởng của cơ sở lưu trú chất lượng cao cùng với sự xuất hiện của các khách sạn 5 sao, các điểm, khu du lịch tổng hợp ven biển, các khu resort nghỉ dưỡng biển cao cấp đã đáp ứng nhu cầu của KDL với nhiều mục đích khác nhau từ KDL nghỉ dưỡng cao cấp đến khách công vụ, KDL kết hợp hội thảo, hội nghị, khách vãng lai trong và ngoài nước, góp phần thúc đẩy du lịch thành phố Đà Nẵng trở thành một trung tâm du lịch lớn của miền Trung - Tây Nguyên.

Hai là, đối với lĩnh vực kinh doanh lữ hành: Hoạt động kinh doanh lữ hành ở thành phố Đà Nẵng phát triển khá ổn định, đã khai thác và đưa vào hoạt động nhiều tour, tuyến du lịch hấp dẫn với nhiều loại hình từ đường bộ, đường thủy, đường hàng không... Đồng thời, đã chủ động xây dựng, khai thác các SPDL mới nhằm thu hút KDL: trong nước và quốc tế (khách gia đình, khách công tác kết hợp du lịch, khách lưu trú tại các resort ven biển). Ngoài tổ chức các tour, tuyến du lịch đón khách quốc tế đến Đà Nẵng, các donh nghiệp lữ hành cũng tổ chức nhiều tour du lịch đi nước ngoài (outbound) cho du khách trong nước, trong đó chủ yếu sang Thái Lan, Hàn Quốc, Nhật Bản, Singapore, Malaysia, Hongkong... đạt hiệu quả tốt, được du khách đánh giá cao. Từ số liệu ở biểu đồ 3.1 cho thấy, doanh nghiệp lữ hành tăng lên hàng năm, tính đến năm 2017 toàn thành phố có 318 doanh nghiệp lữ hành, tăng lên 68,23% so với năm 2010. Trong đó, có 113 doanh nghiệp lữ hành nội địa, 130 doanh nghiệp lữ hành quốc

68


tế, 47 chi nhánh lữ hành quốc tế, 02 chi nhánh lữ hành nội hành nội địa, 21 Văn phòng đại diện, 3 đại lý du lịch, 02 văn phòng đại diện nước ngoài. Đối với lĩnh vực lữ hành chủ yếu là các DNTN, doanh nghiệp có vốn đầu nước ngoài với tỷ lệ lần lượt là 97,48% và 2,52%, không có DNNN nào hoạt động trong lĩnh vực này [83]. Các doanh nghiệp đều có quy mô vừa và nhỏ, cung cấp các dịch vụ trọn gói, dịch vụ từng phần nhằm phục vụ đa dạng đối tượng KDL như: Đặt tour du lịch, đặt nhà hàng, đặt phòng khách sạn, đặt vé tàu, đặt xe bus, dịch vụ vui chơi giải trí, cửa hàng bán đồ lưu niệm, dịch vụ thương mại, dịch vụ thể thao, dịch vụ văn phòng, dịch vụ đổi tiền, dịch vụ y tế,... tạo được ấn tượng, hình ảnh đẹp đối với du khách trong và ngoài nước. Tuy nhiên, hoạt động kinh doanh lữ hành trong thời gian qua vẫn còn một số hạn chế, khó khăn cần khắc phục như: tình trạng giảm giá tour, giảm giá dịch vụ để thu hút khách; chất lượng dịch vụ phục vụ, một số HDVDL còn yếu về kỹ năng, về trình độ ngoại ngữ; sự liên kết giữa doanh nghiệp lữ hành với doanh nghiệp lưu trú, nhà hàng ăn uống chưa chặt chẽ dẫn đến sự cạnh tranh không lành mạnh giữa với nhau vào mùa du lịch cao điểm.

Ba là, đối với nhà hàng dịch vụ ăn uống: Cũng như các doanh nghiệp lưu trú và lữ hành, các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ ăn uống trên địa bàn thành phố có sự phát triển mạnh mẽ, số lượng các doanh nghiệp ăn uống, dịch vụ tăng hàng năm, tốc độ tăng trưởng bình quân giai đoạn 2011 - 2017 là 8,1/năm, cao hơn so với giai đoạn 2000 - 2010 có tốc độ tăng trưởng bình quân là 7,38%/năm. Năm 2017, thành phố Đà Nẵng có 578 nhà hàng đạt chuẩn phục vụ KDL đã được đăng ký, tăng lên gấp hơn 15 lần năm 2000 và gấp 2,5 lần so với năm 2010. Hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp dịch vụ ăn uống chủ yếu là doanh nghiệp tư nhân với tốc độ phát triển nhanh, chiếm 88,06% (với 509 doanh nghiệp) và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài chiếm tỷ lệ 1,94% (với 69 doanh nghiệp). Như vậy, năm 2017 số lượng doanh nghiệp tư nhân tăng 307 doanh nghiệp so với năm 2010, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tăng lên 68 doanh nghiệp [xem phụ lục 1 - bảng 3]. Với sự năng động, nhạy bén, nắm bắt nhu cầu thị trường tiêu dùng của KDL nên có nhiều doanh nghiệp đã khai thác được tối đa về văn hóa ẩm thực xứ Đà tạo được thương hiệu riêng với quy mô lớn, nổi tiếng được nhiều du khách trong và ngoài nước biết đến như: chuỗi nhà hàng đặc sản Trần, Apsara, For You, Phì Lũ, Trúc Lâm Viên, San Hô, Không Gian Xưa, Mỹ Hạnh, Công viên Cá Voi...

Bên cạnh, các loại hình chính du lịch nêu trên còn có các hộ cá thể KDDL, tính đến đầu năm 2018 trên địa bàn thành phố có 15.286 hộ cá thể KDDL. Trong các hộ cá

69


thể KDDL chủ yếu dịch vụ lưu trú (các khách sạn mini, nhà nghĩ), dịch vụ ăn uống, và lĩnh vực nghệ thuật, vui chơi, giải trí (sản xuất đá mỹ nghệ, kinh doanh karaoke, massage...). Xu hướng tăng lên của KDL thích trải nghiệm, khám phá cuộc sống, nét đẹp chân thực, dân dã, sự thân thiện với môi trường tự nhiên của người dân địa phương, cho nên loại hình dịch vụ du lịch Homestay trên địa bàn thành phố đang được hình thành và phát triển dưới dạng tổ hợp tác, hộ KDDL nhà vườn. Các hộ kinh doanh chủ yếu là các doanh nghiệp tư nhân trong nước, thành viên là những hộ dân đang sinh sống tại địa phương. Hiện nay, ở thành phố Đà Nẵng đã có 15 hộ kinh doanh đang hoạt động tại làng Phong Nam (xã Hòa Châu), làng Túy Loan (xã Hòa Nhơn), thôn Phú Túc (xã Hòa Phú), làng đá Non Nước (quận Ngũ Hành Sơn). Đây là một loại hình kinh doanh mới trong lĩnh vực du lịch, nếu làm tốt không những tạo cơ hội việc làm cho các hộ gia đình ở khu vực nông thôn vùng ven biển, miền núi, mà còn tạo ra giá trị vô hình gắn với việc bảo vệ, gìn giữ bản sắc văn hóa của thành phố. Nhằm đáp ứng nhu cầu các hãng lữ hành trên địa bàn thành phố Đà Nẵng đã có sự hỗ trợ, kết nối tạo nên tour homestay cố định và sẵn sàng phục vụ thường xuyên khi khách có nhu cầu như công ty lữ hành Vietdatravel, Vitour, Saigontourist, Đà Nẵng xanh… [83]

Tóm lại, hoạt động của các DNDL trên địa bàn thành phố Đà Nẵng trong những năm đã được tăng lên về số lượng và chất lượng được nâng cao, đem lại sự hài lòng cho du khách. Theo kết quả điều tra khảo sát năm 2017 của Cục Thống kê Đà Nẵng mức độ hài lòng đối với điểm đến du lịch ở Đà Nẵng cho rằng có 91,2% khách quốc tế rất hài lòng, 7,8% hài lòng và 0,9% không hài lòng. Khách quốc tế rất hài lòng về các dịch vụ ăn uống, lưu trú, đi lại, mua sắm, vui chơi giải trí… Dịch vụ du lịch được du khách quốc tế hài lòng nhất dịch vụ lưu trú (85,6%) và mức độ hài lòng thấp nhất là dịch vụ mua sắm (64,3%) [83].

3.1.3. Hoạt động kinh doanh du lịch ở thành phố Đà Nẵng

Với tiềm năng và lợi thế về phát triển đa dạng các SPDL nên HĐDL của thành phố trong những năm qua có sự tăng trưởng nhanh, đóng góp lớn vào cơ cấu ngành thương mại, dịch vụ và dần khẳng định vị thế của mình, trở thành một trong những đô thị du lịch lớn của cả nước. Nhìn vào biểu đồ 3.2 cho thấy, lượng khách đến với thành phố Đà Nẵng từ năm 2000 đến nay tăng liên tục qua các năm kể cả khách nội địa và khách quốc tế. Giai đoạn 2011 - 2017 có tốc độ tăng bình quân hằng năm đạt 22%/năm, cao hơn so với giai đoạn 2000 - 2010, năm 2017 đã thu hút 6,6 triệu lượt khách đến với thành phố, tăng 19% so với năm 2016, đạt 104,8% kế hoạch đề ra, tăng

70


16 lần so với năm 2000 và tăng 32 lần so với khi mới chia tách (1997 là 205.000 lượt khách). Trong đó:

- Khách quốc tế: Giai đoạn 2011 - 2017, tốc độ tăng trưởng KDL quốc tế bình quân hàng năm đạt 22,26%, tăng 3,83% so với giai đoạn 2000 - 2010 (giai đoạn 2000 - 2010 chỉ 18,43%) [biểu đồ 3.2]. Như vậy, so với cả nước thì lượng khách quốc tế đến với Đà Nẵng tăng lên theo hàng năm, năm 2017 chiếm tỷ lệ 17,83% lượng khách quốc tế đến Việt Nam (12,9 triệu lượt khách), là một trong số các địa phương có lượng khách quốc tế đạt trên 2 triệu [phụ lục 1 - bảng 4]. Năm 2017, lượng khách quốc tế đến với Đà Nẵng đạt 2,3 triệu lượt khách, tăng 11,3% so với năm 2016. Với kết quả này, KDL Đà Nẵng đạt mục tiêu sớm hơn 3 năm so với mục tiêu đề ra trong Chiến lược PTDL Đà Nẵng đến năm 2020 là sẽ đón 2 triệu lượt khách quốc tế. Đây cũng là năm Đà Nẵng tổ chức thành công nhiều hội nghị quốc tế, trong đó có sự thành công của “Tuần lễ Cấp cao APEC” mang tầm quốc tế với quy mô hiện đại, thu hút được sự quan tâm của người dân trong nước và nước ngoài. Qua sự kiện này, có thể khẳng định đây là một trong những cơ hội thuận lợi để du lịch Đà Nẵng phát triển ngày cao trong thời gian tới, tạo ra nhiều việc làm, tăng thu nhập, phát triển kinh tế - xã hội của thành phố nói riêng và cả nước nói chung, nhất là góp phần vào xây dựng thương hiệu du lịch của Đà Nẵng, Việt Nam trên bản đồ thế giới.

7,000,000

Khách quốc tế 185,233 315,650 370,000 534,134 743,183 955,675 1,250,000 1,660,000 2,300,000

Đơn vị tính: người



6,000,000


5,000,000

4,000,000

3,000,000

2,000,000

1,000,000

0

2000

2007

2010

2011

2013

2014

2015

2016

2017

Tổng lượng khách

393,718

1,022,900

1,770,000

2,384,134

3,117,558

3,818,683

4,600,000

5,510,000

6,600,000

Khách nội địa

208,485

707,250

1,400,000

1,850,000

2,374,375

2,863,008

3,350,000

3,850,000

4,300,000

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 217 trang tài liệu này.


Biểu đồ 3.2. Lượng khách du lịch đến Đà Nẵng giai đoạn 2000 - 2017

Nguồn: Thống kê của tác giả từ [82], [83]

- Khách nội địa: Từ biểu đồ 3.2, cho thấy năm 2000 lượng KDL nội địa mới có 208.485 lượt, chiếm tỷ trọng 52,95% lượng KDL của thành phố thì đến năm

71


2010 đạt 1.400.000 lượt người, chiếm 79%, tăng 6,7 lần so với năm 2000, làm cho tốc độ trăng trưởng bình quân hằng năm giai đoạn 2000 - 2010 đạt 14,86%/năm. Từ sau năm 2011, lượng khách nội địa đến Đà Nẵng tăng trung bình 22,64%/năm, tăng lên 7,78% so với giai đoạn 2000 - 2010. Trong đó, năm 2017 lượng khách nội địa đạt 4,3 triệu lượt, chiếm 65,15% tổng lượng khách đến Đà Nẵng, tăng gấp 3 lần so với năm 2010 và tăng hơn 20 lần so với năm 2000. Mặc dù, lượng khách nội địa hằng năm của thành phố tăng liên tục và vượt kế hoạch đề ra nhưng so với cả nước chỉ chiếm tỷ lệ nhỏ mới đạt từ 2 - 7% [phụ lục 1 - bảng 4].

- Về doanh thu du lịch: Xét một cách tổng thể, giai đoạn 2011 - 2017 du lịch Đà Nẵng không ngừng phát triển từ lượng khách đến doanh thu tăng lên liên tục, tương đối ổn định. Qua thống kê sơ bộ, mức chi tiêu trung bình 1 lượt khách đến Đà Nẵng năm 2017 là khoảng 3 triệu đồng/lượt khách (tương đương 136 USD), cao hơn 1,61 lần so với năm 2011 (1,86 triệu đồng/lượt khách). Trong đó, mức chi tiêu trung bình 1 ngày khách đối với khách quốc tế khoảng hơn 200 USD, khách nội địa khoảng 70 USD; cao hơn mức chi tiêu trung bình vùng duyên hải Nam Trung bộ (38-110 USD) và của cả nước (28 - 107 USD) [83]. Giai đoạn 2011 - 2017 doanh thu du lịch của thành phố Đà Nẵng tăng trưởng khá cao, năm 2011 mới đạt 1.800 tỷ đồng nhưng đến năm 2017 đạt 19.504 tỷ đồng, tăng gần 11 lần so với năm 2011, đưa tốc độ tăng trưởng bình quân trong 7 năm đạt 30,20% [phụ lục 1 - bảng 4]. Như vậy, tốc độ tăng trưởng cao của NDL trong thời gian qua đã góp phần tăng lên mạnh mẽ về tỷ trọng GRDP của thành phố. Cụ thể, năm 2011 tỷ trọng đóng góp của du lịch vào GRDP là 11,56% nhưng đến năm 2017 tỷ trọng đóng góp du lịch vào GRDP là 24,64%, tăng 15,08% so với năm 2011. Tuy nhiên, so với một số thành phố lớn trên cả nước thì doanh thu du lịch của thành phố Đà Nẵng đạt được còn khiêm tốn, chiếm 3,82% so với doanh thu cả nước tính đến năm 2017.

Tóm lại, sự phát triển nhanh và liên tục ổn định qua nhiều năm của NDL đã góp phần vào tăng GRDP thành phố, năm 2017 là 21.186 tỷ đồng, tăng lên 24,4% so với năm 2016. Trong đó, đóng góp trực tiếp là 13,7%, với 11.899 tỷ đồng và đóng góp gián tiếp (lan tỏa) là 10,7% (với 9.288 tỷ đồng). Với kết quả này cho thấy NDL của thành phố Đà Nẵng đã tạo nhiều việc làm, tăng thu nhập bình quân đầu người đạt

3.131 USD năm 2017, tăng gấp hơn 3,6 lần so với năm 2005 (đạt 850 USD), góp phần làm tăng trưởng bình quân hàng năm giai đoạn 2011 - 2017 đạt 13,4%/năm [82].

72


3.2. TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN NHÂN LỰC DU LỊCH Ở THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG GIAI ĐOẠN 2011 - 2017

3.2.1. Thực trạng về số lượng nhân lực du lịch

Nhìn vào bảng 3.1, cho thấy NLDL của các DNDL (lưu trú, nhà hàng, lữ hành và HDVDL) ở thành phố Đà Nẵng được tăng lên hằng năm theo từng lĩnh vực. Tính đến cuối năm 2017, NLDL trên địa bàn thành phố có 29.102 người đang làm việc trực tiếp ở các DNDL, tăng gấp 2,3 lần so với năm 2011 (năm 2011 chỉ có 12.675 người), số lượng cụ thể từng lĩnh vực là:

- Đối với lĩnh vực lưu trú: Hiện nay, thành phố có 17.334 lao động đang làm việc trong các doanh nghiệp lưu trú với 59,56% tổng số NLDL của các DNDL, nhưng chủ yếu là số lượng lao động làm việc tại các khách sạn 3 - 5 sao và tương đương chiếm đến 80,6% (tương ứng với 13.971 người) tổng số lao động lĩnh vực lưu trú. Quy mô hoạt động của các khách sạn 3 - 5 sao quy định tối thiểu 50 phòng/cơ sở, với nhiều dịch vụ phục vụ khách (nhà hàng, cửa hàng lưu niệm, spa- massage, dịch vụ giải trí, bể bơi, kid’s club, dịch vụ thể thao…) nên số lượng lao động bình quân khoảng 90 - 95 lao động/cơ sở, lớn hơn rất nhiều so với khách sạn 1 - 2 sao (trung bình mỗi khách sạn 1 - 2 sao và tương đương có khoảng 7 - 10 lao động) [80]. Trong đó, nhân viên buồng phòng chiếm tỷ lệ 18,53%, nhân viên lễ tân chiếm tỷ lệ 10,02% và nhân viên nhà hàng/bar chiếm tỷ lệ 10,42%, đây là những vị trí công việc đòi hỏi số lượng lao động lớn nhất trong tổng số lao động của mỗi doanh nghiệp lưu trú; còn vị trí quản lý khách sạn, quản lý và giám sát các bộ phận chiếm tỷ lệ thấp, chỉ khoảng 2% [phụ lục 1- bảng 7].

- Đối với công ty lữ hành: Từ kết quả ở bảng 3.1 cho thấy trên địa bàn thành phố Đà Nẵng hiện có 1.405 lao động đang làm việc tại các đơn vị lữ hành (bao gồm lữ hành quốc tế và lữ hành nội địa) và bình quân mỗi công ty/đơn vị lữ hành có khoảng 5 lao động. Trong đó, số lượng lao động đảm nhiệm vị trí quản lý chiếm tỷ lệ lớn nhất với 14,66%; nhân viên điều hành với 13,45% và nhân viên bán hàng với 11,96% tổng số lao động tại các đơn vị lữ hành. Điều này có thể lý giải bởi các doanh nghiệp lữ hành trên địa bàn thành phố chủ yếu là các doanh nghiệp nhỏ (số doanh nghiệp có từ 6 lao động trở xuống chiếm đến 56%), thậm chí có những doanh nghiệp chỉ có 1 - 3 lao động (chỉ có chủ doanh nghiệp và 1 - 2 nhân viên) [phụ lục 1- bảng 8].

- Đối với lĩnh vực nhà hàng dịch vụ ăn uống: Đây là một lĩnh vực thu thút khá nhiều lao động, tuy nhiên số lượng lao động đang làm việc trong các nhà hàng dịch

73


vụ ăn uống có phục vụ KDL được công nhận và do Sở Du lịch quản lý là 7.140 lao động chiếm 24,53% tổng số NLDL ở các DNDL trên địa bàn thành phố Đà Nẵng. Bình quân mỗi nhà hàng có khoảng 21 lao động, tỷ lệ lao động đảm nhiệm vị trí nhân viên trực tiếp phục vụ khách là cao nhất với 34,48% tổng số lao động lĩnh vực nhà hàng, tiếp theo là phụ bếp với 14,01%, vị trí ban giám đốc/quản lý, quản lý và nhân viên bộ phận lễ tân, bếp trưởng chỉ chiếm từ 3% - 7% [phụ lục 1- bảng 9].

- Đối với hướng dẫn viên du lịch: Du lịch với tính chất dịch vụ, vừa là một nghề mang tính chuyên nghiệp cao, vừa mang tính nghệ thuật, họ như một nhà chỉ huy có bản lĩnh toàn tâm, toàn ý phục vụ du khách và phải thể hiện được lòng tự hào dân tộc, bảo vệ chủ quyền... Những năm qua, số lượng HDV tăng lên nhanh chóng năm 2017 có 3.223 HDV chiếm 11,07% tổng số NLDL ở các DNDL (chiếm 9,63% tổng số NLDL của thành phố), tăng 5,7 lần so với năm 2011 (năm 2011 chỉ có 560 HDV). Trong đó, có 1.211 HDVDL nội địa (năm 2011 có 136 HDV nội địa) và 2.012 HDVDL quốc tế (năm 2011 là HDV quốc tế là 424 người), xếp thứ 3 trong phạm vi cả nước (sau thành phố Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh).

Bảng 3.1. Số lượng nhân lực du lịch ở thành phố Đà Nẵng 2011 - 2017

ĐVT: Số lượng - người; Tỷ lệ - %



TT


Nội dung

2011

2013

2015

2017

Số

lượng

Tỷ lệ

Số

lượng

Tỷ lệ

Số

lượng

Tỷ lệ

Số

lượng

Tỷ lệ

1

Lưu trú

6.564

51,79

10.595

55,77

12.023

53,89

17.334

59,56

2

Nhà hàng

4.755

37,51

5.231

27,53

5.616

25,17

7.140

24,53

3

Đơn vị lữ hành1

796

6,28

1.553

8,17

2.074

9,30

1.405

4,19

4

HDV2

560

4,42

1.620

8,53

2.598

11,64

3.223

11,07


Tổng số

12.675

100

18.999

100

22.311

100

29.102

100

1 Không bao gồm HDV thuộc quản lý của các đơn vị lữ hành; 2 Dựa vào số lượng HDV quốc tế và nội địa thực tế được cấp thẻ (bao gồm HDV tự do và HDV thuộc quản lý của các đơn vị lữ hành)

Nguồn: Tổng hợp số liệu từ [77]; [78]; [80]; [83]

3.2.2. Thực trạng về chất lượng nhân lực du lịch

3.2.2.1. Xét về thể lực của nhân lực du lịch

Hiện nay, việc đánh giá thể lực của NLDL ở thành phố Đà Nẵng chưa có một công trình nghiên cứu nào một cách đầy đủ và chính xác nên luận án chỉ có thể đánh giá thể lực NLDL từ số liệu điều tra, khảo sát qua một số tiêu chí như: chiều cao, cân nặng; tình trạng sức khỏe bao gồm bệnh tật mãn tính; sự dẻo dai, bền bỉ;

Xem tất cả 217 trang.

Ngày đăng: 15/03/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí