Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Phát Triển Nhân Lực Du Lịch

42


thường thu thập thông tin thống kê từ kết quả các cuộc điều tra xã hội học hoặc khảo sát các chỉ số nhân trắc học của người lao động. Các nội dung, yêu cầu về thể lực không chỉ là một quy định bắt buộc khi tuyển chọn lao động của doanh nghiệp, mà còn là yêu cầu cần để duy trì trong suốt thời gian làm việc, phát huy một cách tối đa và toàn diện các năng lực lao động tiềm tàng của bản thân người lao động trong suốt quá trình làm việc.

Hai là, phát triển về trí lực

Trí lực là sự kết tinh của tri thức, và tri thức là yếu tố cơ bản của trí lực, điều này đã được C.Mác khẳng định: trí lực là năng lực nhận thức và cải tạo thế giới. Phát triển trí lực là phát triển năng lực trí tuệ, bao gồm nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, kiến thức và kỹ năng làm việc của một nghề nghiệp nhất định. Vì vậy, muốn phát triển trí lực cho NLDL phải đảm bảo các nội dung cụ thể sau:

- Trình độ chuyên môn, đây là một nội dung được biểu hiện thông qua sự hiểu biết về kiến thức và kỹ năng làm việc của một nghề nghiệp nhất định. Ở Việt Nam khái niệm “Lao động có trình độ chuyên môn” thường được dùng để điều tra lao động việc làm, đó chính là những người lao động đã qua đào tạo từ trình độ sơ cấp, học nghề trở lên cho đến những người qua đào tạo đại học và trên đại học. Để phát triển, nâng cao hiệu quả KDDL thì cần phải nâng cao trình độ chuyên môn thông qua đào tạo, bồi dưỡng từ kiến thức chuyên ngành đến kỹ năng thực hiện.

- Kiến thức, đối với NLDL thì đó là những hiểu biết liên quan trực tiếp đến đời sống và việc làm của bản thân người lao động, các kiến thức đó phải thể hiện được sự hiểu biết về kinh tế - xã hội; kiến thức về lịch sử, địa lý, văn hóa; kiến thức về văn hóa ẩm thực; kiến thức về tổ chức HĐDL; kiến thức về Luật lao động và các quy định về lao động trong lĩnh vực du lịch; kiến thức về khả năng sử dụng công nghệ thông tin và các loại thiết bị hiện đại phục vụ cho hoạt động lao động; kiến thức, khả năng về ngoại ngữ trong HĐDL. Những kiến thức đó không chỉ là hành trang để người lao động tham gia vào thị trường lao động NDL làm việc tốt hơn, mà còn là điều kiện để người lao động thích nghi với điều kiện mới, cải thiện thu nhập, ổn định cuộc sống cho bản thân, nâng cao năng lực thực thi công việc vừa thể hiện nét riêng biệt của NLDL so với nhân lực của các ngành khác.

43


- Kỹ năng, là yếu tố thể hiện tính chuyên nghiệp của người lao động để hoàn thành các công việc được giao. Các tiêu chí để đánh giá kỷ năng bao gồm: kỹ năng giao tiếp với KDL; kỹ năng liên kết, làm việc nhóm; kỹ năng tổ chức sự kiện, tour du lịch; kỹ năng xử lý tình huống trong công việc; kỹ năng chăm sóc khách hàng; kỹ năng quan sát, nhận biết nhu cầu, thái độ của KDL; kỹ năng làm chủ cảm xúc bản thân. Thông qua các kỹ năng này để có kế hoạch, chương trình, hình thức đào tạo, bồi dưỡng phù hợp từng vị trí công việc khác nhau nhằm đảm bảo nâng cao hiệu quả kinh doanh đối với DNDL. Thực tế, nhóm kỹ năng này sẽ luôn thay đổi, đảm bảo tính linh hoạt, thích ứng với từng tình huống cụ thể và không phải lúc nào cũng được trang bị từ các CSĐT, mà mỗi cá nhân phải luôn học hỏi, tự hoàn thiện các kỹ năng này từ kinh nghiệm thực tiễn công việc, có khi nó không liên quan đến kiến thức chuyên môn nhưng lại bổ trợ và làm hoàn thiện hơn năng lực làm việc của người lao động trong NDL.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 217 trang tài liệu này.

Ba là, về thái độ (tinh thần) của người lao động

Thái độ là yếu tố bên trong của mỗi con người để xem xét thái độ của người lao động chúng ta có thể lượng hóa thông qua hành vi và nhận thức của họ. Đối với NDL thì thái độ của người lao động có ý nghĩa quan trọng được thể hiện qua những tiêu chí cụ thể như:

Phát triển nhân lực du lịch ở thành phố Đà Nẵng - 7

- Tác phong, kỷ luật lao động: là ý thức chấp hành nội quy, kỷ luật lao động; tinh thần học hỏi nhằm nâng cao kiến thức và kinh nghiệm nghề nghiệp; biết tuân thủ và quý trọng thời gian trong làm việc; tác phong nhanh nhẹn, tháo vát trong công việc; sự ân cần, gần gũi, chu đáo, tôn trọng KDL; sự trung thành gắn bó với DNDL. Hiện nay, ở Việt Nam, nhân lực nói chung và NLDL nói riêng vẫn còn tình trạng chậm trễ về giờ giấc làm việc, cắt xén, sử dụng tùy tiện thời gian thực hiện các công việc, chính điều này sẽ tạo nên “sức ì” trong khả năng sáng tạo và phát triển bản thân. Đặc biệt, trong môi trường làm việc năng động, hiện đại, tác phong công nghiệp không chỉ mang lại lợi ích cho các DNDL, mà còn có ý nghĩa quan trọng đối với chính người lao động. Vì vậy, muốn rèn luyện tác phong, ý thức kỷ luật cao, bên cạnh việc tuyên truyền chủ trương của Đảng và pháp luật của Nhà nước, doanh nghiệp cần thiết phải xây dựng nội quy, quy chế làm việc và các thông

44


tin cần thiết về yêu cầu công việc, thời gian, giờ làm việc, mức lương, hình thức xử lý, xử phạt...

- Mức độ tận tụy với công việc được thể hiện ở các nội dung cụ thể như: sự siêng năng, cần cù trong công việc; ý thức trách nhiệm cao đối với công việc; nhiệt tình năng nổ, cố gắng khắc phục khó khăn để làm tốt công việc được giao; đam mê nghề nghiệp, có hứng thú với công việc. Đây chính là một hệ thống những chuẩn mực giá trị đạo đức xã hội phù hợp với đặc điểm của NLDL, phản ánh một phần nhân cách của người lao động trong NDL. Và cao hơn nữa, đạo đức nghề nghiệp còn thể hiện ở việc bản thân người lao động mong muốn được cống hiến tài năng, trí tuệ, công sức của mình vào sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Vì vậy, NLDL phải luôn luôn có ý thức trau dồi những đức tính trên với mong muốn được cống hiến tài năng, trí tuệ, công sức của mình vào sự PTDL của đất nước. Nếu bản thân NLDL làm tốt phẩm chất này nó không chỉ là động lực để phát triển nhân cách, phát triển năng lực nghề nghiệp của mình mà còn góp phần làm tăng NSLĐ, hiệu quả công việc và tăng doanh thu, tiết kiệm chi phí cho DNDL.

- Khả năng thích ứng, linh hoạt trong công việc đó là khả năng chấp nhận sự thay đổi, điều chuyển công việc; khả năng thích ứng với công việc mới; khả năng nắm bắt thông tin thị trường; khả năng sẵn sàng di chuyển, thay đổi môi trường làm việc; khả năng ứng phó với các rủi ro trong công việc. Khả năng thích ứng của NLDL là yếu tố quan trọng quyết định sự tồn tại, phát triển của mỗi cá nhân ở DNDL, xã hội trong điều kiện thay đổi nhanh chóng của sự phát triển mạnh mẽ của cách mạng khoa học công nghệ, hội nhập quốc tế. Vì vậy, đòi hỏi NDLD cần thiết phải có những kỹ năng mềm để biết cách tự điều chỉnh, biết thích nghi, giải quyết nhanh chóng trước sự thay đổi, với những tình huống bất ngờ trong công việc và phải luôn hướng tới làm chủ tiếp nhận, sử dụng tri thức tiến bộ của nhân loại. Nhưng để hình thành và phát huy khả năng thích ứng, linh hoạt trong công việc của NLDL rất cần được đào tạo, bồi dưỡng, trang bị những kiến thức cơ bản ngay trong nhà trường và DNDL cũng cần thường xuyên tổ chức các khoá đào tạo ngắn hạn, dài hạn cho người lao động nhằm chủ động nắm bắt sự thay đổi, sẵn sàng đối phó với những tính huống thay đổi bất thường và có giải pháp thích hợp đáp ứng với sự thay đổi đó.

45


Thực tế cho thấy, NLDL có thái độ tốt sẽ là người luôn có ý thức tự chuẩn bị cho mình những kiến thức cần thiết, đi trước, đón đầu sự thay đổi của công việc nhằm thích nghi với những tình huống bất ngờ, là yếu tố tạo ra giá trị thương hiệu cho DN, cho từng địa phương của quốc gia đó. Mặt khác, thái độ của NLDL sẽ làm cơ sở để DN đánh giá chất lượng, năng lực và ra quyết định đúng đắn, kịp thời về chế độ tiền lương, khen thưởng, đào tạo, bồi dưỡng PTNL cho DNDL trong tương lai đảm bảo tính hiệu quả, phù hợp với sự PTDL, với xu thế của thời đại.

2.2.2.3. Cơ cấu nhân lực du lịch

Phát triển NLDL trong bối cảnh thực hiện CNH, HĐH gắn với phát triển kinh tế tri thức ở Việt Nam phải đảm bảo tính toàn diện, tính hội nhập, tính phù hợp với xu thế thời đại. Vì vậy, những nội dung cơ bản trong cơ cấu NLDL được thể hiện cụ thể như sau:

- Cơ cấu NLDL theo từng lĩnh vực ở DNDL lưu trú, nhà hàng, công ty lữ hành... phải thể hiện được tính chủ động, hợp lý đảm bảo đáp ứng yêu cầu phát triển cả về số lượng và chất lượng.

- Cơ cấu lao động theo hướng tăng tỷ lệ lao động phức tạp, giảm tỷ lệ lao động giản đơn, cần quan tâm ưu tiên vào PTNLDL CLC ở các vị trí quản lý, điều hành, giám đốc kinh doanh, trưởng các bộ phận, các chuyên gia, các nghệ nhân ẩm thực, HDVDL (nhất là HDVDL quốc tế)... Hiện nay, NLDL ở các DNDL, cơ quan quản lý nhà nước, các CSĐT về du lịch, đã và đang sử dụng Bộ tiêu chuẩn nghề du lịch Việt Nam (VTOS) đánh giá trình độ chuyên môn theo 5 bậc trình độ. Trong đó, bậc 1 (chứng chỉ 1) là các công việc ở trình độ cơ bản không yêu cầu kỹ năng cao; bậc 2 (chứng chỉ 2) là các công việc bán kỹ năng; bậc 3 (chứng chỉ 3) là công việc kỹ thuật đòi hỏi kỹ năng/giám sát viên có tay nghề, trưởng nhóm; bậc 4 (văn bằng) thường là các vị trí quản lý trực tiếp/kỹ thuật viên có tay nghề; bậc 5 (văn bằng 5) là quản lý tầm trung trở lên, các nội dung cụ thể được thể hiện ở bảng 1, 2 - phụ lục 1.

- Để có cơ cấu NLDL hợp lý, cần thu hút NLDL từ các địa phương, từ các DNDL trong nước và quốc tế đến làm việc tại các DNDL ở Việt Nam nói chung và thành phố Đà Nẵng nói riêng. Đồng thời, có chiến lược đào tạo, chính sách ưu tiên từ tuyển dụng đến sử dụng đối với những ngành nghề cụ thể nhằm đảm bảo tính cân đối NLDL theo giới tính, theo độ tuổi, theo địa lý, theo trình độ chuyên môn.

46


2.2.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển nhân lực du lịch

2.2.3.1. Sự phát triển kinh tế - xã hội

- Sự phát triển kinh tế: Thông thường phát triển kinh tế sẽ làm cho cơ cấu các ngành kinh tế, hệ thống hạ tầng kỹ thuật cho NDL như khách sạn, nhà hàng, rạp chiếu phim, công viên, trung tâm mua sắm, vui chơi giải trí... ngày càng được mở rộng, hoàn thiện, hiện đại, đồng bộ đảm bảo chất lượng, tiện nghi, tốc độ, an toàn trong vận chuyển, giá cước rẻ là yếu tố làm tăng lượng KDL có khả năng đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của một quốc gia. Mặt khác, sự phát triển kinh tế của một tỉnh, thành phố hay một quốc gia sẽ kéo theo mức sống của người dân tăng lên, các thiết chế xã hội đạt ở mức độ cao hơn, vốn đầu tư của nhà nước, xã hội sẽ tăng lên theo tỷ lệ thuận cho việc nâng cao chất lượng, tạo môi trường để PTNL nói chung và PTNLDL nói riêng. Đây là những nhân tố quan trọng nhằm khai thác tài nguyên du lịch, không chỉ có sản xuất ra các SPDL, mà còn nâng cao chất lượng sinh hoạt hàng ngày cho người dân và sự phục vụ du khách nhằm thỏa mãn nhu cầu ngày càng cao của KDL trong và ngoài nước. Ở Việt Nam, trong những năm qua NSLĐ tăng lên, thu nhập bình quân đầu người tăng lên, đời sống nhân dân được cải thiện, Nhà nước tăng cường đầu tư vào y tế, chăm sóc sức khỏe và giáo dục tạo điều kiện nâng cao thể lực và trí lực NLDL đáp ứng được phát triển theo hướng bền vững.

- Sự phát triển xã hội: Việt Nam hiện nay đang là thời điểm có cơ cấu dân số vàng, tỷ lệ lao động hàng năm tham gia vào lực lượng lao động cao, đây sẽ là yếu tố làm tăng số lượng NLDL. Quy mô dân số lớn, tốc độ gia tăng dân số cao cũng là nhân tố gây sức ép tốc độ tăng trưởng kinh tế, cơ sở hạ tầng xã hội, ảnh hưởng lớn đến việc hoạch định các chính sách xã hội của nhà nước, nhất là các chính sách y tế, GD-ĐT và PTNL. Tuy nhiên, khi dân số tăng lên thì số lượng lao động cũng tăng lên nhưng tỷ lệ lao động qua đào tạo hàng năm vẫn còn thấp dẫn đến sức ép về đào tạo nghề cho người lao động của NDL trở nên cấp thiết hơn. Ngoài ra, khi dân số tăng lên, nhu cầu nghĩ ngơi, thư giản, hưởng thụ, khám phá và sử dụng hàng hóa dịch vụ du lịch khác nhau, độ tuổi giới tính khác nhau của KDL cũng tăng lên sẽ là nhân tố trực tiếp ảnh hưởng đến hiệu quả KDDL. Hiện nay, các SPDL đang phát triển khá đa dạng, hình thức du lịch tâm linh ngày càng được mở rộng theo hướng

47


phát triển kinh tế thị trường dẫn đến những thay đổi về lối sống, phong tục, tập quán, thói quen tiêu dùng... cho nên cần phải nâng cao trinh độ nhận thức, hiểu biết NLDL từ kiến thức, kỹ năng, thái độ (tinh thần) tốt để giữ gìn, phát huy những truyền thống tốt đẹp, di sản văn hóa vốn có của dân tộc Việt Nam.

2.2.3.2. Tiềm năng và môi trường phát triển du lịch

Một là, tiềm năng phát triển du lịch

- Tài nguyên du lịch tự nhiên: Việt Nam là một quốc gia có điều kiện tự nhiên vị trí, địa lý, địa hình, khí hậu, thời tiết khá đa dạng, có nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú, có hệ thực vật, động vật đa dạng với trữ lượng lớn, có nguồn nước khoáng nóng, lạnh... Hiện nay, Việt Nam có 33 vườn quốc gia, 400 nguồn nước khoáng nóng, 400 hang động đã tạo nên sự đa dạng và phong phú về danh lam thắng cảnh, thích hợp với các loại hình du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, khám chữa bệnh, khám phá, trải nghiệm... Là một quốc gia có chiều dài bờ biển trải dài từ Bắc vào Nam với 3.260km, đứng thứ 27 trong số 156 quốc gia có biển trên thế giới với 125 bãi tắm biển (trong đó biển Mỹ Khê Đà Nẵng được xếp một trong 10 bãi tắm đẹp trên thế giới); là một trong 12 quốc gia có vịnh đẹp nhất thế giới (là vịnh Hạ Long, vịnh Nha Trang) và hàng trăm hòn đảo lớn nhỏ. Tài nguyên du lịch biển, đảo phong phú sẽ là cơ hội cho Việt Nam khai thác, phát triển các loại hình, SPDL biển có giá trị đối với NDL cả nước nói chung và thành phố Đà Nẵng nói riêng.

- Tài nguyên du lịch nhân văn: Với 54 dân tộc anh em sinh sống trên đất nước Việt Nam, mỗi dân tộc đều có những nét đặc trưng về văn hoá, phong tục tập quán và lối sống riêng đã tạo nên hệ thống tài nguyên du lịch nhân văn độc đáo được thể hiện từ các di tích lịch sử - văn hóa, kiến trúc nghệ thuật, khảo cổ; các lễ hội văn hóa dân gian; ca múa nhạc; ẩm thực; làng nghề thủ công truyền thống; các bảo tàng, văn hóa nghệ thuật; yếu tố con người và bản sắc văn hóa dân tộc. Với xu hướng phát triển nhu cầu chung của du khách không chỉ dừng lại ở việc chinh phục, khám phá du lịch thiên nhiên, hiện nay hình thức du lịch văn hóa cũng là SPDL được du khách quan tâm và ngày càng phổ biến nên nhân tố này sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng, cơ cấu từ trình độ chuyên môn, kỹ năng, kiến thức, thái độ của NLDL.

48


Hai là, môi trường phát triển du lịch

Khi nói đến phát triển NLDL thì những nhân tố mang tính chuyên môn của NDL sẽ tác động trực tiếp, toàn diện và mang tính đặc thù của ngành. Những nhân tố này sẽ tác động nhiều mặt đến số lượng, chất lượng, cơ cấu và chính sách thu hút, sử dụng NLDL, cụ thể là:

- Các nhân tố mang tính chuyên ngành như đầu tư cơ sở hạ tầng du lịch ngày một tăng lên; nhu cầu đi du lịch, số ngày lưu trú, tiêu dùng của khách cũng ngày một tăng lên, nhất là vào mùa du lịch cao điểm.

- Các nhân tố ảnh hưởng sự phát triển của thị trường lao động du lịch đó là: quan hệ cung - cầu về SLĐ được cân bằng và hài hòa (từ khung pháp lý, đến thông tin việc làm...); chế độ tiền lương, tiền công của NLDL ổn định và phản ánh đúng quan hệ cung - cầu lao động trên thị trường; điều kiện, môi trường làm việc; sự thay thế giữa các loại lao động khác nhau trong các lĩnh vực du lịch (lao động lành nghề, bán lành nghề và lao động phổ thông) càng ngày càng được cải thiện và có xu hướng tăng lên.

- Các nhân tố thuộc bản thân NLDL đó là: xu hướng NLDL CLC ngày càng tăng lên, lao động giản đơn ngày một giảm xuống; xu hướng di chuyển và chuyển dịch cơ cấu NLDL giữa các địa phương, giữa nông thôn và thành thị tiếp tục diễn ra và tăng lên nhanh chóng; phân công lao động quốc tế được diễn ra nhanh hơn, trên nhiều ngành nghề đặc biệt là NLDL các nước trong khu vực ASEAN.

- Xu hướng phát triển du lịch toàn cầu ngày càng tăng lên là tất yếu khách quan bởi: Xu hướng hình thành nền kinh tế thị trường du lịch toàn cầu; xu hướng cạnh tranh trong hợp tác phát triển du lịch ngày một tăng lên; quy mô du lịch tăng lên liên tục; thị trường KDL đa dạng và có sự thay đổi lớn; cơ cấu nguồn KDL phát triển đa dạng; nhu cầu của KDL cũng có xu hướng thay đổi. Như vậy, các xu hướng PTDL đều là những nhân tố tác động trực tiếp đến PTNLDL của Việt Nam nói chung và các tỉnh, thành phố nói riêng trong điều kiện hội nhập như hiện nay.

2.2.3.3. Sự tác động của toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế

Toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế là yếu tố tạo điều kiện cho các quốc gia, địa phương kết hợp tốt nhất sức mạnh dân tộc với sức mạnh quốc tế, phát huy được

49


nội lực và mọi tiềm năng sáng tạo; đồng thời, tranh thủ tối đa các nguồn lực bên ngoài tạo nên sự đa dạng, phong phú các loại hình sản phẩm, cơ sở hạ tầng kỹ thuật du lịch hiện đại. Ngoài ra, toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế trong lĩnh vực du lịch sẽ có cơ hội tham gia các tổ chức quốc tế, thừa nhận và áp dụng các tiến bộ của công nghệ thông tin, tăng cường toàn cầu hoá trong khai thác, bảo vệ và phát triển tài nguyên du lịch, nhất là áp dụng các tiêu chuẩn quốc tế trong phát triển NDL, ký kết các hiệp định hợp tác song phương và đa phương về phát triển du lịch; đồng thời cam kết và mở cửa thị trường dịch vụ du lịch nhằm góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội và tăng cường quan hệ hợp tác để phát triển du lịch. Thế kỷ XXI, dưới sự tác động mạnh mẽ của cuộc cách mạng lần thứ tư thì yếu tố công nghệ và lao động tri thức là những yếu tố cơ bản cho quá trình đầu vào, đặc biệt quan trọng ảnh hưởng rất lớn đến chuỗi giá trị trong phát triển NDL toàn cầu và quá trình phân công lao động quốc tế.

Mặt khác, trên thế giới cuộc cách mạng khoa học công nghệ không ngừng phát triển, nhất là từ những năm 50 của thế kỷ XX cho đến nay. Đặc biệt, là sự tiến bộ của công nghệ thông tin, truyền thông, quá trình tự động hóa đã tạo ra những thay đổi lớn trong tổ chức sản xuất làm xuất hiện nhiều ngành nghề mới với cách thức thực hiện công việc trong NDL nhanh hơn và hiệu quả hơn. Cuộc cách mạng công nghệ lần thứ tư đã kết nối cả thế giới lại với nhau, sự kết nối đó đã rút ngắn được khoảng cách cả về không gian, lẫn thời gian nên đã làm cho quá trình di chuyển, giao dịch của KDL giữa các quốc gia cũng ngày càng thuận lợi, nhanh chóng, chi phí thấp hơn. Hiện nay, NDL đã tạo ra nhiều SPDL nhằm thỏa mãn nhu cầu khám phá, trải nghiệm, chăm sóc sức khỏe, khoa học và công nghệ, GD-ĐT ngày càng phát triển. Đây cũng chính là yếu tố vừa tạo cơ hội, vừa là thách thức lớn đối với PTNLDL của Việt Nam nói chung và các tỉnh, thành phố nói riêng trong thời gian tới.

2.2.3.4. Sự phát triển của hệ thống giáo dục - đào tạo

Một trong những nội dung để PTNLDL là yếu tố tri thức của người lao động, chính yếu tố này của người lao động đã tạo ra nhiều SPDL đa dạng, phong phú, tăng sự hấp dẫn cho NDL. Thực tế, GD-ĐT có tác động trực tiếp đến việc nâng cao chất lượng NLDL từ thể lực đến trí lực, tạo ra những nhà khoa học, những người lao động có trình độ chuyên môn, kỹ năng, kiến thức chuyên sâu theo từng vị trí

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 15/03/2023