Kinh Nghiệm Thực Tiễn Trong, Ngoài Nước Và Bài Học Rút Ra Cho Phát Triển Nhân Lực Du Lịch Ở Thành Phố Đà Nẵng

50


công việc cụ thể, tạo nên sự năng động, sáng tạo có khả năng thích ứng với điều kiện NSLĐ cao, những biến đổi mới trong điều kiện khoa học kỹ thuật phát triển nhanh như hiện nay. Sự phát triển của GD-ĐT nói chung, dạy nghề cho NDL nói riêng sẽ là yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng, quy mô, cơ cấu NLDL đảm bảo tính phù hợp, cân đối hơn với yêu cầu của sự phát triển xã hội hiện đại. Hiện nay, giáo dục, đào tạo phải thực hiện theo một chuỗi công nghệ khép kín từ giáo dục phổ thông đến giáo dục nghề nghiệp, phải xem giá dục phổ thông là nền tảng, là cơ sở tạo ra nguyên liệu cho ĐTNLDL, còn giáo dục nghề nghiệp là đối tượng trực tiếp sản xuất ra sản phẩm cung cấp cho thị trường SLĐ. Trong nền kinh tế hiện đại thì xu hướng tăng vốn đầu tư cho phát triển GD-ĐT nói chung và NDL nói riêng được các quốc gia xem đó là chiến lược đầu tư cho phát triển, là sự làm giàu kiểu mới “sự giàu có của quốc gia nhờ vào tri thức của người lao động là chủ yếu”, tri thức chính là nguồn vốn vô hình tạo ra giá trị ngày càng lớn mà không có giới hạn, là yếu tố quyết định sức cạnh tranh trên thị trường. Hiện nay, ở Việt Nam có đến 108 CSĐT (đại học và cao đẳng) NDL, trong số đó số lượng các trường đại học tổ chức đào tạo NDL riêng biệt là 64, chiếm 59,26% (có khoa hay bộ môn đào tạo theo 4 mã NDL) và đến năm 2019 có 3 trường, chiếm 2,78% trường đại học không còn tuyển sinh NDL. Trung bình hàng năm, mỗi trường đại học, cao đẳng đào tạo khoảng 300 sinh viên, nếu số sinh viên được tốt nghiệp là 100% thì cả nước cũng mới chỉ đào tạo được khoảng gần 30.000 người có tiềm năng là NLCLC [3]. Đây là nguồn cung cấp NLDL cho cả nước nói chung và Đà Nẵng nói riêng đảm bảo yếu tố đầu vào cho NDL phát triển theo hướng bền vững.

Có thể thấy, đào tạo, bồi dưỡng là những hoạt động nhằm trang bị kiến thức, kỹ năng và rèn luyện phẩm chất cho người lao động để họ có thể đảm nhận thực hiện được những yêu cầu công việc của một ngành nghề nhất định. Do đó, để nâng cao hiệu quả KDDL đòi hỏi quá trình đào tạo, bồi dưỡng cần phải xây dựng quy hoạch PTNLDL của doanh nghiệp; Phân tích nhu cầu đào tạo, bồi dưỡng; Xây dựng kế hoạch đào tạo; Lựa chọn hình thức đào tạo; Xây dựng nội dung, CTĐT; Tổ chức, thực hiện đào; Đánh giá kết quả đào tạo.

2.2.3.5. Chính sách kinh tế - xã hội vĩ mô

Thực tế, chính sách kinh tế - xã hội vĩ mô có ảnh hưởng rất lớn đến PTNLDL. Vì vậy, cơ quan quản lý nhà nước về du lịch, DNDL cần xây dựng được

51


quy hoạch, kế hoạch, chiến lược PTNLDL hay ban hành các chính sách chính sách đãi ngộ PTNLDL như chính sách tiền lương, tiền thưởng; chính sách từ quỹ phúc lợi; chính sách tạo môi trường, điều kiện làm việc; chính sách về cơ hội thăng tiến trong công việc; chính sách thú vị trong công việc; chính sách khác. Mặt khác, cần xây dựng được các chính sách để thu hút và sử dụng NLDL: Chính sách ưu đãi thu hút và tuyển chọn NLDL chất lượng cao; Chính sách đào tạo, bồi dưỡng NLDL; Chính sách nhà ở, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm nghề nghiệp…; Chính sách liên kết đào tạo của doanh nghiệp với CSĐT, với các doanh nghiệp trong nước và nước ngoài; Chính sách đãi ngộ cho người lao động có sáng kiến, cải tiến kỹ thuật, tăng NSLĐ; Chính sách tạo môi trường, điều kiện làm việc cho người lao động. Nếu có được hệ thống cơ chế, chính sách tốt thì sẽ thu hút, sử dụng NLDL một cách có hiệu quả và sẽ làm nâng cao KDDL đáp ứng được nhu cầu ngày càng phát triển hiện nay của NDL.

2.3. KINH NGHIỆM THỰC TIỄN TRONG, NGOÀI NƯỚC VÀ BÀI HỌC RÚT RA CHO PHÁT TRIỂN NHÂN LỰC DU LỊCH Ở THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 217 trang tài liệu này.

2.3.1. Kinh nghiệm thực tiễn phát triển nhân lực du lịch của một số nước trong khu vực Đông Nam Á

2.3.1.1. Kinh nghiệm thực tiễn phát triển nhân lực du lịch ở Malaysia

Phát triển nhân lực du lịch ở thành phố Đà Nẵng - 8

Malaysia là một nước có đặc điểm địa lý đặc biệt, có nhiều lợi thế phát triển du lịch, sự đa dạng về các danh thắng, từ các bãi biển đến đảo, đồi núi, hang động, rừng và công viên quốc gia cho đến sự đa dạng về chủng tộc, văn hóa, truyền thống và lễ hội, tạo nên các SPDL vô cùng phong phú và hấp dẫn, là điểm nhấn của du khách đến với đất nước này. Du lịch Malaysia đã có bước tiến nhảy vọt, là một trong những nước đứng đầu ASEAN về lượng KDL, năm 2014 Malaysia đã đón tới 27,4 triệu lượt khách quốc tế, NDL Malaysia đặt mục tiêu đón 36 triệu lượt khách quốc tế vào năm 2020 với nguồn thu khoảng 168 tỷ RM (tương đương 56 tỷ USD), là nguồn thu ngoại tệ lớn thứ nhì trong nền kinh tế Malaysia sau ngành chế tạo [72]. Điều này cũng đồng nghĩa với nhu cầu về NLDL ngày một tăng lên từ nhân viên thông thạo ngoại ngữ và kỹ năng nghề ngày một tăng lên, đòi hỏi cần phải phát triển hệ thống GD-ĐT chuyên sâu về du lịch theo các cấp học từ trung cấp đến

52


đại học. Trong thực tế bằng cấp của CSĐT về du lịch vẫn không theo kịp tiêu chuẩn mà các DNDL yêu cầu. Vì vậy, sự phát triển hợp lý của chương trình giáo dục về chuyên NDL là một đòi hỏi không ngừng được nâng cao ở Malaysia.

Hiện nay, Malaysia cũng phải đối mặt với vấn đề thiếu hụt NLDL nghiêm trọng đặc biệt là nhân lực có trình độ chuyên môn, kiến thức, kỹ năng sâu cho mà CTĐT về chuyên ngành đang còn nhiều hạn chế không thể giúp họ khắc phục được vấn đề về lao động nên họ phải giải quyết tình huống tạm thời bằng cách tuyển nhân sự cấp quản lý ở nước ngoài. Để khắc phục được thực trạng đó, chính phủ Malaysia đã tăng cường nguồn lực vào CSĐT NLDL ở bậc đại học với vai trò tiên phong của đại học quốc gia là Đại học Công nghệ MARA (ITM) và Đại học Malaysia Sabah (UMS). Năm 1967, Đại học Công nghệ MARA được thành lập như một Viện GD DL ở Malaysia, ban đầu chỉ cung cấp những khóa học cấp chứng chỉ hành nghề nhưng đến cuối năm 1993 đã có CTĐT chuyên NDL hệ cao đẳng. Còn đối với Đại học Malaysia Sabah đã đưa chương trình quản lý khách sạn vào ĐTNL cho NDL. Cho đến nay, Malaysia đã có 50 Viện cung cấp những CTĐT về chuyên NDL, trong đó có 2 đại học quốc gia, 37 cao đẳng cộng đồng, 10 viện tư thục và 1 trường đại học nước ngoài. Đây là một thay đổi lớn trong quá trình ĐTNL cho NDL ở Malaysia được thực hiện khi thời gian của khóa học rút ngắn từ 4 xuống 3 năm, giúp nhanh chóng bù đắp sự thiếu hụt nhân lực cho NDL nói chung và NLDL CLC nói riêng cho NDL [1].

Theo xu hướng đó đến năm 1999, Malaysia đón nhận sự mở cửa của trường Đại học công nghệ Curtin (chi nhánh của một trường Australia) - đây là nơi đào tạo về cử nhân QLDL cung cấp được một phần nhu cầu về NLDL đang thiếu hụt, đặc biệt là nhà quản lý cao cấp. Điều này cho thấy một trong những bài học thành công của Malaysia về PTNLDL là sự cải thiện trong việc cung cấp NLDL CLC ở quốc gia này với sự đa dạng của hệ thống các trường đại học như công lập, tư thục, cao đẳng cộng đồng, trường quốc tế. Ngoài ra, các tổ chức du lịch cũng đóng vai trò năng động trong việc xây dựng chương trình huấn luyện cho những người mới vào nghề để cung cấp NLDL có kỹ năng vào thị trường SLĐ của nước này. Cho nên, hàng năm ở Malaysia đã cung cấp 1,2 triệu việc làm trong NDL, chiếm 11,4% tổng

53


số việc làm ở Malaysia, tuy nhiên vẫn có đến gần 40.000 chỗ trống đối với khách sạn và nhà hàng [64].

Mặt khác, nhu cầu nhân lực cho NDL ở Malaysia vẫn tiếp tục tăng lên, cho nên các trường ở đây tăng cường tiếp nhận học sinh, sinh viên từ nước ngoài học NDL. Chính phủ đã và đang có nhiều sáng kiến, kế hoạch chiến lược về giáo dục bậc cao để biến Malaysia thành một trung tâm giáo dục quốc tế đảm bảo đáp ứng được sự thay đổi của thế giới và sự thiếu hụt NLDL hiện tại và trong tương lai. Đây là một thành công trong việc thu hút NLDL đến với Malaysia, hiện tại có hơn

50.000 học sinh nước ngoài đang theo học ở đất nước này.

2.3.1.2. Kinh nghiệm thực tiễn phát triển nhân lực du lịch ở Singapore

Singapore là một nước có diện tích nhỏ có rất ít danh lam thắng cảnh tự nhiên, nhưng hiện nay đã trở thành quốc gia nổi tiếng về du lịch được xem như phép màu của thời hiện đại. Giai đoạn 2010 - 2015, tốc độ tăng KDL đạt 10%/năm, năm 2017 Sigapore đã thu hút được 17,4 triệu lượt khách đạt doanh thu 26,8 tỷ USD, đóng góp trực tiếp 5,8% GDP cho nền kinh tế Singapore, và là điểm sáng của NDL thế giới. Có thể nói du lịch là một ngành kinh tế mang đến lợi nhuận cao, đóng góp lớn vào nền kinh tế của Sigapore. Chính phủ Singapore coi trọng việc xây dựng chiến lược, chính sách, kế hoạch phát triển kinh tế du lịch và đặt trong chiến lược, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội quốc gia. Vì vậy, PTNLDL được xem là một trong ba chiến lược mũi nhọn mà Singapore hướng tới là “chất lượng”: (1) Hướng tới phân khúc khách hàng và thị trường mục tiêu; (2) Đổi mới và nâng cao công nghệ để cải tiến trình độ làm việc của các công ty Du lịch; (3) Tập trung đầu tư vào PTNL trong NDL.

Năm 2008, chính phủ Singapore đầu tư 360 triệu USD vào PTNL để huấn luyện và chuẩn bị khoảng 74.000 lao động cho sự tăng trưởng của lĩnh vực du lịch trong thời gian 3 năm. Do đó, Ủy ban Du lịch và Cơ quan phát triển việc làm Singapore đã đưa ra một kế hoạch đào tạo nhằm cung cấp những tài năng cho NDL. Kế hoạch này đã tạo ra lực lượng lao động có thể thỏa mãn được đỉnh cao về nhu cầu nhân lực mà Singapore dự đoán trong tương lai, hướng tới nâng cao chất lượng toàn diện bao gồm thể lực và trí lực đặc biệt là tăng cường phẩm chất chuyên

54


môn, cải thiện hình ảnh của NDL theo 3 hướng tiếp cận đó là huấn luyện và đào tạo từ xa cho người lớn, chương trình huấn luyện cho sinh viên và phát triển công nghiệp để thu hút nhân lực địa phương [64].

Trong CTĐT từ xa, huấn luyện cho sinh viên Ủy ban Du lịch đã đưa ra kế hoạch hỗ trợ các công ty mong muốn phát triển nhân sự bằng cách áp dụng những nhân lực có kỹ năng chuyên nghiệp, những năng lực mới có thể đóng góp cho mục tiêu DL 2015 của Singapore. Ủy ban Du lịch muốn có được 3000 nhân viên cao cấp trong vòng 3 năm nên đã đưa ra những phương pháp huấn luyện, cấp học bổng để giúp NDL thu hút NLDL tài năng từ đối tượng sinh viên theo cấp chứng chỉ, trong các CTĐT cao đẳng, đại học và sau đại học trong NDL. Đồng thời, Cơ quan phát triển việc làm Singapore cũng phát triển kế hoạch tăng cường đầu tư cơ sở hạ tầng cho hoạt động huấn luyện hướng đến việc đào tạo kỹ năng du lịch cho 36.000 nhân viên không làm việc trong lĩnh vực du lịch nhằm mở rộng việc dự trữ nguồn NLDL tiềm năng để đáp ứng nhu cầu tăng thêm đối với lao động dịch vụ có tính luân chuyển lao động giữa các ngành công nghiệp với nhau, trong đó huấn luyện, nâng cấp kỹ năng cho 11.000 nhân viên du lịch, chủ yếu cấp quản lý và giám sát [63].

Năm 2012, Singapore ban hành Kế hoạch “Du lịch 2015” là tập trung phát triển các thị trường du lịch với phương châm tạo sự hiểu biết tốt hơn về Singapore và trở thành một điểm “phải đến” khi đi du lịch. Vì vậy, nước này đã cải thiện chất lượng dịch vụ, nâng cấp cơ sở hạ tầng du lịch, PTNLDL chuyên nghiệp, đa dạng các SPDL… Để thực hiện được kế hoạch đó Singapore đã chi 300 triệu đô la Singapore tổ chức các sự kiện du lịch, chi 340 triệu đô Singapore phát triển các SPDL, chi 265 triệu đô Singapore cho PTNLDL.

Trước yêu cầu số lượng khách sạn đang liên tục tăng lên, Singapore đã đặc biệt đầu tư phát triển hệ thống GD-ĐT, nhằm tận dụng được nhân lực sẵn có trong nước, cũng như thu hút thêm nhân lực từ các sinh viên quốc tế đến học và làm việc tại Singapore. Sự đầu tư này đã mang đến sự ổn định trong việc PTNL và đưa Singapore trở thành đất nước đứng đầu trong lĩnh vực ĐTNLDL cho khách sạn khu vực Đông Nam Á. Trong những năm gần đây Singapore luôn là điểm đến lý tưởng, là sự lựa chọn hàng đầu trong các bước chuẩn bị du học của các nước Đông Nam Á

55


nói chung và của du học sinh Việt Nam nói riêng. Bởi các khoá ĐTNL cho lĩnh vực khách sạn tại đây luôn mang tính ứng dụng cao, sinh viên có thể bắt tay vào công việc ngay sau khi tốt nghiệp. Các trường đào tạo chuyên ngành này ở đây đều quan tâm, chú trọng đến trang bị các thiết bị, cơ sở vật chất hiện đại như: hệ thống thông tin quản lý khách ở; nhà hàng; quầy bar; phòng khách sạn cao cấp, đặc biệt sinh viên có thời gian học lý thuyết, thực hành cân đối và sẽ được thực hành ngay từ năm thứ nhất. Ngoài ra, sinh viên còn phải tham gia 6 tháng thực tập tại các công ty Du lịch và Khách sạn lớn tại Singapore không kể thời gian thực hành tại trường. Chương trình thực tập (có lương 800 - 1.200 đô la Singapore) mang ý nghĩa lớn vì các bạn được làm việc, va chạm với môi trường làm việc quốc tế tiêu chuẩn cao tại Singapore và nước ngoài. Mức lương cơ bản của NDL, khách sạn tại Singapore cũng khá cao, trung bình vào khoảng 4,341 SGD cho cấp nhân viên và khoảng 30,000 SGD cho cấp độ quản lý. Ngoài ra, Singapore đã huy động nguồn vốn quốc tế bằng cách có những chủ trương thu hút sinh viên quốc tế đến học du lịch, miễn xét thị thực cho du học sinh quốc tế, không đòi hỏi phải chứng minh tài chính, chi phí học tập vừa phải, môi trường học tập hiện đại, các ngành nghề đào tạo đa dạng... Đối với hệ thống trường công lập Chính phủ Singapore tập trung vốn đầu tư vào một số trường có chất lượng và có chính sách tín dụng thích hợp để thu hút đào tạo nhân tài. Các trường khối ngoài công lập thì Chính phủ tạo điều kiện để phát triển, khuyến khích việc liên thông, liên kết với nước ngoài, mời gọi các đại học quốc tế tham gia vào ĐTNL bằng cách đặt chi nhánh.

Mặt khác, PTNLDL Singapore luôn hướng tới nâng cao tính chuyên nghiệp và cải thiện hình ảnh của ngành công nghiệp du lịch bằng cách xây dựng và triển khai thực hiện mô hình “5 trụ cột” đối với quá trình ĐTNLDL chất lượng cao. Trong đó: (1) “Chương trình đào tạo” phải đáp ứng được các tiêu chí kiến thức và kỹ năng theo các khung bằng cấp quốc tế - trụ cột này sẽ đóng vai trò làm tiền đề để hình thành chất lượng đào tạo; (2) “Đội ngũ giảng viên” cần đáp ứng các tiêu chí về kiến thức và kỹ năng chuyên môn nghề thành thạo, có kinh nghiệm làm việc trong du lịch, nắm vững các tiêu chí kỹ thuật quốc tế liên quan đến lĩnh vực nghề, thành thạo phương pháp sư phạm quốc tế “lấy người học làm trung tâm”, thông thạo ngoại ngữ

56


chuyên ngành và có kinh nghiệm làm việc trong môi trường công nghiệp và du lịch với tiêu chuẩn an toàn cao - đây là một trong những trụ cột đóng vai trò cốt lõi; (3) “Thiết bị” là yếu tố cần thiết để đảm bảo đào tạo cho học sinh, sinh viên có các kỹ năng từ cơ bản đến chuyên sâu nhằm đáp ứng được các mức độ theo CTĐT - đây là trụ cột đóng vai trò nền tảng; (4) “Đánh giá chất lượng đào tạo” nhằm giúp các CSĐT đảm bảo hệ thống chất lượng, hệ thống kiểm định nội bộ, phối hợp với các tổ chức kiểm định quốc tế độc lập để đánh giá và cấp văn bằng quốc tế - trụ cột thứ tư là yếu tố tiên quyết trong mô hình hội nhập quốc tế; (5) “Lãnh đạo và quản lý” là yếu tố quyết định đến chất lượng và hiệu quả đào tạo [101].

Song song với PTNLDL, Chính phủ thông qua đào tạo, đào tạo lại cho các đối tượng: đào tạo lại chuyên NDL cho người đã làm việc trong lĩnh vực du lịch, đào tạo cho sinh viên trước khi đi làm việc và phát triển ngành công nghiệp du lịch để thu hút lao động địa phương; đặc biệt coi trọng và thực hiện thường xuyên công tác đào tạo và kết hợp với huấn luyện nghề nghiệp cho đội ngũ nhân viên phục vụ trong ngành. Các trường đào tạo chuyên NDL tại Singapore thực hiện đào tạo cho khối lượng học viên, sinh viên theo học các khóa nghiệp vụ từ nhân viên đến cấp quản lý cao nhất, trong đó có các chuyên ngành đào tạo đặc biệt về pha chế rượu, quản lý nhà hàng - khách sạn chuyên nghiệp, chuyên viên cấp cao, chuyên viên bán hàng, các khoá Anh ngữ và nhiều ngoại ngữ khác... Tất cả đều nhằm vào một mục đích là tạo ra NLDL tài năng, chất lượng cao, đáp ứng yêu cầu khách hàng trong mọi điều kiện để tối đa hóa lợi nhuận có được từ NDL.

2.3.2. Kinh nghiệm phát triển nhân lực du lịch ở một số tỉnh trong nước

2.3.2.1. Kinh nghiệm phát triển nhân lực du lịch ở tỉnh Quảng Ninh

Quảng Ninh là một tỉnh có bờ biển dài hơn 250km, thiên nhiên đã tạo cho Quảng Ninh một hệ thống tài nguyên du lịch biển liên hoàn nối liền Vịnh Hạ Long với Vịnh Bái Tử Long, Vườn Quốc gia Bái Tử Long, đảo Cô Tô, Trà Cổ, Vĩnh Thực... đã tạo nên ưu thế về PTDL biển đảo, thích hợp cho việc phát triển loại hình du lịch nghỉ dưỡng, tắm biển. Bên cạnh tiềm năng về du lịch biển, tỉnh Quảng Ninh đang sở hữu hơn 600 di tích lịch sử - văn hoá các loại, đây là một trong những thế

57


mạnh của tỉnh về du lịch văn hoá tâm linh. Những năm gần đây để đưa du ịch tỉnh Quảng Ninh trở thành ngành kinh tế mũi nhọn và chiếm tỷ trọng ngày càng cao trong cơ cấu GDP của tỉnh, góp phần thực hiện ba đột phá chiến lược gắn với mô hình tăng trưởng, chuyển phương thức từ “nâu” sang “xanh” Quảng Ninh đã và đang tập trung đầu tư cơ sở, hạ tầng phục vụ du lịch, xây dựng các SPDL mới, nâng cao chất lượng dịch vụ... Cùng với chiến lược đó, công tác đào tạo, bồi dưỡng PTNLDL đã được chú trọng và đẩy mạnh với nhiều hình thức phù hợp với từng nhóm ngành nghề, đối tượng. Vì vậy, năm 2017 đã có 9,9 triệu lượt khách đến với tỉnh Quảng Ninh, tăng 18% so với năm 2016 (khách quốc tế đạt 4,3 triệu lượt), với tổng doanh thu đạt được 17.800 tỷ đồng, tăng 34% so với năm 2016, là năm có tăng trưởng cao nhất của du lịch Quảng Ninh từ trước đến nay [63]. Hiện NDL Quảng Ninh có khoảng 28.000 lao động trực tiếp và 40.000 lao động gián tiếp. Trong đó, lao động trực tiếp có trình độ đại học, cao đẳng nghề chiếm 40%; trung cấp nghề 23%; sơ cấp nghề 22%; lao động phổ thông 14%. Riêng khối khách sạn là 13.000 lao động; lữ hành 1.200 lao động; các khu điểm, điểm du lịch là 5.000 lao động; nhà hàng, điểm mua sắm 4.000 lao động; phương tiện vận chuyển: 5.000 lao động (tàu du lịch 3.000 lao động) [4].

Mục tiêu đến năm 2020, của tỉnh Quảng Ninh trở thành trung tâm du lịch tầm cỡ khu vực và quốc tế; tốc độ tăng trưởng khu vực dịch vụ bình quân đạt 11 - 13% vào giai đoạn 2016 - 2020; tỷ trọng dịch vụ trong GRDP đến năm 2020 chiếm 48 - 49%, với tổng KDL đạt 15 - 16 triệu lượt, trong đó có 7 triệu khách quốc tế, tổng doanh thu đạt từ 30 - 40 nghìn tỷ đồng [31]. Ðến năm 2030, sẽ đạt 23 triệu lượt KDL, trong đó có 10 triệu khách quốc tế; doanh thu đạt 130 nghìn tỷ đồng, tạo việc làm cho 120 nghìn lao động trực tiếp. NDL tỉnh Quảng Ninh quyết tâm đến năm 2020 cơ bản trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, có tính chuyên nghiệp cao, có hệ thống hạ tầng đồng bộ, hiện đại; SPDL chất lượng cao, đa dạng, có thương hiệu mạnh, mang đậm bản sắc văn hóa miền đất, con người Quảng Ninh; trở thành một trong những địa phương có NDL phát triển hàng đầu cả nước và khu vực Ðông - Nam Á [4].

Để đạt được chiến lược về PTDL của tỉnh là phải tạo ra được NLDL đáp ứng yêu cầu xã hội, thông qua các chương trình ĐTNLDL chất lượng cao, thống nhất

Xem tất cả 217 trang.

Ngày đăng: 15/03/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí