Thể lực là trạng thái sức khỏe của con người, là điều kiện đảm bảo cho con người đáp ứng được đòi hỏi về hao phí sức lực, thần kinh, cơ bắp trong lao động. Tình trạng sức khỏe của người lao động được biểu hiện qua các mặt chiều cao, cân nặng, tuổi thọ, tình hình bệnh tật, các điều kiện bảo vệ và chăm sóc sức khỏe. Việc phát triển thể lực là gia tăng chiều cao, cân nặng, tuổi thọ, sức mạnh và độ dẻo dai của thần kinh, cơ bắp.
Dù làm công việc gì thì sức khỏe tốt là cơ sở để mang lại năng suất lao động cao nhờ sự dẻo dai, bền bỉ và khả năng tập trung làm việc. Đặc biệt, trong ngành du lịch, người lao động thực hiện chức năng văn hóa, giao tiếp, đại diện cho đất nước trước các du khách nước ngoài, một số nghề phải có sức khỏe tốt, chịu được áp lực cao hay thể hình đẹp, cân đối.
Phát triển tâm lực
Phát triển tâm lực là phát triển, nâng cao phẩm chất đạo đức, tinh thần trách nhiệm, thái độ, tác phong, lối sống, tính tích cực, … trong mỗi con người lao động. Đó là quá trình nâng cao trình độ nhận thức các giá trị cuộc sống, tinh thần trách nhiệm, khả năng hòa hợp với cộng đồng, đấu tranh với các tệ nạn xã hội để xây dựng lối sống lành mạnh và hình thành tác phong lao động công nghiệp.
Vấn đề phẩm chất đạo đức là một yếu tố hết sức quan trọng trong ngành du lịch. Người lao động nếu không có phẩm chất đạo đức tốt rất dễ bị sa ngã, đôi khi chỉ một sơ suất nhỏ của người lao động sẽ làm ảnh hưởng đến danh tiếng của cả ngành du lịch, thậm chí của đất nước và con người Việt Nam. Do đó, phát triển yếu tố phẩm chất đạo đức, thái độ, tác phong, lối sống, … trong mỗi con người lao động ngành du lịch có vai trò vô cùng quan trọng. Sự phát triển của tâm lực của nhân lực ngành du lịch được đánh giá qua mức độ hài lòng của khách hàng với đạo đức nghề nghiệp, tác phong, thái độ của người lao động ngành du lịch. Cần phải tạo lập tác phong làm việc nhanh nhẹn, chuyên nghiệp, có phẩm chất đạo đức của người làm du lịch với một số nội dung như: khách hàng là trung tâm của quá trình dịch vụ, cần thể hiện sự nhiệt tình, cởi mở, quan tâm, sự hiếu khách, ứng xử văn hóa, văn minh,… Đối với lực lượng làm công tác quản lý Nhà nước về du lịch thì phẩm chất
thể hiện ở sự tận tụy, trách nhiệm, gần gũi, tôn trọng và có ý thức trách nhiệm với nhân dân; tránh quan liêu, hách dịch, nhũng nhiễu với tổ chức, doanh nghiệp, gương mẫu thực hiện cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư.
1.4.3. Tiêu chí đánh giá sự phát triển nguồn nhân lực ngành du lịch
Về số lượng: đảm bảo đủ số lượng nguồn nhân lực cũng như cơ cấu ngành, cơ cấu giới tính, độ tuổi phù hợp với yêu cầu phát triển ngành du lịch.
Có thể bạn quan tâm!
- Phát triển nguồn nhân lực ngành du lịch thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2013-2020 - 2
- Cơ Sở Lí Luận Về Phát Triển Nguồn Nhân Lực Ngành Du Lịch Chương 2: Thực Trạng Phát Triển Nguồn Nhân Lực Ngành Du Lịch
- Vai Trò Của Ngành Du Lịch Đối Với Sự Phát Triển Kinh Tế, Xã Hội
- Kinh Nghiệm Phát Triển Nguồn Nhân Lực Ngành Du Lịch
- Tỷ Tr Ng Lượng Khách Du Lịch Của Tphcm So Với Cả Nước
- Số Lượng Lao Động Du Lịch Phân Theo Giới Tính Năm 2013
Xem toàn bộ 129 trang tài liệu này.
Về chất lượng: tiêu chí đánh giá sự phát triển nguồn nhân lực thông qua các chỉ tiêu sự tiến bộ nguồn nhân lực về thể lực, trí lực và tâm lực theo hướng phù hợp các tiêu chuẩn chung trong khu vực và quốc tế.
+ Sự phát triển về thể lực: sự phù hợp ngày càng tăng về tuổi, giới tính, sự gia tăng lao động có sức khỏe tốt, giảm tỷ lệ bệnh tật, bệnh nghề nghiệp. Cụ thể: người làm du lịch phải có sức khỏe tốt, đặc biệt một số lĩnh vực như những người
trực tiếp chế biến, phục vụ ăn uống, yêu cầu không mắc bệnh một số bệnh ngoài da,
bệnh truyền nhiễm trong danh mục quy định của Bộ Y tế,…
+ Sự phát triển của trí lực được đo lường thông qua sự tăng trưởng của trình độ học vấn phổ thông, trình độ đào tạo nghề, ngoại ngữ, kỹ năng nghiệp vụ, kinh nghiệm làm việc, kiến thức chung tùy thuộc vào từng vị trí quản lý Nhà nước, quản lý doanh nghiệp hay trực tiếp kinh doanh du lịch. Trong điều kiện tòan cầu hóa, hội nhập kinh tế quốc tế, nhu cầu của du khách ngày càng cao và đa dạng. Việc đi du lịch của các du khách không chỉ là tìm kiếm cái mới lạ mà còn muốn đi tìm và cảm thụ vẻ đẹp. Do đó, mỗi hướng dẫn viên du lịch cần phải có kiến thức chuyên môn sâu, ngoại ngữ phải không ngừng nâng cao kiến thức, cập nhật tri thức mới, biết tìm và thể nghiệm cái đẹp cũng như phát huy được những tố chất đẹp của bản thân để hướng dẫn, giới thiệu cuốn hút giúp du khách có nhiều cảm hứng, hài lòng sau mỗi chuyến đi.
+ Sự phát triển về tâm lực được đo bởi sự hài lòng của cơ quan, doanh nghiệp và đặc biệt là sự hài lòng của khách du lịch. Lòng nhiệt tình, cởi mở, quan tâm tới khách hàng, ứng xử văn hóa, văn minh, đam mê nghề nghiệp, đạo đức nghề
nghiệp tốt, có phẩm chất chính trị, lòng yêu nước, tác phong nhanh nhẹn, chuyên nghiệp… là những yêu cầu cần có đối với nguồn nhân lực du lịch.
1.5. Vai trò phát triển nguồn nhân lực đối với sự phát triển ngành du
lịch
Trong sự phát triển của nền sản xuất xã hội, con người được coi là một loại
vốn đặc biệt, là nguồn lực của mọi nguồn lực. Bởi các nguồn lực như vốn, tài nguyên thiên nhiên chỉ tồn tại dưới dạng tiềm năng, và chỉ có thể phát huy tác dụng khi được kết hợp sức lực và trí tuệ con người. Trong khi các nguồn lực tự nhiên và nguồn lực khác là hữu hạn và ngày càng cạn kiệt, thì nguồn nhân lực lại có khả năng tái sinh.
Các lý thuyết tăng trưởng gần đây cũng đã chỉ ra nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, đặc biệt nhân lực có kỹ năng nghề cao là một trong ba trụ cột cơ bản, là động lực quan trọng nhất để một nền kinh tế có thể tăng trưởng nhanh và bền vững. Do đó nguồn nhân lực có chất lượng chính là vũ khí mạnh mẽ nhất để giành thắng lợi trong cạnh tranh giữa các nền kinh tế.
Hơn nữa, du lịch là một hoạt động có nhiều đặc thù, gồm nhiều thành phần tham gia, tạo nên một tổng thể hết sức phức tạp. Hoạt động du lịch vừa có đặc điểm của ngành kinh tế lại có đặc điểm của ngành văn hóa-xã hội, do vậy yếu tố con người càng có vai trò to lớn.
1.5.1. Nhân lực là cơ sở để phát triển ngành du lịch
TPHCM là trung tâm văn hóa, kinh tế, chính trị của cả nước, có nguồn tài nguyên du lịch rất phong phú và đa dạng. Thời gian qua, ngành du lịch TPHCM đã có bước phát triển mạnh mẽ. Tốc độ phát triển của ngành du lịch kéo theo nhu cầu ngày càng gia tăng về nguồn nhân lực. Để đáp ứng yêu cầu phát triển nhanh như vậy, chúng ta cần có những con người có đủ sức khoẻ, có trình độ chuyên môn nghiệp vụ, kỹ năng làm việc, tâm huyết trách nhiệm với nghề, làm việc có kỷ cương, chất lượng và hiệu quả.
Để có thể tận dụng được tất cả những lợi thế của TPHCM, phát triển du lịch hiệu quả thì phải dựa vào nguồn nhân lực tham gia quản lý, sản xuất kinh doanh,
phục vụ trong lĩnh vực này. Nguồn nhân lực có đủ trình độ, kỹ năng nghiệp vụ du lịch, văn hóa ứng xử và đạo đức nghề nghiệp là nhân tố quyết định tới tương lai du khách sẽ quay lại hay không. Như vậy, nhân lực là yếu tố quan trọng để nâng cao khả năng cạnh tranh của ngành du lịch TPHCM, đồng thời tạo điều kiện phát triển ngành du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, phát triển bền vững, hội nhập cùng khu vực và thế giới.
Tuy nhiên, nhân lực trong ngành du lịch hiện nay còn thiếu và yếu về chuyên môn, kỹ năng cần thiết. Do đó, vấn đề phát triển nguồn nhân lực du lịch trở thành một đòi hỏi bức thiết, cần phải không ngừng nâng cao để đáp ứng kịp thời nhu cầu thực tế và tạo điều kiện để phát triển ngành.
1.5.2. Nhân lực là yếu tố quyết định hiệu quả kinh tế của hoạt động du
lịch
Sản phẩm du lịch được tạo nên bởi sự kết hợp của việc khai thác các yếu tố
tự nhiên, xã hội với việc sử dụng các nguồn lực, cơ sở vật chất kỹ thuật và lao động tại một cơ sở, một vùng hay một quốc gia nào đó để phục vụ cho du khách. Do đó về cơ bản, sản phẩm du lịch là không cụ thể, không biểu hiện dưới dạng vật chất hữu hình. Thành phần chính của sản phẩm du lịch là dịch vụ. Như vậy, mỗi người tham gia vào quá trình cung cấp dịch vụ đều đóng vai trò quyết định trực tiếp đến chất lượng của sản phẩm du lịch nói riêng, cũng như hiệu quả của hoạt động du lịch nói chung. Nhân lực du lịch chính là một sản phẩm du lịch đặc biệt giữ vai trò quyết định đến việc hình thành các sản phẩm du lịch khác. Do đó, đội ngũ lao động đủ về số lượng với cơ cấu hợp lý và được đào tạo bài bản về chuyên môn, nghiệp vụ, có phẩm chất đạo đức tốt, yêu nghề óc sáng tạo là yếu tố quan trọng nhất có tính quyết định để nâng cao năng lực cạnh tranh, nâng cao chất lượng sản phẩm và chất lượng dịch vụ du lịch.
1.5.3. Nhân lực tham gia và ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình gìn giữ và phát huy những giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc
Một trong những động cơ của con người khi đi du lịch là mở rộng sự hiểu biết của bản thân và để tìm kiếm, trao đổi, học hỏi những điều mới lạ, trau dồi
những cái hay, bổ sung những cái thiếu sau khi những giá trị vật chất đã được thỏa mãn.
Những lao động trong ngành du lịch là đại sứ giới thiệu cho du khách biết, hiểu về những truyền thống văn hóa dân tộc Việt Nam. Mỗi nhân viên du lịch đều ảnh hưởng đến ấn tượng về đất nước và con người Việt Nam. Nếu lao động trong ngành có kiến thức, am hiểu văn hóa cùng lòng yêu nghề, yêu nước thì sẽ truyền tải một cách sâu sắc tới du khách những giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc. Nếu họ chưa hiểu thấu đáo về văn hóa dân tộc, hoặc vì cái lợi trước mắt mà xuyên tạc những giá trị văn hóa của dân tộc để câu khách sẽ làm du khách hiểu sai lệch những nét văn hóa đặc trưng của dân tộc, ảnh hưởng đến cách nhìn của bạn b quốc tế về con người Việt Nam.
1.6. Các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển nguồn nhân lực ngành du
lịch
1.6.1. Sự phát triển kinh tế
Thứ nhất, sự dịch chuyển cơ cấu kinh tế theo hướng gia tăng tỷ trọng dịch
vụ, công nghiệp, giảm tỷ trọng nông nghiệp đã làm cho thị trường lao động biến động, thúc đẩy tăng tỷ trọng lao động trong thương mại, dịch vụ. Thời gian qua ngành dịch vụ du lịch đã có sự phát triển mạnh mẽ thu hút nguồn nhân lực lớn, làm gia tăng số lượng nguồn nhân lực ngành du lịch của TPHCM lên đáng kể.
Thứ hai, khi kinh tế phát triển, Nhà nước có thêm nguồn ngân sách đầu tư cho phát triển hệ thống cơ sở hạ tầng chung cũng như cho phát triển du lịch. Do đó, đòi hỏi nguồn nhân lực phải tăng về cả số lượng lẫn chất lượng để đáp ứng sự phát triển của ngành.
Thứ ba, kinh tế phát triển, đời sống người dân được nâng cao cộng với áp lực công việc lớn khiến nhu cầu đi du lịch ngày càng nhiều với chất lượng ngày càng cao. Điều đó đòi hỏi nguồn nhân lực Thành phố phải nâng cao trình độ mới có thể đáp ứng yêu cầu mới.
1.6.2. Quá trình toàn cầu hóa, hội nhập kinh tế quốc tế
Quá trình toàn cầu hóa, hội nhập kinh tế quốc tế giúp mở rộng trao đổi hàng hóa, dịch vụ, chu chuyển vốn, công nghệ mới, phương pháp quản lý, nguồn nhân lực… giữa Việt Nam và các quốc gia. Mỗi người lao động trong các doanh nghiệp phải nâng cao khả năng chuyên môn, kỹ năng nghề nghiệp cũng như tác phong làm việc để có thể chủ động tiếp cận với công nghệ mới, tiếp thu kinh nghiệm, áp dụng các tiêu chuẩn quốc tế.
Tuy nhiên, quá trình hội nhập du lịch quốc tế cũng là quá trình cạnh tranh quốc tế, đòi hỏi chất lượng nguồn nhân lực ngày càng nâng cao, đáp ứng tiêu chuẩn quốc tế. Như vậy mới nâng cao năng lực cạnh tranh với hàng hóa, sản phẩm dịch vụ của các nước có ngành du lịch phát triển, đủ sức khai thác được cơ hội trong quá trình hội nhập quốc tế về du lịch.
Riêng đối với cán bộ quản lý Nhà nước về du lịch càng phải nâng cao trình độ thì mới có thể hoạch định, đàm phán trong hội nhập với quốc tế, khai thác hết được tiềm năng quốc gia và cơ hội quốc tế.
1.6.3. Giáo dục – đào tạo
Giáo dục là yếu tố then chốt để chuẩn bị cho người học đủ khả năng đảm nhận được một công việc nhất định. Phát triển giáo dục và đào tạo là nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài.
Ngành du lịch là một ngành kinh tế - dịch vụ có vai trò lớn trong nhiều mặt kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội. So với các ngành kinh tế khác thì Du lịch là ngành phụ thuộc nhiều vào yếu tố con người; đối tượng phục vụ của lao động du lịch là con người. Mỗi khách du lịch có nhu cầu khác nhau, trình độ khác nhau, sự hiểu biết khác nhau, muốn có được nguồn nhân lực chất lượng cao, có những con người được đầu tư phát triển, có kỹ năng, kiến thức, tay nghề, kinh nghiệm, năng lực sáng tạo, để có thể phục vụ được khách du lịch tốt nhất, hiệu quả nhất chỉ có thể có được thông qua giáo dục – đào tạo và tích lũy kinh nghiệm trong quá trình làm việc. Thông qua giáo dục, trình độ chuyên môn kĩ thuật, nhân cách, đạo đức và khả năng sáng tạo của nguồn nhân lực hình thành và phát triển, nhờ đó mà chất lượng
nguồn nhân lực ngành du lịch ngày càng được nâng lên. Đầu tư vào giáo dục và nhất là đào tạo nghề nhằm tích luỹ những kiến thức và kỹ năng nghề nghiệp có thể mang lại lợi ích lâu dài và đó là nhân tố cơ bản cho sự phát triển bền vững ngành du lịch.
Chất lượng giáo dục của các trường đào tạo về du lịch ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng nguồn nhân lực du lịch. Nhìn chung các trường còn nặng về đào tạo lý thuyết, chưa đầu tư thỏa đáng vào thực hành. Chương trình đào tạo chưa sát với những yêu cầu thực tế, chưa đáp ứng nhu cầu của ngành. Do đó, các trường cần chú trọng tạo điều kiện để sinh viên, học viên được thực hành, được đi thực tế tại các doanh nghiệp, các nhà hàng, khách sạn... để khi ra trường họ có thể bắt tay ngay vào công việc. Ngoài ra, việc tuyên truyền, hướng nghiệp cho học sinh phổ thông về ngành du lịch cũng góp phần nâng cao hình ảnh và thu hút nguồn nhân lực cho ngành du lịch trong tương lai.
1.6.4. Quản lý Nhà nước về du lịch
Để có nguồn nhân lực tốt cho ngành du lịch trước hết phải có chiến lược phát triển con người với một hệ thống chính sách đồng bộ hướng tới con người vừa là mục tiêu, vừa là động lực của sự phát triển. Các chủ trương của Đảng, chính sách của Nhà nước có vai trò quan trọng đối với việc phát triển nguồn nhân lực ngành du lịch.
Hệ thống chính sách Nhà nước về phát triển nguồn nhân lực ngành Du lịch bao gồm: Chính sách về quản lý phát triển du lịch; quy định những tiêu chuẩn nghề nghiệp du lịch, chương trình đào tạo chuyên ngành; Chính sách về giáo dục, đào tạo Du lịch: về cơ sở đào tạo, tiêu chuẩn giáo viên, chế độ đối với giáo viên và người học, học phí; Chính sách về lao động du lịch: Quy định chế độ làm việc, thời gian làm việc, chế độ bảo hiểm, tiền lương, đào tạo nghề. Các chính sách về giáo dục, đào tạo ảnh hưởng trực tiếp đến việc nâng cao chất lượng nguồn nhân lực ngành Du lịch. Bên cạnh đó, một hệ thống an sinh xã hội và phúc lợi xã hội hiệu quả, bền vững góp phần phát triển nguồn nhân lực du lịch nhanh và bền vững. Các chiến lược đầu tư vào Hệ thống an sinh xã hội như các chính sách về thu hút lao động du
lịch, bảo hiểm hưu trí, bảo hiểm y tế bắt buộc,... là động lực khơi dậy tiềm năng, sức sáng tạo của người lao động, tạo điều kiện để họ hăng say lao động, phát triển khả năng sáng tạo. Nếu hệ thống chính sách xã hội không đảm bảo nó sẽ trở thành rào cản kìm hãm năng lực của người lao động.
Tại TPHCM, UBND TP đã có nhiều chính sách phát triển du lịch và phát triển nguồn nhân lực du lịch đặc biệt là chính sách về đào tạo bồi dưỡng nguồn nhân lực cho ngành du lịch TP ... Các chính sách này ảnh hưởng trực tiếp đến việc nâng cao chất lượng nguồn nhân lực ngành Du lịch TP.
1.6.5. Dân số
Số lượng và chất lượng nguồn nhân lực ngành du lịch TPHCM chịu ảnh hưởng của quy mô, cơ cấu và chất lượng dân số của TP. TP có quy mô dân số lớn, thêm vào đó là số dân nhập cư từ các tỉnh tạo nên có nguồn nhân lực dồi dào cho ngành du lịch. Mặt khác, cơ cấu tuổi của dân số có ảnh hưởng quyết định đến quy mô và cơ cấu nguồn lao động.
1.6.6. Chính sách đãi ngộ
Chính sách đãi ngộ nhân viên trong ngành du lịch nhằm đạt được mục tiêu thu hút nhân lực tiềm năng và duy trì đội ngũ nhân viên có kinh nghiệm. Chính sách đãi ngộ là động cơ trực tiếp, quan trọng nhất để ngành du lịch thu hút và giữ chân lao động. Chính sách tốt sẽ nhanh chóng cải thiện tình hình thiếu nhân lực hiện tại và nâng cao chất lượng nhân lực cho ngành du lịch. Ngược lại, chính sách đãi ngộ không tốt sẽ xảy ra tình trạng dịch chuyển lao động từ ngành du lịch sang các ngành khác.
Chính sách đãi ngộ bao gồm cả về vật chất và khuyến khích về tinh thần: tiền lương, thưởng; phụ cấp chức vụ, khu vực, làm thêm giờ, trợ cấp khó khăn; phúc lợi, bảo hiểm, nghỉ phép hàng năm, tham quan du lịch; sự tôn vinh qua các danh hiệu của cơ quan, ngành và Nhà nước trao tặng. Trong đó, tiền lương là yếu tố quyết định vì nó giúp người lao động chính thỏa mãn nhu cầu sinh hoạt vật chất và tinh thần của bản thân và gia đình. Đãi ngộ về mặt tinh thần đối với người lao động cũng rất quan trọng nhằm khơi dậy tinh thần hăng say lao động, đem hết trí tuệ, sức lực