Kinh Nghiệm Phát Triển Nguồn Nhân Lực Ngành Du Lịch ‌


cho công việc, tạo điều kiện để họ có cơ hội phát triển, đồng thời, khuyến khích người lao động nâng cao trách nhiệm, nhiệt tình, yêu nghề, tự r n luyện nâng cao trình độ chuyên môn, phẩm chất đạo đức.

1.7. Kinh nghiệm phát triển nguồn nhân lực ngành du lịch

1.7.1. Kinh nghiệm nước ngoài

1.7.1.1. Kinh nghiệm ở Singapore

Singapore là một quốc đảo nhỏ với diện tích 710 km2 nhưng có hơn 5 triệu người đang sinh sống, làm việc. Trong các thành công của Singapore thời gian qua phải kể đến sự thành công của ngành du lịch. Du lịch Singapore là một trong những ngành quan trọng, phát triển dựa vào môi trường xanh và sạch. Ngành du lịch thu hút lượng lớn khách du lịch từ các nước láng giềng và đem lại nguồn doanh thu lớn cho nước này.

- Singapore đã chú trọng vào công tác đào tạo, phát triển, tận dụng triệt để nguồn lực con người để phục vụ cho quá trình phát triển trong đó có sự phát triển của ngành du lịch với vai trò dẫn đầu là của Chính phủ.

- Chính phủ coi trọng việc hoạch định, xây dựng chiến lược và các kế hoạch phát triển du lịch phù hợp cho từng giai đoạn: từ năm 1965 đến nay, Singapore đã hoạch định chiến lược, xây dựng 6 kế hoạch phát triển du lịch khác nhau. Trong các chiến lược Du lịch, Singapore luôn quan tâm, chú trọng phát triển các doanh nghiệp du lịch và nguồn nhân lực du lịch chuyên nghiệp. Năm 2012, Singapore chi 300 triệu đô Sing để tổ chức các sự kiện du lịch, chi 340 triệu đô Sing phát triển các sản phẩm du lịch, chi 265 triệu đô Sing phát triển nguồn nhân lực du lịch [6].

- Chính phủ quan tâm đầu tư cho giáo dục đại học, giáo dục kỹ thuật và dạy nghề cùng với phát triển kinh tế.

- Xây dựng chương trình đào tạo đa dạng: Để đáp ứng nhu cầu nhân lực du lịch, Singapore có rất nhiều cơ sở giáo dục cung cấp các khóa học về ngành Quản trị Du lịch và Khách sạn. Các khóa học khá đa dạng, từ học nghiệp vụ du lịch cho tới các khóa học chuyên sâu với trang thiết bị học hiện đại, ứng dụng các tiến bộ của khoa học - công nghệ mới. Đồng thời, các học viên được tham gia các lớp thực

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 129 trang tài liệu này.


hành thực tế với đầy đủ các cơ sở vật chất, mô hình phòng mẫu khách sạn, khu nhà hàng, nhà bếp ,... Cơ quan phát triển nguồn nhân lực Singapore phối hợp với Viện quản trị du lịch mở các khóa học thiết kế theo nhu cầu thực tế của ngành du lịch. Singapore luôn chú ý phát triển các sáng kiến mới trong đào tạo công nghiệp, giáo dục không chính quy và hệ thống đào tạo để cung cấp nguồn nhân lực có tay nghề. Đồng thời, phối hợp chặt chẽ với nhiều quốc gia để phát triển đào tạo.

Phát triển nguồn nhân lực ngành du lịch thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2013-2020 - 6

- Các chính sách giáo dục được áp dụng linh hoạt, phù hợp với sở thích, năng khiếu của người học và luôn chú trọng vào giáo dục nhân cách, truyền thống văn hóa dân tộc.

- Trong tuyển dụng và giữ chân người lao động du lịch, Singapore có hệ thống chính sách hấp dẫn để thu hút lao động du lịch cả trong và ngoài nước và đặc biệt quan tâm đến phúc lợi, công bằng xã hội cũng như gia đình nhân viên.

1.7.1.2. Kinh nghiệm ở Thái Lan

Thái Lan được biết đến là đất nước du lịch với nhiều điểm du lịch đặc sắc mang đậm văn hóa dân tộc. Ngành Du lịch Thái Lan rất phát triển, là một ngành chính của nền kinh tế nước này.

Phát triển nguồn nhân lực là một trong những vấn đề ưu tiên hàng đầu trong kế hoạch phát triển quốc gia. Chính sách về phát triển nguồn nhân lực ngành Du lịch được thực hiện nhằm phục vụ quá trình công nghiệp hóa, được thực hiện bằng những chương trình chủ yếu như:

- Khuyến khích đào tạo nội bộ, tăng cường giáo dục dạy nghề và kỹ thuật nghiệp vụ du lịch; nhấn mạnh kỹ năng thực hành, phục vụ du lịch.

- Kêu gọi các chương trình trợ giúp của nước ngoài trong lĩnh vực phát triển nguồn nhân lực ngành du lịch.

- Chính phủ hợp tác với khu vực tư nhân xây dựng các chương trình phát triển nguồn nhân lực du lịch. Quá trình hợp tác này phản ánh sự liên kết giữa giáo dục và đào tạo nghề, liên kết giữa các hệ thống trường học và nhà máy [16, 45].

- Coi trọng đào tạo Hướng dẫn viên du lịch: Đội ngũ hướng dẫn viên phải thường xuyên cập nhật thông tin, được nâng cao chất lượng đào tạo; nâng cao ý


thức trong việc tham gia thiết kế và đa dạng hóa sản phẩm du lịch. Đội ngũ điều hành còn phối hợp chặt chẽ với đội ngũ hướng dẫn viên để tiến hành tổng hợp, nghiên cứu và phân tích để từ đó đưa ra được những chính sách nhằm thu hút, hấp dẫn du khách hơn.

- Hội đồng Du lịch Thái Lan thường xuyên tổ chức họp lưu động để nghe và bàn cách tháo gỡ về các vấn đề của các địa phương với các nhà điều hành du lịch. Nhằm tăng cường đồng bộ chất lượng ngành du lịch, Hội đồng Du lịch Thái Lan đã thiết lập một dưỡng đường chuyên trách để hỗ trợ kỹ thuật và tư vấn cho các đơn vị trực thuộc ngành du lịch, lập bản hướng dẫn chung cho các cán bộ nhân viên ngành du lịch, và đưa cán bộ chủ chốt đi huấn luyện.

1.7.2. Kinh nghiệm trong nước‌

1.7.2.1. Kinh nghiệm ở Quảng Ninh

Là một tỉnh miền núi duyên hải ở địa đầu Ðông Bắc Việt Nam, Quảng Ninh có tài nguyên du lịch đặc sắc vào loại nhất của cả nước. Vùng biển Quảng Ninh có Vịnh Hạ Long, di sản thiên nhiên thế giới với hàng ngàn đảo đá bị nước bào mòn tạo nên cảnh đẹp độc đáo, kỳ vĩ. Bên cạnh đó là hàng trăm di tích lịch sử kiến trúc nghệ thuật tập trung dọc ven biển, Quảng Ninh đã và đang hấp dẫn, thu hút một lượng lớn du khách.

Để du lịch Quảng Ninh thực sự trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, ngành Du lịch Quảng Ninh đã xác định yếu tố con người đóng vai trò đặc biệt quan trọng đối với quá trình nâng cao chất lượng dịch vụ du lịch và đã rất tích cực chú ý nâng cao chất lượng nguồn nhân lực ngành.

- Ngành Du lịch tỉnh đã hợp tác với Ban điều hành Dự án EU xây dựng quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Quảng Ninh đến 2020, tầm nhìn 2030 và hỗ trợ chương trình tổng thể quản lý điểm đến, chương trình đào tạo nhân lực du lịch. Sau gần 1 năm, đã bồi dưỡng cho gần 400 nhân lực của ngành từ cán bộ các cơ sở kinh doanh dịch vụ du lịch đến cán bộ các tổ dân, khu phố và người dân tham gia hoạt động du lịch cộng đồng [22].


- Đẩy mạnh đào tạo, đào tạo lại: Từ năm 2009-2013, ngành Du lịch Quảng Ninh đã phối hợp với các cơ sở đào tạo có uy tín đào tạo, bồi dưỡng cho gần 6 ngàn nhân lực của ngành theo nhiều hình thức đào tạo như: đào tạo chuyên sâu, bồi dưỡng, nâng cao… Các đối tượng được tham gia tập bồi dưỡng, tập huấn nâng cao trình độ bao gồm đầy đủ các bộ phận từ cán bộ quản lý, điều hành, quản lý các chủ tàu đến lái xe, nhân viên phục vụ tàu du lịch tại các khách sạn, nhà hàng, điểm mua sắm, chợ đêm du lịch...

- Chú trọng phát triển đội ngũ đào tạo viên đào tạo cho các đối tượng tham gia kinh doanh và hoạt động du lịch như hộ kinh doanh, người bán hàng,… nhằm phát huy được ưu thế của xu hướng xã hội hóa trong đào tạo.

- Phát triển đào tạo tại các doanh nghiệp: các doanh nghiệp tự xây dựng các chương trình đào tạo bồi dưỡng cho đội ngũ lao động của doanh nghiệp với nhiều hình thức đào tạo ngắn hạn, dài hạn, đào tạo liên thông; mở các khóa đào tạo ngoại ngữ cho hướng dẫn viên, lễ tân đang làm việc tại các doanh nghiệp du lịch trên địa bàn tỉnh.

- Chú trọng đến việc đào tạo kỹ năng giao tiếp, ứng xử văn hóa trong du lịch.

1.7.2.2. Kinh nghiệm ở Bà Rịa - Vũng Tàu

Là một tỉnh ven biển, nằm trong vùng Kinh tế trọng điểm phía Nam, Bà Rịa - Vũng Tàu có một quần thể thiên nhiên hài hòa với nhiều bãi tắm đẹp và đặc biệt là hai khu rừng nguyên sinh nổi tiếng rừng cấm Bình Châu - Phước Bửu và rừng quốc gia Côn Đảo. Ngành du lịch Bà Rịa - Vũng Tàu thời gian qua có sự phát triển ấn tượng, đã thu hút rất nhiều khách du lịch từ các tỉnh phía Nam và cả nước.

Để đáp ứng kịp thời nhu cầu nhân lực cho ngành, tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu xác định công tác đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của ngành.

- Ngành du lịch tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu đã nghiên cứu dự báo nhu cầu lao động trong tương lai; đồng thời tiến hành điều tra về số lượng, chất lượng lao động, từ đó lập kế hoạch đào tạo bồi dưỡng hiệu quả để kịp thời cung cấp nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu phát triển ngành. Mỗi năm, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh


đều phối hợp với trường Cao đẳng nghề Du lịch Vũng Tàu, Ban quản lý các khu du lịch địa phương, … tổ chức các lớp đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ cho lao động ngành du lịch trên địa bàn tỉnh để nâng cao kiến thức, kỹ năng, kinh nghiệm bổ ích cho công việc. Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh và các doanh nghiệp du lịch đã tổ chức hơn 100 lớp bồi dưỡng nghiệp vụ hướng dẫn viên, lữ hành, quản lý nhà hàng - khách sạn, lễ tân, đầu bếp, bảo vệ, cấp cứu thủy nạn, văn minh giao tiếp cho hơn 6 ngàn lượt người lao động làm việc trong các doanh nghiệp. Đồng thời, tập huấn công tác bảo vệ môi trường du lịch cho cán bộ quản lý nhà nước về du lịch từ tỉnh xuống đến xã, phường.

- Tỉnh kêu gọi xã hội hóa, thu hút các nhà đầu tư vào lĩnh vực đào tạo, cung ứng nguồn nhân lực chất lượng cao cho ngành du lịch nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực.

- Các doanh nghiệp du lịch cũng chủ động đào đạo, bồi dưỡng, nâng cao chuyên môn, tay nghề thường xuyên cho người lao động bằng các chương trình cụ thể như: áp dụng hệ thống quản lý ISO và tiêu chuẩn VTOS trong quản lý và phục vụ khách; đào tạo mới, đào tạo lại, tổ chức các cuộc thi tay nghề, cử nhân viên tham gia các cuộc thi tay nghề trong nước… Bên cạnh đó là đào tạo nghiệp vụ du lịch cho người dân địa phương.

1.8. Một số bài h c r t ra cho phát triển nguồn nhân lực ngành du lịch của TPHCM

Một là, coi công tác đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực là một trong những nhiệm vụ trọng tâm, đào tạo đóng vai trò quyết định trong quá trình phát triển nguồn nhân lực du lịch và ưu tiên đầu tư phát triển giáo dục, đào tạo.

Hai là, coi trọng công tác dự báo nguồn nhân lực: Điều tra, phân loại trình độ lao động, lập kế hoạch đào tạo và dự báo nhu cầu lao động trong tương lai để có kế hoạch bồi dưỡng kịp thời, cung cấp số lượng lao động đáp ứng nhu cầu phát triển ngành.

Ba là, thực hiện xã hội hóa giáo dục, tập trung huy động các nguồn lực đầu tư cho giáo dục - đào tạo, huy động sự tham gia của nhiều bên cho phát triển nhân


lực du lịch.Các chương trình phát triển nguồn nhân lực du lịch được thực hiện với sự hợp tác giữa Chính phủ và khu vực tư nhân, đồng thời phối hợp chặt chẽ với chính phủ nước ngoài.

Bốn là, đào tạo nhân lực du lịch là đào tạo nghề, phải chú ý kỹ năng thực hành. Phải phát triển hệ thống cơ sở vật chất đầy đủ cho thực hành thực tế của học viên. Bên cạnh đó là chú trọng đến việc đào tạo kỹ năng giao tiếp, ứng xử văn hóa, giáo dục nhân cách, truyền thống văn hóa dân tộc.

Năm là, tăng cường quản lý Nhà nước về phát triển nhân lực du lịch. Chú trọng xây dựng và thực thi các chính sách tạo điều kiện thu hút nhân lực, đặc biệt là lao động chất lượng cao… cho phát triển nguồn nhân lực.



lịch.

Tóm tắt Chương 1

Chương 1 đã khái quát những lý luận về phát triển nguồn nhân lực ngành du


Thứ nhất, khái quát lý luận về nguồn nhân lực, phát triển nguồn nhân lực và

quan điểm của Chủ nghĩa Mác - Lênin, của Đảng Cộng sản Việt Nam về phát triển nguồn nhân lực.

Thứ hai, khái quát lý luận về nguồn nhân lực và phát triển nguồn nhân lực ngành Du lịch. Làm rõ nội dung và những nhân tố ảnh hưởng đến phát triển nguồn nhân lực ngành Du lịch.

Thứ ba, làm rõ vai trò phát triển nguồn nhân lực ngành du lịch, thúc đẩy phát triển mạnh ngành du lịch, nâng cao chất lượng sản phẩm du lịch, giảm hao phí sức lao động; nâng cao hiệu quả sử dụng vốn, tăng lợi nhuận.

Thứ tư, nghiên cứu kinh nghiệm phát triển nhân lực ngành du lịch ở 2 quốc gia: Singapore, Thái Lan và 2 tỉnh Quảng Ninh, Bà Rịa-Vũng Tàu của Việt Nam, từ đó đã rút ra 5 bài học kinh nghiệm để TPHCM có thể vận dụng trong phát triển nguồn nhân lực ngành du lịch, đó là: muốn phát triển mạnh nhân lực ngành du lịch cần coi trọng công tác đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực; coi trọng công tác dự báo nguồn nhân lực; thực hiện xã hội hóa giáo dục; đào tạo nhân lực du lịch là đào tạo nghề; tăng cường quản lý Nhà nước về phát triển nhân lực du lịch.


Chương 2

THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC NGÀNH DU LỊCH TPHCM GIAI ĐOẠN 2001-2013

2.1. Những đặc điểm của TPHCM liên quan đến phát triển nguồn nhân lực ngành du lịch‌

2.1.1. Đặc điểm kinh tế, xã hội

Thứ nhất, TPHCM là trung tâm kinh tế, chính trị, văn hóa lớn của cả nước và ở ngã tư quốc tế giữa các con đường hàng hải từ Bắc xuống Nam, từ Ðông sang Tây. Với hệ thống cảng và sân bay lớn nhất cả nước cùng hệ thống đường bộ, TP là đầu mối giao thông nối liền các tỉnh trong vùng, đồng thời cũng là cửa ngõ ra quốc tế.

TPHCM có diện tích 2.095,239 km2, với 24 đơn vị hành chính gồm 19 quận

nội thành, ven đô và 5 huyện ngoại thành. Theo số liệu của Cục Thống kê TPHCM, dân số thành phố vào giữa năm 2010 là 7.396.446 người, mật độ 3.531 người/km2. Đến cuối năm 2013, dân số TP đã đạt khoảng 8 triệu người.

Thứ hai, kinh tế Thành phố tăng trưởng hợp lý; tổng sản phẩm nội địa (GDP) năm 2013 ước đạt 764.444 tỷ đồng, tăng 9,3%, cao hơn so với năm 2012 (GDP năm 2012 là 658.676 tỷ đồng); bình quân 3 năm 2011-2013, tăng 9,6%, bằng 1,7 lần tốc độ tăng trưởng của cả nước (5,6%).

Lĩnh vực công nghiệp cũng đã có tăng trưởng giá trị khoảng 6,6%, chuyển dịch cơ cấu theo hướng tăng nhanh tỷ trọng 4 ngành công nghiệp trọng yếu có hàm lượng khoa học-công nghệ cao.

Thứ ba, về y tế, thành phố đã mạnh dạn đầu tư về cơ sở vật chất, trang thiết bị, nguồn nhân lực trình độ cao; không ngừng ứng dụng công nghệ cao trong công tác khám và điều trị; đã đưa nhiều kỹ thuật cao vào lĩnh vực lâm sàng, cận lâm sàng vào công tác khám chữa bệnh như: mổ tim, ghép thận, ghép gan, nội soi, siêu âm, thay khớp gối, điều trị can thiệp tim mạch, thụ tinh trong ống nghiệm… góp phần làm giảm số ngày điều trị, giảm được 50.000 ngày/1.000.000 lượt điều trị nội trú/năm. Năng lực khám, chẩn đoán điều trị của các đơn vị y tế từng bước được

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 30/08/2022