2.025 LĐ, chiếm 52%, còn lại 48% LĐ là nam giới. Tỷ lệ chênh lệch giữa LĐ nam và LĐ nữ không quá cao (< 10%) thể hiện nhu cầu LĐ nam và nữ tương đối đồng đều. Con số này còn phản ánh rõ đặc điểm của LĐ trong ngành DL của Việt Nam nói chung và tỉnh Ninh Bình nói riêng, đó là LĐ trong ngành DL phù hợp với LĐ nữ.
Độ tuổi trung bình LĐ trong ngành DL Ninh Bình là từ 25 – 35 tuổi và cán bộ quản lý doanh nghiệp lữ hành đa số ở độ tuổi 30 – 40 tuổi. Nhìn chung, nguồn nhân lực tại các doanh nghiệp du lịch phát triển theo hướng tinh gọn, trẻ hóa. Lực lượng cán bộ quản lý nằm trong độ tuổi trẻ ngày càng tăng. Lực lượng lao động được đào tạo về chuyên môn khá đa dạng: khoa học xã hội và nhân văn, khoa học tự nhiên…
Phần lớn cán bộ quản lý nhà nước về du lịch có trình độ đại học và trên đại học. Đây là đội ngũ có trình độ cao, có vai trò rất quan trọng trong việc xây dựng chiến lược phát triển du lịch của Ninh Bình, tham mưu cho các cấp ủy đảng, chính quyền trong việc đề ra chính sách, đường lối phát triển du lịch bền vững và có hiệu quả, đồng thời hướng dẫn, giúp đỡ và tạo điều kiện cho các doanh nghiệp du lịch kinh doanh có hiệu quả, kiểm tra, giám sát các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp kinh doanh du lịch trong việc thực hiện các quy định của nhà nước về hoạt động kinh doanh du lịch.
Độ tuổi LĐ cũng là một trong những yếu tố quan trọng quyết định tới sự thành công của một DN. Ở mỗi độ tuổi khác nhau có mức độ ảnh hưởng tới công việc là khác nhau. Đối với LĐ trẻ, họ có lợi thế về kiến thức chuyên môn, trình độ học vấn, ngoại ngữ, khả năng tiếp thu kiến thức mới nhanh, nhưng họ lại thiếu kinh nghiệm nghề nghiệp. Ngược lại, đối với LĐ có thâm niên, họ có kinh nghiệm trong công tác nhưng lại thiếu tính năng động, linh hoạt trong công việc, đồng thời họ cũng gặp nhiều khó khăn trong việc tiếp
thu những kiến thức mới. Chính vì vậy, cơ cấu LĐ theo độ tuổi hợp lý, hài hòa giữa các nhóm tuổi sẽ tạo nên thành công trong kinh doanh của mỗi DN.
67,54%
7,23%
2,75%
22,48%
Dưới 24 tuổi
Từ 24 - 41 tuổi
Từ 41- 55 tuổi
Trên 55 tuổi
Biểu đồ 2.2: Cơ cấu LĐ theo độ tuổi trong các CSLT được điều tra tháng 3 – 2014
Đơn vị: %
Nguồn: Số liệu điều tra thực tế tháng 3 – 2014.
Qua Biểu đồ 2.2 cho thấy, cơ cấu LĐ của ngành DL tỉnh Ninh Bình có xu hướng trẻ hóa dần, nhóm LĐ có độ tuổi từ 24 – 41 tuổi chiếm tỷ trọng lớn nhất với 67,54%, nhóm LĐ có độ tuổi từ trên 41 đến 55 tuổi chiếm 22,48%, nhóm LĐ có độ tuổi trên 55 tuổi chỉ chiếm 7,23%, thấp nhất là nhóm LĐ có độ tuổi dưới 24 tuổi với 2,75%. Như vậy, có thể nói rằng với cơ cấu LĐ như trên là phù hợp, đáp ứng được yêu cầu và đặc điểm kinh doanh của ngành DL, góp phần thành công vào quá trình thực hiện trẻ hóa, năng động hóa ngành DL của tỉnh nói riêng và của Việt Nam nói chung.
* Phân theo ngành nghề
Theo số liệu thống kê của Sở VHTT & DL tỉnh Ninh Bình, đến cuối năm 2013 số lượng LĐ làm việc trong các CSLT chiếm tỷ trọng cao nhất 89,4%, LĐ làm việc trong lĩnh vực lữ hành chiếm 6,7%, thấp nhất là LĐ làm việc trong lĩnh vực vận chuyển khách, chiếm 3,9%.
89.4
Cơ sở lưu trú
Vận chuyển khách Lữ hành
6.7 3.9
Biểu đồ 2.3: Cơ cấu LĐ phân theo nghề nghiệp của tỉnh Ninh Bình năm 2013
Đơn vị: %
Nguồn: Sở Văn hóa, Thể thao và DL tỉnh Ninh Bình
Tỷ lệ LĐ trong các CSLT là cao nhất, tương xứng với sự gia tăng của các đơn vị lưu trú qua các năm. Tỷ lệ LĐ lữ hành và vận chuyển khách chiếm tỷ trọng thấp trong tổng số LĐ hoạt động trong ngành DL phản ánh một cách chính xác về thực trạng phát triển ngành kinh doanh lữ hành của tỉnh còn hạn chế và khó khăn.
Trong tổng số 200 LĐ trong các CSLT được điều tra, LĐ phục vụ buồng phòng chiếm tỷ lệ cao nhất với 25,63%. Tiếp đến là LĐ phục vụ trong nhà hàng – bar, chiếm 16,24%, LĐ tại bộ phận lễ tân chiếm 16,67%, LĐ chế biến món ăn chiếm tỷ lệ thấp nhất 7,85%.
25.63
13.41
16.24
17.67
Lao động khác Quản lý
Lễ tân khách sạn
Nghiệp vụ nhà hàng - bar Nghiệp vụ chế biến món ăn Nghiệp vụ buồng phòng
20.06
7.85
Biểu đồ 2.4: Cơ cấu LĐ trực tiếp theo ngành nghề trong các CSLT được điều tra
Đơn vị: %
Nguồn: Số liệu điều tra thực tế tháng 3 – 2014 tại Sở VH-TT&DL tỉnh
Ninh Bình. Số LĐ còn lại chiếm tỷ trọng tương đối cao là bộ phận quản lý với 20,06% và LĐ khác (bảo vệ, bảo trì,…) chiếm 13,41%. Tuy nhiên, tỷ lệ này còn phụ thuộc vào các loại hình KS (1 sao, 2 sao,…). Mỗi loại hình KS sẽ có cơ cấu LĐ theo ngành nghề phù hợp với loại hình kinh doanh của mình để đạt
được hiệu quả cao nhất.
Như vậy, qua số liệu thống kê của Sở VHTT & DL Ninh Bình cũng như số liệu điều tra thực tế, có thể thấy rằng số lượng LĐ trong ngành DL có xu hướng tăng lên và nhu cầu về NNL DL ngày càng cao, đáp ứng yêu cầu phát triển KT – XH nói chung và phát triển DL nói riêng của tỉnh Ninh Bình.
2.2.1.3. Chất lượng nguồn nhân lực
Đội ngũ lao động đóng vai trò quan trọng trong việc cung cấp sản phẩm du lịch cho khách hàng, khách hàng có hài lòng với sản phẩm của doanh nghiệp hay không phụ thuộc vào chất lượng của đội ngũ lao động bởi vì chất lượng lao động tốt mới tạo ra được sản phẩm du lịch tốt.
Chất lượng nguồn nhân lực được đánh giá căn cứ vào các tiêu chí kiến thức, kỹ năng, thái độ và sức khoẻ của lao động. Trong phạm vi nghiên cứu của luận văn, việc phân tích thực trạng chất lượng nguồn nhân lực ngành du
lịch Ninh Bình sẽ tập trung vào các tiêu chí về trình độ chuyên môn, trình độ ngoại ngữ, kỹ năng giao tiếp, kỹ năng làm việc nhóm, tình trạng sức khoẻ và thái độ của lao động.
* Cơ cấu lao động theo trình độ học vấn và thâm niên công tác
Ở bất kỳ loại hình kinh doanh nào thì chất lượng NNL được phản ánh rõ nhất thông qua chỉ tiêu về trình độ học vấn. Nó quyết định rất lớn đến hiệu quả kinh doanh của mỗi DN.
Bảng 2.6: Trình độ đội ngũ lao động du lịch Ninh Bình giai đoạn từ năm 2005 – 2012
Tổng lao động (người) | Trình độ chuyên môn | Lao động phổ thông | |||
Đại học và trên đại học | Cao đẳng và trung cấp | Công nhân | |||
2005 | 5.750 | 0,61% | 4,17% | 8,34% | 86,88% |
2006 | 5.900 | 1,4% | 6,64% | 9,49% | 82,47% |
2007 | 6.150 | 1,46% | 7,9% | 9,91% | 80,73% |
2008 | 6.800 | 1,39% | 7,5% | 9,36% | 81,75% |
2009 | 7.500 | 1,33% | 7,46% | 11,33% | 79,88% |
2010 | 8.500 | 1,41% | 8,47% | 11,17% | 78,95% |
2011 | 10.100 | 1,48% | 8,91% | 12,48% | 77,13% |
2012 | 12.200 | 1,58% | 8,87% | 13,25% | 74,32% |
Có thể bạn quan tâm!
- Một Số Bài Học Rút Ra Cho Phát Triển Nguồn Nhân Lực Ngành Du Lịch Tỉnh Ninh Bình.
- Hình Thành Các Sản Phẩm Du Lịch Chủ Yếu Gắn Với Hệ Thống Di Tích, Khu, Điểm Du Lịch Và Giải Trí
- Doanh Thu Và Nộp Ngân Sách Của Ngành Du Lịch Ninh Bình Giai Đoạn Từ 2005 -2012
- Cơ Cấu Lđ Theo Trình Độ Ngoại Ngữ Tháng 3 Năm 2014
- Đánh Giá Về Chất Lượng Nhân Lực Du Lịch Ninh Bình Của Du Khách Quốc Tế
- Phương Hướng Phát Triển Nguồn Nhân Lực Ngành Du Lịch Tỉnh Ninh Bình Trong Thời Gian Tới
Xem toàn bộ 147 trang tài liệu này.
Nguồn: Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Ninh Bình, năm 2012.
Nhìn vào Bảng 2.6 ta thấy tính đến năm 2012, số lao động có trình độ nghiệp vụ (Đại học, cao đẳng, trung cấp) đã tăng gấp hơn 2 lần so với năm 2005. Tỷ lệ lao động đã qua đào tạo, sử dụng được ngoại ngữ phục vụ công việc cũng có bước tăng trưởng đáng kể. Đặc biệt là từ năm 2009 trở lại đây, công tác đào tạo lao động du lịch đã được quan tâm đúng mức. Ngành du lịch đã có nhiều nỗ lực trong việc đào tạo, đào tạo lại lực lượng lao động trực tiếp trong ngành và bồi dưỡng kiến thức du lịch cộng đồng cho người dân địa
phương tham gia làm du lịch như: nhân dân xã Ninh Hải tham gia các hoạt động dịch vụ du lịch tại khu du lịch Tam Cốc – Bích Động, bà con nhân dân xã Gia Sinh, Gia Vân tham gia làm dịch vụ du lịch tại Khu du lịch tâm linh núi chùa Bái Đính và khu bảo tồn thiên nhiên đất ngập nước Vân Long...
Điều tra thực tế thời điểm tháng 3 năm 2014 cho kết quả như sau:
Bảng 2.7: Cơ cấu LĐ theo trình độ học vấn và thâm niên công tác
Thâm niên | Tổng | |||||||
< 1 năm | 1 – 3 năm | 3 – 6 năm | 6 – 10 năm | >10 năm | ||||
Trình độ học vấn | Không học | Số lượng (người) | 0 | 1 | 1 | 0 | 2 | 4 |
% thâm niên | 0,0 | 1,1 | 1,8 | 0,0 | 6,9 | 2,0 | ||
Cấp I | Số lượng (người) | 0 | 2 | 4 | 1 | 2 | 9 | |
% thâm niên | 0,0 | 2,4 | 7,5 | 7,1 | 6,9 | 4,5 | ||
Cấp II | Số lượng (người) | 1 | 7 | 14 | 2 | 2 | 26 | |
% thâm niên | 5,3 | 8,2 | 26,4 | 14,4 | 6,9 | 13,0 | ||
Cấp III | Số lượng (người) | 2 | 20 | 10 | 6 | 6 | 44 | |
% thâm niên | 10,5 | 23,5 | 18,9 | 42,9 | 20,7 | 22,0 | ||
Đại học | Số lượng (người) | 16 | 55 | 24 | 5 | 17 | 117 | |
% thâm niên | 84,2 | 64,7 | 45,3 | 35,7 | 58,6 | 58,5 | ||
Trên Đại học | Số lượng (người) | 0 | 0 | 0 | 0 | 0 | 0 | |
% thâm niên | 0,0 | 0,0 | 0,0 | 0,0 | 0,0 | 0,0 | ||
Tổng | Số lượng (người) | 19 | 85 | 53 | 14 | 29 | 200 | |
% thâm niên | 100,0 | 100,0 | 100,0 | 100,0 | 100,0 | 100,0 |
Nguồn: Số liệu điều tra thực tế tháng 3 – 2014 tại sở VH-TT&DL tỉnh
Ninh Bình.
Qua bảng số liệu ta thấy rằng, giữa trình độ học vấn và thâm niên công tác có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Số LĐ trẻ, ít thâm niên công tác thường có trình độ học vấn cao hơn so với LĐ có nhiều thâm niên. Trong tổng số 85 LĐ có thâm niên công tác từ 1 – 3 năm, có tới 55 LĐ có trình độ học vấn Đại
học, chiếm 64,7% thâm niên, chỉ có 1 người không học, chiếm 1,1% và 2 người học xong cấp I, chiếm 2,4 %.
Lực lượng LĐ DL Ninh Bình có trình độ học vấn tương đối cao. Tỷ lệ LĐ có trình độ Đại học chiếm tới 58,5%, tỷ lệ LĐ có trình độ học vấn cấp III chiếm 22,0%, tỷ lệ LĐ có trình độ học vấn từ cấp II trở xuống chiếm 13% và chủ yếu là thuộc vào nhóm LĐ giản đơn. Tuy nhiên, với sự tác động mạnh mẽ của toàn cầu hóa hiện nay thì đây vẫn là một con số đáng lo ngại về chất lượng NNL DL của tỉnh Ninh Bình. Vì vậy, một vấn đề cấp thiết đặt ra cho ngành DL Ninh Bình là phải ĐT đội ngũ LĐ có chất lượng đáp ứng yêu cầu phát triển của ngành DL Việt Nam nói chung và DL Ninh Bình nói riêng.
* Cơ cấu lao động theo trình độ chuyên môn nghiệp vụ
ĐH - CĐ
Chưa qua đào tạo Trung cấp
Sơ cấp
58.5
7.5 11.4
23.6
Biểu đồ 2.5: Cơ cấu LĐ phân theo trình độ chuyên môn nghiệp vụ
Đơn vị: %
Nguồn: Số liệu điều tra thực tế tháng 3 – 2014 tại sở VH-TT&DL tỉnh Ninh
Bình. Biểu đồ 2.5 cho thấy, LĐ tốt nghiệp ĐH - CĐ chiếm tỷ lệ cao nhất với 58,5%. Đây là kết quả của chính sách quan tâm của tỉnh đã tạo điều kiện thuận lợi để thu hút và ĐT nguồn LĐ có chất lượng cho ngành DL với mục
tiêu phấn đấu DL sẽ là ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh.
Một trong những điều đáng chú ý của DL Ninh Bình trong những năm qua đó là trình độ nghiệp vụ của đội ngũ LĐ DL đã được tăng lên rõ rệt, tỷ lệ LĐ được ĐT bước đầu đã được nâng cao. Tỷ lệ LĐ được ĐT nghề, nghiệp vụ
DL, buồng, bàn, bar, lễ tân chiếm tỷ trọng cao 68% số LĐ ngành, số LĐ có trình độ sơ cấp, trung cấp cũng chiếm tỷ lệ khá cao 18,9%,…bước đầu đáp ứng được yêu cầu phát triển của tỉnh.
Tuy nhiên, số lượng LĐ DL chưa qua ĐT cũng còn chiếm một tỷ lệ khá cao 23,6 % và chưa có LĐ có trình độ trên ĐH. Tỷ lệ LĐ chưa qua ĐT cao là do mô hình sản xuất chủ yếu là các hộ kinh doanh cá thể, DN vừa và nhỏ, có sử dụng nhiều LĐ thuộc phạm vi gia đình. Mặt khác, đây cũng là lực lượng LĐ làm việc trong các bộ phận không đòi hỏi nhiều về bằng cấp, trình độ tay nghề như: nhân viên tạp vụ, kho bãi, bảo trì, bảo vệ,…
Đội ngũ cán bộ trình độ còn thấp chủ yếu rơi vào chủ cơ sở hoặc giám đốc DN (người có vốn đầu tư trực tiếp đứng ra quản lý). Xu thế chung của toàn tỉnh chưa thực hiện việc thuê giám đốc điều hành có chuyên môn nghiệp vụ, dẫn đến tình trạng quản lý, điều hành tại các đơn vị còn nhiều hạn chế, chưa đáp ứng được nhu cầu phát triển của xã hội.
Nhìn chung, về trình độ chuyên môn nghiệp vụ, hầu hết LĐ DL của tỉnh được ĐT đúng chuyên ngành DL, có 145 LĐ trong tổng số 200 LĐ được điều tra trải qua lớp ĐT chuyên ngành DL, chiếm 72,5% (trong đó kể cả các bậc ĐH, CĐ, trung hoc chuyên nghiệp, sơ cấp). Hầu hết LĐ tốt nghiệp ĐH – CĐ ngành khác làm việc trong bộ phận lễ tân, nhà hàng,… sau khi được tuyển dụng đều được các DN quan tâm cử đi tham dự lớp bồi dưỡng hoặc các lớp ĐT ngắn hạn về nghiệp vụ DL.
* Cơ cấu lao động theo trình độ ngoại ngữ
Bên cạnh yêu cầu về trình độ chuyên môn nghiệp vụ thì trình độ ngoại ngữ cũng là một yêu cầu không thể thiếu đối với nhân lực trong ngành du lịch, bởi vì trong ngành du lịch có nhiều bộ phận người lao động thường xuyên phải tiếp xúc, giao tiếp với khách nước ngoài như hướng dẫn viên du lịch, lễ tân.... do đó, đòi hỏi nhân viên trong lĩnh vực này cần phải sử dụng