Đánh Giá Về Chất Lượng Nhân Lực Du Lịch Ninh Bình Của Du Khách Quốc Tế



Rất tốt

Tốt

Bình thường

5% 5%

Kém

Rất kém

13%

22%

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 147 trang tài liệu này.

55%

Biểu đồ 2.8: Đánh giá về chất lượng nhân lực du lịch Ninh Bình của du khách quốc tế

Phát triển nguồn nhân lực ngành du lịch tỉnh Ninh Bình - 13

Đơn vị: %

Nguồn: Nghiên cứu, đề xuất một số giải pháp phát triển du lịch văn hóa ở

Ninh Bình đến năm 2020.

Qua biểu đồ trên cho thấy chỉ có 5% khách quốc tế đánh giá chất lượng nhân lực du lịch Ninh Bình rất tốt, 22% đánh giá tốt và 55% đánh giá là bình thường; chiếm 18% đánh giá kém và rất kém. Kết quả này cho thấy, khách du lịch quốc tế đến Ninh Bình còn chưa hài lòng về chất lượng nhân lực du lịch Ninh Bình. Họ chưa hài lòng đối với nguồn nhân lực du lịch Ninh Bình ở các điểm như: khả năng ngoại ngữ chưa tốt, khách nước ngoài hay bị chèo kéo, hàng hóa bị thách giá lên rất nhiều; đòi tiền típ một cách thiếu văn hóa… khiến cho du khách cảm thấy không thoải mái, hài lòng.

- Văn hóa ứng xử của lao động du lịch tại các điểm du lịch Ninh Bình

Trong phát triển du lịch, Ninh Bình vẫn còn tồn tại những hành vi thiếu “tính văn hóa” của một số người làm du lịch, gây thất vọng cho du khách. Tại các điểm du lịch, bên cạnh thái độ niềm nở là thái độ thiếu niềm nở, hay miễn cưỡng niềm nở khi đón tiếp khách du lịch. Đặc biệt, phổ biến ở nhiều điểm cung cấp dịch vụ du lịch đó là sự phân biệt giữa khách quốc tế và khách nội địa. Khách quốc tế bao giờ cũng đựơc đón tiếp rất chu đáo và rất nhiệt


tình nhưng đối với khách nội địa thì thái độ đón tiếp không được như đối với khách quốc tế. Điều này thể hiện sự không chuyên nghiệp của lao động làm dịch vụ. Để có thể phát triển du lịch bền vững tính chuyên nghiệp là một yêu cầu cần thiết và có ý nghĩa to lớn.

Ngoài ra, hiện tượng chèo kéo khách của các gánh hàng rong, các quầy bán đồ lưu niệm làm ảnh hưởng đến hình ảnh của điểm du lịch văn hóa. Việc bán đắt hơn so với giá bình thường và các dịch vụ lấy tiền của khách một cách thiếu văn hóa như kéo khách lên chụp ảnh cùng trâu, đặt đồ lễ hộ, lễ giúp… vô hình chung đã gây phản cảm cho khách du lịch trong và ngoài nước khi đến với Ninh Bình.

Thuyết minh viên tại các khu du lịch được đào tạo thiếu chuyên nghiệp, bài thuyết minh mới dừng lại ở các thông tin chung, diễn đạt văn vẻ, không đáp ứng được nhu cầu tìm hiểu của các đối tượng khách du lịch văn hóa muốn nghiên cứu, tìm hiểu văn hóa.

Đội ngũ chèo thuyền, chụp ảnh ở các khu du lịch là một lực lượng lao động du lịch đông đảo. Mặc dù đã học các lớp về nghiệp vụ du lịch, cách ứng xử với khách du lịch vẫn còn hiện tượng đòi tiền khách, chụp ảnh trước rồi bắt khách trả tiền sau… khiến cho nhiều du khách mất thiện cảm khi đến Ninh Bình.

- Về chất lượng đào tạo

Dù đã có rất nhiều cố gắng nhưng vẫn còn một khoảng cách khá xa giữa những kiến thức do các cơ sở đào tạo du lịch trang bị cho người học với đòi hỏi của công việc tại các doanh nghiệp kinh doanh du lịch.

Các lớp bồi dưỡng nghiệp vụ du lịch cho đội ngũ lao động trực tiếp nhiều nhưng hiệu quả còn khá khiêm tốn, chủ yếu do nhận thức của người lao động về sự phát triển du lịch bền vững còn hạn chế.

2.3.2.2. Nguyên nhân


Nguyên nhân chất lượng nguồn nhân lực du lịch Ninh Bình chưa cao do du lịch là ngành kinh tế tổng hợp, có liên quan đến nhiều ngành, nghề chuyên môn, thêm vào đó là sự phát triển không ổn định từ khi thành lập đến nay dẫn đến xáo trộn cơ cấu, bộ máy tổ chức, chức năng nhiệm vụ, thiếu tính kế thừa trong hoạt động của ngành. Công tác đào tạo phát triển nguồn nhân lực du lịch chưa thực sự được quan tâm. Công tác quản lý nhà nước về phát triển nguồn nhân lực ngành du lịch mặc dù đã được quan tâm, nhưng vẫn còn nhiều hạn chế, bất cập. Hiện nay, Ninh Bình chưa xây dựng được hệ thống cơ sở dữ liệu của nguồn nhân lực của ngành du lịch. Các sở, ban ngành liên quan như Sở Văn hóa, Thể Thao và Du lịch; Sở Lao động và Thương binh xã hội, Cục Thống kê tỉnh đều chưa có số liệu chính xác về dữ liệu của nguồn nhân lực du lịch tỉnh Ninh Bình nói chung và loại hình du lịch văn hóa nói riêng.

Thêm vào đó, việc làm và thu nhập của người lao động chưa cao, chưa thực sự tương xứng với đặc thù lao động của ngành, tính chuyên môn hoá trong công việc của người lao động cũng còn bất cập (một lao động phải làm nhiều việc, làm không đúng chuyên môn) do vậy cũng ảnh hưởng không nhỏ tới chất lượng đội ngũ.

Những người am hiểu về văn hóa truyền thống của Ninh Bình đang ngày càng ít dần, trong khi đó các giá trị văn hóa truyền thống là yếu tố nòng cốt đảm bảo tính hấp dẫn của các chương trình du lịch văn hóa. Thiếu hụt nguồn nhân lực thuộc lĩnh vực văn hóa đang là một cản trở trong việc nâng cao chất lượng của các chương trình du lịch văn hóa tại Ninh Bình.

Công tác phối hợp giữa các cơ sở đào tạo về du lịch và các doanh nghiệp du lịch; các phòng thực hành nghiệp vụ du lịch đã có nhưng số lượng còn hạn chế chưa đáp ứng được nhu cầu đào tạo; nội dung đào tạo chuyên ngành du lịch, văn hóa còn đang trong quá trình hoàn thiện…


Vì vậy để phát triển nguồn nhân lực du lịch của Ninh Bình cần phải xây dựng chiến lược phát triển nguồn nhân lực ngành du lịch Ninh Bình. Chiến lược phát triển nguồn nhân lực du lịch Ninh Bình cần dựa trên chiến lược tổng thể phát triển du lịch Việt Nam và những điều kiện cụ thể của tỉnh.

2.3.3. Những vấn đề cấp thiết cần giải quyết để phát triển nguồn nhân lực ngành du lịch tỉnh Ninh Bình

Qua những phân tích trên có thể thấy những điểm yếu, thách thức sau mà tỉnh Ninh Bình cần phải giải quyết để phát triển NNL ngành du lịch trong thời gian tới.

2.3.3.1. Điểm yếu

Một là, Ninh Bình chưa có quy hoạch nhân lực nói chung, nhân lực ngành du lịch nói riêng.

Hai là, nhận thức, tư duy và hành động của nhân lực du lịch còn yếu, việc đầu tư cho đào tạo của người học chưa thực sự hướng đích nghề nghiệp mà vẫn còn nặng về bằng cấp.

Ba là, một bộ phận người lao động có mức độ yêu nghề, gắn bó với nghề thấp, chỉ xem du lịch là một nghề tạm thời trong khi chờ đợi cơ hội tìm việc làm khác.

Bốn là, mức độ đáp ứng công việc nhất là kỹ năng giao tiếp, năng lực ngoại ngữ (tiếng Anh, Pháp, Nga, Nhật...) của một số bộ phận lao động trong ngành chưa tốt.

Năm là, chương trình đào tạo chưa thực sự gắn kết với thực tiễn. Đặc biệt, trường Đại học Hoa Lư là đơn vị đào tạo nguồn nhân lực du lịch lớn nhất của tỉnh lại chưa mở được mã ngành du lịch (hiện chỉ có ngành Việt Nam học).

Sáu là, lực lượng giáo viên, giảng viên quá mỏng, thiếu chuyên ngành và phương pháp giảng dạy; một bộ phận giáo viên còn yếu kém về ngoại ngữ


và phương pháp sư phạm hiện đại. Chưa có giảng viên có trình độ chuyên môn cao (Tiến sĩ).

Bảy là, chưa có định hướng, quy hoạch và điều chỉnh hợp lý việc hình thành và phát triển các cơ sở đào tạo nhân lực cho ngành du lịch.

2.3.3.2. Thách thức

Một là, hiện tượng cạnh tranh giành giật nhân lực khi có khu du lịch mới, sản phẩm mới, thị trường mới.

Hai là, nguy cơ chuyển nghề, chuyển khỏi ngành du lịch có xu hướng tăng trong một bộ phận người lao động trong ngành.

Ba là, sự thiếu hụt giáo viên, giảng viên giỏi vừa có trình độ chuyên môn vừa có kinh nghiệm thực tiễn và phương pháp giảng dạy hiện đại, cũng như sự thiếu thốn về cơ sở vật chất và trang thiết bị phục vụ giảng dạy (đặc biệt là cơ sở thực hành) tiếp tục là một thách thức lớn trong việc nâng cao chất lượng đào tạo nhân lực trong các cơ sở đào tạo nhân lực cho ngành du lịch.

Bốn là, những xu hướng du lịch mới, du lịch ra nước ngoài tăng lên đòi hỏi hệ thống đào tạo du lịch phải thích ứng và đáp ứng nhân lực trong ngắn hạn là rất khó khăn.

Năm là, trong bối cảnh nền kinh tế hội nhập toàn cầu và quốc tế hoá đã tạo điều kiện thuận lợi cho du lịch Ninh Bình phát triển cả về chiều rộng và chiều sâu, song cũng vì thế mà phải chấp nhận cạnh tranh gay gắt ở tầm quốc tế. Để tham gia và khẳng định thương hiệu nhằm tạo lợi thế cạnh tranh, thu hút khách trên thị trường du lịchquốc tế đòi hỏi ngành du lịch cần thiết phát triển một số điểm đến du lịch đạt tầm cỡ quốc tế có chất lượng, mang tính bền vững, đủ năng lực cạnh tranh, theo đó tất yếu sẽ đòi hỏi nguồn nhân lực cũng phải đáp ứng theo chuẩn quốc tế, đây thực sự là một thách thức không dễ vượt qua.


Tóm tắt chương 2

Chương 2 đi sâu phân tích, đánh giá thực trạng phát triển nhân lực ngành du lịch trên các mặt số lượng, cơ cấu, chất lượng nguồn nhân lực; công tác đào tạo, bồi dưỡng nhân lực và công tác quản lý nhà nước về phát triển nguồn nhân lực ngành du lịch của tỉnh Ninh Bình trong giai đoạn 2008-2012. Đồng thời, đánh giá kết quả đạt được, chỉ ra những mặt hạn chế, những vấn đề bất cập cần phải giải quyết trong việc phát triển nguồn nhân lực của ngành du lịch của tỉnh. Đây chính chính là cơ sở để đưa ra phương hướng và giải pháp phát triển nguồn nhân lực ngành du lịch Ninh Bình trong thời gian tới.


CHƯƠNG 3: NHỮNG GIẢI PHÁT PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC NGÀNH DU LỊCH TỈNH NINH BÌNH

3.1. Quan điểm, mục tiêu và phương hướng phát triển nguồn nhân lực du lịch tỉnh Ninh Bình

3.1.1. Quan điểm

Quan điểm phát triển nhân lực du lịch Ninh Bình dựa trên các nguyên tắc chính là kế thừa, đổi mới và đột phá, được cụ thể hóa như sau:

- Phát triển nguồn nhân lực ngành du lịch là yếu tố then chốt có ý nghĩa quyết định đối với việc phát triển du lịch Ninh Bình, phải đảm bảo đủ số lượng, chất lượng và cơ cấu hợp lý.

- Phát triển nguồn nhân lực ngành Du lịch Ninh Bình đảm bảo quy trình: chiến lược - quy hoạch - kế hoạch; có lộ trình cụ thể; phù hợp với chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh và chiến lược phát triển du lịch của cả nước.

- Phát triển nhân lực nhằm thực hiện thành công các mục tiêu của Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội và đề án phát triển du lịch đến năm 2020, định hướng đến năm 2030.

- Phát triển nhân lực du lịch Ninh Bình phải đảm bảo tính hài hòa về cơ cấu và cân đối nhân lực theo các lĩnh vực của ngành.

- Phát triển nhân lực du lịch Ninh Bình phải đảm bảo tính thời đại. Trình độ kiến thức, kỹ năng làm việc của nhân lực du lịch Ninh Bình phải đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế, tiếp cận trình độ quốc tế.

3.1.2. Phương hướng

3.1.2.1. Phương hướng phát triển ngành du lịch tỉnh Ninh Bình trong thời gian tới

Nhằm cụ thể hóa những mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, du lịch Ninh Bình cũng cần xây dựng lộ trình cụ thể hướng tới việc thực hiện


thắng lợi mục tiêu chung là: Phát triển du lịch Ninh Bình thành ngành kinh tế mũi nhọn vào năm 2020. Xây dựng du lịch Ninh Bình trở thành 1 trong 3 khu vực phát triển du lịch nhất miền Bắc (cùng với Hà Nội và Quảng Ninh).

Những định hướng chính cho mục tiêu phát triển là:

- Khai thác triệt để tiềm năng sẵn có, phát triển du lịch phải đảm bảo tính hiệu quả, bền vững từ góc độ về kinh tế, tài nguyên - môi trường và văn hóa - xã hội.

Để thực hiện được mục tiêu này, cần thiết phải quan tâm đến những vấn đề sau:

+ Phát triển du lịch gắn với quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh và phát triển hài hòa với các ngành kinh tế khác.

+ Phát triển các sản phẩm du lịch đặc sắc, có chất lượng, phù hợp với nhu cầu của những thị trường mục tiêu.

+ Phát triển du lịch là trách nhiệm của tất cả các cấp, các ngành, các đơn vị và của mỗi người dân.

+ Kết hợp hài hòa giữa phát triển du lịch với bảo tồn giá trị văn hóa, lịch sử, thiên nhiên.

- Phát huy có hiệu quả những cơ hội chính mở ra cho phát triển du lịch Ninh Bình gồm:

+ Phát triển du lịch của vùng Bắc Bộ và khu vực đồng bằng sông Hồng dọc theo tuyến quốc lộ 1A.

+ Hình thành và phát triển sản phẩm du lịch mang tính quốc gia hướng về cội nguồn “Chương trình du lịch về thăm các kinh đô cổ”, trong đó Ninh Bình với Di tích Cố đô Hoa Lư và Khu du lịch sinh thái Tràng An là một huyền thoại đã đi vào lịch sử hào hùng với những chiến công hiển hách của cha ông ta, một mắt xích quan trọng cho lộ trình tương lai.

- Phát triển du lịch phải gắn với xóa đói giảm nghèo:

Xem tất cả 147 trang.

Ngày đăng: 11/08/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí