doanh và đào tạo nguồn nhân lực. Để thực hiện được vấn đề này cần tiến hành một số việc cụ thể sau:
- Các cơ sở đào tạo cập nhật số liệu sinh viên tốt nghiệp hàng năm (số lượng, trình độ, ngành nghề) trên trang web của mình đồng thời cung cấp thông tin cho Sở Văn hóa Thể Thao và Du lịch cập nhật lên trang web của ngành.
- Các doanh nghiệp du lịch định kỳ hàng năm cung cấp các thông tin về hiện trạng nhân lực và nhu cầu tuyển dụng lao động của doanh nghiệp cho sở Văn hóa Thể Thao và Du lịch cập nhật trên trang web của ngành.
- Sở Văn hoá thể thao và du lịch chủ trì thực hiện việc điều tra thống kê, đánh giá tình hình nhân lực du lịch của tỉnh trên các mặt số lượng, chất lượng, thông báo cho các doanh nghiệp du lịch, các cơ sở đào tạo du lịch. Công tác này vừa giúp ngành du lịch quản lý tốt nguồn nhân lực của địa phương vừa tạo cơ sở để mở rộng các hoạt động đào tạo
Hai là, Xây dựng quy hoạch nhân lực du lịch Ninh Bình. Đây là việc làm cần thiết, cấp bách, có ý nghĩa quan trọng, là cơ sở để phát triển nguồn nhân lực cũng như ngành du lịch Ninh Bình. Để xây dựng thành công quy hoạch nguồn nhân lực ngành du lịch cần có sự chỉ đạo sát sao của lãnh đạo tỉnh, sự vào cuộc, phối kết hợp giữa các sở, ban, ngành trong tỉnh.
Ba là, xây dựng một định hướng đúng, tăng cường năng lực hoạch định chính sách, hình thành khung pháp lý và cơ chế cho phát triển nhân lực ngành, vừa đảm bảo sự liên kết chặt chẽ giữa cơ quan quản lý nhà nước, cơ sở đào tạo và doanh nghiệp trong đào tạo, bồi dưỡng và sử dụng nhân lực ngành du lịch.
Bốn là, tiếp tục nâng cao năng lực của đội ngũ cán bộ, công chức quản lý nhà nước, cán bộ, viên chức đơn vị sự nghiệp, cán bộ chính quyền địa phương liên quan đến du lịch và cán bộ quản lý doanh nghiệp du lịch thuộc
mọi thành phần kinh tế. Ưu tiên bồi dưỡng cán bộ chính quyền và công chức quản lý nhà nước về du lịch cấp huyện, cán bộ quản lý doanh nghiệp. Thực hiện chế độ bồi dưỡng luân phiên đối với công chức, viên chức và cán bộ quản lý kinh doanh du lịch toàn tỉnh.
Có thể bạn quan tâm!
- Cơ Cấu Lđ Theo Trình Độ Ngoại Ngữ Tháng 3 Năm 2014
- Đánh Giá Về Chất Lượng Nhân Lực Du Lịch Ninh Bình Của Du Khách Quốc Tế
- Phương Hướng Phát Triển Nguồn Nhân Lực Ngành Du Lịch Tỉnh Ninh Bình Trong Thời Gian Tới
- Xây Dựng Cơ Chế Thu Hút Nhân Tài, Đãi Ngộ Và Sử Dụng Lao Động Du Lịch
- Phát triển nguồn nhân lực ngành du lịch tỉnh Ninh Bình - 17
- Phát triển nguồn nhân lực ngành du lịch tỉnh Ninh Bình - 18
Xem toàn bộ 147 trang tài liệu này.
Năm là, chú trọng hơn nữa đến việc phát triển đội ngũ cán bộ chuyên trách về phát triển nhân lực ngành du lịch: Phối hợp với các ngành liên quan để hình thành, củng cố và nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ chuyên trách công tác đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực ngành du lịch từ tỉnh đến các huyện, thị, thành phố.
Sáu là, phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan quản lý nhà nước về du lịch ở Ninh Bình và các huyện, thị, thành phố trong tỉnh trong đào tạo nhân lực ngành du lịch. Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch xây dựng và thông báo các địa phương kế hoạch định hướng hàng năm về đào tạo, bồi dưỡng nhân lực ngành du lịch. Trên cơ sở đó, căn cứ vào điều kiện cụ thể, các địa phương xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng hàng năm, gửi Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch để phối hợp thực hiện.
Bảy là, tăng cường kiểm tra, thanh tra liên ngành và chuyên ngành đối với các hoạt động đào tạo, bồi dưỡng phát triển nguồn nhân lực du lịch trên địa bàn tỉnh. Đẩy mạnh hoạt động nghiên cứu khoa học về đào tạo, bồi dưỡng du lịch.
Tám là, Sở Văn hoá Thể thao và du lịch thực hiện tốt hơn chức năng quản lý nhà nước về phát triển nguồn nhân lực du lịch, đưa các chỉ tiêu về tỷ lệ đào tạo nhân lực của từng doanh nghiệp thành yêu cầu bắt buộc, khuyến khích và tạo điều kiện để các doanh nghiệp đào tạo nhân viên theo hướng chuyên nghiệp. Hỗ trợ doanh nghiệp trong việc các chương trình đào tạo do Tổng cục du lịch hoặc các chương trình hợp tác quốc tế chủ trì. Từng bước chuẩn hoá đội ngũ nhân viên du lịch, tạo các điều kiện thuận lợi để nhân viên
du lịch có điều kiện tiếp xúc với các chương trình đào tạo tiên tiến, rútngắn dần khoảng cách chuyên nghiệp của nhân viên du lịch tỉnh Ninh Bình với các nước trong khu vực.
3.2.2. Nhóm giải pháp thứ hai: Nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực ngành Du lịch
Lĩnh vực chủ yếu tạo nguồn và có ảnh hưởng trực tiếp quyết định chất lượng nguồn nhân lực du lịch chính là công tác đào tạo nguồn nhân lực ngành du lịch. Đây là giải pháp cơ bản nhất và có ý nghĩa lâu dài đối với quá trình phát triển nguồn nhân lực của ngành. Để đào tạo thực sự là phương tiện đắc lực nhất tạo ra nguồn nhân lực du lịch có chất lượng cao đáp ứng yêu cầu phát triển của ngành theo hướng hội nhập quốc tế, ngành du lịch Ninh Bình cần tập trung vào giải quyết một số vấn đề sau:
Một là, phát triển mạng lưới cơ sở đào tạo, bồi dưỡng về du lịch đảm bảo liên kết chặt chẽ và cân đối giữa các bậc đào tạo, ngành nghề đào tạo.
- Sở Văn hoá Thể Thao và du lịch, sở Giáo dục và Đào tạo, sở Lao động Thương binh và xã hội tham mưu cho Ủy ban nhân dân tỉnh cơ cấu lại mạng lưới cơ sở đào tạo du lịch, trong đó một mặt vừa chú trọng mở rộng đào tạo du lịch trình độ Cao đẳng, Đại học tại các cơ sở đào tạo du lịch hiện có, mặt khác mở rộng phát triển đào tạo nghề ở các địa phương trực thuộc tỉnh. Điều này sẽ góp phần đảm bảo phù hợp với sự phát triển và khai thác tiềm năng du lịch của từng địa phương, đáp ứng nhu cầu đào tạo du lịch của toàn xã hội.
- Đầu tư về mọi mặt cho các cơ sở đào tạo chuyên về du lịch hiện có trực thuộc tỉnh làm hạt nhân đào tạo nhân lực ngành du lịch ở tất cả các cấp đào tạo. Bên cạnh đó, cần khuyến khích các trường đào tạo du lịch khác, nhất là các trường văn hóa nghệ thuật, gắn đào tạo văn hóa nghệ thuật với đào tạo du lịch.
- Cuối cùng cần có cơ chế để khuyến khích mở các cơ sở đào tạo du lịch ở các doanh nghiệp, các cơ sở đào tạo ngoài công lập và các cơ sở có vốn đầu tư của nước ngoài theo quy định của pháp luật Việt Nam. Tiếp tục đẩy mạnh đa dạng hoá các loại hình trường, lớp, trung tâm và các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng du lịch trên địa bàn toàn tỉnh.
Hai là, nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ giảng dạy ở các cở sở có đào tạo nhân lực du lịch trong tỉnh.
- Phát triển đội ngũ giáo viên, giảng viên và đào tạo viên du lịch đủ về số lượng, hợp lý về cơ cấu, chuẩn về chất lượng để đáp ứng nhu cầu đào tạo, tăng quy mô và nâng cao chất lượng, hiệu quả đào tạo, bồi dưỡng nhân lực ngành du lịch. Đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ giảng viên và giáo viên cho các cơ sở đào tạo du lịch bằng nhiều hình thức, cả ở trong và ngoài nước; thu hút các công chức, viên chức, các nhà quản lý, các nhà khoa học có trình độ, các doanh nhân, nghệ nhân, chuyên gia, các công nhân kỹ thuật tay nghề bậc cao tham gia đào tạo; tiếp tục đào tạo kỹ năng cho đội ngũ thẩm định viên, giám sát viên, đào tạo viên du lịch và sử dụng hiệu quả đội ngũ này trong đào tạo nhân lực ngành du lịch.
- Đẩy mạnh đào tạo sau đại học về du lịch. Nâng cao trình độ tin học, ngoại ngữ và phương pháp giảng dạy để giảng viên, giáo viên và đào tạo viên du lịch đủ khả năng giảng dạy, tự nghiên cứu, trao đổi chuyên môn trực tiếp với chuyên gia nước ngoài, tham gia hội nghị, hội thảo, diễn đàn quốc tế và học tập, tu nghiệp ở nước ngoài. Thực hiện chế độ bồi dưỡng luân phiên cho giáo viên, giảng viên, đào tạo viên và thẩm định viên du lịch.
Ba là, phát triển chương trình, nội dung đào tạo, bồi dưỡng nhân lực du lịch.
- Xây dựng chương trình đào tạo toàn diện đáp ứng các yêu cầu của ngành và tiêu chuẩn (tập trung vào tiêu chuẩn kỹ năng nghề) phù hợp với các
hệ thống tiêu chuẩn quốc tế tạo để điều kiện cho hội nhập quốc tế về lao động trong du lịch. Quá trình xây dựng chương trình, nội dung đào tạo nên tham khảo các chương trình đào tạo của nước ngoài, tiêu chuẩn kỹ năng nghề của dự án EU, các chương trình đào tạo của các tập đoàn, các chuỗi khách sạn nhằm đảm bảo tính cập nhật và nâng cao.
- Chương trình đào tạo phải đảm bảo tính liên thông lên trình độ cao hơn, tránh học lại những kiến thức kỹ năng mà người học đã được học ở bậc thấp hơn, gây lãng phí và tốn kém cho người học và cho xã hội. Các cơ sở đào tạo cần mạnh dạn nghiên cứu, đề xuất xây dựng các chương trình đào tạo mới cho lĩnh vực nghề nghiệp mới xuất hiện theo sự phát triển ngành.
- Cơ sở giáo dục đại học cần tích cực xây dựng các chương trình liên thông từ trung cấp nghề lên cao đẳng, từ cao đẳng lên đại học. Các cơ sở đào tạo cần có sự hợp tác trong việc thực hiện các chương trình đào tạo liên thông, tạo cơ hội học tập ở trình độ cao hơn cho người học
- Huy động các chuyên gia, giáo viên, cán bộ quản lý đào tạo tại các cơ sở đào tạo cùng sự tham gia của doanh nghiệp phối hợp trong việc xây dựng chương trình đào tạo, nhằm đảm bảo tính thực tiễn, khả dụng và tiên tiến. Đặc biệt phải bảo đảm tính thống nhất trên toàn tỉnh để các cơ sở đào tạo thực hiện một cách đồng bộ.
- Các cơ sở đào tạo và các cơ quan chức năng quản lý về đào tạo nhân lực du lịch của tỉnh cần thường xuyên rà soát nội dung, chương trình đào tạo để cập nhật điều chỉnh phù hợp với yêu cầu của thực tiễn.
Bốn là, tăng cường cơ sở vật chất đặc biệt là cơ sở thực hành cho các cơ sở đào tạo.
- Tăng cường ngân sách nhà nước đầu tư nâng cấp cơ sở vật chất phục vụ đào tạo đặc biệt là các cơ sở thực hành, trong đó ưu tiên đầu tư phát triển cho các cơ sở đào tạo chuyên về du lịch.
- Nâng cấp và đầu tư mới cơ sở vật chất phục vụ dạy và học đặc biệt là cơ sở thực hành cho phù hợp với thực tế nhằm hạn chế tình trạng doanh nghiệp phải đào tạo lại lao động sau khi tuyển dụng. Các cơ sở đào tạo phải đảm bảo đầu tư cơ sở vật chất và thiết bị phục vụ dạy học tối thiểu cho các ngành nghề đào tạo.
- Tạo điều kiện để các cơ sở đào tạo du lịch thành lập cơ sở sản xuất, cơ sở dịch vụ phù hợp ngành nghề đào tạo để học sinh, sinh viên có điều kiện thực hành đồng thời tạo thêm kinh phí đào tạo cho nhà trường.
- Tăng cường hợp tác với doanh nghiệp để sinh viên được thực tập tại doanh nghiệp góp phần giải quyết tình trạng thiếu cơ sở thực hành của các cơ sở đào tạo.
Năm là, có kế hoạch để đào tạo, bồi dưỡng nâng cao kiến thức và trình độ nghiệp vụ của đội ngũ cán bộ nhân viên đang công tác trong ngành thuộc các khu vực Nhà nước, liên doanh và tư nhân.
- Tiếp tục tiến hành điều tra phân loại trình độ nghiệp vụ của toàn bộ cán bộ nhân viên và lao động hiện đang công tác & tham gia hoạt động kinh doanh du lịch trên phạm vi toàn Tỉnh. Kết quả điều tra sẽ cho phép đưa ra một kế hoạch đào tạo cụ thể các cấp trình độ chuyên ngành (bao gồm cả đào tạo lại và đào tạo mới) đáp ứng được yêu cầu phát triển hiện nay của du lịch tỉnh Ninh Bình
- Tiếp tục thực hiện chương trình đào tạo lại (đào tạo bổ túc, tại chức) lao động trong ngành du lịch Ninh Bình ở các cấp trình độ, chuyên ngành khác nhau.
- Khuyến khích đào tạo chính quy về du lịch trình độ đại học và trên đại học về nghiệp vụ du lịch. Đây sẽ là lực lượng cán bộ quản lý nòng cốt góp phần quan trọng vào sự nghiệp đổi mới theo hướng công nghiệp hóa và hiện đại hóa ngành du lịch của Ninh Bình trong tương lai.
- Có kế hoạch cử các cán bộ trẻ có trình độ và các sinh viên có năng lực sang các nước phát triển để đào tạo trình độ đại học và sau đại học cũng như để thực tập nâng cao trình độ nghiệp vụ chuyên ngành du lịch.
- Tăng cường hợp tác trao đổi kinh nghiệm thông qua các chuyến công tác, khảo sát và tham gia hội nghị, hội thảo khoa học ở các nước có ngành du lịch phát triển.
Sáu là, tăng cường huy động và sử dụng hiệu quả các nguồn lực (tài chính, công nghệ, công sức và kinh nghiệm) trong và ngoài nước cho đào tạo nhân lực ngành Du lịch. Đây là nhiệm vụ tạo kinh phí, kinh nghiệm và công nghệ cho công tác đào tạo, bồi dưỡng nhân lực du lịch, được thực hiện thông qua việc:
- Rà soát, sửa đổi và bổ sung chính sách, cơ chế xã hội hóa phát triển nhân lực ngành du lịch: Tổ chức thực hiện các văn bản đã ban hành và tiến hành rà soát, xây dựng, sửa đổi, bổ sung, ban hành các chính sách xã hội hoá công tác đào tạo nhân lực ngành du lịch theo nhu cầu xã hội và tạo điều kiện cho những người có nhu cầu học tập về du lịch có thể tiếp cận và hưởng thụ được dịch vụ mà hệ thống đào tạo, bồi dưỡng du lịch cung cấp.
- Khuyến khích các cơ sở đào tạo du lịch và cơ sở nghiên cứu có đào tạo du lịch lập cơ sở sản xuất, cơ sở dịch vụ trên địa bàn tỉnh phù hợp ngành nghề đào tạo để học sinh thực hành và tạo thêm kinh phí đào tạo. Bên cạnh đó, cần có cơ chế để tạo điều kiện cho các thành phần trong xã hội có thể tham gia phát triển nhân lực ngành du lịch, đóng góp xây dựng cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy và học, góp ý kiến cho các chủ trương, chính sách, chương trình, kế hoạch đào tạo nhân lực ngành du lịch, các tiêu chuẩn kỹ năng, nội dung chương trình đào tạo, cơ cấu trình độ đào tạo về du lịch - Phát huy vai trò và nâng cao trách nhiệm của doanh nghiệp du lịch trong hoạt động đào tạo: Thu hút doanh nghiệp tham gia vào xây dựng tiêu chuẩn kỹ năng nghề và
chương trình, giáo trình đào tạo du lịch; tạo cơ sở kiến tập, thực tập cho học sinh và sinh viên; hỗ trợ kinh phí cho người học, tiếp nhận sinh viên đến thực tập và tiếp nhận học sinh tốt nghiệp vào làm việc. Chú trọng phát triển các cơ sở đào tạo nhân lực du lịch trong các doanh nghiệp.
- Tập trung và sử dụng có hiệu quả kiến thức và kinh nghiệm của các nhà khoa học đầu ngành trong nước, của người Việt Nam ở nước ngoài và người nước ngoài để phục vụ công tác phát triển nguồn nhân lực du lịch.
- Tiếp tục đẩy mạnh hợp tác quốc tế để thu hút vốn đầu tư và công nghệ tiên tiến nước ngoài phục vụ phát triển nguồn nhân lực du lịch. Nghiên cứu lập danh mục dự án phát triển nguồn nhân lực du lịch để huy động hỗ trợ phát triển chính thức nước ngoài (ODA), đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) và các hình thức đầu tư khác phục vụ phát triển nguồn nhân lực du lịch.
3.2.3. Nhóm giải pháp thứ ba: Các giải pháp hỗ trợ tăng cường sự liên kết
3.2.3.1. Tăng cường sự liên kết và tính chủ động của các bên có liên quan đến hoạt động đào tạo, bồi dưỡng
Để công tác đào tạo bồi dưỡng đạt hiệu quả cao cần có sự liên kết của các bên có liên quan là Nhà nước – Nhà trường và Nhà sử dụng lao động (các doanh nghiệp và cơ sở kinh doanh du lịch) và người lao động.
- Nhà nước ban hành hệ thống văn bản pháp luật liên quan, tạo hành lang pháp lý hỗ trợ công tác đào tạo bồi dưỡng; hoàn thiện tổ chức liên quan đến công tác quản lý nhà nước về đạo tạo du lịch từ Trung ương đến địa phương; đầu tư cơ sở vật chất cho các cơ sở đào tạo du lịch; ban hành các tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp để định hướng cho công tác đào tạo bồi dưỡng nguồn nhân lực ngành Du lịch.
Tăng cường sự phối hợp giữa các sở, ban ngành địa phương đặc biệt là sự phối hợp giữa Sở LĐ,TB&XH, Sở VH,TT&DL và Nhà trường; tranh thủ