Cơ Cấu Lđ Theo Trình Độ Ngoại Ngữ Tháng 3 Năm 2014


thành thạo tối thiểu một ngoại ngữ.


Chứng chỉ A Chứng chỉ B Chứng chỉ C ĐH -CĐ

Chưa qua đào tạo

26.7 23.8





25.2 7.9

16.4


Biểu đồ 2.6: Cơ cấu LĐ theo trình độ ngoại ngữ tháng 3 năm 2014

Đơn vị: %

Nguồn: Số liệu điều tra thực tế tháng 3 – 2014 tại sở VH-TT&DL tỉnh

Ninh Bình.

Qua số liệu điều tra thực tế cho thấy, số LĐ có trình độ ngoại ngữ chiếm tỷ lệ tương đối cao. Số LĐ có chứng chỉ A về ngoại ngữ là 26,7%, chứng chỉ B là 23,8%, chứng chỉ C chiếm 16,4%. Tuy nhiên, với thực trạng về trình độ ngoại ngữ của NNL DL Ninh Bình hiện nay vẫn chưa tương xứng với hoạt động DL cũng như tiềm năng DL của tỉnh. Số LĐ chưa qua ĐT về ngoại ngữ chiếm tới 25,2%, trình độ ngoại ngữ ĐH – CĐ chỉ chiếm 7,9%. Trong khi đó, cơ cấu về ngôn ngữ lại chưa hợp lý, khách DL quốc tế tới Ninh Bình ngày càng đa dạng, đến từ nhiều quốc gia khác nhau, nhưng ngoại ngữ của LĐ DL Ninh Bình chủ yếu là tiếng Anh, tiếng Trung, tiếng Nhật và tiếng Hàn. Đây là một hạn chế về trình độ ngoại ngữ của LĐ trực tiếp trong ngành DL của tỉnh.

* Cơ cấu lao động theo vị trí công tác


Bảng 2.8: Cơ cấu LĐ theo vị trí công tác và cấp ĐT tháng 3 – năm 2014

Đơn vị: %



Vị trí công tác

Cấp ĐT tháng 3 năm 2014


Tổng

Không

đào tạo

Nghề

ngắn hạn

cấp

Trung

cấp

ĐH -

Trên

ĐH

Quản lý kinh tế

Lãnh đạo



7,5

26,7

65,8

0,0

100,0

Quản đốc



24,0

37.2

38,8


100,0

Nhân viên

7,2


39,4

26,8

26,6


100,0

Nghiệp vụ kỹ thuật

Lãnh đạo



5,0

45,0

40,0


100,0

Quản đốc

20,0

4,0

8,0

32,0

36,0


100,0

Nhân viên

36,7

12,8

18,3

23,9

8,3


100,0

Nghiệp vụ DL

Lãnh đạo



10,7

34,7

54,6


100,0

Quản đốc

19,5

9,8

19,1

24,7

26,9


100,0

Nhân viên

23,0

8,2

15,5

29,1

24,2


100,0

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 147 trang tài liệu này.

Phát triển nguồn nhân lực ngành du lịch tỉnh Ninh Bình - 12

Nguồn: Số liệu điều tra thực tế tháng 3 – 2014 tại sở VH-TT&DL tỉnh Ninh

Bình.

Theo bảng số liệu điều tra cho thấy, LĐ trực tiếp (nhân viên) không qua ĐT còn chiếm tỷ trọng lớn (nhân viên kỹ thuật chiếm 36,7%, nhân viên nghiệp vụ DL chiếm 23,0%), thậm chí vị trí quản đốc (tổ trưởng nghiệp vụ) vẫn chiếm tỷ lệ LĐ không qua đào tạo: quản đốc nghiệp vụ kỹ thuật chiếm 20,0%, quản đốc nghiệp vụ DL chiếm 19,5%. Về vị trí lãnh đạo chuyên môn, trình độ nghề nghiệp được ĐT đạt kết quả chưa cao, chỉ chiếm tỷ lệ 40 – 66%. Đặc biệt, vị trí lãnh đạo (phó phòng, trưởng phòng trở lên) về nghiệp vụ kỹ thuật chỉ đạt 40,0%, vị trí lãnh đạo nghiệp vụ DL chỉ đạt 54,6% LĐ được ĐT cấp ĐH.

Đội ngũ công nhân kỹ thuật có tay nghề cao và kinh nghiệm hiện nay còn rất hạn chế dẫn đến năng suất, chất lượng sản phẩm dịch vụ của các đơn vị thấp, phần lớn các đơn vị chưa xây dựng được uy tín và thương hiệu cho mình.


Vì vậy, tỉnh cần phối hợp chặt chẽ với các đơn vị kinh doanh DL trong việc xây dựng và triển khai kế hoạch ĐT nhân lực, đặc biệt quan tâm ĐT nâng cao năng lực quản lý, điều hành cho đội ngũ lãnh đạo các DN vừa và nhỏ, vì đội ngũ này hiện đang rất thiếu và yếu, không đáp ứng được yêu cầu phát triển KT – XH của tỉnh trong xu thế hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng.

Tóm lại, qua đánh giá thực trạng về nguồn nhân lực ngành du lịch Ninh Bình thời gian vừa qua có thể nhận thấy, nguồn nhân lực ngành du lịch đã có sự phát triển đáng kể về cả số lượng và chất lượng nhưng vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển của ngành ở hiện tại cũng như tương lai. Có một thực tế là, hầu hết các doanh nghiệp có quy mô nhỏ, đặc biệt là ở lĩnh vực lưu trú và kinh doanh ăn uống, đều đánh giá các tiêu chí về chất lượng lao động ở mức cao, mặc dù lao động chưa qua đào tạo tập trung chủ yếu ở các doanh nghiệp này. Nguyên nhân là do tính chất công việc ở một số bộ phận đơn giản, chỉ cần lao động phổ thông cũng đảm nhận được nên đa số các chủ doanh nghiệp ở nhóm này hài lòng với chất lượng nguồn nhân lực hiện có. Đây chính là một yếu tố cản trở và hạn chế các doanh nghiệp tăng cường chất lượng nhân lực của mình nói riêng và sẽ trực tiếp ảnh hưởng đến chất lượng nguồn nhân lực của toàn ngành du lịch nói chung, bởi vì các doanh nghiệp nhỏ chiếm tỷ lệ tương đối lớn trong hệ thống kinh doanh du lịch của tỉnh.

2.2.2. Thực trạng phát triển nguồn nhân lực ngành Du lịch tỉnh Ninh Bình

Những năm gần đây, tốc độ phát triển của ngành du lịch Ninh Bình là khá cao, điều này đòi hỏi lượng và chất nguồn nhân lực phục vụ ngành du lịch tỉnh phải tăng theo. Nhưng thực tế, số lượng các cơ sở đào tạo ở cả 3 cấp đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp về du lịch ở Ninh Bình và các tỉnh lân cận còn ít, tập trung chủ yếu ở Hà Nội như: Trường ĐH Kinh tế quốc dân, Trường ĐH Thương Mại, trường ĐH Mở, Trường ĐH Văn Hóa, trường ĐH Khoa học xã hội và Nhân văn, Trường Cao đẳng du lịch Hà Nội, Trường ĐH


Hồng Đức, Trường ĐH dân lập Lương Thế Vinh… Các cơ sở này đào tạo các chuyên ngành về du lịch với đủ các cấp học từ sơ cấp đến đại học, là nguồn cung lao động du lịch dồi dào có uy tín. Hàng năm, ngành du lịch Ninh Bình cũng đã phối hợp với các cơ sở đào tạo lớn như khoa Du lịch của Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Hà Nội, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân, trường Cao đẳng du lịch Hà Nội, Viện nghiên cứu phát triển du lịch... tổ chức các lớp tập huấn nghiệp vụ du lịch, hướng dẫn viên, thuyết minh viên, các lớp tập huấn marketing và xúc tiến du lịch, các lớp ngoại ngữ tiếng Anh, tiếng Trung, tiếng Pháp; tổ chức các cuộc thi nấu ăn, thi hướng dẫn viên, thuyết minh viên, lễ tân,… cho nhân viên, cán bộ quản lý ở các ban quản lý, các khu, điểm du lịch, các nhà hàng, khách sạn trên địa bàn tỉnh.

Hiện nay, trên địa bàn tỉnh Ninh Bình có nhiều cơ sở đào tạo các chuyên ngành liên quan đến du lịch, tiêu biểu là trường Đại học Hoa Lư. Nhận thức được du lịch là một trong những ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh, lại được sự quan tâm chỉ đạo của Tỉnh ủy Ninh Bình, Trường Đại học Hoa Lư đã mở mã ngành Việt Nam học theo hướng văn hóa – du lịch nhằm đào tạo, đáp ứng nhu cầu nhân lực du lịch cho tỉnh. Hiện nay, trường Đại học Hoa Lư đã tổ chức tuyển sinh, đào tạo ngành Việt Nam học hệ Đại học và cao đẳng. Tính đến hết năm 2012, trường đã đào tạo hơn 400 sinh viên ngành Việt Nam học (chương trình Văn hóa – Du lịch). Đây là nguồn lao động có trình độ chuyên môn phù hợp với loại hình du lịch văn hóa.

Đặc biệt, từ năm 2008 đến nay, thực hiện kế hoạch số 45/KH-UBND ngày 17 tháng 12 năm 2008 của UBND tỉnh Ninh Bình về “đào tạo nguồn nhân lực cho các cơ sở lưu trú trên địa bàn tỉnh, giai đoạn 2009-2015”, Trường Đại học Hoa Lư đã phối hợp với trường Cao đẳng Du lịch Hà Nội tổ


chức đào tạo các khóa Trung cấp du lịch giai đoạn I (2009-2012) cho khoảng 1000 sinh viên với tổng kinh phí dự kiến là 8,9 tỷ đồng. Trong đó, ngoài hỗ trợ về kinh phí đầu tư trang thiết bị cho 3 phòng học thực hành, tỉnh còn hỗ trợ học phí cho mỗi sinh viên là 7 triệu đồng. Các chuyên ngành được đào tạo gồm chuyên ngành quản trị kinh doanh khách sạn, chế biến và nhà hàng. Mặc dù, được sự hỗ trợ về cơ sở vật chất kỹ thuật, học viên khi tham gia khóa học được hỗ trợ học phí, song thực tế, trong thời gian qua chỉ đào tạo được 335 lao động nghề trung cấp du lịch, đạt 33% mục tiêu đề ra.

Bảng 2.9: Số lượng sinh viên tốt nghiệp hệ trung cấp du lịch tại trường ĐH Hoa Lư giai đoạn từ năm 2007 – 2012

Đơn vị: Người


Chuyên ngành


Khoá


Khách sạn


Chế biến


Nhà hàng

Du lịch 1

69

85

29

Du lịch 2

24

36

0

Du lịch 3

20

30

0

Du lịch 4

16

26

0

Tổng

129

177

29

Nguồn: Khoa Giáo dục thường xuyên, trường ĐH Hoa Lư, năm 2012.

Bảng 2.10: Số lượng sinh viên tốt nghiệp ngành Việt Nam học của trường ĐH Hoa Lư

Đơn vị: Người



Năm

Trình độ

Cao đẳng

Đại học

2010

38

0

2011

44

0

2012

32

51

Tổng

114

51

Nguồn: Khoa Xã hội – Du lịch, Trường ĐH Hoa Lư, năm 2012.


Ngoài hình thức đào tạo chính quy, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch phối hợp với các trường đại học lớn trong nước như trường Đại học Kinh tế quốc dân, Trường Cao đẳng Du lịch mở nhiều lớp bồi dưỡng nghiệp vụ du lịch cho hàng nghìn người tham gia làm du lịch tại các khu, điểm du lịch, nâng cao năng lực, chuẩn hóa đội ngũ hướng dẫn viên, thuyết minh viên trên địa bàn. Đối với những lao động tham gia làm du lịch ở các địa phương nơi có các di tích, danh lam thắng cảnh, ngành du lịch mở các lớp bồi dưỡng kiến thức du lịch cộng đồng nhằm nâng cao nhận thức cộng đồng về phát triển du lịch từ đó nâng cao chất lượng dịch vụ.

2.3. Đánh giá chung về phát triển nguồn nhân lực ngành du lịch tỉnh Ninh Bình

2.3.1. Những thành tựu và các yếu tố

2.3.1.1. Thành tựu

- Nhìn chung, nguồn nhân lực ngành du lịch tỉnh Ninh Bình trong những năm qua có sự tăng trưởng cả về số lượng và chất lượng. Cơ cấu nguồn nhân lực du lịch chuyển biến theo chiều hướng tích cực, độ tuổi nhân lực trẻ, trình độ học vấn, trình độ chuyên môn ngày càng cao... đặc biệt, là sự tăng trưởng của lực lượng lao động trực tiếp như lao động nhà hàng, khách sạn… đã phần nào đáp ứng được nhu cầu sử dụng của các doanh nghiệp du lịch và yêu cầu phát triển ngành.

- Công tác đào tạo được tăng cường kể cả về quy mô, chất lượng và năng lực đào tạo. Loại hình đào tạo đa dạng như: chính quy, tại chức; ngắn hạn, dài hạn... Các cơ sở đào tạo đã có cơ sở vật chất kỹ thuật hiện đại, đội ngũ giáo viên được đào tạo bài bản, chương trình giáo trình được chuẩn hoá, tiệm cần dần với tiêu chuẩn của các nước có ngành Du lịch phát triển.

- Công tác quản lý nhà nước đối với phát triển nguồn nhân lực ngành Du lịch được củng cố. Tổ chức bộ máy quản lý nhà nước đối với phát triển


nguồn nhân lực ngành Du lịch được kiện toàn; các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý nguồn nhân lực, giáo dục và đào tạo, đạo tạo nghề được cụ thể hoá một bước vào ngành Du lịch; bước đầu tổ chức điều tra thu thập thông tin nhân lực ngành Du lịch.

2.3.1.2. Các yếu tố góp phần tạo nên thành tựu

- Sự quan tâm, lãnh đạo, chỉ đạo của chính quyền các cấp đối với ngành du lịch. Ngành Du lịch Ninh Bình phát triển mạnh mẽ đã thu hút một lượng lớn lao động với những đòi hỏi tương đối cao về trình độ đào tạo, trình độ chuyên môn.

- Công tác đào tạo du lịch được các cấp, các ngành quan tâm hơn, lực lượng giảng viên, giáo viên đã chủ động cập nhật kiến thức mới để nâng cao năng lực giảng dạy; nhiều doanh nghiệp đã chủ động đặt hàng cơ sở đào tạo, giúp cho công tác đào tạo du lịch tiệm cận với nhu cầu xã hội. Sự đầu tư của nhà nước cho các cơ sở đào tạo du lịch trong giai đoạn trước đã bắt đầu phát huy hiệu quả.

- Công tác quản lý nhà nước đối với phát triển nguồn nhân lực ngành Du lịch được tăng cường, đội ngũ làm công tác quản lý phát triển nguồn nhân lực ngành Du lịch trong các cơ quan quản lý đang dần được bổ sung và nâng cao chất lượng và chuẩn hoá; hệ thống các chính sách phát triển nguồn nhân lực ngành Du lịch dần được hoàn thiện, tạo hành lang pháp lý thuận lợi cho phát triển nguồn nhân lực ngành Du lịch.

2.3.2. Những hạn chế và nguyên nhân

2.3.2.1. Hạn chế

- Về qui mô và chất lượng nguồn nhân lực du lịch

Du lịch tăng trưởng đã tạo ra nhiều việc làm mới cho xã hội. Tuy nhiên, số lượng lao động trong các lĩnh vực kinh doanh du lịch không ổn định. Số


lượng lao động nhiều nhất vào thời điểm các tháng đầu năm khi khách du lịch đến với Ninh Bình tham gia du lịch lễ hội và du lịch tôn giáo.

Đáng chú ý là qua phỏng vấn 200 khách nội địa tại các điểm du lịch trên địa bàn tỉnh Ninh Bình về trình độ lao động cho thấy: có tới 65% khách đánh giá trình độ của nhân viên du lịch ở Ninh Bình là chưa chuyên nghiệp; 32% khách đánh giá là chuyên nghiệp và chỉ có 6% khách đánh giá là rất chuyên nghiệp. Như vậy trình độ lao động du lịch Ninh Bình vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu của khách du lịch nội địa.


Rất chuyên nghiệp Chuyên nghiệp

3%

Chưa chuyên nghiệp

32%

65%

Biểu đồ 2.7: Đánh giá của khách nội địa về trình độ lao động du lịch Ninh Bình

Đơn vị: %

Nguồn: Nghiên cứu, đề xuất một số giải pháp phát triển du lịch văn hóa ở

Ninh Bình đến năm 2020.

Bên cạnh đó 100 khách du lịch quốc tế được hỏi về chất lượng nhân lực du lịch Ninh Bình cũng có đánh giá như sau:

Xem tất cả 147 trang.

Ngày đăng: 11/08/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí