Xây Dựng Cơ Chế Thu Hút Nhân Tài, Đãi Ngộ Và Sử Dụng Lao Động Du Lịch


chương trình hỗ trợ đào tạo nghề cho người lao động nông thôn” của các Sở LĐ,TB&XH để hỗ trợ đào tạo nghề cho người địa phương.

- Các cơ sở đào tạo du lịch cần rà soát, chỉnh sửa, bổ sung chương trình, giáo trình đào tạo, phương pháp giảng dạy để đào tạo đáp ứng được nhu cầu của xã hội về đào tạo nhân lực ngành Du lịch . Tăng cường số lượng giáo viên cơ hữu của mỗi cơ sở, ký hợp đồng giảng dạy với các giáo viên kiêm nhiệm là những người công tác lâu năm trong ngành Du lịch, có nhiều kinh

nghiệm quản lý hoặc trình độ tay nghề cao; tăng thời lượng thực hành và nghiên cứu xử lý tình huống; tăng cường chất lượng của đội ngũ giáo viên, giảng viên.

- Nâng cao tính chủ động của doanh nghiệp trong chiến lược tuyển chọn và đào tạo, bồi dưỡng nhân viên. Khuyến khích các doanh nghiệp đẩy mạnh loại hình đào tạo qua công việc. Doanh nghiệp cần vào cuộc, bắt tay với các cơ sở đào tạo, đặt hàng cho các cơ sở đào tạo, cử những lao động giỏi của mình tham gia giảng dạy trực tiếp các khoá đào tạo bồi dưỡng; góp ý cho các cơ sở đao tạo bổ sung, chỉnh sửa chương trình giáo trình đào tạo, bồi dưỡng du lịch.

Các doanh nghiệp cần phải xây dựng qui trình công nghệ chuẩn hoặc xây dựng chất lượng dịch vụ theo tiêu chuẩn ISO. Trên cơ sở đó, mọi người lao động, mọi bộ phận phải được học tập, bồi dưỡng và thực hiện theo qui trình. Do đó,công tác đào tạo, bồi dưỡng nhân viên phải là nhiệm vụ thường xuyên của doanh nghiệp

Tăng cường sự liên kết, hợp tác với các cơ sở đào tạo nhằm phát triển mô hình đào tạo tại các doanh nghiệp theo đơn đặt hàng. Đây là mô hình đào tạo rất tiết kiệm và hiệu quả.


Mở rộng quan hệ và gắn bó với các tổ chức, hiệp hội, tập đoàn khách sạn sẽ tạo được cơ hội đào tạo, học hỏi cho đội ngũ nhân viên của doanh nghiệp mình. Đồng thời, thu hút và tuyển chọn được các nhân viên giỏi.

Liên kết chặt chẽ với các trường nghề, cao đẳng, đại học đào tạo về du lịch nhằm thu hút các học viên, sinh viên giỏi thông qua các chương trình nhận sinh viên thực tập, cấp học bổng tài năng trẻ… nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 147 trang tài liệu này.

- Người lao động cần có ý thức và được khuyến khích tự nâng cao trình độ đào tạo cho mình thông qua việc tạo điều kiện về thời gian và những phần thưởng tương xứng.

3.2.3.2. Xã hội hoá hoạt động đào tạo bồi dưỡng

Phát triển nguồn nhân lực ngành du lịch tỉnh Ninh Bình - 16

Xã hội hoá hoạt động đào tạo bồi dưỡng nhân lực ngành Du lịch không là một giải pháp ngắn hạn trong lúc ngân sách nhà nước dành cho giáo dục còn hạn hẹp mà là một giải pháp lâu dài, mang tính chiến lược. Xã hội hoá hoạt động đào tạo bồi dưỡng nhân lực ngành Du lịch nhằm đến thực hiện công bằng xã hội trong giáo dục, nhằm làm cho không chỉ thế hệ trẻ mà là mọi người dân được hưởng các quyền lợi mà giáo dục đem đến đồng thời khuyến khích và tạo điều kiện cho mọi người dân, mọi tổ chức chính trị - kinh tế - văn hoá - xã hội phát huy cao nhất trách nhiệm và năng lực của mình đóng góp cho cho sự nghiệp giáo dục. Xã hội hoá hoạt động đào tạo bồi dưỡng nhân lực ngành Du lịch còn nhằm đến mục tiêu xây dựng xã hội học

tập trên đất nước, hình thành thói quen học suốt đời trong từng người dù là trí

thứ c hay lao đôn

g chân ta y, dù trẻ hay cao tuổi. Xã hội hoá hoạt động đào tạo

bồi dưỡng nhân lực ngành Du lịch Ninh Bình nhằm huy động mọi nguồn lực cho hoạt động giáo dục đào tạo, nâng cao chất lượng giáo dục đào tạo. Xã hội

hoá hoạt động đào tạo bồi dưỡng với nôi

dung phong phú:


Một là, đa dạng hoá các hình thức đào tạo: Mở trường ngoài công lập ở các cấp học bậc học. Ngoài trường công lập ra, còn có thể mở các trường tư thục (do một cá nhân đứng ra mở trường, đầu tư cho trường hoạt động) hay dân lập (do một nhóm công dân hay do tổ chức trong hoặc ngoài nước hoặc cùng kết hợp với nhau đứng ra mở trường và đầu tư cho trường hoạt động).

Hai là, các cơ sở đào tạo theo phương thức không chính quy như các trường bổ túc văn hoá, các trung tâm giáo dục ngoài giờ như trung tâm ngoại ngữ, tin học, dạy nghề… Tất cả hợp thành một mạng lưới các cơ sở giáo dục đào tạo chuyên và không chuyên rất đa dạng về hình thức và nội dung học tập để người học các lứa tuổi có thể chọn lựa cho phù hợp với hoàn cảnh của

mình.

Ba là, khuyến khích người có trình đô ̣tham gia viết sách giáo khoa , tài

liêu

tâp

huấn , tham gia giảng day

theo hình thứ c chính quy và không chính

quy…

Bốn là, liên kết với các trường nước ngoài trong công tác đào tạo, mời

chuyên gia giáo dục nước ngoài đến giảng dạy hay quản lý trường, tham gia thiết kế chương trình, sách giáo khoa. Mời người ngoài ngành giáo dục đến tham gia giảng dạy trong trường, trong trung tâm.

Năm là, Nhà nước khuyến khích bằng chính sách tài chính đối với các cá nhân và tổ chức có hoạt động trong lĩnh vực giáo dục như giao đất làm trường, không thu tiền sử dụng đất, miễn đóng thuế giá trị gia tăng, ưu đãi thuế suất, ưu đãi tín dụng. Nhà nước cho người đi học được vay tiền trong thời gian đi học…

3.2.3.3. Xây dựng cơ chế thu hút nhân tài, đãi ngộ và sử dụng lao động du lịch


Mục đích của giải pháp này là nhằm thu hút được đội ngũ lao động du lịch có chất lượng và sử dụng có hiệu quả lực lượng lao động của ngành. Để thực hiện giải pháp này ngành du lịch cần tập trung giải quyết các vấn đề sau :

Một là, xây dựng cơ cấu tổ chức doanh nghiệp phù hợp nhằm tổ chức và quản lý lao động một cách chặt chẽ, củng cố bộ phận quản lý nhân sự của doanh nghiệp. Hoàn thiện quy trình phục vụ tuỳ theo đặc điểm kinh doanh nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ và sử dụng lao động một cách có hiệu quả. Phát triển các chương trình nhân sự như chương trình định hướng công việc và phát triển nhân viên mới, chương trình đào tạo bồi dưỡng phát triển đội ngũ nhân viên, chương trình đề bạt, thăng tiến; hệ thống nội quy lao động

Hai là, hoàn thiện công tác tuyển dụng: Các doanh nghiệp cần dựa trên cơ sở các qui chế, chính sách về tuyển dụng lao động, qui định về tiêu chuẩn nhân viên của nhà nước, của ngành để xây dựng các qui định, chính sách và tiêu chuẩn tuyển dụng phù hợp với điều kiện thực tế của doanh nghiệp. Mỗi bộ phận trong doanh nghiệp cần hoạch định cho mình kế hoạch tuyển dụng kèm theo tiêu chuẩn cụ thể về trình độ, kinh nghiệm, ngoại ngữ, sức khoẻ, độ tuổi và hình thức. Mọi thông tin tuyển dụng, chế độ ưu tiên… cần được thông báo công khai trên phương tiện thông tin đại chúng. Quá trình thi tuyển phải được giám sát chặt chẽ và bảo đảm tính công bằng.

Ba là, cải thiện điều kiện lao động và nâng cao chất lượng môi trường làm việc trong doanh nghiệp du lịch :

- Hoàn thiện công tác tổ chức phục vụ nơi làm việc theo yêu cầu của công việc, tạo ra môi trường thuận lợi về tâm sinh lý cho người lao động.

- Tạo ra bầu không khí dân chủ, tương trợ giúp đỡ lẫn nhau giữa những người quản lý, lãnh đạo với người lao động, giữa những người lao động với nhau để người lao động cảm nhận được sự tôn trọng và phát huy hết mọi tiềm năng của mình.


- Xây dựng môi trường văn hoá doanh nghiệp, tạo ra những dấu ấn đặc trưng cho doanh nghiệp như tính dân chủ, ý thức tập thể, sự quan tâm và có ý thức trách nhiệm với nhau trong công việc. Điều đó vừa góp phần nâng cao chất lượng phục vụ và ý thức trách nhiệm của người lao động.

- Thường xuyên tổ chức kiểm tra sức khoẻ, có kế hoạch chăm sóc sức khoẻ cho nhân viên. Việc làm này sẽ giúp cho nhân viên có một sức khoẻ tốt để họ tận tình với công việc và cảm thấy doanh nghiệp quan tâm nhiều đến mình.

Bốn là, hoàn thiện chế độ đãi ngộ, đánh giá và khen thưởng người lao động trên cơ sở giải quyết mối quan hệ giữa lợi ích của doanh nghiệp, lợi ích người lao động và lợi ích của xã hội. Nghiên cứu áp dụng các hình thức trả lương khoán một cách thích hợp, sử dụng hệ số lương theo thâm niên trong quá trình tính lương để khuyến khích người lao động gắn bó lâu dài với doanh nghiệp. Áp dụng hình thức thưởng và đãi ngộ phù hợp với đặc điểm và điều kiện kinh doanh của doanh nghiệp như : thưởng đối với những nhân viên cung cấp đươc các dịch vụ có chất lượng cho khách hàng như được khách hàng khen ngợi; thưởng cuối năm, thưởng hoàn thành vượt kế hoạch, thưởng sáng kiến…

Năm là, nâng cao công tác đào tạo, bồi dưỡng nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực. Khuyến khích các nhân viên học thêm để nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, ngoại ngữ bằng cách hỗ trợ kinh phí và tạo điều kiện về thời gian. Mở các lớp đào tạo nâng cao tay nghề, nâng bậc, nâng cao ngoại ngữ ngay tại doanh nghiệp. Có kế hoạch tuyển chọn, cử các cán bộ trẻ đi học tập tại các cơ sở đào tạo chuyên ngành du lịch ở trong và ngoài nước để sử dụng trong lâu dài và có những chính sách đãi ngộ hợp lý đối với lực lượng lao động này.


Sáu là, xây dựng chính sách thu hút và giữ chân nguồn nhân lực du lịch có trình độ cao được đào tạo tại các cơ sở đào tạo uy tín ở trong nước hoặc nước ngoài, đặc biệt là các chuyên gia giỏi trong các lĩnh vực đào tạo, hoạch định chính sách, nghiên cứu và phát triển ngành du lịch.


Tóm tắt chương 3


Chương 3 xác định quan điểm, phương hướng, mục tiêu phát triển nguồn nhân lực du lịch Ninh Bình. Đây chính là các căn cứ để để đề xuất các giải pháp phát triển nguồn nhân lực ngành du lịch của tỉnh Ninh Bình trong thời gian tới (đến năm 2020).

Có 3 nhóm giải pháp chủ yếu để phát triển nguồn nhân lực du lịch Ninh Bình thời gian tới bao gồm : 1) Tăng cường quản lý nhà nước đối với phát triển nguồn nhân lực ngành du lịch. 2) Nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực ngành Du lịch. 3) Các giải pháp hỗ trợ tăng cường sự liên kết


KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

1. Kết luận

Nguồn nhân lực luôn giữ vai trò quyết định đối với mọi quá trình phát triển, điều này lại càng quan trọng đối với ngành Du lịch do bản chất của du lịch là một ngành kinh tế dịch vụ, quá trình sản xuất và tiêu thụ sản phẩm dịch vụ diễn ra đồng thời nên chất lượng của sản phẩm và dịch vụ du lịch phụ thuộc rất nhiều vào chất lượng của nguồn nhân lực.

Ninh Bình là một trong những trung tâm du lịch của cả nước, có nguồn tài nguyên đa dạng, phong phú để phát triển các loại hình du lịch. Trong những năm qua, ngành du lịch Ninh Bình có sự phát triển vượt bậc, đã có những đóng góp tích cực vào sự phát triển kinh tế bền vững của tỉnh. Tuy nhiên, thực tế cho thấy ngành du lịch Ninh Bình thời gian qua vẫn chưa khai thác thác hiệu quả những tiềm năng, thế mạnh của mình. Nguyên nhân có nhiều, song nguyên nhân chính phải kể đến là nguồn nhân lực phục vụ du lịch còn hạn chế cả về số lượng lẫn chất lượng, đây cũng là thách thức không nhỏ đối với sự phát triển du lịch của tỉnh. Để đưa du lịch thực sự trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, và phát triển theo đúng mục tiêu đã đề ra, Ninh Bình cần tập trung nhiều giải pháp mang tính đột phá, trong đó phát triển nguồn nhân lực du lịch là một giải pháp quan trọng.

Với mục tiêu đã đề ra, qua nghiên cứu, phân tích, đánh giá và tổng hợp luận văn đã làm sáng tỏ được một số vấn đề lý luận và thực tiễn về phát triển nguồn nhân lực ngành du lịch tỉnh Ninh Bình như sau :

Một là, hệ thống hoá và phân tích rõ một số cơ sở lý luận về nguồn nhân lực, phát triển nguồn nhân lực và các nội dung của phát triển nguồn nhân lực. Đồng thời trình bày các điểm đặc trưng của nguồn nhân lực ngành du lịch, vai trò của nguồn nhân lực đối với phát triển ngành du lịch và nhu cầu phát triển nguồn nhân lực ngành du lịch trong giai đoạn sắp tới. Nghiên cứu


thực tiễn phát triển nguồn nhân lực của một số quốc gia về phát triển nguồn nhân lực, từ đó rút ra một số bài học kinh nghiệm cần thiết ngành du lịch Ninh Bình.

Hai là, luận văn đã đi sâu phân tích thực trạng phát triển nhân lực ngành du lịch trên các mặt số lượng, cơ cấu, chất lượng nguồn nhân lực; công tác đào tạo, bồi dưỡng nhân lực và công tác quản lý nhà nước về phát triển nguồn nhân lực ngành du lịch của tỉnh Ninh Bình trong giai đoạn 2008-2012. Kết quả nghiên cứu cho thấy, trong thời gian qua, nguồn nhân lực ngành du lịch Ninh Bình không ngừng tăng lên cả về số lượng lẫn chất lượng. Số lượng lao động làm việc trong ngành du lịch tăng đều qua các năm, tỷ lệ lao động được đào tạo mới, tỷ lệ lao động được đào tạo lại, lao động có kinh nghiệm nghề nghiệp, có trình độ ngoại ngữ có xu hướng tăng. Hệ thống các cơ sở đào tạo nhân lực ngành du lịch đã có sự phát triển nhanh chóng với cơ cấu đa dạng về cấp đào tạo và ngành nghề đào tạo. Tuy nhiên, việc phát triển nguồn nhân lực cho ngành du lịch thời gian qua chưa như mong muốn, còn có sự thiếu hụt lao động có trình độ chuyên môn, trình độ ngoại ngữ, văn hóa, kỹ năng giao tiếp. Sự phát triển nhanh và thiếu quy hoạch của các cơ sở kinh doanh du lịch dẫn đến việc không đáp ứng kịp của thị trường lao động. Công tác đào tạo nguồn nhân lực còn nhiều bất cập, đội ngũ giáo viên thiếu cả về số lượng lẫn chất lượng, chưa huy động được doanh nghiệp tham gia vào công tác đào tạo, chưa có sự phối hợp giữa doanh nghiệp và cơ sở đào tạo trong công tác đào tạo nhân lực cho ngành. Học nghề vẫn chưa vượt qua được tâm lý xã hội về khoa cử, bằng cấp. Nhận thức của xã hội, của các cơ quan, ban ngành, các doanh nghiệp về tầm quan trọng của việc phát triển nguồn nhân lực ngành du lịch vẫn còn hạn chế.

Ba là, luận văn đã đánh giá điểm yếu, thách thức đối với phát triển nguồn nhân lực du lịch Ninh Bình; dự báo nhân lực và đề xuất các quan điểm,

Xem tất cả 147 trang.

Ngày đăng: 11/08/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí