Cơ Cấu Lao Động Trong Ngành Du Lịch Tp Phân Theo Giới Tính Và Độ Tuổi

37


Qua bảng thống kê cho thấy, số lượng lao động trong ngành du lịch TP tăng hàng năm, tăng nhanh trong giai đoạn từ năm 2014 – 2016. Từ năm 2005 đến năm 2017 tăng hơn 88.000 lao động. Lao động trong khu vực khách sạn - nhà hàng chiếm tỷ trọng lớn nhất chiếm hơn 50% nguồn lực lao động ngành du lịch trên địa bàn TP của ngành du lịch TP và tăng hơn 3,6 lần so với số lao động năm 2005. Lao động trong các doanh nghiệp lữ hành cũng tăng nhanh chóng, năm sau luôn tăng hơn năm trước với tỷ lệ tăng bình quân 28%/năm.

Nếu như năm 2005, lao động trong các lĩnh vực còn lại chỉ có 2.296 người chủ yếu tập trung ở các khu du lịch, các cơ sở kinh doanh ăn uống, mua sắm của Nhà nước thì đến năm 2017 là 20.500 người tăng hơn 4 lần.

Như vậy, có thể thấy số lượng lao động ở các lĩnh vực của ngành du lịch TP đều có sự gia tăng nhanh chóng trong giai đoạn nghiên cứu. Trong đó, số lao động trong lĩnh vực nhà hàng, khách sạn tăng nhiều nhất với hơn 42.000 người với đầu kỳ, tiếp đến là lĩnh vực lữ hành (hơn 27.000 người).

Tuy nhiên, theo đánh giá của trung tâm Dự báo nhu cầu nhân lực và thông tin thị trường lao động TP.HCM (gọi tắt là Trung tâm dự báo NNL) năm 2015 thì số lượng lao động của ngành du lịch TP mới chỉ đáp ứng khoảng 60% nhu cầu. Nhiều công ty du lịch phải sử dụng những sinh viên ngành du lịch chưa tốt nghiệp hoặc những sinh viên khoa ngoại ngữ của các trường Đại học, cao đẳng, thậm chí là ký hợp đồng hợp tác thời vụ với các nhân viên tốt nghiệp các chuyên ngành hoặc nghề khác. Đây là một trong những hạn chế cần khắc phục trong giai đoạn tới.

Theo ông Trần Đoàn Thế Duy, Phó Tổng giám đốc Công ty Vietravel thì lượng lao động chỉ đáp ứng được 80% nhu cầu nhân lực của công ty. Công ty du lịch TST phải tuyển dụng thường xuyên để đảm bảo nhân lực cho hoạt động và phát triển của công ty. Công ty BenThanh tourist cho biết khó tuyển dụng đối với các vị trí yêu cầu thông thạo ngoại ngữ Pháp, Đức, Ý… như HDV, điều hành tua, bán hàng, nhân viên tư vấn du lịch...

Ông Tào Văn Nghệ, hiện là Tổng giám đốc khách sạn Pullman Saigon Centre, nguyên Chi hội trưởng chi hội Khách sạn thuộc Hiệp hội Du lịch TP.HCM và bà Đoàn Trần Phương Thảo, Giám đốc nhân sự khách sạn InterContnental Saigon đánh giá, NNL ứng tuyển lĩnh vực khách sạn khá đông, dồi dào nhưng lại khó tuyển do hạn chế

38


về chất lượng, đặc biệt khó tuyển đối với đội ngũ quản lý, giám sát. Nhiều khách sạn mới thành lập không tuyển đủ nhân lực.

Qua khảo sát cho thấy, việc thiếu nhân lực ngành khách sạn là do chất lượng đào tạo chưa tốt, số lượng đào tạo nhiều nhưng không thể sử dụng ngay khi ra trường mà hầu hết phải đào tạo lại; một số lượng lao động không chịu nổi áp lực của nghề chuyển sang nghề khác, chế độ ưu đãi thấp…Bên cạnh đó là sự xuất hiện của nhiều cơ sở lưu trú được đầu tư mới tại TP.HCM và ở nhiều tỉnh, thành khác. Chính các cơ sở này, đặc biệt là khách sạn, resort cao cấp đã thu hút một số lượng nhất định lao động, đặc biệt là lao động quản lý, giám sát từ TP.HCM với chế độ ưu đãi cao. Đây cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến sự thiếu hụt nhân lực khách sạn tại TP.HCM thời gian qua.

Do đặc thù của lĩnh vực lữ hành và khách sạn – nhà hàng, lãnh đạo quản lý cấp trung và cấp cao đều đòi hỏi phải am hiểu nghề thuộc công việc mà mình phụ trách, yêu cầu này không phải chỉ dừng lại ở kiến thức mà đòi hỏi cả kinh nghiệm thực tiễn, bởi họ vừa làm quản lý, vừa hướng dẫn, huấn luyện cho nhân viên dưới quyền. Do đó, không chỉ cần có bằng cấp mà đòi hỏi phải có kinh nghiệm công tác nhất định với kỹ năng nghề thành thạo mới có thể đảm nhận được. Chính vì thế, với sự phát triển rất nhanh thời gian qua, ngành du lịch thiếu nhân lực quản lý, giám sát trên cả hai mặt số lượng và chất lượng.

Giai đoạn 2005 – 2017 là giai đoạn du lịch phát triển rất “nóng” tính trên phạm vi cả nước và đặc biệt tại TP.HCM, trung tâm du lịch lớn nhất cả nước. Chính sự tăng trưởng nhanh về số lượng khách du lịch và các doanh nghiệp kinh doanh du lịch trong khi nguồn nhân lực mới được đào tạo về du lịch đông về số lượng nhưng chưa đáp ứng yêu cầu về chất lượng đã dẫn đến tình trạng nhân lực cho ngành du lịch TP.HCM không đáp ứng được nhu cầu.

2.2.1.4. Cơ cấu lao động trong ngành du lịch TP phân theo giới tính và độ tuổi

- Về giới tính: Tỉ lệ lao động nam - nữ trong ngành du lịch TP là 56% - 44%. Ở từng bộ phận cụ thể tỉ lệ lao động nam, nữ cũng khác nhau tùy thuộc vào tính chất công việc. Tỉ lệ lao động nam chiếm tỷ lệ cao ở các vị trí như giám đốc, quản lý, hướng dẫn viên. Ở các bộ phận điều hành, khối kinh doanh, tiếp thị thì tỉ lệ nữ thường cao hơn.

39


- Về độ tuổi: Tỉ lệ lao động trong ngành du lịch TP có độ tuổi từ 18 - 30 chiếm khoảng 42%, độ tuổi từ 31 - 45 tuổi chiếm khoảng 47%, độ tuổi từ 46 tuổi trở lên chiếm khoảng 12%.

Tính đến hết tháng 6 năm 2018, TP có 2994 hướng dẫn viên quốc tế, trong đó có 1996 nam, 98 nữ và 2245 hướng dẫn viên nội địa với 1675 nam, 570 nữ.

Khảo sát tại công ty Vietravel cho thấy, trong 1.248 lao động đang làm việc tại công ty thì có 549 người trong độ tuổi từ 18 - 30 tuổi, tỷ lệ 44%, từ 31 – 40 tuổi có 496 người chiếm 40%, từ 41 - 50 tuổi chiếm 310 người, tỷ lệ 12% và 50 tuổi trở lên có 54 người chiếm 4%. Thâm niên trung bình 5 năm, công ty có 766 người làm việc dưới 6 năm, tỷ lệ 61%; 328 người là việc từ 6 – 10 năm, tỷ lệ 26%; từ 11 -15 năm có 100

người, tỷ lệ 8%; trên 16 năm có 54 người, tỷ lệ 4%.

Độ tuổi bình quân lao động trong các công ty BenThanh tuorist, công ty Saigontourist lữ hành, công ty du lịch TST, công ty du lịch Sen vàng Việt cho thấy, độ tuổi bình quân của người lao động dao động từ 35 – 37 tuổi và tỉ lệ nam nữ bình quân là 45% nữ - 55% nam. Tỉ lệ nam, nữ trong lao động tại khách sạn InterContinental Saigon và khách sạn Pullman Saigon Centre là 45% - 55%. Độ tuổi bình quân khoảng 35 tuổi.

Do yêu cầu của công việc đòi hỏi có kinh nghiệm, quen với công việc nên độ tuổi lao động bình quân của bộ phận quản lý, giám đốc cao hơn bộ phận quản lý điều hành, kinh doanh - tiếp thị. Phần lớn lao động trẻ là nhân viên trực tiếp. Nhưng nhìn chung, độ tuổi lao động trong ngành du lịch TP trong thời gian qua đã được trẻ hóa hơn nhiều so với trước đây.

2.2.2. Về chất lượng

2.2.2.1. Nhóm nhân lực thực hiện chức năng quản lý nhà nước về du lịch:

Về thể lực:

Nhân lực đang làm việc tại các cơ quan quản lý nhà nước của TP đảm bảo tiêu chuẩn sức khỏe theo quy định.

Về trí lực:

Qua khảo sát tại sở Du lịch, cho thấy số cán bộ công chức được đào tạo chuyên môn về du lịch chiếm tỉ lệ thấp (18/60). Số cán bộ lớn tuổi (25% từ 40 tuổi trở lên) không được đào tạo chuyên môn nhưng tích lũy kinh nghiệm từ thực tế công tác lâu năm tại sở. Số lao động trẻ chiếm gần 70%, số tốt nghiệp đúng chuyên ngành còn thấp,

40


một số tốt nghiệp nước ngoài, trình độ ngoại ngữ khá nhưng thiếu kinh nghiệm thực tiễn. Cán bộ khu vực quận, huyện gần như thiếu cả kiến thức, kinh nghiệm công tác và ngoại ngữ.

Bảng 2.4: Trình độ của công chức ngành du lịch TP.HCM

(tính đến cuối năm 2017)


Đơn vị

Trình độ trên Đại học

Trình độ Đại học

Trình độ cao đẳng

Trình độ trung

cấp

Chưa qua đào

tạo

Đào tạo chuyên ngành du

lịch

Tổng cộng

UBND

TP.

2






2

Sở Du lịch

17

36

2

2

33

18

60

Cấp huyện

4

44





48

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 125 trang tài liệu này.

Phát triển nguồn nhân lực ngành du lịch thành phố Hồ Chí Minh trong hội nhập quốc tế - 10

Nguồn: Sở du lịch TP.HCM và thống kê của tác giả

Qua nghiên cứu cho thấy, các trường Đại học Việt Nam chỉ đào tạo 2 ngành liên quan đến du lịch (ngành quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành, ngành quản trị khách sạn) với các chuyên ngành: quản trị du lịch, quản trị lữ hành, quản trị khách sạn – nhà hàng, quản trị sự kiện và dịch vụ giải trí. Các chuyên ngành này chủ yếu đào tạo về kinh doanh du lịch, nghề du lịch. Ở nhiều nước thuộc Liên minh Châu Âu, đào tạo bậc đại học về du lịch là đào tạo về quản trị điểm đến để cung cấp nhân lực làm công tác hoạch định chính sách, xây dựng chiến lược phát triển du lịch, quảng bá xúc tiến cho điểm đến, các địa phương, quốc gia, đây chính là NNL làm việc cho cơ quan quản lý nhà nước về du lịch. Trong khi ở Việt Nam, các trường không có chuyên ngành đào tạo này.

TP hiện không có chuyên gia về quản lý nhà nước về du lịch, thiếu cán bộ giỏi, am hiểu về du lịch, tâm huyết, có kinh nghiệm, hầu hết đều trong tình trạng vừa làm vừa học. Chính vì thế chất lượng công tác quản lý nhà nước về du lịch cũng còn những hạn chế nhất định như không đề xuất được chính sách để phát triển du lịch, giải quyết các vấn đề thực tiễn đặt ra chậm, lúng túng do thiếu lý luận và thực tiễn, không đáp



3 Nhân viên bảo vệ, lái xe và tạp vụ.

41


ứng được yêu cầu nhiệm vụ, đôi khi rơi vào thế bị động trong mối quan hệ với doanh nghiệp do hạn chế về kiến thức nghề nghiệp. So với yêu cầu HNQT thì đội ngũ cán bộ quản lý nhà nước về du lịch TP còn hạn chế về nhiều mặt như kiến thức về quản trị du lịch địa phương, kinh nghiệm về quản lý nhà nước, ngoại ngữ, kiến thức về hội nhập.

Về tâm lực:

Lực lượng làm công tác quản lý nhà nước về du lịch chịu chi phối bởi Luật Cán bộ, công chức và các Luật khác, cùng với việc triển khai học tập làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh đã góp phần nâng cao đạo đức và tác phong của đội ngũ này. Tuy nhiên, một số ít cán bộ công chức có thái độ làm việc chưa tốt thể hiện qua tinh thần trách nhiệm chưa cao, ngại nghiên cứu, không chịu được với những áp lực, thay đổi và khó khăn của công việc dẫn đến không gắn bó lâu dài với công việc.

Nhìn chung, nhân lực quản lý nhà nước về du lịch chưa đáp ứng yêu cầu hội nhập, thể hiện ở những hạn chế sau: kiến thức, kỹ năng quản trị điểm đến chưa tốt do chỉ được bồi dưỡng, tập huấn và tự tích lũy là chính mà không được đào tạo bài bản; thiếu kinh nghiệm thực tiễn; năng lực tham mưu hoạch định chính sách, xây dựng sản phẩm, truyền thông quảng bá, xúc tiến chưa tốt; kỹ năng ngoại ngữ cũng còn hạn chế.

2.2.2.2. Nhóm nhân lực thực hiện chức năng sự nghiệp ngành du lịch:

Về thể lực:

Nhìn chung, thể lực nhân lực khu vực sự nghiệp ngành du lịch đảm bảo yêu cầu công tác, thỏa mãn các qui định pháp luật về sức khỏe lao động.

Về trí lực:

Đội ngũ giảng viên, giáo viên các trường Đại học, cao đẳng và trung cấp chuyên nghiệp, trung cấp nghề của TP tham gia giảng dạy tại các khoa du lịch đều đạt trình độ và có bằng cấp theo qui định, có thể sử dụng công nghệ thông tin, giảng dạy theo phương pháp hiện đại, sử dụng giáo án điện tử...

Qua nghiên cứu, tác giả nhận thấy, cùng với sự phát triển rất nhanh của các khoa đào tạo liên quan đến du lịch của các trường là sự gia tăng một lượng lớn giảng viên, giáo viên mới, đội ngũ này trẻ, năng động, có trình độ ngoại ngữ nhưng thiếu kinh nghiệm giảng dạy, đơn thuần chỉ truyền đạt kiến thức lý thuyết chung. Điều này có ảnh hưởng nhất định đến chất lượng đào tạo.

Theo bà Ngô Thị Quỳnh Xuân, Hiệu trưởng Trường Cao đẳng nghề du lịch Sài Gòn thì nguồn tuyển giáo viên rất dồi dào (người có bằng tốt nghiệp chuyên ngành du

42


lịch có trình độ từ đại học trở lên, có chứng chỉ về nghiệp vụ sư phạm), tuy nhiên khó chọn được người vừa có khả năng giảng dạy với kiến thức chuyên ngành tốt, có thể hướng dẫn học sinh các kỹ năng thực hành, thông thạo ngoại ngữ chuyên ngành; phần lớn giáo viên cơ hữu có kiến thức lý thuyết nhưng thiếu kỹ năng thực hành hoặc kinh nghiệm thực tiễn, vì thế sẽ ảnh hưởng đến chất lượng đào tạo. Hiện nay, nhiều trường không sử dụng hiệu quả các phòng thực hành vì thiếu giáo viên có kinh nghiệm thực tiễn có thể dạy các giờ thực hành.

Ông Tào Văn Nghệ cũng cho rằng, giảng viên, giáo viên các trường du lịch, nhất là mảng khách sạn – nhà hàng thường chỉ đảm bảo về bằng cấp, lý thuyết nói chung nhưng thiếu kiến thức thực tiễn, không làm nghề nên khó triển khai các tiết thực hành, ngoại ngữ chuyên ngành cũng là một hạn chế của đội ngũ này. Nhiều trường phải dựa vào giảng viên, giáo viên thỉnh giảng nhằm cố gắng đảm bảo chất lượng đầu ra của sinh viên, học sinh.

Để đảm bảo chất lượng sau đào tạo, hầu hết các trường đều mời thêm giảng viên, giáo viên thỉnh giảng từ các doanh nghiệp để chia xẻ kinh nghiệm và trao đổi về nghề với sinh viên, học sinh đồng thời tham gia giảng dạy một số môn. Việc sử dụng lực lượng giảng viên, giáo viên thỉnh giảng xuất thân từ doanh nghiệp du lịch cũng gây ra những khó khăn nhất định cho sinh viên và nhà trường.

TP có Trung tâm Xúc tiến Du lịch, hầu hết chuyên viên của trung tâm trẻ tuổi, ít kinh nghiệm, vừa học vừa làm nên hiệu quả hoạt động của trung tâm còn thấp, chưa đáp ứng được yêu cầu mặc dù trình độ khá cao4.

Về tâm lực:

Nhóm nhân lực này chịu sự tác động của Luật giáo dục, Luật giáo dục đại học, Luật giáo dục nghề nghiệp; đối với các trung tâm, trường, viện công lập còn chịu tác động của Luật viên chức. Các Luật này đều có qui định liên quan đến việc trau dồi phẩm chất đạo đức, nghề nghiệp. Có thể nói, đội ngũ giảng viên, giáo viên và viên chức sự nghiệp ngành du lịch của TP hầu hết có đạo đức tốt, tâm huyết, có trách nhiệm với nghề và gắn bó lâu dài.

Nhìn chung, nhân lực sự nghiệp ngành du lịch có nhiều tiến bộ hơn so với trước đây nhưng so với yêu cầu đào tạo nhân lực đáp ứng yêu cầu HNQT thì lực lượng này


4 Có 8 thạc sĩ và 22 cử nhân, trong đó có 7 cử nhân chuyên ngành du lịch.

43


vẫn còn nhiều hạn chế về kiến thức thực tiễn, năng lực thực hành, kinh nghiệm, ngoại ngữ chuyên ngành, khả năng nghiên cứu khoa học.

2.2.2.3. Nhóm nhân lực thực hiện chức năng kinh doanh du lịch:

Về thể lực:

Đối với một số vị trí công tác, người lao động phải đảm bảo yêu cầu không mắc các bệnh truyền nhiễm theo quy định của Luật du lịch và các quy định của Bộ Y tế. Nhìn chung, đội ngũ này đảm bảo yêu cầu về thể lực. Tuy nhiên, cũng có một lượng lao động nhất định đã chuyển sang công việc khác do không chịu được áp lực quá lớn khi làm việc.

Về trí lực:


Đvt: người

Hình 2.4: Trình độ NNLDL TP.HCM giai đoạn 2005 - 2017


45000


40000


35000


30000


25000


20000


15000


10000


5000


0

2005

2011

2012

2015

2016

2017

Trên đại học Đại học Cao đẳng Trung cấp Sơ cấp Chưa qua đào tạo

Nguồn: Hiệp hội du lịch TP.HCM (phụ lục 6)

Qua biểu đồ trên cho thấy, trình độ của NNLDL TP ngày càng cao. Tỷ lệ lao động đã qua đào tạo tăng so với số chưa qua đào tạo.

Phân tích theo các nhóm đối tượng cho thấy:

Nhóm nhân lực quản lý cấp cao:

Theo khảo sát của tác giả và sự đánh giá của các chuyên gia ngành du lịch, thì đội ngũ ban giám đốc, quản lý các công ty du lịch lữ hành, khách sạn, các khu, điểm du lịch trên địa bàn TP hiện nay rất ít được đào tạo chính quy về quản lý du lịch, phần lớn được đào tạo ở các chuyên ngành kinh tế khác, sau đó làm việc trong ngành du

44


lịch, tự tích lũy kinh nghiệm để quản lý và sau đó tiếp tục học chuyên ngành để nâng cao kiến thức. Đội ngũ nhân lực cấp cao ngành du lịch đều am hiểu chuyên môn nghiệp vụ và có trình độ ngoại ngữ tương đối khá, kể cả nhân lực ở các doanh nghiệp nhà nước.

Đối với các khách sạn liên doanh hoặc 100% vốn nước ngoài thì nhân lực quản lý cấp cao hầu hết là người nước ngoài và tiêu chuẩn bổ nhiệm của họ căn cứ vào tiêu chuẩn của tập đoàn nơi họ là việc. Có trường hợp không có bằng cấp mức đại học nhưng là chuyên gia trong lĩnh vực mà họ phụ trách. Thông thường có 5 vị trí sẽ do tập đoàn bố trí người nước ngoài đảm nhiệm, đó là Tổng Giám đốc (General Manager), Phó Tổng giám đốc (Deputy General Manager), Giám đốc bộ phận kinh doanh (Sale & Marketing Manager), Giám đốc bộ phận ẩm thực (F&B Manager), Giám đốc bộ phận phòng khách (Room Division Manager).

Nhìn chung, đội ngũ quản lý cấp cao của các doanh nghiệp kinh doanh du lịch (lữ hành, khách sạn – nhà hàng) trên địa bàn TP đáp ứng được yêu cầu về kiến thức chuyên môn, năng lực quản lý nhưng số lượng còn ít. So với yêu cầu HNQT và nhu cầu nhân lực đáp ứng định hướng phát triển của ngành thì thiếu nhân lực quản lý cấp cao cũng như các chuyên gia đầu đàn.

- Nhân lực quản lý cấp trưởng phòng, bộ phận, giám sát:

Theo đánh giá của các chuyên gia du lịch thì đội ngũ này hầu hết có trình độ đại học, trên đại học và có chuyên môn nghiệp vụ phù hợp vị trí công tác; có năng lực tốt, có kinh nghiệm, thông thạo ngoại ngữ, sử dụng được công nghệ thông tin, được trang bị kỹ năng quản lý, giám sát. Đối với các doanh nghiệp lớn, đây là đối tượng được tập trung đào tạo, huấn luyện. Lực lượng này được đánh giá là vừa đáp ứng yêu cầu về năng lực, tuy nhiên số lượng chưa đáp ứng đủ nhu cầu. Ở các đơn vị có vốn đầu tư nước ngoài, doanh nghiệp lớn, đội ngũ này được huấn luyện thường xuyên hàng năm, được trang bị nhiều kỹ năng, kiến thức và yêu cầu tự học rất cao. Việc được tham gia các lớp đào tạo, bồi dưỡng vừa là yêu cầu bắt buộc nhưng cũng là một hình thức động viên, khen thưởng của một số đơn vị như công ty Vietravel, công ty Saigontourist lữ hành, công ty BenThanh tourist, các khách sạn 5 sao của các tập đoàn quốc tế…

Đây là lực lượng trực tiếp quản lý và điều hành đội ngũ lao động trực tiếp và có vai trò quan trọng đối với chất lượng dịch vụ du lịch. Qua khảo sát tại công ty BenThanh tourist, công ty Saigontourist lữ hành, công ty du lịch TST cho thấy các

Xem tất cả 125 trang.

Ngày đăng: 21/08/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí