Khái Quát Về Kinh Tế - Xã Hội Và Ngành Du Lịch Tp.hcm:

29


Tóm tắt chương 1

Trong chương 1, tác giả đã phân tích rõ những khái niệm cơ bản về NNL và PTNNL; quan điểm của các nhà kinh tế học và quan điểm của Đảng, Nhà nước về PTNNL; HNQT và tác động của HNQT đến du lịch và NNL du lịch; nội dung PTNNL về số lượng, cơ cấu và chất lượng. Đặc biệt, tác giả đã phân tích rõ những nhân tố tác động đến PTNNL ngành du lịch bao gồm: trình độ phát triển kinh tế, dân số, giáo dục và đào tạo, vai trò quản lý nhà nước, khoa học công nghệ trong điều kiện hội nhập. Tác giả cũng đã giới thiệu những giải pháp hiệu quả của Thái Lan và bài học kinh nghiệm của tỉnh Khánh Hòa, tỉnh Quảng Ninh của Việt Nam về phát triển du lịch và PTNNL ngành du lịch làm cơ sở tham khảo.

Từ việc phân tích rõ cơ sở lý luận về PTNNL nói chung và NNL ngành du lịch nói riêng làm cơ sở cho tác giả đi sâu phân tích thực trạng NNL ngành du lịch TP, để từ đó đề xuất những chính sách và giải pháp PTNNL ngành du lịch TP đáp ứng yêu cầu HNQT.

30


CHƯƠNG 2.

THỰC TRẠNG NGUỒN NHÂN LỰC NGÀNH DU LỊCH TP.HCM TRONG HỘI NHẬP QUỐC TẾ

2.1. Khái quát về kinh tế - xã hội và ngành du lịch TP.HCM:

2.1.1 Tình hình kinh tế - xã hội TP.HCM:

TP Hồ Chí Minh là đơn vị hành chính, kinh tế đặc biệt của Việt Nam, thuộc khu vực Miền Đông Nam Bộ, nằm ở vị trí tiếp giáp giữa các tỉnh Miền Đông Nam Bộ và các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long, thuộc khu vực nhiệt đới, gió mùa. TP có diện tích 2.095,39 km2. Về dân số, năm 2017, TP có 8.643.044 người và trên 2 triệu người nhập cư đến từ các tỉnh, thành khác. Mật độ dân cư khoảng 3.937 người/km2.

TP.HCM có sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất, ga Sài Gòn - ga cuối của tuyến đường sắt quốc gia, cảng biển quốc tế; là nơi kết nối giao thông đường thủy, bộ và đường hàng không giữa các tỉnh thành Nam Bộ với các tỉnh, thành khác trong cả nước. Tài nguyên du lịch phong phú với 172 di tích lịch sử - văn hóa được xếp hạng, trên 50 làng nghề truyền thống, khoảng 20 lễ hội và sự kiện có quy mô cấp vùng, cấp quốc gia được tổ chức hàng năm, văn hóa ẩm thực và phong tục tập quán, lễ hội của các dân tộc Hoa, Chăm, Khơme…cũng là những tài nguyên du lịch quan trọng của TP.

Trong giai đoạn nghiên cứu từ 2005 - 2017, TP.HCM là trung tâm kinh tế của cả nước, có dịch vụ và công nghiệp phát triển nhất nước, đóng góp gần 30% nguồn thu ngân sách quốc gia. Tăng trưởng tương đối ổn định, tốc độ tăng trưởng giai đoạn 2005-2010 đạt bình quân 13%/năm; giai đoạn 2010-2015 đạt bình quân 9.8%/năm và giai đoạn 2016 - 2018 đạt 8,2%/năm. Cơ cấu kinh tế của TP đang dịch chuyển theo hướng tăng dần tỷ trọng khu vực dịch vụ, công nghiệp, giảm tỷ trọng khu vực nông nghiệp. Tỷ trọng khu vực dịch vụ - công nghiệp - nông nghiệp trong GDP của TP giai đoạn 2008 - 2010 tương ứng là: 56,3% - 42,6% - 1,1%; giai đoạn 2011 - 2015 là 58,3% - 40,7% - 1%. Năm 2017, cơ cấu các ngành trong GRDP của Thành phố là dịch vụ 58,3% - công nghiệp 24,8% và nông nghiệp 0,8%. Thu nhập bình quân đầu người của TP có xu hướng tăng hàng năm, từ 1.660 USD năm 2005, tăng lên 5.200 USD/người năm 2015 và đạt 5.945 USD/ người năm 2017.

Về văn hóa – xã hội:

TP.HCM là địa phương có GDĐT và y tế phát triển cao so với cả nước. Về giáo dục, đào tạo, TP có 51 trường Đại học, 7 học viện, 41 trường cao đẳng, 55 trường

31


trung cấp và hệ thống các trường phổ thông, trường dạy nghề. Đào tạo về du lịch, có 49 cơ sở với 16 trường đại học 10 trường cao đẳng, 21 trường trung cấp và 2 trường trung học chuyên nghiệp (theo phụ lục 3). TP đã hoàn thành phổ cập bậc trung học cơ sở. Hàng năm, tỷ lệ học sinh tốt nghiệp các cấp học đạt khá cao so với các tỉnh, thành khác trong cả nước; nhiều học sinh đạt giải các kỳ thi học sinh giỏi cấp quốc gia, quốc tế. Về y tế, TP có 59 bệnh viện, viện và nhiều phòng khám đa khoa tư nhân trải đều các quận, huyện và là trung tâm khám chữa bệnh khu vực các tỉnh phía nam từ Tây Nguyên đến mũi Cà Mau với chất lượng khám chữa bệnh, chăm sóc sức khỏe ngày càng tốt hơn. Đời sống văn hóa, tinh thần được quan tâm nâng chất. Các chính sách an sinh xã hội được triển khai khá tốt như các chương trình chăm lo cho gia đình chính sách, chương trình giảm nghèo bền vững, các chương trình hỗ trợ cho các khu nhà trọ công nhân và mới đây TP vừa thông qua chương trình "Sữa học đường cho trẻ em 5 tuổi".

2.1.2. Tình hình phát triển du lịch TP.HCM:

Trong giai đoạn từ năm 2005 – 2017, mặc dù bị ảnh hưởng của suy thoái kinh tế vào những năm 2008 – 2009 nhưng du lịch TP.HCM vẫn phát triển, tăng trưởng liên tục, quy mô doanh nghiệp, cơ sở vật chất, lượng khách, doanh thu tăng đều hàng năm. Du lịch đã trở thành một trong những ngành dịch vụ lợi thế của TP, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của địa phương và đóng góp quan trọng vào sự phát triển của ngành du lịch quốc gia.

Qua bảng thống kê số liệu (theo phụ lục 4) và các biểu đồ hình 2.1 trang sau cho thấy lượng khách quốc tế đến TP.HCM chiếm trung bình khoảng 58% tổng lượng khách du lịch quốc tế đến Việt Nam. Trong năm 2005, TP.HCM đón gần 2 triệu lượt khách quốc tế, đến năm 2017 đón 6.389.480 lượt khách, tăng hơn 3 lần.

Cùng với sự gia tăng về lượng khách du lịch đến TP, doanh thu du lịch cũng tăng trưởng đáng kể. Nếu như năm 2005, doanh thu du lịch đạt 13.350 tỷ đồng thì đến 2017 đạt 115.978 tỷ đồng, gấp 8,6 lần so với năm 2005. Giai đoạn từ năm 2010 – 2017, du lịch đóng góp khoảng 9% -11% GDP/GRDP của TP.

32

Hình 2.1. Tỷ trọng khách du lịch quốc tế đến TP.HCM so với cả nước giai đoạn 2005 - 2017

Đvt: lượt khách

14,000,000

12,000,000

10,000,000

8,000,000

TP.HCM

6,000,000

Việt Nam

4,000,000

2,000,000

-

2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017

Nguồn: Sở Du lịch TP.HCM



Đvt: tỷ đồng

Hình 2.2. Doanh thu du lịch TP giai đoạn 2005 – 2017


140000


120000


100000


80000


60000


40000


20000


0

2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017

Nguồn Sở Du lịch TP.HCM

33


Doanh nghiệp lữ hành cũng tăng nhanh chóng về số lượng và xuất hiện nhiều doanh nghiệp có quy mô lớn. Tính đến cuối năm 2017 đã có 1280 doanh nghiệp lữ hành, trong đó có 624 doanh nghiệp lữ hành quốc tế, 588 doanh nghiệp lữ hành nội địa, 55 đại lý lữ hành và 13 văn phòng đại diện doanh nghiệp kinh doanh lữ hành nước ngoài.

Hình 2.3: Tình hình phát triển của doanh nghiệp lữ hành TP.HCM

giai đoạn 2005 - 2017


Nguồn Sở Du lịch TP HCM Hầu hết các doanh nghiệp lữ hành quy mô lớn hoạt 1

Nguồn: Sở Du lịch TP.HCM.

Hầu hết các doanh nghiệp lữ hành quy mô lớn, hoạt động hiệu quả, thương hiệu có uy tín quốc tế đều là doanh nghiệp của TP như Công ty Saigontourist lữ hành, công ty BenThanh Tourist, công ty du lịch Hòa Bình, công ty du lịch Vietravel… Các doanh nghiệp du lịch TP thường chiếm phần lớn các giải thưởng du lịch hàng năm do Bộ VHTTDL trao tặng (lữ hành khoảng 70%, khách sạn khoảng 40%).

Hệ thống cơ sở lưu trú của ngành du lịch TP không ngừng phát triển, từ 640 cơ sở lưu trú năm 2005 với 17.891 phòng đến năm 2017 tăng lên 2315 cơ sở với 53.505. Trong đó, số khách sạn được xếp hạng từ 1* - 5* tăng hàng năm. Những năm gần đây,

34


TP.HCM ngày càng có nhiều khách sạn 5* của các thương hiệu quốc tế như InterContinental, Pullman, Park Hyatt…

Bảng 2.1: Tình hình phát triển cơ sở lưu trú du lịch TP.HCM

giai đoạn 2005 - 2017


Năm

Số KS

được xếp hạng sao

Số phòng

Căn hộ DL cao cấp

Số căn hộ

Nhà nghỉ du lịch

Số phòng

Tồng số cơ sở lưu

trú

Tổng số phòng

2005

142

9609



498

8282

640

17891

2006

171

11028



630

9954

801

20982

2007

289

13533



659

10407

948

23940

2008

401

16080

1

240

763

11345

1165

27665

2009

620

20430

1

240

728

10771

1349

31441

2010

785

24060

1

240

674

9641

1460

33941

2011

910

26845

1

240

656

9376

1567

36461

2012

1120

31609

1

240

601

8203

1722

40052

2013

1426

38278

1

240

552

7267

1979

45785

2014

1611

41958

2

366

375

4615

1988

46939

2015

1708

44251

2

366

328

3747

2038

48364

2016

1910

47864

2

366

317

3634

2229

51864

2017

2128

51973

2

366

185

1166

2315

53505

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 125 trang tài liệu này.

Nguồn: Sở Du lịch TP.HCM

TP.HCM hiện có 11 khu, điểm du lịch, làng du lịch, trong đó có 1 điểm du lịch cấp quốc gia, đó là Khu di tích lịch sử địa đạo Củ Chi; có hơn 2000 đầu xe vận chuyển khách du lịch (loại xe 16 chỗ, 25 chỗ và 45 chỗ) theo tiêu chuẩn xe phục vụ du lịch do Bộ Giao Thông Vận tải và Bộ VHTTDL ban hành. Trong đó có tuyến xe buýt chuyên phục vụ khách từ sân bay Tân Sơn Nhất về trung tâm TP; xe phục vụ khách tham quan tại các điểm tại khu vực trung tâm TP (Hip on - Hip off). Đối với du lịch đường thủy, TP có hơn 100 tàu, thuyền, cano các loại chuyên phục vụ chở khách tham quan từ trung tâm TP đến Củ Chi, Cần Giờ, quận 9, tuyến Nhiêu Lộc - Thị Nghè và phục vụ nhà hàng trên sông về đêm.

35


Ngày càng có nhiều doanh nghiệp tham gia đầu tư vào chuỗi cung ứng các sản phẩm phục vụ khách du lịch như: du lịch MICE, điểm mua sắm cao cấp, dịch vụ ăn uống, dịch vụ vui chơi giải trí, chăm sóc sức khỏe – làm đẹp, tua tham quan đường sông, các mô hình tham quan mới (du lịch sinh thái, du lịch nhà vườn, du lịch nông nghiệp…). Hoạt động sân bay Tân Sơn Nhất ngày càng được mở rộng, số lượng chuyến bay tăng, máy bay giá rẻ tham gia thị trường đã góp phần thúc đẩy tăng trưởng du lịch, mô hình liên kết phát triển sản phẩm du lịch giữa lữ hành - hàng không - khách sạn… đã góp phần làm phong phú, đa dạng thêm các dịch vụ và tăng sức hấp dẫn cho du lịch TP. (Phụ lục 5)

Với vị thế là trung tâm kinh tế, chính trị và văn hóa lớn của khu vực phía Nam, đồng thời nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, có tài nguyên du lịch, có điều kiện thu hút vốn đầu tư cho cơ sở hạ tầng, phát triển sản phẩm du lịch và với lợi thế là một trung tâm du lịch lớn của khu vực, trong những năm tới, TP.HCM vẫn sẽ là trung tâm du lịch của Vùng, dự báo sẽ tiếp tục thu hút được nhiều du khách trong và ngoài nước.

2.2. Thực trạng NNL ngành du lịch của TP.HCM

2.2.1. Về số lượng:

Trong những năm qua, sự gia tăng nhanh lượng khách du lịch, sự phát triển của các cơ sở kinh doanh du lịch đã thu hút được lực lượng lao động khá lớn tham gia vào các hoạt động kinh doanh du lịch ở TP. HCM.

2.2.1.1. Nhóm nhân lực thực hiện chức năng quản lý nhà nước về du lịch:

Bảng 2.2: Số lượng công chức ngành du lịch TP.HCM tính đến cuối năm 2017.

STT

Đơn vị

Số lượng

Ghi chú

01

UBND

TP.HCM

02

01 PCT và 01 chuyên viên VP.UBND TP

chuyên trách

02

Sở Du lịch

60

Được giao 65 biên chế

03

Quận, huyện

48

Tất cả đều kiêm nhiệm, không có chuyên trách

Nguồn Sở Du lịch TP.HCM

Cuối năm 2014, cùng với việc thành lập Sở Du lịch, đội ngũ cán bộ công chức quản lý nhà nước về du lịch từ cấp quận, huyện đến cấp TP vừa được kiện toàn. Hiện

36


nay, số lượng nhân sự này cơ bản đáp ứng được yêu cầu đối với công tác quản lý nhà nước về du lịch trên địa bàn TP.

2.2.1.2. Nhóm nhân lực thực hiện chức năng sự nghiệp ngành du lịch

Hiện nay, TP có 50 đơn vị sự nghiệp, gồm 49 trường (ĐH, CĐ và trung cấp) đào tạo về du lịch, 1 trung tâm xúc tiến du lịch. Theo đánh giá chung của Sở Du lịch thì đội ngũ giảng viên, giáo viên hiện nay cơ bản đáp ứng được yêu cầu về số lượng; nguồn tuyển dụng dồi dào.

2.2.1.3. Nhóm nhân lực thực hiện chức năng kinh doanh du lịch:

Đội ngũ nhân lực thực hiện chức năng kinh doanh du lịch có thể phân chia thành 3 lĩnh vực chính: lĩnh vực lữ hành; lĩnh vực khách sạn; lĩnh vực khác (bao gồm vận chuyển khách du lịch, vui chơi giải trí, mua sắm, điểm tham quan…).

Bảng 2.3. Số lượng nhân lực ngành du lịch TP. HCM phân theo lĩnh vực giai đoạn 2005 - 2017

Năm

Tổng số nhân lực (người)

Lĩnh vực lữ hành (người)

Lĩnh vực khách sạn, nhà hàng (người)

Lĩnh vực khác (vui chơi, giải trí…)

2005

24.075

5.981

15.798

2.296

2006

26.001

6.500

16.001

3.500

2010

35.373

8.875

21.701

4.797

2011

38.202

9.585

23.437

5.180

2012

41.448

10.399

25.429

5.620

2013

44.764

12.086

26.568

6.110

2014

81.000

24.425

43.075

13.500

2015

94.560

28.800

49.560

16.200

2016

107.300

31.680

56.990

18.630

2017

112.200

33.700

58.000

20.500

Nguồn Hiệp hội Du lịch Tp. HCM

Xem tất cả 125 trang.

Ngày đăng: 21/08/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí