Nội Dung Tích Hợp Giáo Dục Sức Khỏe Cho Học Sinh

khéo léo, có tư duy logic. Có như vậy mới đạt được mục tiêu giáo dục đã đặt ra trước đó, các suy nghĩ và hành động của đối tượng cũng được thuận lợi phát triển theo hướng tốt.

Người thực hiện GDSK có hoạt động với những mẫu hình trực quan sinh động, cụ thể, rõ ràng, tac động mạnh mẽ nhất đối với người dân. Qua đó, người giáo dục có thể tạo ra sự thay đổi các hành vi sức khỏe của con người theo hai hướng: tích cực và tiêu cực.

Nguyên tắc đảm bảo tính thực tiễn

Các lí thuyết về giáo dục sức khỏe có sức thuyết phục cao nếu như các lí thuyết ấy đều có thể giải quyết nhanh chóng các vấn đề sức khỏe, mang lại hiệu quả rõ ràng cho con người. Chính nhân dân phải thực sự bắt tay vào làm những công việc nhằm biến đổi hiện thực chất lượng cuộc sống, trong đó có sức khỏe của họ. Lấy thực tiễn của các kết quả hành động đó để giáo dục, đánh giá và cải tiến toàn bộ hệ thống GDSK.

1.3.3.4. Nội dung tích hợp giáo dục sức khỏe cho học sinh

Việc GDSK sẽ giúp chúng ta loại bỏ và tránh được các yếu tố không có lợi cho sức khỏe con người, đồng thời là cơ sở, điều kiện tốt để bảo vệ và tăng cường sức khỏe. Vì vậy, nội dung của GDSK bao gồm các vấn đề liên quan đến sức khỏe thể chất, sức khỏe tinh thần và sức khỏe xã hội. GDSK bao gồm giáo dục về việc phòng tránh bệnh, phát hiện ra bệnh, điều trị bệnh, phục hồi và nâng cao sức khỏe cho mọi người. Việc này dành cho tất cả mọi người trong xã hội. Tuy vậy, một số nội dung ưu tiên cần được giáo dục dưới đây.

Hình 1 6 Nội dung ưu tiên cần được giáo dục 17 1 3 4 Sự cần thiết phải giáo 1

Hình 1.6. Nội dung ưu tiên cần được giáo dục [17]

1.3.4. Sự cần thiết phải giáo dục sức khỏe cho học sinh Tiểu học

Giáo dục sức khỏe có vị trí cực kì quan trọng trong cuộc sống hiện nay. Nó không chỉ là một bộ phận công tác y tế điều trị sơ khởi hay giải quyết những vấn đề khẩn cấp. Bên cạnh đó, nó còn nhằm thay đổi hành vi về sức khỏe của con người giúp bảo vệ và nâng cao sức khỏe cho con người.

Nếu công tác GDSK đạt hiệu quả cao thì số lượng người mắc các bệnh (nguy cơ tử vong cao) được giảm đi đáng kể. Đặc biệt đối với HSTH, vấn đề sức khỏe của các em không chỉ ảnh hưởng đến hiện tại mà còn có thể ảnh hưởng tác động trong tương lai. Nếu thể trạng hiện giờ các em ổn định, đạt mức tốt thì sau này sẽ ít mắc bệnh hơn những em HS nào hiện tại có thể trạng không tốt, mắc một số bệnh như béo phì. Trong Luật Giáo dục 2019, Điều 29 đã đề cập: “Giáo dục phổ thông giúp học sinh phát triển toàn diện về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thầm mỹ”. [13; tr.10]

Khi sinh hoạt hằng ngày, muốn có được cơ hội tốt để rèn luyện các phẩm chất trên thì mỗi người cần phải khỏe mạnh, thể trạng tốt, dẻo dai thì mới có thể hoành thành các công việc được giao, mới tạo ra và phát triển các phẩm chất tốt đẹp cho bản thân. Do đó, GDSK cho HSTH là một việc làm hết sức cần thiết.

Bởi lẽ, quá trình trẻ em đi học ở trường phổ thông là độ tuổi từ 6 đến 18 tuổi cũng chính là quá trình trẻ trường thành và trở thành công dân của xã hội.

Học sinh đến trường học hằng ngày nên thời gian các em ở trường học là rất nhiều, mỗi tuần các em sẽ học năm trên bảy ngày; tương ứng tám giờ mỗi ngày. Do đó, các nhà trường cần phải giáo dục cho HS về ý thức chăm sóc sức khỏe, phòng chống bệnh béo phì cho bản thân một cách chính xác, phù hợp với điều kiện của bản thân, tạo các việc làm và cách ứng xử tích cực cho HS.

Khi mới bắt đầu đi học, nhận thức của HS còn chưa nhiều nên chúng ta cần GDSK ngay lúc đó để các em có thể hình thành ý thức và rèn luyện sức khỏe. Đặc biệt là đối với HSTH, các em như ví như "búp trên cành" nên lớn khá nhanh, tháng trước và tháng sau thôi thì các em đã rất khác. Các em được phát triển về mọi mặt nên càng cần quan tâm các em nhiều hơn. Trên thực tế, các em bị mắc các bệnh nhiều nhất ở lứa tuổi này phải kể đến bệnh học đường: cong vẹo cột sống, răng miệng, cận thị, bệnh tâm lí, bệnh béo phì,...

Ngành giáo dục đưa nội dung giáo dục sức khỏe vào chương trình chính khóa của các trường phổ thông, giáo dục học sinh về nếp sống văn minh, nếp sống vệ sinh, khuyến khích học sinh tham gia các hoạt động giữ gìn sức khỏe cho bản thân và gia đình mình. [11; tr.25].

Tại hội Alma Ata, việc GDSK được Ngành Y học Việt Nam đánh giá là vị trí đầu tiên trong mười việc phải làm để CSSK ban đầu của các cấp y tế cơ sở, địa phương.

Cũng vì vậy, Bộ Giáo dục và đào tạo của nước ta đã đưa ra các hướng dẫn cụ thể trong việc chăm sóc và GDSK cho học sinh. Vào những năm trước, tổ chức UNICEF đã tài trợ cho nước ta để có thể có nguồn tiền hỗ trợ GDSK cho HS. Ở một số trường Tiểu học được chọn làm nơi thí điểm giảng dạy bộ môn GDSK. Hiện nay, trong chương trình Tiểu học, việc GDSK cho học sinh được ban giám hiệu đặc biệt quan tâm. Nội dung GDSK đã và đang được triển khai kết hợp vào các môn học. Ở các khối lớp 1, 2, 3; HS được phổ cập kiến thức trong môn TNX; còn khối lớp 4, 5 được triển khai trong môn Khoa học. Việc GDSK cho HSTH là việc làm quan trọng và cần thiết trong nội dung giáo dục ở trường TH.

Mỗi trường học cần triển khai công tác giáo dục và giảng dạy chương trình GDSK theo những yêu cầu của Bộ Y tế cũng như Bộ Giáo dục và đào tạo đề ra. Việc đó giúp HS nâng cao ý thức bảo vệ sức khỏe của chính bản thân mình và mọi người xung quanh.

1.4. Thực trạng béo phì và tích hợp giáo dục sức khỏe phòng chống bệnh béo phì cho học sinh Tiểu học

1.4.1. Thực trạng bệnh béo phì của trẻ em Việt Nam

Ngày nay, Việt Nam của chúng ta đang phải đối mặt với tình trạng dinh dưỡng của trẻ em. Tỷ lệ trẻ em thừa cân béo phì đang gia tăng nhanh và đáng lo ngại. Dân số của nước ta có 1/4 là học sinh. Các em cần được nâng cao tầm vóc để có sức khỏe và trí tuệ tốt. Do đó, những nhà giáo dục cần có những kế hoạch, chiến lược hay định hướng rõ ràng cho các em HS tăng cường rèn luyện thể lực, thay đổi khẩu phần ăn hợp, thay đổi hành vi.

Tại hội thảo, đại diện Viện Dinh dưỡng Quốc gia đã công bố kết quả nghiên cứu về tình trạng dinh dưỡng, khẩu phần, tần suất và thói quen tiêu thụ thực phẩm của học sinh tiểu học, trung học cơ sở và trung học phổ thông ở một số tỉnh thành Việt Nam. Phó giáo sư Trần Thúy Nga - Trưởng Khoa nghiên cứu Vi chất dinh dưỡng (Viện Dinh dưỡng Quốc gia) cho biết, nghiên cứu trên được tiến hành tại 25 xã phường (75 trường) thuộc 5 tỉnh, thành phố: Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Thái Nguyên, Nghệ An, Sóc Trăng, trong thời gian từ 2017 đến 2018. Số lượng mẫu điều tra gồm hơn 5.000 học sinh, gồm học sinh tiểu học, học sinh trung học cơ sở, học sinh phổ thông trung học.

1.4.2. Khảo sát thực trạng béo phì ở học sinh Tiểu học và thực trạng tích hợp giáo dục sức khỏe phòng chống bệnh béo phì ở trường Tiểu học Nghĩa Tân (Cầu Giấy)

Để khảo sát thực trạng này, đề tài đã tiến hành điều tra với đối tượng khảo sát là học sinh và giáo viên khối 3, trường Tiểu học Nghĩa Tân (Cầu Giấy). Việc khảo sát nhằm tìm hiểu thực trạng bép phì ở HS và việc triển khai tích hợp giáo dục phòng chống bệnh béo phì cho học sinh của các giáo viên: Quá trình, nội dung, hiệu quả, khó khăn.

Một số vấn đề về địa bàn khảo sát:

Trường Tiểu học Nghĩa Tân là ngôi trường đi đầu trong chất lượng dạy, học của khối các trường Tiểu học. Nơi đây có đội ngũ thầy cô giáo có chuyên môn giỏi, yêu nghề và nhiệt tình giảng dạy, yêu thương HS. Nhà trường có khoảng 80 giáo viên trình độ đại học, 19 thạc sĩ Giáo dục Tiểu học cùng với gần 70 lượt GV đạt danh hiệu GV dạy giỏi cấp quận, cấp thành phố cũng như có nhiều sáng kiến kinh nghiệm đạt loại xuất sắc, giỏi các cấp. Mỗi năm, nhà trường có hơn 70% học sinh được công nhận hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ học tập và rèn luyện, hàng trăm lượt HS được tuyên dương, khen thưởng các cấp vì đã đạt thành tích cao trong các phòng trào thi đua. Ngôi trường có bề dày truyền thống với rất nhiều HS được thể hiện tài năng của mình thông qua các hoạt động do trường và phòng GD tổ chức: thi văn hóa, thi văn nghệ, thi thể dục thể thao, ... Ngoài ra, học sinh nhà trường đã mang về 125 huy chương cấp Quốc tế, 340 huy chương cấp Quốc gia và hàng ngàn giải thưởng cấp TP, cấp quận. Thêm vào đó, cơ sở vật chất được đầu tư trang thiết bị dạy học hiện đại, đảm bảo cho quá trình dạy học tích cực, phù hợp với chương trình dạy và học.

Kết quả khảo sát tình trạng dinh dưỡng của học sinh khối 3:

Trong quá trình thực tập sư phạm tại trường Tiểu học Nghĩa Tân, tôi đã tiến hành khảo sát chỉ số BMI thông qua đợt kiểm tra sức khỏe HS ở tuần 12 và tuần 13 cho học sinh khối lớp 3 và có kết quả như sau:

Bảng 1.6. Tình trạng dinh dưỡng của HS


Tình trạng dinh dưỡng

Số lượng HS

Tỉ lệ (%)

Béo phì

22

5.5

Thừa cân (Hơi béo)

30

7.5

Bình thường

332

83

Gầy

16

4.0

Tổng

400

100

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 112 trang tài liệu này.


Dưới đây là biểu đồ thể hiện tỉ lệ tình trạng dinh dưỡng của học sinh khối 3 trường Tiểu học Nghĩa Tân:

Béo phì

Thừa cân

Bình thường

Gầy

Biểu đồ 1.1. Tình trạng dinh dưỡng của HS khối 3

Trong đó, tỉ lệ học sinh bị béo phì chia theo giới tính được thể hiện bằng bảng và biểu đồ dưới đây:

Bảng 1.7. Tỉ lệ HS bị béo phì theo giới tính


Giới tính


Tình trạng

Nam

Nữ

Số lượng

Tỉ lệ (%)

Số lượng

Tỉ lệ (%)

Thừa cân

24

57.14

6

60

Béo phì

18

42.86

4

40

Tổng

42

100

10

100

30

25

20

15

10

5

0

Nam

Nữ

Thừa cân Béo phì

Biểu đồ 1.2. Số lượng HS bị béo phì chia theo giới tính

1.4.2.1. Khảo sát đối với học sinh

Bảng 1.8. Thực trạng bệnh béo phì ở khối 3


Nội dung

Số lượng

Tỉ lệ (%)

Thực trạng bệnh béo phì ở khối 3, trường TH Nghĩa Tân

Phòng bệnh béo phì

- Thường xuyên tập thể dục: 212

- Ăn uống dinh dưỡng, lành mạnh: 156

- Kiểm tra cân nặng thường xuyên: 68

- Không biết: 156

50,4%

37,1%

16,7%

37,0%

Mức độ thường xuyên tập thể dục

- 2 lần/tuần: 59

- 4 lần/tuần: 75

- 6 lần/tuần: 46

- Không tập: 240

14%

17,9%

11%

57,1%

Tần suất ăn đồ ăn nhanh

- 1 bữa/ tuần: 43

- 3 bữa/ tuần: 110

- 5 bữa/ tuần: 260

- Không ăn: 7

10,1%

20,1%

62%

7,8

1.4.2.2. Khảo sát đối với giáo viên

Số lượng: 14 giáo viên khối 3

Tôi tiến hành khảo sát đối với giáo viên nhằm trưng cầu ý kiến để từ đó tìm hiểu về thực trạng tích hợp GDSK phòng chống bệnh béo phì cho HS và có kết quả như sau:

Bảng 1.9. Thực trạng tích hợp GDSK phòng bệnh béo phì ở trường TH


Nội dung

Số lượng

Tỉ lệ (%)

Thực trạng tích hợp GDSK phòng chống bệnh béo phì

Mức độ cần thiết của việc GDSK phòng chống bệnh

béo phì

- Không cần: 5

- Cần: 5

- Rất cần thiết: 4

35,7%

35,7%

28,6%

Nội dung GDSK phòng chống bệnh béo phì cho HS

- Hạn chế ăn đồ dầu mỡ, đồ ngọt, đồ ăn nhanh, đồ có gas: 10

- Tập luyện thể dục, thể thao: 8

- Cung cấp cho HS hiểu biết về chế độ ăn hợp lý, lành mạnh: 6

- Theo dõi cân nặng thường xuyên: 3

- Không giáo dục nội dung nào ở trên: 0

71,4%


57,1%

42,9%


21,4%

0%

Triển khai hoạt động GDSK thông qua:

- Các môn học: 4

- Hoạt động thể chất: 3

- Hoạt động trải nghiệm: 3

- Không triển khai: 0

28,6%

21,4%

21,4%

0%

Sự phối hợp với gia đình

- Còn hạn chế: 8

- Tốt: 4

- Rất tốt: 2

57,1%

28,6%

14,3%

Dưới đây là biểu đồ thể hiện mức độ ần thiết của việc GDSK phòng chống bệnh béo phì cho HSTH:

Xem tất cả 112 trang.

Ngày đăng: 08/11/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí