45
công ty đều ưu tiên bố trí từ nguồn ứng viên nội bộ với tiêu chí cụ thể được công bố rộng rãi cho từng vị trí cụ thể, họ là những người có thành tích và phẩm chất tốt, đã được đào tạo thực tiễn, bồi dưỡng theo kế hoạch của đơn vị, tuổi không quá cao, có kiến thức chuyên môn và một số kỹ năng cần thiết như lập kế hoạch, giám sát, đào tạo phát triển đội ngũ, thích ứng với sự thay đổi. Riêng công ty Vietravel các vị trí này thường tuyển dụng rộng rãi.
Quản lý ở các khu, điểm du lịch, các công ty vận chuyển và các dịch vụ khác hầu hết đạt yêu cầu về năng lực công tác, tuy nhiên có hạn chế về ngoại ngữ.
Nhìn chung, nhân lực quản lý cấp phòng, bộ phận, giám sát thuộc các đơn vị kinh doanh du lịch thường ở độ tuổi từ 30 – 40 tuổi, đều đảm bảo về năng lực, chuyên môn nghiệp vụ và kỹ năng quản lý, ngoại ngữ tương đối tốt, đáp ứng được tiêu chuẩn VTOS phiên bản năm 2013 đã được cập nhật theo tiêu chuẩn ASEAN. Tuy nhiên, so với yêu cầu HNQT thì đội ngũ này vẫn cần nâng cao tính chuyên nghiệp trong làm việc, trang bị thêm về các kỹ năng xử lý tình huống, kỹ năng là việc trong môi trường HNQT, kỹ năng quản trị trong điều kiện toàn cầu hóa. Cũng như nhân lực quản lý cấp cao, nhân lực quản lý cấp phòng cũng cần có giải pháp để gia tăng về mặt số lượng để đáp ứng nhu cầu. Mặt khác, các hộ kinh doanh cá thể và doanh nghiệp nhỏ không đủ kinh phí để tổ chức đào tạo hoặc hỗ trợ cho nhân viên nâng cao trình độ chính vì thế cần có sự hỗ trợ thêm từ phía nhà nước.
- Nhân lực lao động trực tiếp:
Trong thời gian vừa qua, du lịch TP duy trì được mức tăng trưởng không thể không nhắc đến vai trò của NNLDL TP. Mà giữ vai trò quan trọng chính là lực lượng lao động trực tiếp tại các cơ sở kinh doanh du lịch, họ đã góp phần đảm bảo chất lượng dịch vụ du lịch TP khá tốt, đáp ứng được nhu cầu của du khách, kể cả các dịch vụ cao cấp. Điều đó chứng tỏ nhân lực lao động trực tiếp đáp ứng được yêu cầu công việc.
So sánh với Bộ tiêu chuẩn Năng lực chung về Nghề du lịch ASEAN thì lao động trực tiếp trong khu vực liên doanh được đào tạo bài bản, trình độ chuyên môn nghiệp vụ hầu hết đạt chuẩn quốc tế, trình độ ngoại ngữ tốt do các đơn vị đều tổ chức đào tạo lại sau khi tuyển dụng và thường xuyên huấn luyện cho lực lượng lao động tại chỗ. Khu vực nhà nước cũng đã có nhiều tiến bộ, hầu hết đã được trang bị về ngoại ngữ, có chuyên môn nghiệp vụ nhưng do thu nhập còn thấp nên khó giữ được lao động tay nghề cao và đội ngũ quản lý. Khu vực tư nhân cũng đã đầu tư cho nhân lực thông
46
qua tuyển chọn rộng rãi với tiêu chuẩn rõ ràng, năng lực ngoại ngữ, đồng thời cũng thường xuyên huấn luyện, đào tạo vì thế đã có nhiều chuyển biến về chất lượng. Riêng đối với các doanh nghiệp lữ hành tư nhân có qui mô nhỏ, cơ sở lưu trú hạng sao thấp hoặc không xếp hạng sao (nhà nghỉ phục vụ du lịch) thì ít qua đào tạo về nghiệp vụ nhưng vẫn đảm bảo có bằng cấp ở những vị trí bắt buộc.
Kết quả khảo sát tại Tổng công ty Du lịch Sài Gòn cho thấy 1407/ 2089 lao động khối khách sạn được đào tạo đúng chuyên ngành khách sạn - nhà hàng và 515/700 lao động tại các khu du lịch thuộc tổng công ty được đào tạo về du lịch. Theo nhận xét của ông Nguyễn Ngọc Châu, Chủ tịch Hội đồng thành viên công ty BenThanh Tourist thì số nhân lực đào tạo chính quy cho cả lĩnh vực lữ hành và lĩnh vực khách sạn còn thiếu so với yêu cầu, cụ thể là thiếu nguồn ứng viên ở các vị trí có yêu cầu trình độ ngoại ngữ tiếng Nga, Pháp, Ý , Nhật, Hàn cho mảng lữ hành; thiếu nguồn ứng viên cho các vị trí lễ tân, kỹ thuật phục vụ, quản lý nhà hàng, quản lý khách sạn; thiếu nguồn ứng viên có kinh nghiệm. Theo nhận xét của bà Đoàn Trần Phương Thảo, Giám đốc nhân sự khách sạn InterContinental Saigon thì sinh viên tốt nghiệp chuyên ngành khách sạn – nhà hàng hiện nay còn nhiều hạn chế như không thể làm việc ngay sau khi tuyển dụng, nền tảng nghề cơ bản chưa tốt, 100% phải đào tạo lại; ngoại ngữ giao tiếp, ngoại ngữ chuyên ngành đều hạn chế; thiếu tự tin.
Về trình độ ngoại ngữ: Ngoài điểm yếu về kiến thức và trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, hạn chế lớn nhất của nhân lực du lịch TP là trình độ ngoại ngữ chưa tốt, và thiếu nghiêm trọng lực lượng HDV thông thạo nhiều ngoại ngữ và biết các ngoại ngữ hiếm.
Bảng 2.5. Trình độ ngoại ngữ của nhân lực ngành du lịch TP. HCM năm 2016
Số lượng (người) | Tỷ lệ % | |
Anh | 13.000 | 73,57 |
Hoa | 2.000 | 11,31 |
Pháp | 1.069 | 6,05 |
Nhật | 500 | 2,82 |
Ngoại ngữ khác | 1.100 | 6,25 |
Có thể bạn quan tâm!
- Tác Động Của Hnqt Đến Ngành Du Lịch Và Nnldl Việt Nam:
- Khái Quát Về Kinh Tế - Xã Hội Và Ngành Du Lịch Tp.hcm:
- Cơ Cấu Lao Động Trong Ngành Du Lịch Tp Phân Theo Giới Tính Và Độ Tuổi
- Đánh Giá Những Kết Quả Đạt Được, Hạn Chế, Nguyên Nhân Hạn Chế Và Những Vấn Đề Đặt Ra Đối Với Nnl Ngành Du Lịch Tp. Hcm.
- Thời Cơ Và Thách Thức, Định Hướng, Quan Điểm Và Mục Tiêu Ptnnl Ngành Du Lịch Tp.hcm Trong Hnqt
- Phát triển nguồn nhân lực ngành du lịch thành phố Hồ Chí Minh trong hội nhập quốc tế - 14
Xem toàn bộ 125 trang tài liệu này.
Nguồn: Hiệp hội Du lịch TP. HCM
47
Căn cứ vào bảng số liệu trên và bảng 2.3 cho thấy trong số 103.300 lao động ngành du lịch của TP năm 2016 chỉ có 17.669 người sử dụng thông thạo ngoại ngữ, chiếm tỷ lệ 17,1%. Tỷ lệ này quá thấp so với yêu cầu.
Theo Phó Giám đốc Trung tâm Dự báo NNLTP.HCM Trần Anh Tuấn, kết quả khảo sát của Trung tâm trong năm 2015 thì có khoảng 30% - 45% HDV du lịch, điều hành tour không đạt chuẩn về ngoại ngữ, còn đối với nhân viên phục vụ nhà hàng, khách sạn thì tỉ lệ lên đến 60 - 70% . Đối với đội ngũ HDV quốc tế, ngoại ngữ chủ yếu vẫn là tiếng Anh. Một số HDV du lịch thông thạo các ngoại ngữ khác như Nhật, Hàn, Tây Ban Nha, Đức, Nga... thì kém về chuyên môn nghiệp vụ du lịch và ít am hiểu văn hóa, địa lý của Việt Nam, của TP.HCM để thuyết minh cho du khách. Lực lượng HDV tốt nghiệp các trường đại học và cao đẳng trong nước, được đào tạo bài bản về nghiệp vụ du lịch, nhưng khả năng ngoại ngữ lại hạn chế. Bên cạnh hạn chế về ngoại ngữ là hạn chế về các kỹ năng xử lý tình huống và kiến thức về văn hóa, lịch sử, vì vậy không đáp ứng được yêu cầu, dẫn đến nhiều đơn vị kinh doanh du lịch phải bỏ ngỏ thị trường khách du lịch nước ngoài vì thiếu HDV chuyên nghiệp.
Theo ông Trần Anh Tài, Phó tổng giám đốc Tổng công ty Du lịch Sài Gòn tỷ lệ nhân viên tại các vị trí bắt buộc phải có ngoại ngữ tại tổng công ty 75% thông thạo ít nhất một ngoại ngữ. Những năm gần đây, khi tuyển dụng, tổng công ty luôn chủ trương chú trọng kỹ năng ngoại ngữ sẵn có của ứng viên với quan điểm chuyên môn nghiệp vụ có thể đào tạo, huấn luyện, bồi dưỡng nhưng nếu hạn chế về ngoại ngữ thì mất rất nhiều thời gian để đào tạo, ảnh hưởng đến công việc.
Khảo sát riêng về HDV du lịch TP hiện nay cho thấy: HDV có bằng cấp khá tốt nhưng số người được đào tạo đúng chuyên ngành thấp khoảng khoảng 37%, chủ yếu tốt nghiệp các ngành khác và có giấy chứng nhận đã tham gia chương trình bồi dưỡng hướng dẫn viên du lịch theo qui định của Tổng cục Du lịch. Trong số 2994 HDV quốc tế có 2825 người tốt nghiệp Đại học (94%), 169 người tốt nghiệp cao đẳng, 1108 người tốt nghiệp chuyên ngành HDV du lịch từ cao đẳng trở lên. Hầu hết biết một ngoại ngữ (theo phụ lục 7). Về hướng dẫn viên nội địa, TP có 2245 người, có 844 người tốt nghiệp đại học (37%), 464 người có trình độ cao đẳng còn lại có trình độ trung cấp, 1459 người có bằng cấp chuyên ngành HDV du lịch chiếm tỷ lệ 64,9%.
48
Công ty Saigontourist lữ hành có 316 HDV (cả quốc tế và nội địa), trong đó có 111 là lao động chính thức, 205 cộng tác viên; có 236 người tốt nghiệp đại học. 100% HDV du lịch của công ty có thể sử dụng thông thạo ngoại ngữ khi làm việc.
Trong thực tế, nhiều HDV tuy đáp ứng được yêu cầu về bằng cấp nhưng về nghiệp vụ và kiến thức vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu ngày càng cao của ngành du lịch do hạn chế về ngoại ngữ, thiếu trau dồi kiến thức và chuyên môn nghiệp vụ, nhận thức chính trị chưa tốt. Có tình trạng vi phạm về hoạt động HDV du lịch như HDV người nước ngoài hoạt động trái phép; hoạt động hướng dẫn du lịch khi chưa được cấp giấy chứng nhận, do thiếu kiến thức văn hóa, xã hội trong thuyết minh nhiều HDV kể nhiều câu chuyện cười thiếu tế nhị làm du khách không hài lòng, dẫn đến những tác động tiêu cực đối với ngành du lịch TP, vấn đề đòi hỏi hoa hồng, đối xử không công bằng với du khách vẫn còn tồn tại...
Tình trạng thiếu nhân lực quản lý cấp cao và lao động lành nghề diễn ra khá gay gắt đối với khách sạn mới, khách sạn cao cấp (4*,5*), chấp nhận tuyển người không đủ tiêu chuẩn, thậm chí đào tạo trái chuyên ngành, nhiều khách sạn buộc phải tuyển dụng quản lý từ khách sạn 2*,3* hoặc nhân lực chưa đáp ứng yêu cầu sau đó đào tạo lại. Thiếu ứng viên các vị trí phục vụ trực tiếp: tiếp tân, kỹ thuật, phục vụ, quản lý nhà hàng, quản lý khách sạn. Thiếu ứng viên các vị trí có yêu cầu ngoại ngữ như tiếng Nga, Pháp, Ý, Nhật, Hàn… cho các vị trí HDV, điều hành tua, bán hàng... Thiếu ứng viên có kinh nghiệm thực tiễn.
Nhìn chung, nhân lực trực tiếp kinh doanh du lịch của TP hầu được đào tạo về chuyên môn nghiệp vụ, cơ bản đáp ứng được yêu cầu của ngành hiện nay. Tuy nhiên, so với Tiêu chuẩn kỹ năng Nghề du lịch Việt Nam (VTOS) và Bộ Tiêu chuẩn Năng lực chung ASEAN về Nghề Du lịch thì lao động trực tiếp kinh doanh du lịch của TP còn nhiều hạn chế như: năng lực chuyên môn, tay nghề chưa cao, hạn chế về ngoại ngữ, thiếu tính chuyên nghiệp và nhiều kỹ năng mềm (kỹ năng quản trị hiệu quả, tinh thần hợp tác phù hợp với hội nhập, kỹ năng xử lý tình huống, kỹ năng giao tiếp, kỹ năng là việc nhóm, kỹ năng quản trị toàn cầu và kỹ năng quản trị chuỗi giá trị đặc thù của ngành). Những hạn chế này đã ảnh hưởng đến chất lượng và hiệu suất công việc, chất lượng dịch vụ, làm giảm năng lực cạnh tranh và đặc biệt sẽ khó tham gia vào thị trường lao động khu vực.
49
Về tâm lực
Do đặc thù ngành du lịch nên phẩm chất đạo đức, tác phong nghề nghiệp của người lao động là yếu tố cơ bản, có ảnh hưởng lớn đến chất lượng dịch vụ du lịch.
Trong thời gian qua, đạo đức, tinh thần, thái độ, tác phong của đội ngũ lao động ngành du lịch TP được đánh giá khá cao ở phong thái lịch sự, thái độ nhã nhặn, phục vụ nhiệt tình, chu đáo, thân thiện, cởi mở tạo ra sự thoải mái và để lại ấn tượng đẹp trong lòng khách, góp phần vào sự phát triển của ngành du lịch TP. Các lớp bồi dưỡng kỹ năng giao tiếp đã góp phần nâng cao ý thức, trách nhiệm của đội ngũ làm công tác du lịch.
Ông Trần Đoàn Thế Duy, Phó tổng giám đốc công ty Vietravel cho rằng, việc sinh viên ngành du lịch không có nhận thức đầy đủ, rõ ràng về nghề nghiệp dẫn đến thái độ nghề nghiệp không tốt, sẽ không kiên định vượt qua những khó khăn của công việc dễ dẫn đến không hoàn thành nhiệm vụ và không gắn bó với nghề. Bà Đoàn Trần Phương Thảo, Giám đốc nhân sự khách sạn InterContinental Saigon cũng cho rằng các trường chưa làm tốt công tác định hướng nghề nghiệp cho sinh viên dẫn đến tình trạng doanh nghiệp lúng túng khi bố trí sinh viên thực tập vì các em không biết mình muốn được thực tập ở bộ phận nào, đạt được gì sau đợt thực tập, muốn làm gì sau khi tốt nghiệp. Việc thiếu định hướng nghề nghiệp cho người học ngay từ đầu dẫn đến thái độ nghề nghiệp không tốt và gây lãng phí xã hội.
Trong ngành du lịch, ngành mà lợi nhuận tạo ra dựa trên việc tương tác giữa con người với con người thì càng chú trọng đến thái độ. Nhưng trong quá trình đào tạo, đa số các trường chỉ mới chú ý đến việc cung cấp kiến thức cho người học, mục tiêu về kỹ năng và thái độ ít được quan tâm, chỉ lồng ghép nội dung giáo dục thái độ nghề nghiệp vào một số môn với thời lượng chưa thỏa đáng.
Nhìn chung, chất lượng NNLDL còn nhiều hạn chế so với yêu cầu hội nhập, cụ thể như năng lực chuyên môn, ngoại ngữ, kỹ năng làm việc, tính chuyên nghiệp, đạo đức nghề nghiệp. Để hội nhập hiệu quả, nhân lực du lịch TP cần phải tiếp tục được đầu tư mới có thể cạnh tranh được.
2.2.3. Thực trạng các nhân tố tác động đến NNL ngành du lịch TP.HCM thời gian qua:
2.2.3.1. Sự phát triển của kinh tế - xã hội TP.HCM:
50
Trong giai đoạn nghiên cứu, kinh tế - xã hội của TP có những bước phát triển quan trọng. TP tiếp tục là trung tâm kinh tế, công nghiệp, dịch vụ lớn của cả nước. Thu nhập bình quân đầu người tăng cao. Thư nhập bình quân đầu người năm 2017 tăng hơn 3 lần so với năm 2005. Tình hình kinh tế phát triển đã tạo động lực giúp ngành du lịch phát triển, thu hút đầu tư, gia tăng lượng người muốn tham gia vào ngành du lịch và người đi du lịch. Bên cạnh đó, việc TP định hướng tập trung phát triển khu vực dịch vụ, xem du lịch là một trong chín ngành dịch vụ có lợi thế, cần tập trung đầu tư phát triển đã tác động tích cực đến ngành du lịch và NNLDL. Bên cạnh đó, thu hút đầu tư tăng trong đó đầu tư cho lĩnh vực du lịch tăng. Du lịch phát triển mở ra nhiều cơ hội việc làm, điều này đã có tác động quan trọng đến phát triển nguồn nhân lực du lịch.
Với hệ thống y tế và giáo dục ngày càng phát triển với chất lượng khám chữa bệnh và chất lượng giáo dục – đào tạo ngày càng cao, cùng với các chính sách tốt về an sinh xã hội như chăm lo cho người nghèo, các đối tượng yếu thế… cũng đã tác động tích cực đến việc PTNNL du lịch TP thời gian qua, thu hút một lượng lớn lao động đến làm việc và cư ngụ tại Thành phố, bổ sung nguồn lực cho ngành.
2.2.3.2. Về dân số:
Trong giai đoạn nghiên cứu, dân số tăng cơ học với tỷ lệ cao mỗi năm tăng hàng trăm ngàn người, liên tục nhiều năm, kết quả là TP tiếp nhận một lượng lớn người lao động từ các tỉnh thành về TP.HCM làm việc, phần lớn là lao động trẻ. Một phần lao động này tham gia bổ sung cho thị trường lao động ngành du lịch, trong đó có một số lượng lớn lao động thời vụ phục vụ cho hệ thống nhà hàng – khách sạn, các khu, điểm du lịch và các cơ sở kinh doanh duy lịch khác.
TP cũng thu hút một lớn sinh viên, học sinh từ các tỉnh về học tại các trường trên địa bàn TP, trong đó có các trường du lịch. Một bộ phận không nhỏ sau khi tốt nghiệp tiếp tục ở lại TP và tham gia vào các cơ sở kinh doanh du lịch. Đây chính là nguồn lao động khá quan trọng bổ sung cho ngành du lịch TP thời gian qua.
Tuy nhiên, áp lực tăng dân số cơ học cũng có những tác động tiêu cực như tình trạng quá tải về giao thông dẫn đến kẹt xe, quá tải về y tế, giáo dục dẫn đến chất lượng khám chữa bệnh, chất lượng giáo dục suy giảm, việc thực hiện các chính sách an sinh xã hội của TP cũng gặp nhiều khó khăn. Các yếu tố trên cũng làm cho một bộ phận nhân lực không muốn tham gia hoặc không tiếp tục làm việc trong ngành du lịch TP, họ có xu hướng chyển ngành hoạch chuyến đếnh làm việc tại các tỉnh khác.
51
2.2.3.3. Giáo dục - Đào tạo:
Thời gian qua, sự phát triển của GDĐT TP đã có những tác động quan trọng đến NNL ngành du lịch TP, cụ thể như sau:
- Cung cấp một lượng nhân lực lớn qua đào tạo cho ngành du lịch đáp ứng cơ bản nhu cầu phát triển nhanh, nóng của ngành trong giai đoạn 2005 – 2017, phục vụ được cho một lượng lớn khách du lịch quốc tế và khách du lịch nội địa đến TP.HCM không để xảy ra những sự cố lớn về du lịch do thiếu nhân lực.
Theo thống kê chưa đầy đủ, từ số liệu báo cáo của 13/16 trường Đại học, 6/10 trường cao đẳng và 7/21 trường trung cấp chuyên nghiệp của TP thì từ năm 2005 đến năm 2018, đã có 15.903 cử nhân đại học, 16.435 cử nhân cao đẳng và 31.062 người tốt nghiệp trình độ trung cấp về du lịch. Số lao động ngắn hạn được đào tạo là 21.994 người. Tổng số lao động qua đào tạo từ trình độ trung cấp đến trình độ Đại học là
63.400 người. (Phụ lục số 8)
Bảng 2.6. Số lượng học viên ngành du lịch được đào tạo trên địa bàn TP.HCM năm 2016
Số lượng học viên | Số tốt nghiệp | |
Đại học | 3675 | 1257 |
Cao đẳng | 7333 | 2859 |
TCCN | 7447 | 4573 |
Liên thông | 775 | 265 |
Bồi dưỡng, ngắn hạn | 2055 | 2055 |
Tổng cộng: | 21.285 | 11.009 |
Nguồn Hiệp hội Du lịch TP. HCM
Khảo sát tại trường Trung cấp du lịch khách sạn Saigontourist, một trong những đơn vị đào tạo nghề du lịch uy tín của TP, cho thấy trường đã cung cấp một số lượng lớn nhân lực lao động trực tiếp cho ngành du lịch thời gian qua. Cụ thể là từ năm 2005
- 2018, trường đã đào tạo 21.994 học viên học nghề ngắn hạn (14 nghề) như nghiệp vụ tiếp tân nhà hàng, khách sạn, pha chế rượu, bếp Việt, bếp Âu, bếp chay, pha chế cà phê nghệ thuật, quản lý nhà hàng - khách sạn…; đào tạo hệ trung cấp chính quy cho
23.548 học sinh gồm các nghề hướng dẫn du lịch, quản lý và kinh doanh khách sạn, quản lý và kinh doanh nhà hàng, kỹ thuật chế biến món ăn. 100% giáo viên cơ hữu của trường được bồi dưỡng nâng cao nghiệp vụ giảng dạy tại các nước Đức, Bỉ, Luxembourg, Singapore, Malaysia, Thái Lan…
Qua báo cáo số liệu đào tạo ngành du lịch của các trường từ năm 2005 - 2018 cho thấy, Trường Cao đẳng nghề Du lịch Sài Gòn đã tuyển sinh 9301 sinh viên hệ cao
52
đẳng và 4691 học sinh hệ trung cấp. Số liệu tương ứng của Trường Đại học Văn Hiến là 2249 và 1.235; Trường Đại học Văn hóa TP.HCM là 2917 và 891. Trường Đại học Văn Lang đã cấp bằng tốt nghiệp cho 2537 sinh viên.
- Tham gia đào tạo lại nguồn nhân lực qua phối hợp với doanh nghiệp. Nhận thức được tầm quan trọng trong việc nâng cao trình độ nghiệp vụ để phục vụ cho công việc cũng như đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của du khách, các doanh nghiệp lữ hành lớn đã tổ chức nhiều chương đào tạo lại, bồi dưỡng nâng cao trình độ cho lao động trực tiếp và quản lý của đơn vị như bổ sung kiến thức văn hóa, pháp luật, kinh tế, xã hội Việt Nam, TP.HCM, các quốc gia là thị trường của doanh nghiệp; nâng cao trình độ ngoại ngữ, tiếp thị du lịch..., cử người tham gia các khóa đào tạo trong nước hoặc nước ngoài về nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ và quản lý. Bên cạnh đó, một số công ty tổ chức các hội thi về nghề nghiệp cho nhân viên, tổ chức huấn luyện thường kỳ ngắn ngày theo chuyên đề, huấn luyện theo nhóm...
Các trường cũng đã cung cấp một lượng nhân lực tham gia vào đội ngũ đào tạo viên VTOS cũng như hỗ trợ đào tạo gắn với VTOS cho lao động tại các doanh nghiệp TP.
Sở Du lịch, sở Văn hóa, Thể Thao và Du lịch TP.HCM đã phối hợp với các cơ sở đào tạo du lịch trên địa bàn TP tổ chức, huấn luyện bồi dưỡng các lớp ngắn hạn và các chuyên đề nghiệp vụ dành cho đội ngũ lao động trong ngành với hơn 4700 người.
Có thể nói sự phát triển của giáo dục, đào tạo TP nói chung và sự phát triển của các cơ sở đào tạo ngành du lịch nói riêng đã có những đóng góp quan trọng cho việc PTNNL du lịch TP thời gian qua cả về số lượng, chất lượng, bên cạnh đó là các chương trình đào tạo nội bộ của doanh nghiệp, các chương trình bồi dưỡng do cơ quan quản lý nhà nước tổ chức cũng đã góp phần nâng cao chất lượng nhân lực của ngành. Tuy nhiên, vẫn còn có những hạn chế nhất định như:
- Chất lượng nhân lực đã qua đào tạo chưa đáp ứng được nhu cầu sử dụng của doanh nghiệp, chất lượng chưa tương xứng với bằng cấp.
Hầu hết các doanh nghiệp được khảo sát đều cho rằng, nội dung chương trình học chưa sát với yêu cầu thực tế kể cả ở bậc đào tạo nghề. Gần như 100% sinh viên mới tốt nghiệp ra trường doanh nghiệp phải đào tạo lại mới có thể sử dụng được, cả ở mảng lữ hành lẫn khách sạn – nhà hàng.