Bảng 4.20: Chiến lược sản xuất kinh doanh
Hoàn toàn | Hoàn | ||||
STT | Nội dung | Trung bình | Độ lệch chuẩn | không đồng ý và Không | toàn đồng ý và Đồng |
đồng ý (%) | ý (%) | ||||
1 | Xây dựng chiến lược PT và kế hoạch SXKD | 3.63 | 0.653 | 0 | 53.3 |
2 | Xây dựng chiến lược PT nguồn CBQL | 2.88 | 0.900 | 28 | 25.3 |
3 | Điều chỉnh về số lượng, cơ cấu và yêu cầu năng lực của CBQL để đáp ứng kịp thời trong từng giai đoạn | 2.80 | 0.986 | 28 | 24 |
Có thể bạn quan tâm!
- Năng Lực Thực Hiện Nhiệm Vụ Nguồn Cbql Cấp Cao
- Đánh Giá Năng Lực Hiện Có Của Nguồn Cbql Cấp Trung
- Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Phát Triển Nguồn Cán Bộ Quản Lý
- Giải Pháp Và Kiến Nghị Về Phát Triển Nguồn Cán Bộ Quản Lý Trong Các Doanh Nghiệp Nhỏ Và Vừa Ngành Sản Xuất Thức Ăn Chăn Nuôi Việt Nam
- Thực Hiện Hoạt Động Phát Triển Cá Nhân Và Đề Bạt Cán Bộ Quản Lý
- Hỗ Trợ Đào Tạo Nguồn Cán Bộ Quản Lý Cho Các Doanh Nghiệp Nhỏ Và Vừa Sản Xuất Thức Ăn Chăn Nuôi
Xem toàn bộ 183 trang tài liệu này.
(Nguồn: Kết quả khảo sát của tác giả, 2012)
Chiến lược phát triển NNL nói chung và nguồn CBQL nói riêng là chỉ dẫn quan trọng để DN thực hiện được mục tiêu cung cấp NNL với chất lượng và số lượng phù hợp cho DN. Theo kết quả khảo sát, chỉ có 25,3% người tham gia nghiên cứu này nói rằng: “Hàng năm DN của họ đều xây dựng chiến lược phát triển nguồn CBQL dựa trên chiến lược SXKD đã đề ra”.
Kết quả phỏng vấn chỉ ra rằng có rất ít DN (24%, điểm trung bình = 2.80) điều chỉnh về số lượng, cơ cấu và yêu cầu năng lực của CBQL để đáp ứng kịp thời trong từng giai đoạn khi mục tiêu và kế hoạch SXKD thay đổi, họ chưa có được tầm nhìn và mục tiêu về phát triển nguồn CBQL của DN. Một số ít DN trả lời rằng họ có chiến lược phát triển SXKD nhưng chưa có chiến lược phát triển NNL. Họ thực hiện hoạt động phát triển NNL rất khác nhau, tùy thuộc vào tình hình thực tế của nhu cầu mà có chính sách tuyển dụng và đào tạo.
Tóm lại, từ phỏng vấn ta thấy rằng nhiều DN không có chiến lược hoặc kế hoạch SXKD cũng như chiến lược phát triển NNL. Họ hiểu đơn giản về chiến lược phát triển NNL là việc DN có mục tiêu tuyển dụng và đào tạo. Mặt khác có DN có kế hoạch nhân sự nhưng thực hiện khó khăn. Họ đã xây dựng hệ thống nhân sự rõ ràng nhưng rất khó tuyển được người đủ trình độ theo yêu cầu và giữ được họ, nhất là các CBQL.
4.5.2. Quan điểm của lãnh đạo
Qua kết quả khảo sát ta thấy phần lớn (84%) các chủ DN và ban lãnh đạo DN nhận thức rất rõ về tầm quan trọng và sự cần thiết của việc phát triển nguồn CBQL đối với sự phát triển của DN. Tuy nhiên, việc nhận thức lại không đi đôi với hành động vì thực tế phần lớn các DN không có chiến lược phát triển NNL nói chung và nguồn CBQL nói riêng. 44% người tham gia khảo sát trả lời rằng ban lãnh đạo DN của họ trực tiếp tham gia vào việc đề ra kế hoạch phát triển nguồn CBQL. Tuy nhiên lại có đến 61,3% ban lãnh đạo của các DN không thường xuyên giám sát việc thực hiện phát triển nguồn CBQL. Phần lớn chủ DN sử dụng cán bộ chuyên trách về phát triển NNL không qua đào tạo bài bản, họ không xây dựng chính sách phát triển NNL, không thực hiện phát triển cá nhân cho cán bộ của mình.
Kết quả khảo sát cũng cho ta thấy hơn 40% DN (giá trị trung bình = 3.28) có chính sách bằng văn bản về phát triển nguồn CBQL (có quy định rõ vai trò, trách nhiệm của DN, cá nhân trong phát triển nguồn CBQL; tiêu chuẩn, quy trình lựa chọn nhân viên để phát triển). Điều này cho thấy các DN đã thực hiện khá tốt và bài bản về việc ban hành các chính sách cho việc phát triển nguồn CBQL.
Bảng 4.21: Quan điểm lãnh đạo
Nội dung | Trung bình | Độ lệch chuẩn | Hoàn toàn không đồng ý và Không đồng ý (%) | Hoàn toàn đồng ý và Đồng ý (%) | |
1 | Nhận thức rất rõ về tầm quan trọng và sự cần thiết của việc PT nguồn CBQL đối với sự PT của DN | 3.95 | 0.517 | 0 | 84 |
2 | Trực tiếp tham gia vào việc lập kế hoạch PT nguồn CBQL | 3.28 | 0.727 | 16 | 44 |
3 | Thường xuyên giám sát việc thực hiện PT nguồn CBQL | 2.49 | 0.685 | 61.3 | 10.7 |
4 | Nhận thấy rất rõ hiệu quả đầu tư cho việc PT nguồn CBQL | 3.49 | 0.685 | 0 | 38.7 |
5 | Có chính sách bằng văn bản về PT nguồn CBQL | 3.28 | 0.727 | 16 | 44 |
6 | Đánh giá về số lượng, cơ cấu, chất lượng nguồn CBQL để đưa ra kế hoạch thu hút nguồn lực này | 2.76 | 0.732 | 28 | 10.7 |
7 | Có kế hoạch bố trí và sử dụng nguồn CBQL một cách hợp lý | 3.25 | 0.755 | 18.7 | 44 |
(Nguồn: Kết quả khảo sát của tác giả, 2012)
Đa số các DN đều nhận thức rất rõ tầm quan trọng của hoạt động phát triển nguồn CBQL nhưng họ lại không thực hiện. Nguyên nhân chủ yếu là do DN không có kinh phí để xây dựng và thực hiện, hơn nữa họ không có thời gian để thực hiện do DN không thể bố trí thời gian trong giờ làm việc. Đồ thị sau đây tổng kết các nguyên nhân DN không tổ chức thực hiện phát triển nguồn CBQL.
Không có kinh phí
Không có thời gian thực hiện do DN không thể bố trí thời gian trong giờ làm việc
Không có thời gian thực hiện do cán bộ không bố trí được thời gian ngoài giờ làm việc
Không có người chuyên trách về hoạt động phát triển nguồn nhân lực
Sợ cán bộ đi học về đòi lương cao hơn
Sợ cán bộ đi học về sẽ tìm công việc mới
120
100
100
89.3
80
60
52
44
49.3
40
28
20
0
Hình 4.6: Nguyên nhân DN không tổ chức thực hiện phát triển nguồn CBQL
(Nguồn: Kết quả khảo sát của tác giả, 2012)
4.5.3. Khả năng tài chính
Khả năng tài chính của DN ảnh hưởng rõ rệt đến việc thực hiện các hoạt động đào tạo và phát triển NNL nói chung và nguồn CBQL nói riêng. Trong phần phân tích về quan điểm của lãnh đạo đến hoạt động phát triển nguồn CBQL đã nêu rõ nhiều DN không tổ chức phát triển dù thấy rõ nhu cầu phát triển là do không có kinh phí. Do hạn chế về tài chính nên việc khuyến khích hoạt động đào tạo và phát triển cũng bị ảnh hưởng. Kết quả khảo sát cho thấy 20% DN không lập kế hoạch tài chính cho hoạt động phát triển NNL và nguồn CBQL. Do không có kinh phí cho kế hoạch này nên các DN không quan tâm và không có quỹ cho hoạt động phát triển cán bộ của DN mình.
Bảng 4.22: Khả năng tài chính
Nội dung | Trung bình | Độ lệch chuẩn | Hoàn toàn không đồng ý và Không đồng ý (%) | Hoàn toàn đồng ý và Đồng ý (%) | |
1 | Có lập kế hoạch tài chính cho công tác PT NNL và nguồn CBQL | 2.77 | 0.583 | 20 | 2.7 |
2 | Thường xuyên tổ chức các khoá học miễn phí trong nội bộ DN | 3.61 | 0.715 | 4 | 56 |
3 | Có các hình thức hỗ trợ về tài chính phù hợp cho nhân viên khi đi học tại các cơ sở đào tạo bên ngoài | 2.91 | 0.756 | 20 | 17.3 |
(Nguồn: Kết quả khảo sát của tác giả, 2012)
Theo kết quả khảo sát của tác giả thì có đến 56% DN thường xuyên tổ chức các khoá học miễn phí trong nội bộ DN để nâng cao năng lực cho nhân viên. Điều này sẽ giúp các DN tiết kiệm được một khoản chi phí lớn dành cho việc đào tạo và phát triển nhân viên so với việc cử các cán bộ của DN mình đi học tập và đào tạo tại các cơ sở, tổ chức bên ngoài.
Cũng theo kết quả phỏng vấn thì do không có kinh phí nên 20% DN không có các hình thức hỗ trợ về tài chính phù hợp cho nhân viên khi đi học tại các cơ sở đào tạo bên ngoài. Có khoảng 17% DN có hỗ trợ tài chính phần nào cho các cán bộ tham gia vào các khóa học ngắn hạn để nâng cao trình độ nghiệp vụ, chủ yếu là các khóa học về Marketing, lập và thực hiện kế hoạch kinh doanh, kỹ năng nghiên cứu thị trường và kỹ năng lãnh đạo.
4.5.4. Chính sách vĩ mô
Các DNNVV sản xuất thức ăn chăn nuôi Việt nam đã góp phần không nhỏ vào sự phát triển kinh tế đất nước. Các DNNVV tuy có nhiều cơ hội phát triển nhưng đã và đang gặp nhiều khó khăn, thách thức trong hoạt động SXKD. Theo kết quả phỏng vấn sâu các chủ DNNVV sản xuất TACN cho rằng các chính sách vĩ mô của Nhà nước có tác động gián tiếp đến hoạt động SXKD của DN, hỗ trợ và định hướng phát triển cho các DNNVV. Cụ thể là các văn bản, chính sách:
+ Nghị định số 90/2001/CP ngày 23/11/2001 quy định về khái niệm, đối tượng áp dụng, các chính sách khuyến khích, cơ cấu tổ chức và hoạt động của các tổ chức xúc tiến DNNVV. Nghị định là văn bản pháp quy có hệ thống đầu tiên quy định về các DNNVV tại Việt Nam, là cơ sở cho việc ban hành các chính sách khuyến khích, hỗ trợ các DNNVV.
+ Luật DN 2005 đã có tác động rất lớn đến quá trình phát triển của các DNNVV. Các quy định thông thoáng hơn về thủ tục thành lập cũng như việc huỷ bỏ quy định về vốn pháp định đã tạo điều kiện cho số lượng DN được thành lập tăng lên nhanh chóng, đặc biệt là các DN có lượng vốn nhỏ mà trước đây rất khó được thành lập do không đáp ứng được điều kiện về vốn pháp định hoặc do thủ tục quá rườm rà không đủ chi phí thành lập.
+ Các văn bản như Luật Hợp tác xã, Luật Khuyến khích đầu tư nước ngoài, các quy định về thuế, xuất nhập khẩu... cũng có những quy định tác động đến việc hình thành và phát triển số lượng DNNVV thông qua các cơ chế thông thoáng hơn, tạo điều kiện thuận lợi về môi trường cho các hoạt động kinh doanh của DN.
+ Quyết định số 143/2004/QĐ-TTg ngày 10 tháng 8 năm 2004 của Thủ tướng Chính phủ, chương trình đào tạo và bồi dưỡng NNL cho DNNVV được thực hiện cụ thể như sau: Nâng cao năng lực cho các DNNVV trong việc lập kế hoạch và quản lý hoạt động SXKD; Tăng cường năng lực quản lý nhân sự; Tăng cường năng lực tiếp thị; Tăng cường năng lực quản lý tài chính, kế toán; Tăng cường năng lực quản lý kỹ thuật công nghệ, sở hữu trí tuệ, tiêu chuẩn chất lượng.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 4
DNNVV sản xuất thức ăn chăn nuôi Việt nam nhìn chung là nhỏ bé về qui mô, yếu thế về năng lực vốn và công nghệ. Đặc điểm này đã làm cho các DNNVV khả năng cạnh tranh kém, gặp nhiều khó khăn trong quá trình hoạt động, mở rộng kinh doanh, phát triển nguồn CBQL. Trình độ học vấn của chủ DN, CBQL của DNNVV thấp hơn nhiều so với trình độ học vấn của đối tượng này ở các khu vực kinh tế khác và chưa đáp ứng được yêu cầu kinh doanh trong quá trình hội nhập kinh tế. Năng lực
còn yếu của nguồn CBQL là một trong những nguyên nhân dẫn đến việc chậm đổi mới công nghệ, thiếu chiến lược và kế hoạch kinh doanh cho DN.
1. Đánh giá thực trạng nguồn CBQL trong các DNNVV của ngành SXTACN cho thấy:
- Về số lượng và cơ cấu nguồn CBQL: được các DN đánh giá và nhận xét là đủ và phù hợp với bộ máy quản lý, chiến lược SXKD của DN. Cơ cấu nguồn CBQL hiện có theo chức năng, trình độ chuyên môn, giới tính và độ tuổi đều khá hợp lý, không có sự phân cấp chồng chéo và bộ máy quản lý có hiệu quả.
- Về chất lượng nguồn CBQL: Ngoài những năng lực cần thiết nói chung của CBQL trong các ngành SX khác thì CBQL của ngành SX TACN còn thiếu kỹ năng tìm hiểu các thông tin trên thị trường thế giới liên quan đến nguồn nguyên liệu đầu vào. Những năng lực cần thiết của CBQL trong DNNVV của ngành SX TACN cần phải phát triển là: Năng lực tư duy, Năng lực quản lý, Năng lực chuyên môn và Quan hệ giao tiếp, ứng xử. Cụ thể cho từng cấp quản lý như sau:
CBQL cấp cao: Lập kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ phù hợp với định hướng phát triển của DN; Kỹ năng đàm phán, thương thuyết và ra quyết định.
CBQL cấp trung: Chưa xác định được các quy chế quản lý rõ ràng, hợp lý và được sự đồng thuận của cán bộ; Kỹ năng đàm phán, thương thuyết và ra quyết định còn hạn chế; Chưa chủ động tổ chức thực hiện kế hoạch phát triển chuyên môn chuyên ngành phù hợp với định hướng chung của DN.
CBQL cấp cơ sở: Sơ kết, tổng kết và đánh giá kết quả thực hiện chưa rõ ràng, không có tính thuyết phục; Chưa chủ động tổ chức thực hiện kế hoạch phát triển chuyên môn chuyên ngành phù hợp với định hướng chung của DN.
2. Đào tạo CBQL
- Xác định nhu cầu đào tạo
+70,6% DN dựa trên đánh giá kết quả thực hiện công việc của CBQL
+ Đa số các DN chưa thực hiện phân tích tổ chức trong các DN
+ Chỉ có 42,6% DN có thiết kế hệ thống thu thập chứng cứ về năng lực thực tế của CBQL. Các DN chưa xây dựng được khung năng lực làm việc cho từng vị trí, chức danh CBQL cụ thể để có thể phát hiện những năng lực còn yếu kém cần phải phát triển.
- Thực hiện đào tạo
+ 44% số DN được hỏi nhận mình đã có kế hoạch đào tạo, còn lại là chưa có kế hoạch đào tạo.
+ Các DN thực hiện tốt phương pháp đào tạo qua hướng dẫn, kèm cặp trong DN và thiết kế các hoạt động đào tạo phù hợp để đáp ứng nhu cầu của CBQL (72% DN tham gia khảo sát đồng ý).
+ Các DN đánh giá thấp trong việc phối hợp với các tổ chức đào tạo bên ngoài trong thiết kế nội dung, chương trình đào tạo và tổ chức các khóa đào tạo (chỉ có 13,3% DN thực hiện hoạt động này).
- Đánh giá đào tạo
Hiệu quả của chương trình đào tạo luôn là mối quan tâm hàng đầu nhưng kết quả khảo sát lại cho thấy các DN không dành nhiều sự quan tâm cho việc giám sát, xem xét và đánh giá hiệu quả của các chương trình đào tạo (chỉ có 28% DN thực hiện việc này).
3. Phát triển cá nhân CBQL và đề bạt CBQL
- 86,7% DN trả lời rất coi trọng sự đóng góp của mỗi CBQL để có chế độ đãi ngộ kịp thời
- Các DN chưa chú trọng đến lập kế hoạch phát triển cá nhân CBQL phù hợp với kế hoạch phát triển của DN.
- Các DN chưa xây dựng được các hệ thống mục tiêu cụ thể để CBQL có kế hoạch học tập nâng cao năng lực (chỉ có 13,3% DN tham gia khảo sát có thực hiện hoạt động này).
- Chỉ có 29,4% DN khẳng định họ có chính sách tạo điều kiện thuận lợi cho cán bộ, nhân viên của mình có cơ hội phát triển và được đề bạt lên vị trí quản lý nếu thực hiện tốt công việc.
- Chính sách đề bạt chưa được quy định rõ ràng về tiêu chuẩn, quy trình, quyền hạn và trách nhiệm của người được đề bạt.
4. Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển nguồn CBQL cho thấy nhân tố Chiến lược SXKD, Quan điểm của lãnh đạo và Khả năng tài chính ảnh hưởng trực tiếp mạnh mẽ đến phát triển nguồn CBQL. Các yếu tố cụ thể như sau: Xây dựng chiến lược phát triển nguồn CBQL; Điều chỉnh về số lượng, cơ cấu và yêu cầu năng lực của CBQL để đáp ứng kịp thời trong từng giai đoạn; Thường xuyên giám sát việc thực hiện phát triển nguồn CBQL; Có lập kế hoạch tài chính cho công tác phát triển NNL và nguồn CBQL.
5. Nguyên nhân kìm hãm phát triển nguồn CBQL trong các DNNVV ngành sản xuất thức ăn chăn nuôi Việt nam
- Nguyên nhân bên ngoài DN
+ Quan điểm, cơ chế chính sách của Nhà nước, của ngành về phát triển nguồn CBQL trong các DN chưa được xác định cụ thể
+ Thiếu chiến lược phát triển phát triển NNL nói chung và nguồn CBQL nói riêng trong dài hạn
+ Thiếu sự đầu tư về con người, tài chính trong ngành và DN.
- Nguyên nhân bên trong DN
+ Các chủ DN chưa có nhận thức đầy đủ về vai trò của mình cũng như tầm quan trọng của việc phát triển nguồn CBQL đối với việc phát triển DN.
+ Các DN chưa thực hiện việc xây dựng chiến lược SXKD, kế hoạch phát triển NNL nói chung và nguồn CBQL nói riêng một cách bài bản.
+ Phát triển NNL, nguồn CBQL đặc biệt là nâng cao chất lượng nguồn CBQL chưa được thực hiện thường xuyên.
+ Các DN chưa có đầy đủ bộ phận chuyên trách về quản lý nhân sự.
+ Chưa có kế hoạch tài chính cho việc phát triển nguồn CBQL.